intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin cho các quốc gia trong việc đưa ra các chính sách hợp lý, nhằm thu hút nguồn lực kiều hối một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HÀO ẢNH HƯỞNG CỦA KIỀU HỐI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên Ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã Số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định TP. Hồ Chí Minh- Năm 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của kiều hối và sự phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, ngày 02 tháng 02 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hào
  3. MỤC LỤC Phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt và ký hiệu Danh mục các hình Danh mục các bảng Danh mục phụ lục TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 2 1.1. Sự Cần Thiết Vấn Đề Nghiên Cứu ..................................................................... 2 1.1.1. Các Kênh Chuyển Kiều Hối.............................................................................. 4 1.1.2. Xu Hướng Của Kiều Hối Đến Khu Vực Châu Á–Thái Bình Dương ............... 5 1.1.3. Kiều Hối Ở Các Nước Châu Á–Thái Bình Dương Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng 2007-2009 ....................................................................................................... 7 1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu ........................................................................................ 8 1.3. Câu Hỏi Nghiên Cứu .......................................................................................... 8 1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu .......................................................................................... 9 1.5 Phương Pháp Nghiên Cứu................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .......................................................................................................... 11 2.1. Khung Lý Thuyết.............................................................................................. 11 2.1.1. Tác động tích lũy vốn của dòng kiều hối....................................................... 12
  4. 2.1.1.1. Vốn vật chất và dòng chảy kiều hối ............................................................. 12 2.1.1.2. Vốn nguồn nhân lực và dòng chảy kiều hối ................................................ 13 2.1.2. Tốc độ phát triển lực lượng lao động và dòng chảy kiều hối ....................... 14 2.1.3. Tổng năng suất các yếu tố và dòng chảy kiều hối......................................... 15 2.2. Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Đây ......................................................... 16 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối có tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 17 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 20 2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kiều hối không có tác động tới tăng trưởng kinh tế .................................................................................................. 27 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 31 3.1. Mô Hình Nghiên Cứu ....................................................................................... 31 3.2. Dữ Liệu Nghiên Cứu......................................................................................... 37 3.3. Phương Pháp Nghiên Cứu................................................................................ 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 43 4.1. Kết Quả Thống Kê Mô Tả ................................................................................ 43 4.2. Kiểm Định Giá Trị Của Biến Công Cụ ............................................................ 47 4.3. Kết Quả Nghiên Cứu ........................................................................................ 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Phương pháp hồi qui bình phương bé OLS Ordinary Least Squares nhất GMM Generalized Method of Moments Phương pháp Moment tổng quát SGMM System Generalized Method of Moments Phương pháp System Moment tổng quát IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ODA Official Development Assistance Viện trợ phát triển chính thức FDI Foreign Direct Investments Đầu tư trực tiếp nước ngoài NHTG Word Bank Ngân hàng thế giới United Nations Conference on Trade and Hội nghị liên hiệp nước ngoài và phát UNCTAD Development triển thế giới Phương pháp hồi quy bình phương hai TSLS Two Stage Least Squares bước bé nhất
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Dòng chảy kiều hối và các nguồn khác đối với những nước đang phát triển ............................................................................................................................. 3 Hình 1.2: 10 quốc gia tiếp nhận kiều hối lớn nhất thế giới ........................................... 6 Hình 1.3: Dòng chảy kiều hối ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, 1990-2013 ......... 7
