intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

58
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM ANH ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ CẨM ANH ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN KHẢ NĂNG XẢY RA KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH Ở CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là bài nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ của Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định. Nội dung của bài luận văn có tham khảo và sử dụng dữ liệu, thông tin được đăng tải trên các tài liệu bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt và các trang Web theo danh mục tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 25 tháng 03 năm 2019 Tác giả NGUYỄN THỊ CẨM ANH
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3 Điểm mới và ý nghĩa của bài nghiên cứu ............................................................ 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.5.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................... 3 1.5.2 Phương pháp phân tích định lượng ..................................................................... 3 1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu .................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN KHẢ NĂNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 5 2.1 Tổng quan lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm kiệt quệ tài chính ................................................................................ 5 2.1.2 Quan điểm quản trị công ty .................................................................................. 8 2.2 Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. ........................................................................... 11 2.3 Phát triển các giả thuyết bài nghiên cứu .......................................................... 15 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 23
  5. 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................... 23 3.1.1 Điều kiện chọn mẫu .............................................................................................. 23 3.1.2 Quy trình chọn mẫu ............................................................................................... 24 3.1.3 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu........................................................................... 24 3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 25 3.2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 25 3.2.2 Lựa chọn phương pháp hồi quy ............................................................................ 27 3.2.3 Các biến sử dụng trong mô hình ........................................................................... 28 3.3 Các bước thực hiện nghiên cứu ................................................................................. 35 3.3.1 Đo lường ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp ............................................................................................................ 35 3.3.2 Độ phù hợp của mô hình nghiên cứu .................................................................... 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 39 4.1 Thống kê mô tả các biến ........................................................................................... 39 4.1.1 Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 1 – gồm các biến số tài chính và quản trị công ty ................................................................................................ 39 4.1.2. Thống kê mô tả cho các biến số sử dụng trong mô hình 2 – Ước tính lại mô hình 1 với sự phân chia biến cơ cấu sở hữu tập trung (CCSHTT) thành CCSHTTTC và CCSHTTPTC ................................................................................................................. 43 4.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến ................................................................... 45 4.3 Kết quả mô hình hồi quy Logit ................................................................................. 46 4.4 Đo lường mức độ phù hợp của mô hình hồi quy ...................................................... 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................ 53 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 53 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ......................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 56
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AUC: Vùng diện tích dưới đường cong ROC (Area under ROC Curve) CCSHTT: Cơ cấu sở hữu tập trung CCSHTTTC: Cơ cấu sở hữu tập trung tổ chức CCSHTTPTC: Cơ cấu sở hữu tập trung phi tổ chức CTCP: Công ty cổ phần EBITDA: Thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao IFC: Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation) HOSE: Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HĐQT: Hội đồng quản trị MLE: Maximum likelihood estimation NĐT: Nhà đầu tư OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QTCT: Quản trị công ty TANH: Hàm chuyển đổi lượng giác Tang (Hyperbolic Tangent Transformation) TTCK: Thị trường chứng khoán ROC: Đặc trưng hoạt động tiếp nhận (Receiver Operating Characteristic) VCCI: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tổng kết tình trạng kiệt quệ tài chính theo năm quan sát .................................. 29 Bảng 3.2: Tổng hợp các biến trong mô hình ...................................................................... 33 Bảng 4.1: Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình 1 – gồm các biến số tài chính và quản trị công ty .............................................................................................................. 40 Bảng 4.2: Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình 2 – Ước tính lại mô hình 1 với sự phân chia biến cơ cấu sở hữu tập trung (CCSHTT) thành CCSHTTTC và CCSHTTPTC...................................................................................................................... 44 Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan .................................................................................. 45 Bảng 4.4: Kết quả mô hình hồi quy.................................................................................... 47 Bảng 4.5: Các giá trị thống kê đo lường mức độ phù hợp của mô hình ............................ 51
