Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức - Nghiên cứu ở các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 8
download
Nghiên cứu này kiểm định tác động của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua vai trò truyền dẫn của học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức - Nghiên cứu ở các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- VÕ THỊ THÙY TRANG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HỢP TÁC XUYÊN CHỨC NĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC: NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- VÕ THỊ THÙY TRANG ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ HỢP TÁC XUYÊN CHỨC NĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THÔNG QUA HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC VÀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC: NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Phong Nguyên. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình. Các số liệu trong bảng biểu phục vụ việc phân tích, nhận xét và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính tác giả thực hiện thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tp. HCM, ngày 18 tháng 09 năm 2018 Võ Thị Thùy Trang
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 6 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 6 1.6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 9 2.1. Lý thuyết nền ................................................................................................ 9 2.1.1. Lý thuyết trao đổi xã hội ............................................................................... 9 2.1.2. Lý thuyết học tập của tổ chức ....................................................................... 9 2.1.3. Lý thuyết khuếch tán đổi mới ...................................................................... 10 2.2. Sự hợp tác xuyên chức năng ....................................................................... 11 2.3. Học tập của tổ chức ..................................................................................... 12 2.4. Đổi mới tổ chức .......................................................................................... 14
- 2.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................................................. 16 2.6. Một số nghiên cứu liên quan ....................................................................... 17 2.7. Đề xuất mô hình nghiên cứu ....................................................................... 20 2.7.1 Mối quan hệ giữa sự hợp tác xuyên chức năng và học tập của tổ chức. ...... 20 2.7.2. Mối quan hệ giữa học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức. ........................ 21 2.7.3. Mối quan hệ giữa đổi mới tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh. ...... 22 2.7.4. Mối quan hệ giữa học tập của tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh. 23 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 26 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 26 3.2. Xây dựng thang đo ...................................................................................... 26 3.2.1. Thang đo sự hợp tác xuyên chức năng ........................................................ 27 3.2.2. Thang đo học tập của tổ chức ...................................................................... 29 3.2.3. Thang đo đổi mới tổ chức ........................................................................... 33 3.2.4. Thang đo hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................... 34 3.3. Nghiên cứu chính thức ................................................................................ 34 3.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 35 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................. 35 3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 36 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................ 38 4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................... 38 4.2. Đo lường thang đo và độ tin cậy ................................................................. 39 4.3. Kiểm định giả thuyết ................................................................................... 48
- 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 51 4.4.1. So sánh với kết quả nghiên cứu với đề tài trong nước ................................ 51 4.4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu với đề tài nước ngoài ................................ 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU .............................................. 54 5.1. Tóm tắt nội dung chính của nghiên cứu và kết luận ................................... 54 5.2. Hàm ý lý thuyết ........................................................................................... 56 5.3. Hàm ý quản trị............................................................................................. 57 5.4. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Sự tích hợp giữa các phòng ban theo Urban và Hauser (1980). ....................... 2 Hình 2.1. Mối quan hệ giữa “Sự hợp tác xuyên chức năng”, “Học tập của tổ chức”, “Chia sẻ quyền lực” và “Hiệu quả hoạt động kinh doanh” của Bending và cộng sự (2018) ... 