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng dữ liệu giá trị kiều hối của Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2009 (triệu đô la Mỹ) .......................................................... 10 Bảng 2.1: Lợi ích và rủi ro của dòng chảy kiều hối .................................................... 11 Bảng 3.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu của từng biến ........................................................................................................................... 35 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả của các biến trong mô hình giai đoạn từ 2000- 2013 .......................................................................................................................... 43 Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ...................... 46 Bảng 4.3 Kết quả hồi quy của phương trình (1) ......................................................... 51 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy của phương trình (2) ) khi đưa thêm biến biến động kiều hối vào mô hình ......................................................................................................... 52 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy của phương trình (3) khi đưa thêm biến phát triển tài chính và biến tương tác vào vào mô hình. Hồi quy phương trình với hiệu ứng ngẫu nhiên đối với OLS và TSLS....................................................................................... 53
  8. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả kiểm định VIF Phụ lục 2: Kiểm định tính thích hợp của biến công cụ là tỷ lệ kiều hối trên GDP của tất cả các nước còn lại Phụ lục 3: Kiểm định tính thích hợp độ trễ của biến tỷ lệ kiều hối trên GDP Phụ lục 4: Kiểm định tính phù hợp (giá trị) của biến công cụ là độ trễ của biến tỷ lệ kiều hối trên GDP Phụ lục 5: Phương pháp OLS với hồi quy gộp của phương trình 1 (bảng 4.3) Phụ lục 6: Phương pháp OLS với hồi quy hiệu ứng cố định của phương trình 1 (bảng 4.3) Phụ lục 7: Phương pháp OLS với hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên của phương trình 1 (bảng 4.3) Phụ lục 8: Phương pháp TSLS với hồi quy gộp của phương trình 1 (bảng 4.3) Phụ lục 9: Phương pháp TSLS với hồi quy hiệu ứng cố định của phương trình 1 (bảng 4.3) Phụ lục 10: Phương pháp TSLS với hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên của phương trình 1 (bảng 4.3) Phụ lục 11: Kết quả lựa chọn hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên Phụ lục 12: Phương pháp OLS với hồi quy gộp của phương trình 2 (bảng 4.4) Phụ lục 13: Phương pháp OLS với hồi quy hiệu ứng cố định của phương trình 2 (bảng 4.4) Phụ lục 14: Phương pháp OLS với hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên của phương trình 2 (bảng 4.4)
  9. Phụ lục 15: Phương pháp TSLS với hồi quy gộp của phương trình 2 (bảng 4.4) Phụ lục 16: Phương pháp TSLS với hồi quy hiệu ứng cố định của phương trình 2 (bảng 4.4) Phụ lục 17: Phương pháp TSLS với hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên của phương trình 2 (bảng 4.4) Phụ lục 18: Phương pháp OLS có biến DC trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 19: Phương pháp OLS có biến tương tác DCREMY trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 20: Phương pháp OLS có biến M2 trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 21: Phương pháp OLS có biến M2REMY trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 22: Phương pháp TSLS có biến DC trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 23: Phương pháp TSLS có biến DCREMY trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 24: Phương pháp TSLS có biến M2 trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 25: Phương pháp TSLS có biến M2REMY trong mô hình của phương trình 3 (bảng 4.5) Phụ lục 26: Dữ liệu từ Ngân Hàng Châu Á-Thái Bình Dương Phụ Lục 27: 27 nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
  10. 1 TÓM TẮT Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay cùng với các chính sách và cơ chế quản lý kiều hối được điều chỉnh thông thoáng phù hợp đã gia tăng số lượng lớn kiều hối đổ về các nước. Vì vậy, kiều hối đã trở thành nguồn lực quý giá và là kênh mang lại nguồn ngoại tệ mạnh cho mỗi quốc gia. Đồng thời, nguồn cung này cũng đóng góp đáng kể vào cải thiện cán cân vãng lai nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu này sẽ giúp làm sáng tỏ được bản chất cũng như mức độ tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, nghiên cứu này dựa trên số liệu của 27 nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2013 và kết hợp với phương pháp hồi quy bình phương hai bước bé nhất (TSLS). Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là trong mẫu nghiên cứu thì kiều hối làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thêm thông tin cho các quốc gia trong việc đưa ra các chính sách hợp lý, nhằm thu hút nguồn lực kiều hối một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ khóa: kiều hối, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