  8. TÓM TẮT Ảnh hưởng của Quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính là vấn đề đã và đang được thực hiện nghiên cứu ở một số quốc gia trên thế giới. Bài nghiên cứu thực hiện nhiều phân tích khác nhau như: thống kê mô tả, ước lượng mô hình hồi quy Logit, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến và đo lường mức độ phù hợp của mô hình. Bài nghiên cứu nghiên cứu một số cơ chế quản trị công ty (quyền sở hữu và đặc điểm của hội đồng quản trị) ở các công ty đã và đang niêm yết ở trên thị trường chứng khoán Việt Nam và ảnh hưởng của chúng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 (11 năm) với 1,100 quan sát. Dữ liệu được chia thành 2 nhóm: công ty kiệt quệ tài chính và công ty không kiệt quệ tài chính. Bài nghiên cứu của tác giả được tiến hành dựa trên nghiên cứu: “Corporate governance effect on financial distress likelihood: Evidence from Spain” của Manzaneque và cộng sự (2016). Tác giả xem xét mô hình hồi quy Logit với 2 nhóm biến số tài chính và quản trị công ty. Tuy nhiên, tác giả tập trung nhiều hơn về tác động của nhóm biến số quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy quyền sở hữu cổ phần của HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập và quy mô HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Cơ cấu sở hữu cổ phần tập trung và sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc không ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Từ khóa: Quản trị Công ty, Kiệt quệ tài chính, Mô hình Logit
  9. ABSTRACT The impact of corporate governance on the possibility of financial exhaustion has been studied in some countries around the world. The paper performs many different analyses such as: descriptive statistics, Logit regression model estimation, testing of multicollinearity phenomenon between variables and measurement of model suitability. The paper examines a number of corporate governance mechanisms (ownership and characteristics of the board of directors) in companies listed on the Vietnam stock market and their impact on the potential financial exhaustion. Experimental research was carried out between 2007 and 2017 (11 years) with 1,100 observations. The data is divided into two groups: finacially distressed companies and non-financially distressed companies. This paper is based on the research conducted by Manzaneque et al. (2016): "Corporate governance effect on financial distress likelihood: Evidence from Spain". The author examines Logit regression model with two groups of financial variables and corporate governance. However, the author focuses more on the impact of the group of corporate governance variables on the possibility of financial exhaustion. The results of the study show that the share ownership of the board of directors, the proportion of independent members of the Board of Directors and the size of the Board are negatively related to the possibility of financial exhaustion. The centralized ownership of shares and holding concurrent positions as Chairman of the Board of Directors and General Director do not affect the possibility of financial exhaustion. Keywords: Corporate governance, Financial distress, Logit model
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Song song với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là sự đi lên vượt bậc của các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Số lượng các công ty, doanh nghiệp mọc lên như nấm. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường ngày càng lớn, dẫn đến việc chấm dứt hoặc tạm dừng hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân các doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính trước khi lâm vào tình trạng tạm dừng hoạt động đã được nghiên cứu từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Trên thực tế, từ những năm 1960, nhiều mô hình về dự báo tình trạng kiệt quệ tài chính đã phát triển là một mở rộng cho công trình nghiên cứu của Beaver (1966, 1968), Altman (1968, 1982) hoặc Ohlson (1980), và những người khác. Các cuộc tranh luận thực nghiệm về kiệt quệ tài chính đã tập trung vào việc giải thích sức mạnh của thông tin kế toán và tài chính (theo Altman, 1968, 1982; Beaver, 1966, 1968; Ohlson, 1980; Zmijewski, 1984); các nghiên cứu trước đó áp dụng các phương pháp thống kê đa dạng (như phương pháp phân tích sự khác biệt tuyến tính, phương pháp phân tích hồi quy logistic, phương pháp phân tích probit). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chỉ một dữ liệu về kinh tế và tài chính thì không cung cấp đầy đủ sức mạnh về khả năng dự báo kiệt quệ tài chính trong tương lai. Do đó, các nghiên cứu của Chang, 2009; Chen, 2008; Deng & Wang, 2006 (Fich & Slezak, 2008; Lee & Yeh, 2004; Simpson & Gleason, 1999; Wang & Deng, 2006) đã phát triển mô hình dự báo để bao gồm thêm các biến đại diện cho quyền sở hữu và các đặc điểm quản trị công ty nhằm mục đích nâng cao khả năng dự báo kiệt quệ tài chính của các mô hình. Trên thực tế, nghiên cứu về tầm quan trọng của quản trị công ty và ảnh hưởng của nó đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính đã được thực hiện ở một số nước như Canada, Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Tây Ban Nha, … Tuy nhiên, các cơ chế quản trị công ty, các quy
  11. 2 tắc đạo đức và hệ thống pháp lý để kiểm soát tình trạng kiệt quệ tài chính là khác nhau từ quốc gia này đến quốc gia khác. Đó là lý do vì sao việc mở rộng phân tích dự báo kiệt quệ tài chính ở các bối cảnh địa lý khác nhau trên thế giới là cần thiết để đóng góp bổ sung cho các tài liệu nghiên cứu hiện tại. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình với mong muốn xem xét tác động của cơ chế quản trị công ty đến tình trạng lâm vào kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ở Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả tiến hành trả lời các câu hỏi sau: 1. Cơ chế quản trị công ty (cơ cấu sở hữu tập trung, quyền sở hữu của hội đồng quản trị) có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam không? 2. Những đặc điểm nào của hội đồng quản trị tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.3 Điểm mới và ý nghĩa của bài nghiên cứu Điểm mới của bài nghiên cứu là các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam mới chỉ đưa ra các yếu tố như yếu tố vĩ mô, yếu tố thị trường và yếu tố tài chính nội tại trong doanh nghiệp. Hiện tại, chưa có bài nghiên cứu thực nghiệm nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam.