18 Hình 2.2. Mối quan hệ giữa “Đổi mới tổ chức”, “Học tập của tổ chức” và “ Hiệu quả hoạt động kinh doanh” Jiménez-Jiménez & Sanz-Valle (2011) .................................... 19 Hình 2.3. Mối quan hệ cơ chế phối hợp, chia sẻ kiến thức xuyên chức năng, đổi mới tổ chức đến hiệu quả hoạt động kinh doanh: Vai trò cạnh tranh xuyên chức năng của Nguyen và cộng sự (2018) ............................................................................................. 19 Hình 2.4. Mối quan hệ giữa quản trị tri thức, học tập trong tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành TP HCM của Nguyễn Thị Thanh Hoa (2017). ......................................................................................................... 20 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ sự hợp tác các phòng ban đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức. ............................ 24 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 26 Hình 4.1. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình theo đường dẫn PLS. ..................... 50
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thang đo khả năng hợp tác xuyên chức năng.................................... 28 Bảng 3.2. Thang đo cường độ hợp tác xuyên chức năng ............................................... 29 Bảng 3.3. Thang đo sự thu nhận kiến thức .................................................................... 31 Bảng 3.4. Thang đo sự phân phối kiến thức.................................................................. 31 Bảng 3.5. Thang đo sự truyền đạt kiến thức .................................................................. 32 Bảng 3.6. Thang đo tổ chức bộ nhớ ............................................................................... 32 Bảng 3.7. Thang đo đổi mới tổ chức .............................................................................. 33 Bảng 3.8. Thang đo hiệu quả hoạt động kinh doanh...................................................... 34 Bảng 3.9. Thang đo Likert 5 điểm ................................................................................. 36 Bảng 4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................... 38 Bảng 4.2. Thang đo và độ tin cậy của khả năng hợp tác xuyên chức năng ................... 39 Bảng 4.3. Thang đo và độ tin cậy của cường độ hợp tác xuyên chức năng ................... 40 Bảng 4.4. Thang đo và độ tin cậy của sự thu nhận kiến thức ........................................ 41 Bảng 4.5. Thang đo và độ tin cậy của sự phân phối kiến thức ...................................... 42 Bảng 4.6. Thang đo và độ tin cậy của sự truyền đạt kiến thức ...................................... 43 Bảng 4.7. Thang đo và độ tin cậy của bộ nhớ tổ chức ................................................... 44 Bảng 4.8. Thang đo và độ tin cậy của đổi mới tổ chức.................................................. 45 Bảng 4.9. Thang đo và độ tin cậy của kết quả hoạt động kinh doanh ........................... 46 Bảng 4.10. Ma trận tương quan các biến trong mô hình................................................ 47
- TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Ảnh hưởng của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức: Nghiên cứu ở các doanh nghiệp tại Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này kiểm định tác động của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua vai trò truyền dẫn của học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã được kiểm định bằng Smart PLS3 với 191 mẫu khảo sát từ các nhà quản trị cấp trung và cấp cao làm việc trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Sự hợp tác xuyên chức năng ảnh hưởng tích cực đến học tập của tổ chức; (2) Học tập của tổ chức thúc đẩy việc đổi mới tổ chức; (3) Đồng thời, đổi mới tổ chức và học tập của tổ chức gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản lý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam với nỗ lực nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong môi trường tại Việt Nam. Từ khóa: Sự hợp tác xuyên chức năng; Học tập của tổ chức; Đổi mới tổ chức; Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Abstract: This study examines the impacts of cross-functional cooperation and firm perfor- mance in business firms in Vietnam: the mediating role of organizational learning and organizational innovation. The research model and its hypotheses were empirically tested using SmartPLS3 with survey data from 191 mid- and high-level managers in Vietnamese business firms. The research results indicate that: (1) Cross-functional co- operation has positively associated with organizational learning; (2) Organizational learning has a positive relationship on organizational innovation; (3) Both of organiza- tional learning and organizational innovation mediates the positive relationship between cross-functional cooperation and firm performance. The results provide some theoretical and managerial implications to Vietnamese firms which are striving to enhance the productivity and firm performance in Vietnam. Key terms: Cross-functional cooperation; Organizational learning; Organizational innovation; Firm performance.