  11. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Sự Cần Thiết Vấn Đề Nghiên Cứu Trong những năm qua, kiều hối đã đóng góp một phần lớn vào tổng vốn từ nước ngoài đối với sự tăng trưởng kinh tế, có khi lượng vốn kiều hối này vượt qua cả viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo Ngân hàng thế giới (NHTG, 2014), dòng chảy kiều hối trên toàn thế giới vào năm 2013 là 542 tỷ đô la Mỹ, trong đó 404 tỷ đô la Mỹ thì được chuyển vào các nước đang phát triển tăng 3.5% so với năm 2012, ước tính dòng chảy kiều hối vào năm 2016 có thể lên đến 680 tỷ đô la Mỹ. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các nguồn tài chính trong nước mà còn chịu sự tác động từ nguồn vốn nước ngoài, thậm chí với các nước đã phát triển hay các nước đang phát triển. Nhưng nhìn chung, các nguồn vốn đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nhiều bài nghiên cứu đã làm rõ chi tiết về sự ảnh hưởng của các nguồn vốn nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, như ODA và FDI. Hai nguồn vốn này đều đem lại nguồn lợi cho tăng trưởng kinh tế rất khả quan. Nhưng tính đến nay thì các nghiên cứu về vai trò của kiều hối đối với tăng trưởng kinh tế chưa được sáng tỏ khi so sánh với 2 nguồn ODA và FDI. Thực tế thấy rằng kiều hối góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống ở các nước ngày càng rõ rệt. Bên cạnh đó, sự gia tăng của các dòng chảy kiều hối sẽ làm tăng giá và sức mua của đồng nội tệ, tăng cầu trong nước. Đồng thời, sự gia tăng này vừa hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu nên làm trung hòa các dòng tiền kiều hối chuyển vào trước đó. Do đó, kiều hối được xem là nguyên nhân dẫn đến làm suy giảm thặng dư thương mại. Vì vậy, cần xem xét liệu kiều hối có tác động tích cực hay tiêu cực tới nền kinh tế ở một quốc gia. Theo hình 1.1, kiều hối tăng nhanh hơn nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài và ít biến động hơn so với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
  12. 3 các nước đang phát triển. Từ năm 1996 theo hình 1.1, giá trị kiều hối đã vượt qua giá trị viện trợ phát triển chính thức và trở thành nguồn thứ hai quan trọng của ngoại hối, chỉ đứng sau nguồn FDI. Sự ổn định của kiều hối là một lợi thế so với các nguồn vốn khác. Mặc dù FDI chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn từ nước ngoài nhưng lại chịu sự biến động qua thời gian. Chính nhờ tính chất ổn định của kiều hối đã làm giảm bớt sự biến động đến từ FDI nên giúp tăng trưởng kinh tế ổn định hơn. Nguồn: Bản tóm tắt về kiều hối và phát triển số 22 theo World Bank (2014). Hình 1.1: Dòng chảy kiều hối và các nguồn khác đối với những nước đang phát triển. Khi thấy được tầm quan trọng của kiều hối đối với sự tăng trưởng kinh tế của các quốc qua. Bài nghiên cứu sẽ trình bày các đặc trưng của kiều hối như các kênh chuyển kiều hối. Đồng thời, bài nghiên cứu sẽ xem xét chi tiết xu hướng kiều hối chảy về ở khu vực Châu Á–Thái Bình Dương qua các năm và biến động của dòng chảy kiều hối trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhằm đánh giá được tiềm năng ở khu vực này.
  13. 4 1.1.1. Các Kênh Chuyển Kiều Hối Dòng chảy kiều hối được chuyển qua hai kênh là kênh phi chính thức và kênh chính thức (NHTG, 2011). Dù hình thức nào thì kiều hối vẫn là nguồn quan trọng của khoản thu ngoại tệ đối với nhiều nền kinh tế. Qua kênh chính thức, chúng ta có thể thống kê được số lượng kiều hối đạt được trong từng giai đoạn một cách tương đối và chính xác. Đồng thời, sự phát triển của kiều hối qua các năm cũng được thể hiện rõ hơn qua kênh này. Đối với các kênh chuyển tiền phi chính thức cũng rất đa dạng. Các kênh phi chính thức thực chất chính là chuyển tiền mặt, bằng cách bản thân đưa tiền về hay nhờ những người thân, bạn bè mang hộ về quê hương của mình. Việc đảm bảo an toàn khi chuyển tiền của kênh phi chính chính thức về mặt an ninh gần như không có, mà nó chỉ dựa vào sự quen thân. Do đó, có một lượng không nhỏ kiều hối do người lao động trực tiếp cầm về hoặc nhờ bè bạn, người thân cầm về. Một kênh chuyển kiều hối khác được chuyển phi pháp bởi các phi công, tiếp viên hàng không hay những người thường xuyên di chuyển giữa các quốc gia. Kiều hối được gửi về bằng kênh phi chính thức thì đơn giản, ít phức tạp hơn. Hơn nữa, ở các kênh chính thức còn tốn phí dịch vụ chuyển tiền trong khi phí chuyển ở kênh phi chính thức lại rẻ hơn rất nhiều nhưng có nhiều rủi ro. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại kênh phi chính thức vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn (Barajas, Chami, Fullenkamp, Gapen, & Montiel, 2009). Đây cũng là một thách thức lớn mà các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt. Thách thức đã đặt ra buộc các nước cần có chính sách và cố gắng làm thay đổi cái nhìn cũng như suy nghĩ tâm lí của người di cư lao động về việc chuyển tiền nhằm đánh giá đúng giá trị thật sự của kiều hối trong từng thời điểm. Qua đó, kiểm tra được mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế một cách chính xác hơn.