  12. 3 Vì vậy, bài nghiên cứu của tác giả đưa ra được ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhằm giúp các nhà quản lý, các cổ đông, các nhà đầu tư hay các chủ nợ tài chính có những quyết đinh chính xác hơn khi đầu tư, cho vay và quản lý doanh nghiệp. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính ở các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi của bài nghiên cứu gồm các doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 11 năm, từ năm 2007 đến năm 2017. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp thống kê mô tả Bài nghiên cứu tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê mô tả tóm tắt cho toàn bộ mẫu để đánh giá tổng quan đặc trưng của biến độc lập và các biến kiểm soát đối với nhóm quan sát các doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính và không bị kiệt quệ tài chính. 1.5.2 Phương pháp phân tích định lượng Bài nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình Logit để ước lượng tham số hồi quy, từ đó đưa ra kết quả về ảnh hưởng của cơ chế quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện các kiểm định để đo mức độ phù hợp của mô hình, thực hiện một số phân tích sâu hơn để kiểm định tính vững của kết quả nghiên cứu.
  13. 4 1.6 Kết cấu của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện với bố cục gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Nêu được lý do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa và điểm mới, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài. Chương 2: Tổng quan Lý thuyết và các nghiên cứu trước đây: Phần này tác giả trình bày các quan điểm về kiệt quệ tài chính, quản trị công ty và các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của Quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính đã được nghiên cứu trước đây. Sau đó, tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu: Tác giả trình bày quy trình chọn mẫu và thu thập dữ liệu, kỳ vọng dấu của các biến kiểm soát, phương pháp thống kê và mô hình nghiên cứu cụ thể. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày và phân tích các kết quả nghiên cứu. Tác giả đưa ra ảnh hưởng của Quản trị Công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các Doanh nghiệp ở Việt Nam, đo lường mức độ tin cậy và tính vững của kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: Tóm tắt kết quả nghiên cứu đạt được, đồng thời nêu những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN KHẢ NĂNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Do hạn chế trong dữ liệu có sẵn cũng như tính đa dạng và phức tạp về các hình thức khó khăn của doanh nghiệp, làm cho các quan điểm về kiệt quệ tài chính khác nhau giữa các nhà nghiên cứu (theo Wruck, 1990). Vì vậy, phần tiếp theo của bài nghiên cứu tác giả sẽ trình bày thống nhất khái niệm về kiệt quệ tài chính và đưa ra các dấu hiệu để nhận biết một doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính làm cơ sở nghiên cứu. Sau đó, tác giả sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến quản trị công ty tác động đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo, tác giả trình bày tổng quan lại một số công trình nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Và cuối cùng, tác giả dựa vào các kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, kết hợp tình hình thực tế ở Việt Nam để phát triển các giả thuyết nghiên cứu. 2.1 Tổng quan lý thuyết nghiên cứu 2.1.1 Khái niệm kiệt quệ tài chính Theo Alman và Hotchkiss (2005), các doanh nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính có thể được xác định thông qua các giai đoạn khó khăn mà doanh nghiệp đó trải qua. Như vậy, kiệt quệ tài chính có thế mang nhiều trạng thái. Có hai tình trạng mà doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán được xem là kiệt quệ tài chính đó là: doanh nghiệp mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn và doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản (theo Jones và Hensher, 2004). 2.1.1.1 Kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản Altman và Hotchkiss (2006) cho rằng mất khả năng thanh khoản là trạng thái thường được sử dụng cho trường hợp doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn về tài chính, bao gồm các vấn đề về tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động công ty. Còn theo Keating cùng cộng sự (2005) thì doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản khi doanh nghiệp có thu nhập hoạt động âm và hiện giá dòng tiền của doanh nghiệp ít hơn tồng giá