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Theo X. Michael Song và cộng sự (1997), sự hợp tác xuyên chức năng đề cập đến việc phụ thuộc lẫn nhau, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị phòng ban trong tổ chức. Zahra and George (2002) cũng cho rằng, sự hợp tác xuyên chức năng là khả năng đồng hóa và chuyển giao kiến thức thị trường giữa các phòng ban với nhau trong tổ chức. Theo nghiên cứu của Maltz & Kohli 1996) và Luo và cộng sự (2006), lợi thế cạnh tranh của một công ty nằm trong khả năng chuyển giao kiến thức thị trường giữa các phòng ban thông qua hợp tác xuyên chức năng. Nếu nhìn nhận tổ chức ở khía cạnh một cơ thể thống nhất thì các phòng ban như: tài chính, marketing, sản xuất, R&D… là các bộ phận, cơ quan chức năng riêng biệt thì sự phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan này được xem là mạch máu lưu thông giúp tổ chức tồn tại, phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh phức tạp như hiện nay. Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa các phòng ban: tài chính, R&D, Marketing và sản xuất, X.Michael và cộng sự (1997) đã cho thấy rằng, mục tiêu của các phòng ban thường không tương thích với nhau, tiếp thị và R&D liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và công nghệ mới, việc khen thưởng sẽ đánh giá dựa trên kết quả khi tạo ra sản phẩm mới, duy trì, mở rộng thị trường và thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng. Trong khi đó mục tiêu của phòng sản xuất là đạt được hiệu quả trong sản xuất và tối ưu hóa chi phí sản xuất. Để giải quyết vấn đề về việc đáp ứng các nguồn lực giới hạn cho các phòng ban đạt được các mục tiêu riêng lẻ và đồng thời mục tiêu của tổ chức thì yêu cầu các phòng ban trong tổ chức phối hợp với nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung mà tổ chức đã đặt ra. Theo Urban và Hauser (1980), đã đưa ra sự tích hợp giữa các phòng ban trong hệ thống công ty như sau:
- 2 Hình 1.1 Sự tích hợp giữa các phòng ban theo Urban và Hauser (1980). Nhìn vào mối quan hệ trên, chúng ta thấy rằng hoạt động của mỗi phòng ban đều có mối quan hệ qua lại và mật thiết với nhau để tạo nên những dòng chạy của hệ thống thông tin trong tổ chức. Theo nghiên cứu của Gray và Meister (2004) đã chứng minh rằng sự hợp tác xuyên chức năng ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của công ty. Trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, không chắc chắn như hiện nay, đặc biệt là ở thế kỷ XX, thế giới đang mở ra cuộc cách mạng công nghệ 4.0, cuộc cách mạng này có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Cuộc cách mạng 4.0 đã phát triển mạnh mẽ ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, Chủ tịch nước “Nguyễn Xuân Phúc” đã ra chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng 4.0, với mục tiêu chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng 4.0 đem lại. Do đó, để đạt được mục tiêu trên, đòi hỏi doanh nghiệp cần sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty, họ cần nhận ra những thay đổi, kiến thức và xu hướng mới từ thị trường để chuyển giao và áp dụng vào công ty để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- 3 Mối quan hệ giữa sự hợp tác xuyên chức năng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng được một số nhà nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Theo nghiên cứu của Luo et al (2006) đã cho thấy rằng, sự hợp tác xuyên chức năng tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua sự học tập của tổ chức. Sự hợp tác xuyên chức năng giúp nâng cao khả năng học tập. Mối quan hệ này giúp tổ chức tiếp nhận được các thông tin kiến thức của khách hàng, thị trường, nâng cao tri thức, chủ động và sáng tạo hơn, việc tương tác giữa các phòng ban giúp cho các phòng ban hiểu được vị trí và vai trò của nhau, tạo ra cơ hội để khuếch tán các ý tưởng mới và thúc đẩy việc học tập kiến thức từ thị trường để đạt được hiệu suất kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp Ghoshal và cộng sự (1994). Trong nghiên cứu khác của Bendig và cộng sự (2018), đã nghiên cứu sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc học tập của tổ chức và chia sẻ quyền lực. Khả năng hợp tác xuyên chức năng mang lại cho tổ chức những kiến thức, thông tin hữu ích và ngoài mong đợi vì mỗi phòng ban riêng lẻ không có khả năng đồng hóa và chuyển giao kiến thức thị trường một cách hiệu quả. Việc chia sẻ quyền lực giúp tăng cường việc trao đổi kiến thức và khuyến khích sự học tập của tổ chức từ đó năng cao hiệu suất hoat động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Báo cáo xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) năm 2017 (Global Innovation Index 2017, gọi tắt là GII 2017), Việt Nam được xếp hạng 47 trên 127 quốc gia và nền kinh tế, tăng 12 bậc so với năm 2016 và thứ 5 trong ASEAN. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước tới nay và có thể nói là cột mốc đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về các hoạt động đổi mới sáng tạo. Kết quả của quá trình này là do hệ thống chính trị đã nhận ra tầm trong quan trọng của việc đổi mới sáng tạo trong tổ chức để đưa ra các chị thỉ, chương trình hành động như: “Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo 2017” của Bộ Khoa Học Công Nghệ. Theo Schumpeter (1934) cho rằng hoạt động đổi mới liên tục là nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Jiménez-Jiménez
- 4 và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng mối quan hệ tích cực giữa học tập của tổ chức, đổi mới đến kết quả hoạt động kinh doanh. Và điều này đã khẳng định rõ, tầm quan trọng của đổi mới đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đề cập mối quan hệ giữa sự sáng tạo và hiệu quả công ty. Ví dụ như Atalay và cộng sự (2013) hay nghiên cứu của Alegre và cộng sự (2013) đã chỉ ra mối quan hệ giữa định hướng kinh doanh (entrepreneurial orientation) đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua vai trò của khả năng học tập của tổ chức và kết quả đổi mới. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bendig và cộng sự (2018) về sự tác động của hợp tác và cạnh tranh xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua sự học hỏi tổ chức và chia sẻ quyền lực. Ở Việt Nam, cũng có nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoa (2017) về mối quan hệ giữa quản trị tri thức, học tập trong tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, tác giả lập luận rằng liệu mối quan hệ hợp tác xuyên chức năng đã tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua cơ chế truyền dẫn của sự đổi mới tổ chức và học tập của tổ chức hay không trong điều kiện ở Việt Nam. Đây chính là khe hổng nghiên cứu mà tác giả nhận thấy và muốn lấp khe hổng này, tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức: nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2016, Việt Nam có hơn 100.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tuy nhiên tỷ lệ đóng cửa cùng thời gian tương đương 70%, thông qua nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa ra các hàm ý quản trị để giúp các nhà quản trị có thể chuyển hóa sự hợp tác xuyên chức năng thành kết quả kinh doanh vượt trội thông qua các cơ chế thúc đẩy sự học tập và đổi mới trong doanh nghiệp, từ đó tạo ra cho doanh nghiệp mình một sức mạnh nội tại bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển
- 5 bền vững để đáp ứng mục tiêu “Một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020” theo nghị quyết 35/NQ-CP. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu là tìm hiểu ảnh hưởng của sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua đổi mới tổ chức và học tập của tổ chức. Do đó, các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm: (1) Kiểm định mức độ tác động của hợp tác xuyên chức năng lên học tập của tổ chức. (2) Kiểm định mức độ tác động của học tập của tổ chức lên đổi mới tổ chức. (3) Kiểm định mức độ tác động của đổi mới tổ chức lên hiệu quả hoạt động kinh doanh. (4) Kiểm định mức độ tác động của học tập của tổ chức lên hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các mục tiêu nghiên cứu trên cũng gắn liền với câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: 1. Sự hợp tác xuyên chức năng có tác động lên học tập tổ chức hay không? 2. Học tập tổ chức có tác động đến đổi mới tổ chức hay không? 3. Đổi mới tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không? 4. Học tập tổ chức có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu là sự hợp tác xuyên chức năng, học tập của tổ chức, đổi mới tổ chức và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp Việt Nam. • Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/2018 đến 09/2018.