  14. 5 1.1.2. Xu Hướng Của Kiều Hối Đến Khu Vực Châu Á–Thái Bình Dương Châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực trên Trái Đất nằm gần hoặc nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á, Australasia và châu Đại Dương. Các nước thuộc Châu Á-Thái Bình dương gồm 48 nước theo ấn phẩm “Những chỉ số chính của Châu Á –Thái Bình Dương 2014” của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á. Mẫu nghiên cứu gồm 27 nước thuộc khu vực này mà có dữ liệu kiều hối khá đầy đủ trong giai đoạn 2000-2013. Theo NHTG (2011) cho thấy có 3% dân số thế giới di cư quốc tế tương đương 215 triệu người, trong đó 93% di cư vì mục đích kinh tế. Và đặc biệt là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 1/3 số lượng dân di cư trên thế giới. Các số liệu này góp phần làm rõ hơn giá trị mà kiều hối có thể đem lại cho tăng trưởng kinh tế của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hình 1.2 thể hiện giá trị kiều hối tiếp nhận từ nước ngoài của 10 nước lớn nhất trên thế giới, riêng đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã chiếm 6 trên 10 thành viên, thuộc 10 nước tiếp nhận lớn nhất thế giới vào năm 2013. Theo Unescap (2014), những nước nhận kiều hối lớn nhất được ghi nhận vào năm 2013 là Ấn Độ (gần 70 tỷ đô la Mỹ), Trung Quốc (60 tỷ đô la Mỹ), Philippines (25 tỷ đô la Mỹ), và Mexico (22 tỷ đô là Mỹ), và một số nước khác bao gồm như Nigeria, Ai Cập, Bangladesh, Pakistan, Việt Nam và Ukraine. Tuy nhiên, tỷ lệ kiều hối thường lớn ở các nước có GDP thấp hơn, do đó tỷ lệ kiều hối trên GDP đứng đầu là Tajikistan (52%), sau là Cộng hòa Kyrgyz (31%), Nepal và Moldova (cả hai đều 25%) và Samoa và Lesotho (cả hai đều 23%) vào năm 2012. Cho thấy giá trị kiều hối này lớn hơn cả nguồn vốn ODA ở các nước. Kiều hối đóng một vai trò kinh tế vĩ mô đáng kể. Do đó, kiều hối đã trở thành công cụ chính góp phần điều hành chính sách của nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ. Bên cạnh đó, kiều hối cũng phản ánh sự chênh lệch về cơ hội tăng trưởng giữa các khu vực với nhau.
  15. 6 Hình 1.2: 10 quốc gia tiếp nhận kiều hối lớn nhất thế giới Kiều hối ngày càng được chuyển về với giá trị lớn nên chi phí chuyển kiều hối về các nước ngày càng giảm trong những năm gần đây nhưng nó vẫn ở mức cao ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và các quốc gia nhỏ có mức độ phát triển tài chính còn kém. Chi phí chuyển tiền cũng là một nguyên nhân mà kiều hối được chuyển qua kênh phi chính thức. Thông thường, những nước có mức độ phát triển tài chính thấp thì chí phí chuyển tiền cao hơn. Theo Nyamongoa, E. et al. (2012), những nước càng có mức độ phát triển tài chính càng cao thì càng giúp kiều hối tác động lên tăng trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ hơn vì chi phí chuyển tiền rẻ hơn nên kiều hối được chuyển qua kênh chính thức nhiều hơn. Tuy nhiên theo Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M. (2008) thì kiều hối có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở những nước có mức độ phát triển tài chính kém và giúp cải thiện cho sự hạn chế của thị trường tài chính, góp phần phân bổ vốn hiệu quả hơn ở các quốc gia. Bài nghiên cứu sẽ đi vào tìm hiểu đối với khu vực Châu Á-Thái bình dương thì kiều hối và phát triển tài chính có mối quan hệ bổ sung hay thay thế cho nhau.