  15. 6 trị của các nghĩa vụ tài chính. Shra và Hicckman (1993) đã xác định một doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản là khi doanh nghiệp không đủ khả năng để hoàn thành các nghĩa vụ tài chính bao gồm các khoản nợ đối với người lao động, nhà cung cấp và chủ nợ. Whitaker (1999) cho rằng một doanh nghiệp kiệt quệ tài chính khi năm đầu tiên dòng tiền của doanh nghiệp thấp hơn khoản nợ dài hạn đã đến hạn. Pindado và các cộng sự (2008) đưa ra dấu hiệu thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) nhó hơn chi phí lãi vay trên khoản nợ của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp không thể tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh để đáp ứng đủ cho việc chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình. Nghiên cứu của Pindado và các cộng sự (2008) còn chỉ ra rằng thị trường bao gồm các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giảm giá trị doanh nghiệp do hoạt động kinh doanh thua lỗ cho đến khi tình hình tài chính của doanh nghiệp được cài thiện trở lại. Do đó, một sự sụt giảm giá trị thị trường trong hai năm liên tiếp cũng là một dấu hiệu của kiệt quệ tài chính. Theo Andrade và Kaplan (1997), một doanh nghiệp kiệt quệ tài chính khi năm đầu tiên mà EBITDA của doanh nghiệp thấp hơn chi phí tài chính. Một số nghiên cứu khác cho kết quà tương tự như: thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi phí tài chính (chi phí lãi vay) trong hai năm liên tiếp; trong bất kỳ vào một năm nào doanh nghiệp có EBITDA thấp hơn 80% chi phí lãi vay (Asquith và cộng sự, 1994); tỷ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (được định nghĩa là tổng nợ phải trả chia tổng tài sản) cao hơn một trong hai năm liên tiếp; thu nhập trước thuế, lãi vay (EBIT) thấp hơn chi phí lãi vay trong hai năm liên tiếp (Joseph và cộng sự, 2013); doanh nghiệp có thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi phí tài chính trong hai năm liên tiếp; có sự sụt giảm trong giá trị thị trường trong hai nãm liên tiếp (Mario Hernandez Tinoco và Nick Wilson, 2013). Như vậy, từ các quan điếm nêu trên, kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản thể hiện ờ các dấu hiệu sau: - Doanh nghiệp có thu nhập trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) thấp hơn chi phí
  16. 7 tài chính trong hai năm liên tiếp. - Giá trị thị trường cùa doanh nghiệp sụt giảm trong hai năm liên tiếp. 2.1.1.2 Kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp vỡ nợ hoặc phá sản Hiện tại, phá sản là một trong những khái niệm phổ biến nhất được dùng để chỉ những doanh nghiệp rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính. Hầu hết các nghiên cứu trước đây về kiệt quệ tài chính đều tập trung vào các doanh nghiệp đã đệ đơn phá sản (Beaver, 1966, 1968; Altman và cộng sự, 1977; Ohlson, 1980). Tình hình mất khả năng thanh toán ngày càng nghiêm trọng và không được giái quyết, doanh nghiệp có thể bước vào giai đoạn vỡ nợ hoặc phá sản. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường xuyên thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, thiếu hụt tiền mặt gia tăng và vi phạm hợp đồng tín dụng trờ thành vấn đề kinh niên, khi đó doanh nghiệp phải đối diện với khả năng vỡ nợ, đây có thể là lý do dẫn đến việc doanh nghiệp phải đệ trình đơn xin phá sản lên tòa án (Altman và Hotchkiss, 2005). Foster (1986) cho rằng nộp đơn xin phá sản là dấu hiệu cho biết doanh nghiệp đó đang bị kiệt quệ tài chính. Bruwer và Hamman (2006) cũng xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính khi nộp đơn xin phá sản hoặc hủy niêm yết hoặc tái cấu trúc toàn diện bộ máy tồ chức. Tương tự, quan điểm của Christidis và Gregory (2010) là doanh nghiệp lâm vào trạng thái kiệt quệ tài chính khi doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản; doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tự nguyện hay bắt buộc theo luật định; doanh nghiệp bị đình chỉ niêm yết trong ba năm; doanh nghiệp được một tổ chức khác tiếp nhận lại về mặt quản lý hoặc sỡ hữu. Như vậy, từ các quan điểm nêu trên, kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanh nghiệp vỡ nợ (phá sản) thể hiện ở các dấu hiệu sau: - Doanh nghiệp bị đình chỉ niêm yết trong ba năm. - Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản tự nguyện hay bắt buộc theo luật định. - Doanh nghiệp được một tổ chức khác tiếp nhận lại về mặt quản lý hoặc sở hữu. Như vậy, kiệt quệ tài chính là quá trình thay đổi linh hoạt các trạng thái khác nhau từ việc
  17. 8 doanh nghiệp dần bị mất khả năng thanh khoản cho đến phá sản theo mức độ nghiêm trọng dần. Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân loại một công ty có rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính hay không dựa vào nghiên cứu của Pindado cùng cộng sự (2008). Tuy nhiên, khi tác giả xem xét mẫu nghiên cứu là các công ty phi tài chính ở Việt Nam, thì điều kiện tương tự như nghiên cứu của Pindado cùng công sự (2008) có rất ít công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Trong khi đó, Andrade và Kaplan (1998) trong nghiên cứu: “How costly is financial not economic distress? Evidence from highly leveraged transactions that became distressed? đã xác định một doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính ngay tại năm đầu tiên khi mà EBITDA thấp hơn chi phí tài chính. Nghiên cứu của Whitaker (1999), “The early stages of financial distress”, cũng định nghĩa một doanh nghiệp rơi vào trạng thái kiệt quệ tài chính ngay tại năm đầu tiên mà dòng tiền doanh nghiệp tạo ra không đủ để đáo hạn các khoản nợ dài hạn. Điều này cho thấy cần có một sự linh động trong việc xác định dấu hiệu tình trạng kiệt quệ tài chính của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, tác giả phân loại một công ty được cho là kiệt quệ tài chính khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau: - Bất cứ khi nào EBITDA của công ty thấp hơn chi phí lãi vay ngay tại năm quan sát. - Bất cứ khi nào công ty phải chịu một sự tăng trưởng âm (lợi nhuận âm) trong giá trị thị trường trong hai năm liên tiếp. 2.1.2 Quan điểm quản trị công ty Quản trị công ty (QTCT) là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc, hội đồng quản trị (HĐQT), cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên một khung hướng dẫn quản lý và kiểm soát tốt, thúc đẩy gia tăng giá trị của công ty, đồng thời góp phần vào việc tăng trưởng đầu tư và phát triển bền vững. QTCT là cơ chế, quá trình tác động của cổ đông tới hoạt động của toàn công ty nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông và xã hội. Hiểu một cách rộng hơn, thì QTCT phát triển đến bảo vệ quyền lợi của những người liên quan bao gồm nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước. Xét theo đặc tính và cấu trúc thì QTCT được xem là cơ chế thúc đẩy công bằng, minh
  18. 9 bạch và tín nhiệm, cụ thể hóa việc phân phối quyền và trách nhiệm của HĐQT, người quản lý, cổ đông và những người liên quan; trong đó chỉ rõ quy định và quy trình ra quyết định về các vấn đề của công ty để xây dựng mục tiêu, cách thức đạt được những mục tiêu này, kiểm soát thành quả đồng thời khuyến khích sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Theo bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD (2004) với mục đích hỗ trợ các chính phủ trong việc: “Bảo đảm cơ sở cho một khuôn khổ QTCT hiệu quả; Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu chính; Đối xử bình đẳng đối với cổ đông; Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT; Công bố thông tin và tính minh bạch; Trách nhiệm của HĐQT”. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã sử dụng những nguyên tắc này như là một tiêu chuẩn cho việc thiết lập khuôn khổ QTCT. Quyền của cổ đông Theo OECD, các nguyên tắc bao quát về quyền của cổ đông là “Khuôn khổ QTCT phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện các quyền của cổ đông”. Chủ trương của nguyên tắc này bao gồm tất cả những vấn đề nhằm chấp thuận các quyền lợi cơ bản của cổ đông bao gồm quyền ảnh hưởng đến công ty, quyền được cập nhật thông tin, quyền được bán hoặc chuyển nhượng cổ phần và quyền tham gia vào lợi nhuận hoặc thu nhập của công ty (quyền kinh tế). Quyền của cổ đông tập trung vào các quyền cơ bản như đề cử, bầu cử, bãi miễn thành viên HĐQT, sửa đổi quy định, điều lệ công ty... và tuỳ các loại cổ phần khác nhau sẽ có các quyền khác nhau. Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong QTCT Khuôn khổ QTCT cần công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật quy định hoặc theo các thỏa thuận song phương, khuyến khích công ty tích cực hợp tác trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho công ty. Khái niệm các bên liên quan đề cập đến các nhà cung cấp nguồn lực cho công ty bao gồm cả nhân viên, chủ nợ và nhà cung cấp.
  19. 10 Mối quan hệ giữa các nhà cung cấp này một phần được quy định bởi hệ thống pháp luật, nhưng bộ nguyên tắc OECD cũng nhìn nhận rằng mối quan hệ trên thường mang tính quan hệ hợp đồng (quyền lợi được bảo vệ dựa trên các hợp đồng riêng lẻ). Do đó OECD khuyến cáo khuôn khổ QTCT nên nhìn nhận rằng khi các bên liên quan có được lợi ích sẽ dẫn đến việc công ty cũng sẽ thu được lợi ích và các bên liên quan sẽ đóng góp cho sự thành công về lâu dài của công ty. Hệ thống thể chế bảo vệ NĐT và chủ nợ bao gồm rất nhiều nội dung, như Luật công ty, Luật Chứng khoán, Luật Phá sản, Luật về thâu tóm sáp nhập, Luật Cạnh tranh, Luật Kế toán và chuẩn mực kế toán, cũng như các quy định và yêu cầu công bố thông tin từ TTCK. Hệ thống pháp luật bảo vệ các cổ đông và chủ nợ không chỉ quan trọng trong việc ngăn ngừa các nhà quản lý hoặc cổ đông có quyền kiểm soát chiếm đoạt tài sản, mà còn giúp đa dạng hóa trong cơ cấu sở hữu, phát triển thị trường vốn, và đem lại hiệu quả của việc phân bổ đầu tư. Công bố thông tin và tính minh bạch Khuôn khổ QTCT phải đảm bảo công bố thông tin kịp thời và chính xác về các vấn đề thực tế liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và QTCT. Thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng là một môi trường phức tạp, đòi hỏi thông tin phải được công bố đầy đủ. Người sử dụng thông tin cũng cần được đảm bảo về độ tin cậy của thông tin. Cơ chế công bố thông tin tốt là cơ sở để thu hút vốn và tạo niềm tin cho các NĐT. Ngược lại, một cơ chế công bố thông tin kém hiệu quả và thiếu minh bạch có thể dẫn đến những hành vi vi phạm đạo đức gây hậu quả xấu cho công ty, cổ đông và cả nền kinh tế. Trách nhiệm của HĐQT
  20. 11 Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản trị của HĐQT, và trách nhiệm của HĐQT với công ty và cổ đông. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất bởi trách nhiệm thực thi QTCT đầu tiên và trên hết thuộc về HĐQT. Nguyên tắc này nhấn mạnh HĐQT cần làm việc vì quyền lợi tối cao của các cổ đông, tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích của cổ đông cũng như những người có liên quan, trách nhiệm công bố và minh bạch thông tin. 2.2 Các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của quản trị công ty đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Manzaneque và cộng sự (2016) là một nghiên cứu thực nghiệm mà người viết đã chọn làm nền tảng để tiến hành thực hiện bài nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu thực hiện nghiên cứu một số cơ chế quản trị công ty (quyền sở hữu và đặc điểm của HĐQT) ở các công ty đã niêm yết ở Tây Ban Nha và ảnh hưởng của chúng đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Một nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện từ giữa năm 2007-2012, sử dụng một thiết kế nghiên cứu cặp đôi với 308 quan sát, trong đó một nửa quan sát được phân loại là kiệt quệ tài chính và nửa còn lại không bị kiệt quệ tài chính (các cặp quan sát có cùng ngành, tài sản và quy mô tương tự). Kết quả xác nhận rằng trong các tình huống khó khăn trước khi phá sản, tác động của quyền sở hữu hội đồng quản trị và tỷ lệ các giám đốc độc lập đối với khả năng thất bại trong kinh doanh là tương tự như những trường hợp gây ra trong các tình huống cực đoan hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cơ chế quản trị công ty như quyền sở hữu hội đồng quản trị, tỷ lệ các giám đốc độc lập và quy mô hội đồng quản trị làm giảm khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, cơ cấu sở hữu tập trung, các cổ đông lớn có tổ chức và phi tổ chức, việc kiêm nhiệm của Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị tác động không đáng kể đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2