- 6 • Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý cấp trung và cấp cao có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu sử dụng là nguồn sơ cấp được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát từ những nhà quản trị cấp trung và cấp cao có ít nhất 2 năm kinh nghiệm tại doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây là nguồn để đo lường mức độ ảnh hưởng các sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua đổi mới tổ chức và học tập của tổ chức. Phương pháp thực hiện: Dựa vào cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các giả thuyết liên quan. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng, bao gồm nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm xác định bảng câu hỏi đã được việt hóa một cách dễ hiểu thông qua 200 mẫu, được phát tại các lớp cao học, kết quả thu về được 80 bảng khảo sát. Sau đó tiến hành khảo sát chính thức, phân tích số liệu thực tế để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Về phân tích dữ liệu, các thang đo của các biến trừu tượng trong mô hình sẽ được kiểm định độ tin cây thông qua độ tin cậy tổng hợp (composite reliabity), Average Variance Extracted – Phương sai trích trung bình, Outer loading – Hệ số tải bên ngoài, T-Test, R2 điều chỉnh, kiểm định giá trị phân biệt thông qua ma trận tương quan theo Fornel và Larcker (1981). Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu của đề tài sẽ được kiểm định dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM với phần mềm SmartPLS3. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu bổ sung vào hệ thống cơ sở lý thuyết về sự hợp tác xuyên chức năng, học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức. Nghiên cứu này giúp doanh nghiệp tăng cường nhận thức về mối quan hệ tích cực giữa sự hợp tác xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông quan học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức. Việc kiểm định mối quan hệ của các biến này sẽ bổ sung vào cơ sở lý luận về lĩnh vực sự hợp tác
- 7 xuyên chức năng là một trong nhánh đề tài nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam, qua đó tiếp nối với nghiên cứu gần đây nhất của Nguyên và cộng sự (2018) liên quan đến tác động sự phối hợp và cạnh tranh xuyên chức năng đến năng lực đổi mới và kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự hợp tác xuyên chức năng, học tập của tổ chức, đổi mới tổ chức của các doanh nghiệp tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. 1.6. Kết cấu luận văn Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị Kết luận chương 1 Tác giả đã trình bày những nội dung tổng quát của đề tài nghiên cứu như bối cảnh nghiên cứu, xác định khe hổng nghiên cứu của đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, tóm tắt phương pháp nghiên cứu, kết cấu bài nghiên cứu. Trước khi xác định khe hổng, tác giả cũng giúp người đọc biết được tầm quan trọng của các yếu tố hợp tác xuyên chức năng, học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức đến hiệu quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng sơ lược các nghiên cứu liên quan từ đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của sự hợp tác
- 8 xuyên chức năng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua học tập của tổ chức và đổi mới tổ chức: nghiên cứu tại các doanh nghiệp Việt Nam”.
- 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết nền 2.1.1. Lý thuyết trao đổi xã hội Theo lý thuyết trao đổi xã hội của Lin (2002), tác giả cho rằng việc kết nối xã hội và quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Các nguồn lực trong tổ chức được sử dụng hiệu quả thông qua sự kết nối và mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức và cộng đồng trong việc đạt được những mục tiêu. 2.1.2. Lý thuyết học tập của tổ chức Lý thuyết học tập tổ chức nhằm phân tích và xác định qáu trình học tập của tổ chức diễn ra như thế nào Crossan và cộng sự (1999). Theo tác giả, học tập của tổ chức là một quá trình năng động, quá trình này đòi hỏi nhân viên phải kết hợp những gì đã học và sử dụng những gì đã học được trong các công việc hàng ngày để tăng hiệu quả công việc. Thông qua quá trình học tập, các ý tưởng và hành động của cá nhân sẽ tác động tác động đến tổ chức và đồng thời những tín hiệu phản hồi của tổ chức sẽ tác động trở lại cá nhân, ảnh hưởng ngược lại đến suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Tuy duy về việc học tập của tổ chức đã xuất hiện từ xuất lâu và nhiều quan điểm đã xuất hiện. Tuy nhiên, theo Chiva và cộng sự (2009) có hai quan điểm chính về việc học tập của tổ chức đó là: Quan điểm cá nhân: xem việc học tập là một hiện tượng cá nhân, do đó việc học tập của tổ chức sẽ thông qua các cá nhân. Học tập ở cấp độ cá nhân là quá trình cá nhân có thông tin, nhận thức, hiểu biết và phân tích các thông tin đó, có các phản ứng với các thông tin này và dẫn đến việc thay đổi hành vi của bản thân để đạt được kết quả mong muốn. Học tập của cá nhân rất quan trọng cho việc học tập của tổ chức. Bởi vì học tập của tổ chức sẽ thông qua việc học tập của từng cá nhân nhưng sẽ không bị phụ thuộc vào bất kì cá nhân nào cả.