  16. 7 1.1.3. Kiều Hối Ở Các Nước Châu Á–Thái Bình Dương Trong Thời Kỳ Khủng Hoảng 2007-2009 Theo Unescap (2014), không những dòng chảy kiều hối không giảm trong thời kỳ khủng hoảng so với dòng chảy FDI và ODA của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mà còn tăng từ 114 tỷ đô la Mỹ năm 2008 lên 117 tỷ đô la Mỹ vào năm 2009 (hình 1.3). Hình 1.3: Dòng chảy kiều hối ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, 1990-2013 Cũng như theo bảng 1.1, kiều hối không bị biến động nhiều mà còn tăng lên trong thời gian khủng hoảng tài chính vì người thân ở nước ngoài gửi tiền về để giúp đỡ gia đình ở quê nhà như Bangladesh, China, Georgia, Lao PDR, Samoa, Vanuatu. Đó là điểm mấu chốt cho thấy kiều hối có vai trò quan trọng trong sự ổn định kinh tế. Dù trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2007-2009 thì kiều hối vẫn ổn định hơn FDI và ODA. Theo Unescap (2014), một vài đất nước thuộc khu vực Châu Á-Thái bình Dương như Kyrgyzstan, Nepal, Samoa, Tajikistan và Tonga thì có tỷ lệ kiều hối trên GDP trên 20%. Mặc dù, giá trị kiều hối chiếm tỷ trọng lớn nhưng kiều hối chủ yếu được sử dụng vào chi tiêu cuộc sống hằng ngày. Tính chất ổn định, ít biến động
  17. 8 của nó cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình chủ yếu dùng để trang trải cuộc sống khó khăn của họ. Đối với những nước kém phát triển thì đây chính là động lực mạnh mẽ để người thân sinh sống lao động ở nước ngoài gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Chứng tỏ kiều hối rất có ý nghĩa và cần thiết đối với các nhiều nước trên thế giới để giải quyết các mặt khó khăn của kinh tế. Bên cạnh đó, những người di cư vẫn có xu hướng quay về quê hương mình để đầu tư dù nền kinh tế quê nhà có phát triển hay không. Xu hướng này là dấu hiệu khởi sắc trong việc xem kiều hối là một dòng chảy ổn định cho các quốc gia tiếp nhận nguồn viện trợ này. Chính điều này đã khiến kiều hối ổn định hơn cả FDI, ODA và có tiềm năng tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. 1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu Nghiên cứu này có mục tiêu chính như sau: Xác định mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đồng thời, kiểm tra kiều hối có thể tác động lên tăng trưởng kinh tế thông qua tương tác với mức độ phát triển của thị trường tài chính hay không. Mối quan hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính là thay thế, bổ sung hay không có mối quan hệ. 1.3. Câu Hỏi Nghiên Cứu a. Các quốc gia thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nhận kiều hối từ nước ngoài có tương quan dương với tăng trưởng kinh tế hay không? b. Sự biến động của kiều hối tiếp nhận từ nước ngoài có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế hay không? c. Độ sâu của phát triển tài chính có ảnh hưởng tới sự tác động của kiều hối tiếp nhận từ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế hay không?
  18. 9 `1.4. Phạm Vi Nghiên Cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ World Development Indicator (WDI) 2013 của NHTG, Ngân Hàng Châu Á. Trong đó, bộ dữ liệu gồm 27 nước là những quốc gia thuộc ấn phẩm “Những chỉ số chính của Châu Á –Thái Bình Dương 2014” của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á mà có dữ liệu kiều hối khá đầy đủ trong giai đoạn 2000-2013. 1.5 Phương Pháp Nghiên Cứu Bằng việc kế thừa các luận điểm của những nghiên cứu trước giúp cho đề tài có nền tảng trong việc xây dựng dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Với phương pháp nghiên cứu TSLS để tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế cũng như làm rõ mức độ tác động của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ trình bày các kết quả đạt được.
  19. 10 Bảng 1.1: Bảng dữ liệu giá trị kiều hối của mẫu nghiên cứu trong giai đoạn khủng hoảng 2007-2009 (triệu đô la Mỹ) % 2008- 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Country Name 2009 Australia 1,903 1,783 1,772 2,326 2,837 940 1,015 1,342 1,526 1,335 -13% Azerbaijan 57 104 182 171 228 623 790 1,268 1,518 1,255 -17% Bangladesh 1,968 2,105 2,858 3,192 3,584 4,315 5,428 6,562 8,941 10,521 18% China 4,822 6,539 10,293 14,542 19,578 8,832 11,150 17,513 22,694 22,903 1% Georgia 274 181 230 236 303 446 627 883 1,065 1,112 4% Indonesia 1,190 1,046 1,259 1,489 1,866 5,420 5,722 6,174 6,794 6,793 0% India 12,883 14,273 15,736 20,999 18,750 22,125 28,334 37,217 49,977 49,204 -2% Japan 1,374 1,984 1,821 1,078 931 905 1,177 1,384 1,732 1,595 -8% Kazakhstan 122 171 205 148 166 62 84 143 126 198 57% Kyrgyz Republic 9 11 37 78 189 313 473 704 1,223 982 -20% Cambodia 121 133 140 138 177 164 184 186 188 142 -24% Korea, Rep. 4,858 4,832 5,530 6,304 6,570 5,178 4,826 5,130 6,952 5,982 -14% Lao PDR 1 1 1 1 1 1 4 6 18 38 111% Sri Lanka 1,166 1,185 1,309 1,438 1,590 1,976 2,167 2,507 2,925 3,337 14% Mongolia 12 25 56 129 203 180 181 178 225 200 -11% Malaysia 342 367 435 571 802 1,117 1,365 1,556 1,329 1,131 -15% Nepal 111 147 678 771 823 1,212 1,453 1,734 2,727 2,985 9% New Zealand 236 841 1,148 1,065 958 739 650 654 641 628 -2% Pakistan 1,075 1,461 3,554 3,964 3,945 4,280 5,121 5,998 7,039 8,717 24% Philippines 6,961 8,769 9,735 10,243 11,471 13,733 15,496 16,437 18,851 19,960 6% Papua New Guinea 7 6 6 7 10 7 4 8 7 5 -29% Thailand 1,697 1,252 1,380 1,607 1,622 1,187 1,333 1,635 1,898 2,776 46% Tajikistan 10 50 79 146 252 467 1,019 1,691 2,544 1,748 -31% Tonga 48 53 66 60 69 69 79 101 94 72 -23% Vietnam 1,340 1,100 1,770 2,100 2,310 3,150 3,800 6,180 6,805 6,020 -12% Vanuatu 35 53 4 4 5 5 5 6 9 11 22% Samoa 45 45 45 45 88 82 87 97 109 119 9%
  20. 11 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Khung Lý Thuyết Về cơ bản, kiều hối là tiền của người lao động tại nước ngoài gửi về quê hương họ. Trong bài nghiên cứu này, dữ liệu kiều hối được lấy từ NHTG và được định nghĩa trong sổ tay của cán cân thanh toán quốc tế IMF lần 6. Định nghĩa gồm hai phần: tiền lương của nhân viên và lượng kiều hối có được thông qua chuyển tiền cá nhân. Trước khi nghiên cứu về các lý thuyết liên quan đến sự tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế, chúng ta hãy xem xét về những lý thuyết về kiều hối như lợi ích và rủi ro của nó được tổng hợp bới các nhà nghiên cứu trước đây. Theo Bryan R. (2004) thì lợi ích và rủi ro tiềm tàng của dòng chảy kiều hối như trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Lợi ích và rủi ro của dòng chảy kiều hối Lợi ích tiềm năng Rủi ro tiềm tàng Kiều hối là nguồn ngoại tệ ổn định làm Giảm khả năng tái cấu trúc lại nền kinh giảm bớt sự thiếu hụt nguồn ngoại tệ tế (rủi ro đạo đức). trong nước và giúp trang trải cho các khoản nợ bên ngoài. Đây là nguồn tiết kiệm và đầu tư cho Giảm tiền tiết kiệm của gia đình người việc hình thành vốn và tăng trưởng kinh nhận và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng tế. trưởng và phát triển kinh tế. Giúp phát triển giáo dục và hình thành Giảm nỗ lực lao động của gia đình người nguồn nhân lực của đất nước. nhận và do đó ảnh hưởng đến tiêu cực đối với tăng trưởng (rủi ro đạo đức). Nâng cao chất lượng sống của người Chảy máu chất xám tác động tiêu cực nhận kiều hối thông qua gia tăng tiêu đến nền kinh tế và không được bù đắp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2