- 10 Quan điểm xã hội xem việc học tập như là một hiện tượng xã hội và do đó việc học tập của tổ chức thông qua cộng đồng và nhóm. Điều này có nghĩa là chuyển sự hiểu biết và giá trị kiến thức đạt được ở cấp độ nhóm vào hệ thống, thủ tục, các hành vi của tổ chức và mở ra sự tham gia ở các cấp độ liên quan và đồng thời tác giả cũng cho rằng, tổ chức có thể học tập như cá nhân. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra quan điểm thứ ba, việc học tập của tổ chức là sự kết hợp giữa quan điểm cá nhân và quan điểm xã hội. Học tập của tổ chức là sự tương tác giữa các hoạt động của tổ chức với các cá nhân và nhóm trong công việc hàng ngày để tạo thành hệ thống tổ chức từ đó phát triển thành kỹ năng cá nhân, thu nhận kiến thức cũng như phát triển tổ chức. 2.1.3. Lý thuyết khuếch tán đổi mới Theo nghiên cứu của Rogers (2010) về học thuyết khuếch tán đổi mới, mỗi cá nhân hay tổ chức đều trải qua 5 giai đoạn trong việc tạo ra sự đổi mới: Tri thức: trước tiên các cá nhân và tổ chức cần nhận thức sự tồn tại của các ý tưởng mới, sau đó sẽ hình thành nên cách thực hiện để hiện thực hóa ý tưởng và sau đó là thu thập các thông tin liên quan đến việc vận dụng các nguyên lí hoạt động hay vận hành cái mới, giúp trả lời cho loại câu hỏi “…tại sao…?”. Thuyết phục: Giai đoạn này đối tượng tiếp nhận cái mới hình thành quan điểm tán thành hay không đối với cái mới thông qua việc cân nhắc tính thuyết phục của nó. Do đó, họ tiếp tục tìm kiếm thông tin để làm sáng tỏ vấn đề. Trong giai đoạn này, cá nhân hay tổ chức sẽ có những nhận định về các ý tưởng mới thông qua nhận thức chọn lọc và tìm kiếm sự đồng thuận từ những người xung quanh họ. Do vậy, đây là giai đoạn mà yếu tố tâm lí cá nhân đóng vai trò quyết định. Quyết định: Trong giai đoạn này, cá nhân hay tổ chức tiếp nhận cái mới tham gia vào các hoạt động (lập mô hình, thử nghiệm, …) dẫn đến quyết định chấp nhận
- 11 hay khước từ cái mới. Để chấp nhận một cái mới, họ thường thử nghiệm để biết nó có hữu ích đối với họ hay không. Thực hiện: Trong giai đoạn này, cái mới được sử dụng bởi chủ thể tiếp nhận nó. Chủ thể lúc này đã xác định rõ sự hữu ích của cái mới và tiếp tục tìm thêm thông tin về nó để sử dụng. Khẳng định: Đây là giai đoạn mà chủ thể tiếp nhận cái mới xét duyệt lần cuối về quyết định của mình. Có nên sử dụng cái mới hay không, và trong quá trình sử dụng họ cũng có thể thay thế nhà sản xuất sẽ PR (Public Relations - quan hệ công chúng) về sản phẩm mà mình đã từng nghiệm, có điều nếu họ thõa mãn → Okey và ngược lại thì loại hàng này sẻ tồn kho dài dài nếu không có kế hoạch chuyển đi nơi khác. Đây chính là việc tìm kiếm sự củng cố (reinforcement), thu thập chứng cứ để củng cố niềm tin cho quyết định trước đó của mình. Sự củng cố này có thể khiến chủ thể xác quyết hơn về quyết định trước đây nhưng cũng có thể khiến họ quyết định ngược lại với quyết định đó: khước từ cái mới. Có hai loại khước từ một cái mới: (1) khước từ một cái mới để tiếp nhận một cái mới tốt hơn thay thế nó và (2) khước từ một cái mới do ngộ ra rằng nó thực sự không phù hợp với mình. Kết quả trực tiếp của quá trình này sẽ dẫn đến sự thay đổi đối với các nhân hoặc hệ thống cho một đổi mới tức thì. Hậu quả gián tiếp là những thay đổi đối với cá nhân hoặc hệ thống xảy ra do hậu quả trực tiếp của sự đổi mới. Họ là hậu quả của một sự đổi mới. Mục tiêu của việc khuếch tán sự cải tiến là nâng cao trình đô của cá nhân và hệ thống tổ chức, tạo ra hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với trước. 2.2. Sự hợp tác xuyên chức năng Theo Urban và cộng sự (1980) sự hợp tác xuyên chức năng được hiểu theo nghĩa rộng là sự phối hợp trong khía cạnh hành vi giữa các phòng ban với nhau. Về cơ bản, sự hợp tác xuyên chức năng đề cập đến sự phụ thuộc lẫn nhau và chia sẻ thông tin giữa các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 239 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 256 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn