Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét xác định mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của CEO ảnh hưởng như thế nào đến HVĐCLN BCTC của các CTNY. Từ đó đề xuất các kiến nghị làm giảm thiểu HVĐCLN và làm tăng niềm tin của người sử dụng BCTC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LA NGỌC MINH THUẬN ẢNH HƯỞNG TUỔI VÀ THỜI GIAN ĐIỀU HÀNH CỦA CEO ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LA NGỌC MINH THUẬN ẢNH HƯỞNG TUỔI VÀ THỜI GIAN ĐIỀU HÀNH CỦA CEO ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ MỸ HẠNH TP HỒ CHÍ MINH – 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Ảnh hưởng tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của TS Lê Thị Mỹ Hạnh. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tham khảo đã được công bố đầy đủ. TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2017 Tác giả luận văn La Ngọc Minh Thuận
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 6 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của CEO và hành vi điều chỉnh lợi nhuận ................................................................................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời gian điều hành của CEO và hành vi điều chỉnh lợi nhuận ........................................................................... 8 1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 9 1.3. Khe hổng của nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN ............................................................................................................ 16 2.1. Những vấn đề cơ bản về hành vi điều chỉnh lợi nhuận......................... 16 2.1.1. Khái niệm hành vi điều chỉnh lợi nhuận ..................................... 16 2.1.2. Động cơ điều chỉnh lợi nhuận ..................................................... 17 2.1.2.1. Động cơ hợp đồng bồi thường quản lý ....................................... 17 2.1.2.2. Động cơ giao ước nợ ................................................................... 18 2.1.2.3. Động cơ thị trường vốn ............................................................... 19
- 2.1.2.4. Động cơ pháp lý .......................................................................... 19 2.1.3. Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận ................................................... 21 2.1.3.1. Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua lựa chọn phương pháp kế toán hoặc các ước tính kế toán ............................................................. 21 2.1.3.2. Thủ thuật điều chỉnh lợi nhuận thông qua cấu trúc các nghiệp vụ kinh tế ..................................................................................................... 24 2.1.4. Mô hình nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong thực nghiệm ..................................................................................................... 26 2.2. Lý thuyết nền......................................................................................... 31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 36 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn ....................................................... 36 3.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 37 3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................... 37 3.2.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................... 38 3.2.3. Xây dựng thang đo các biến nghiên cứu ..................................... 41 3.2.3.1. Biến phụ thuộc ............................................................................ 41 3.2.3.2. Biến độc lập................................................................................. 42 3.2.3.3. Biến kiểm soát ............................................................................. 43 3.2.4. Phương pháp ước lượng .............................................................. 50 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 54 4.1. Mô tả thống kê và ma trận tương quan ................................................. 54 4.2. Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận ......................................................... 58 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 69 5.1. Kết luận ................................................................................................. 69 5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 71 5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 75 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính CEO Giám đốc điều hành DA Discretionary accruals GMM Generalized Method of Moments HĐKD Hoạt động kinh doanh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HTK Hàng tồn kho HVĐCLN Hành vi điều chỉnh lợi nhuận TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định TTCK Thị trường chứng khoán VN Việt Nam
- DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của CEO đến HVĐCLN Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu Biểu đồ 3.2: Phân bổ theo năm thành lập của các công ty trong mẫu nghiên cứu Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong luận văn Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến trong luận văn Bảng 4.3 Kiểm định VIF lần 1 Bảng 4.4 Kiểm định VIF lần 2 Bảng 4.5 Kiểm định VIF lần 3 Bảng 4.6 Kết quả mô hình FEM Bảng 4.7 Kết quả mô hình REM Bảng 4.8 Kết quả tổng hợp và kiểm định mô hình FEM và REM Bảng 4.9. Kết quả hồi quy mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến HVĐCLN
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ bê bối kế toán liên quan đến gian lận báo cáo tài chính (BCTC) được ghi nhận, nhiều quy định kế toán đã được xây dựng để ngăn chặn các hiện tượng này. Ngoài việc tuân thủ các quy trình kế toán hiện hành, kết quả điều tra các vụ bê bối tài chính của đầu những năm 2000 (ví dụ như Enron, Worldcom, Bông Bạch Tuyết và Bibica,...) cũng ghi nhận vai trò quan trọng cuả các Giám đốc điều hành (CEO) trong việc đảm bảo chất lượng các BCTC, khi họ có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để tác động lên kết quả BCTC thông qua hành vi điều chỉnh lợi nhuận (HVĐCLN). Bên cạnh đó, một phân tích do Beasley và các đồng sự (2010)1 thực hiện, được phát hành bởi COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission), một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập BCTC, về các trường hợp gian lận BCTC trong giai đoạn từ 1998 - 2007 ( Fraudulent Financial reporting 1998 - 2007) với mẫu khảo sát bao gồm 347 trường hợp gian lận bị phát hiện ra từ ngày 1/1/1998 đến 31/12/2007 cho thấy 72% số trường hợp theo công bố cưỡng chế kế toán và kiểm toán có liên quan đến vai trò CEO, và 65% được kết luận có liên quan đến giám đốc tài chính. Điều này dẫn đến hiện nay ngoài các quy định liên quan đến quy trình kế toán, còn có những quy định đối với vai trò của CEO trong việc hạn chế hành vi điều chỉnh của các BCTC được đặt ra gần đây để bảo vệ sự minh bạch của các báo cáo này. Ngoài ra, với tình hình kinh tế nhiều biến động trong thời gian qua, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD), nâng cao chất lượng BCTC của các công ty niêm yết (CTNY) cũng được đặt lên hàng đầu, đòi hỏi các CTNY phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và minh bạch thông tin BCTC. 1 Beasley, S.M; Carcello, V.J; Hermanson, R. D and Neal, L.T. (2010) An analysis of US Public Company: Fraudulent Financial Reporting: 1998 – 2007. COSO
- 2 Các sai phạm kế toán trong những năm gần đây cũng đặt ra yêu cầu cần thiết phải cải thiện chất lượng trình bày trong các BCTC bằng cách thiết lập các cấu trúc giám sát phù hợp. Mối liên hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng thông tin vẫn luôn là một đề tài được tranh luận sôi nổi đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam (VN), những nơi mà chất lượng BCTC không được đánh giá cao và luôn bị chỉ trích (Agrawal & Chadha, 20052; Brown và cộng sự, 20103). Nhiều nghiên cứu của tác giả trên thế giới chỉ ra rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận là một trong những tiêu chí để chứng minh chất lượng của BCTC. Một số nghiên cứu trong nước gần đây đã quan tâm nhiều hơn đến việc đánh giá và phân tích các yếu tố tác động đến hành vi điều chỉnh thông tin BCTC đặc biệt là hành vi điều chỉnh lợi nhuận BCTC, đặc điểm hội đồng quản trị, các nhân tố bên trong, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc vốn,….Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu trước công bố chính thức tại Việt Nam với nội dung chỉ tập trung đề cập đến nhân tố tuổi của CEO, thời gian điều hành của CEO có mối quan hệ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các CTNY trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính lý luận và thực tiễn như trên, với mong muốn tìm hiểu, đánh giá, phân tích HVĐCLN và mối liên hệ giữa các nhân tố tuổi của CEO, thời gian điều hành của CEO ảnh hưởng như thế nào đến HVĐCLN nhằm đưa ra những khuyến nghị, chính sách công bố và minh bạch BCTC phù hợp nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC các công ty hoạt động trên TTCK VN, tác giả đề xuất nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “Ảnh hưởng tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK VN”. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học: 2 Agrawal & Chadha, (2005). Corporate Governance and Accounting Scandals. Journal of Law and Economics, 48: 371-406 3 Brown, L. & Caylor, M. (2006). Corporate Governance and Firm Valuation. Journal of Accounting and Public Policy, 25: 409-434
- 3 Đề tài đóng góp vào sự phong phú của các nghiên cứu tại VN liên quan đến HVĐCLN, mối quan hệ của tuổi và thời gian điều hành của CEO đến HVĐCLN. Về mặt thực tiễn: Từ kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tế như sau: - Thứ nhất, tuổi và thời gian điều hành của CEO có thể được sử dụng như dữ liệu đầu vào trong các mô hình lập quyết định được sử dụng bởi các công ty kiểm toán, các tổ chức tín dụng, trong việc xác định mức độ chấp nhận rủi ro khi lập kế hoạch kiểm toán hoặc ra quyết định cho vay. - Thứ hai, các doanh nghiệp khi tuyển dụng hoặc bổ nhiệm CEO nên lựa chọn các ứng viên có độ tuổi và kinh nghiệm điều hành phù hợp để hưởng lợi hơn thông qua việc có BCTC phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp, điều này sẽ làm giảm chi phí vốn và tăng giá trị của doanh nghiệp - Thứ ba, các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng BCTC khác nên xem xét tuổi và thời gian điều hành của CEO cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận,…. khi đánh giá chất lượng báo cáo của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét xác định mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của CEO ảnh hưởng như thế nào đến HVĐCLN BCTC của các CTNY. Từ đó đề xuất các kiến nghị làm giảm thiểu HVĐCLN và làm tăng niềm tin của người sử dụng BCTC. Trong đó hành vi điều chỉnh lợi nhuận là một trong những tiêu chí để chứng minh chất lượng của BCTC. Để đạt được mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau: Tuổi và thời gian điều hành của CEO có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận? Mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên TTCK VN?
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của các nhân tố tuổi và thời gian điều hành của CEO đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận chỉ đo lường bằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận BCTC. Phạm vi nghiên cứu chỉ liên quan đến lựa chọn chính sách kế toán thông qua biến kế toán dồn tích (AEM - Accruals-based Earnings Management) và không nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận thông qua chi phối các nghiệp vụ kinh tế (REM – Real Activities Manipulation hay Real Earning Management). Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn với mẫu bao gồm những công ty cổ phần niêm yết trên cả 2 sàn: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2007-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài được sử dụng là nghiên cứu định lượng. Thu thập số liệu từ báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của các CTNY trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX giai đoạn 2007-2015. Dữ liệu thu thập được tổng hợp thành dạng bảng để phục vụ cho việc nghiên cứu. Sau đó dựa vào tài liệu và dữ liệu thu thập, tiến hành tổng hợp dữ liệu, phân tích và đánh giá. Thực hiện thống kê mô tả, kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích hồi quy trên phần mềm Stata 13. Đồng thời nghiên cứu cũng sẽ sử dụng phương pháp so sánh và phân tích để đánh giá các kết quả đạt được với những bài nghiên cứu trước, xem xét có sự khác biệt giữa các kết quả thu được hay không. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn được chia thành 5 chương. Phần mở đầu: Giới thiệu về công trình nghiên cứu
- 5 Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan: chương này tác giả trình bày các nghiên cứu liên quan trước đây đã nghiên cứu về hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại VN và quốc tế. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: chương này tác giả trình bày các lý thuyết về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận và các lý thuyết nền. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này tác giả phát triển các giả thuyết nghiên cứu trong bài, đưa ra mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy và thảo luận về mối quan hệ giữa các nhân tố và hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Chương 5: Kết luận – Kiến nghị: chương này tác giả trình bày kết luận của nghiên cứu, hạn chế của bài nghiên cứu và đề xuất định hướng nghiên cứu trong tương lai.
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hành vi điều chỉnh lợi nhuận BCTC là vấn đề đã được nghiên cứu của rất nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam. Để có một cái nhìn tổng quan về những nghiên cứu có liên quan, luận văn chọn lựa và giới thiệu một số nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến các vấn đề này. Qua đó, sẽ rút ra khe hổng nghiên cứu đối với luận văn. 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 1.1.1. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của CEO và hành vi điều chỉnh lợi nhuận Liên quan đến nội dung nghiên cứu về tuổi của CEO và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nhóm tác giả Hua-Wei Huang và cộng sự thực hiện năm 2012 đã thực hiện nghiên cứu với chủ đề: CEO Age and Financial Reporting Quality4. Dựa trên những gì tìm được từ nghiên cứu trước đó (e.g., Mudrack 1989; Peterson et al. 2001; Sundaram và Yermack 2007) về việc cá nhân trở nên thận trọng và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức hơn khi họ càng lớn tuổi, nhóm tác giả lập luận rằng, các CEO lớn tuổi hơn thường ít có xu hướng thực hiện điều chỉnh lợi nhuận, điều này làm giảm HVĐCLN và làm cho chất lượng BCTC cao hơn. Cụ thể, nhóm tác giả giả định rằng độ tuổi của CEO có quan hệ nghịch với việc các doanh nghiệp đạt được hoặc vượt lợi nhuận mục tiêu và điều chỉnh lợi nhuận. Nhóm tác giả kiểm tra giả định này bằng cách thực hiện phương pháp phân tích từng biến một và phân tích hồi quy đa biến trên một mẫu gồm 3143 doanh nghiệp trên Compustas (Compustat là một cơ sở dữ liệu thông tin tài chính, thống kê và thị trường cho các công ty toàn cầu hoạt động và không hoạt động trên khắp thế giới. Dịch vụ này bắt đầu vào năm 1962) trong khoảng thời gian từ 2005 – 2008. Nhóm tác giả tìm thấy mối liên hệ nghịch biến rõ rệt giữa độ tuổi CEO với việc hoàn thành hay vượt lợi nhuận mục 4 Hua-Wei Huang, Ena Rose-Green, and Chih-Chen Lee, 2012.CEO age and financial reporting quality. American Accounting Association, 26(4): 725–740
- 7 tiêu và điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này cho thấy các CEO lớn tuổi ít có khả năng để điều chỉnh hoàn thành hoặc vượt lợi nhuận mục tiêu và các CEO lớn tuổi ít có khả năng thực hiện HVĐCLN. Do đó nghiên cứu của nhóm tác giả xem xét mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và HVĐCLN bằng cách xác định tuổi CEO là một yếu tố quyết định HVĐCLN. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả mang ý nghĩa điều chỉnh bổ sung cho các tác nhân được xác định từ các công trình nghiên cứu trước rằng tuổi của CEO có liên hệ với việc doanh nghiệp hoàn thành hoặc vượt lợi nhuận mục tiêu và điều chỉnh lợi nhuận. Tiếp đến, tương tự với nội dung nghiên cứu của nhóm tác giả Hua-Wei Huang và cộng sự kể trên nhưng đề cập thêm yếu tố sở hữu gia đình, tác giả Tang Wing Yin và Tsui Pui Chun trong năm 2014 cũng đã thực hiện đề tài với tên gọi How do the CEO age and family-owned business affect the quality of financial reporting? 5 . Nhóm tác giả đã cho rằng để xác định chất lượng của các BCTC, HVĐCLN là một trong những yếu tố cần được xem xét. Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng công ty có CEO lớn tuổi ít có khả năng điều chỉnh lợi nhuận. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả xác định sự tồn tại của việc điều chỉnh lợi nhuận bằng cách so sánh các con số lợi nhuận ròng của hai năm liên tiếp, họ so sánh các BCTC từ các báo cáo hàng năm của CTNY để xem liệu có bất kỳ điều chỉnh nào trên BCTC. Sau đó, họ thu thập dữ liệu tuổi của CEO và ban kiểm soát cũng như các biến khác như các thành viên hội đồng quản trị thông qua các báo cáo hàng năm của CTNY. Bên cạnh đó, họ còn lấy các chỉ số tài chính đưa vào mô hình hồi quy như các biến kiểm soát thông qua Bloomberg. Cuối cùng, họ điều tra sự tương quan giữa tuổi tác CEO và HVĐCLN bằng việc sử dụng phần mềm SPSS. Dựa trên các nghiên cứu trước đó của Tong (2007)6, công ty sở hữu gia đình có HVĐCLN cao 5 Tang Wing Yin and Tsui Pui Chun, 2014. How do the CEO age and family-owned business affect the quality of financial reporting? Hong Kong Baptist University 6 Tong, Yen H (2007). Financial Reporting Practices of Family Firms, Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting, ISSN 0882-6110, ISBN 0762314257, Volume 23, pp. 231 – 261
- 8 hơn, trong khi một số nghiên cứu (ví dụ như Madani, et al., 2013)7 cho thấy rằng quyền sở hữu gia đình không nhất thiết ảnh hưởng đến HVĐCLN. Do đó, nhóm tác giả đã kết hợp các biến của tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình trong mô hình hồi quy thứ hai để tìm hiểu xem sự hiệu ứng kết hợp của tuổi CEO và tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình đến HVĐCLN. Với nghiên cứu trên 174 công ty mẫu, kết quả cho thấy rằng tuổi CEO có một mối quan hệ ngược chiều với HVĐCLN. Tuy nhiên, ảnh hưởng của hiệu ứng kết hợp của tuổi CEO và tỷ lệ sở hữu của các thành viên gia đình đến HVĐCLN chính là không đáng kể, đều này có nghĩa là mối quan hệ đó là không chắc chắn. 1.1.2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời gian điều hành của CEO và hành vi điều chỉnh lợi nhuận Theo Ali và Zhang (2013)8 thời gian điều hành hay đương chức cũng có là một yếu tố phản ánh độ tuổi và kinh nghiệm của các CEO. Nghiên cứu của nhóm tác giả này xem xét những thay đổi trong động cơ của CEO trong quản lý thu nhập của doanh nghiệp trong thời gian đương chức của mình. Nghiên cứu này cho thấy, doanh thu thường có xu hướng bị phóng đại lên trong những năm đầu hơn trong những năm cuối trong khoảng thời gian tại vị của các CEO và mối liên hệ này thì yếu hơn đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu bởi các tổ chức đầu tư và tại các doanh nghiệp có ban kiểm soát cũng như ban điều hành độc lập. Kết quả này phù hợp với động cơ của CEO trong những năm đầu là xây dựng tầm ảnh hưởng trên thị trường về năng lực của mình trong những năm đầu bằng việc điều chỉnh tăng doanh thu. CEO với năng lực cao hơn sẽ có khả năng “sống sót” qua các đợt có quyết định cách chức hoặc giữ lại trong những năm đầu của họ, và do đó họ có động cơ gian lận để đánh bóng khả năng của mình. Về sau, chính những CEO này sẽ thường thận trọng hơn trong việc phóng đại thành tích để tránh ảnh hưởng đến danh tiếng của mình. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy rằng hiện tượng điều chỉnh tăng 7 Madani; MoeinAddin; and Rad, (2013). Impact of Family Ownership, State ownership and Major Shareholders on the Financial Reporting Quality of the Firms Listed on the Tehran Stock Exchange. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 5(5): 50-64 8 Ali and Zhang (2013) CEO Tenure and Earnings Management. Journal of Accounting and Economics.
- 9 doanh thu còn diễn ra rõ ràng hơn vào năm cuối trước khi về hưu so với những năm khác trong thời gian tại vị của họ. Kết quả này được ghi nhận chỉ sau khi đã kiểm soát việc thổi phồng doanh thu trong những năm trước. Điều này cũng phù hợp với các vấn đề liên quan đến việc ra đi của các CEO, và đồng thời lý giải sự thiếu kiểm soát của các CEOs trẻ lên doanh thu trên BCTC trong những năm đầu phục vụ khi họ đang bắt đầu được chuyển giao dần công việc từ CEO tiền nhiệm. Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của CEO đến HVĐCLN Yếu tố liên quan Tác giả Tên nghiên cứu Mối đến HVĐCLN quan hệ Huang và cộng CEO Age and Financial - sự (2012) Reporting Quality Yin và Chun How do the CEO age and family- - Tuổi CEO (2014) owned business affect the quality of financial reporting Huang và cộng CEO Age and Financial + sự (2012) Reporting Quality Yin và Chun How do the CEO age and family- + Thời gian điều (2014) owned business affect the quality hành của CEO of financial reporting Ali và Zhang CEO Tenure and Earnings - (2013) Management Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 1.2. Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trong nước liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận đối vối các công ty niêm yết trên TTCK VN đã được một số tác giả nghiên cứu trước thực hiện như sau:
- 10 Tác giả Huỳnh Thị Vân với chủ đề “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên TTCK VN” 9 được thực hiện năm 2012 trên cả hai sàn HOSE và HNX; đồng thời đo lường HVĐCLN bằng cả 2 mô hình của De Angelo (1986) và Friedlan (1994) để so sánh sự tương đồng cũng như sự khác nhau kết quả của 2 mô hình. Trong nghiên cứu, tác giả đã kết luận trước sự hấp dẫn của những lợi ích ngắn hạn, các công ty thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận lệch so với thực tế. Các công ty cổ phần có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận tăng lên trong năm đầu niêm yết. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty được hưởng ưu đãi thuế suất thu nhập doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lợi nhuận trong năm đó lên rất cao nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và quy mô công ty không ảnh hưởng đến HVĐCLN. Tiếp đến, đi sâu vào đặc điểm của quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận, tác giả Giáp Thị Liên đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM 10 thực hiện vào năm 2014 sử dụng mô hình của Dechow & các cộng sự (1995) để đo lường nhận diện HVĐCLN và thu thập dữ liệu của 101 CTNY trên sàn HOSE trong 5 năm giai đoạn 2009-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy tách biệt vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị với tổng giám đốc, tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị, tăng tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc sẽ làm giảm HVĐCLN. Bên cạnh đó nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát không kiêm nhiệm chức vụ trong công ty, tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về tài chính – kế toán – kiểm toán, tỷ lệ sở hữu của thành viên Ban kiểm soát cũng như tỷ lệ sở hữu của thành viên Hội đồng quản trị đối với HVĐCLN. Ngoài ra, cũng xem xét đến quản trị công ty và HVĐCLN, năm 2015 tác giả Nguyễn Trọng Nguyên đã thực hiện nghiên cứu “Tác động của quản trị công ty đến hành vi điều chỉnh thông tin BCTC 9 Huỳnh Thị Vân,2012. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên TTCK Việt Nam. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Đà Nằng. 10 Giáp Thị Liên,2014. Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM – Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Kinh tế TP.HCM
- 11 tại các công ty niêm yết ở VN”11. Tác giả đã khảo sát 195 công ty niêm yết trên TTCK VN bao gồm cả 2 sàn HOSE (107 doanh nghiệp) và HNX (87 doanh nghiệp) trong năm 2012 là năm đầu tiên thông tư 121 về quản trị công ty và thông tư 52 về công bố thông tin có hiệu lực. Qua phân tích thống kê mô tả, kết quả cho thấy chất lượng thông tin BCTC chung của các CTNY tại VN chỉ đạt mức dưới trung bình. Ngoại trừ đặc biệt tính kịp thời đạt mức trung bình, các đặc tính còn lại đều dưới mức trung bình. Mức độ chất lượng thông tin BCTC các công ty dưới trung bình thể hiện chủ yếu ở hai hoạt động trình bày và công bố trong đó tập trung chủ yếu ở thông tin phi tài chính. Mặc dù những nội dung liên quan đến chất lượng thông tin BCTC đã được Bộ tài chính yêu cầu thực hiện theo thông tư 52, nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ trình bày và công bố ở mức độ tuân thủ các nội dung này nhưng chưa hướng tới sự hữu ích của thông tin cho người sử dụng. Như vậy cho thấy chất lượng thông tin BCTC thấp chủ yếu do khối lượng và tính trung thực của thông tin phi tài chính, các yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào việc định hướng và giám sát của chính các CTNY. Nghiên cứu khác đi sâu vào đặc điểm hoạt động kiểm toán đối với hành vi điều chỉnh lợi nhuận có nghiên cứu của Trần Thị Thu Thảo với chủ đề “Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên TTCK VN”12 được thực hiện năm 2014, có 450 quan sát thu thập từ 90 công ty trên cả 2 sàn HOSE và HNX trong 5 năm (2009-2013) và sử dụng mô hình De Angelo Model (1986) được cải tiến bởi Friedlan (1994) để đo lường các khoản dồn tích tự định (DA). Kết quả nghiên cứu cho thấy giới tính kiểm toán viên có ảnh hưởng đến HVĐCLN thông qua các khoản dồn tích tự định (DA), cụ thể các nữ kiểm toán viên chấp nhận DA ở mức giá trị cao hơn so với các kiểm toán viên là nam. Thêm vào đó, kết quả cho thấy số năm kinh nghiệm của kiểm toán viên có mối quan hệ ngược chiều với 11 Nguyễn Trọng Nguyên,2015. Tác động của quản trị công ty đến hành vi điều chỉnh thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM 12 Trần Thị Thu Thảo,2014. Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Kinh tế TP.HCM
- 12 HVĐCLN, số năm kinh nghiệm càng tăng các khoản DA càng giảm, nghĩa là chất lượng BCTC càng cao. Ngoài ra, nghiên cứu không nhận thấy được mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán (trái ngược với kết quả Phan Thị Thanh Trang 2015), nhiệm kỳ kiểm toán viên, nhiệm kỳ kiểm toán và HVĐCLN của nhà quản lý. Ở góc độ nghiên cứu chung liên quan đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận, nghiên cứu năm 2015 của tác giả Phan Thị Thanh Trang với đề tài “Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM”13. Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 54 CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 7 nhóm ngành nghề khác nhau, trong 3 năm và sử dụng mô hình của Friedlan (1994) để đo lường HVĐCLN BCTC. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các CTNY trên TTCK đều có HVĐCLN trong những năm niêm yết, đặc biệt là vào năm đầu nhằm thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó tác giả tìm ra mối quan hệ cùng chiều của quy mô công ty đến HVĐCLN, cụ thể là các công ty có quy mô doanh thu càng lớn thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận càng cao. Thêm vào đó thời gian hoạt động càng lâu thì khả năng các công ty có HVĐCLN càng tăng nguyên nhân do có thể công ty muốn duy trì mức lợi nhuận ổn định, đồng thời tạo sự tin tưởng với các cổ đông. Ngoài ra, chất lượng công ty kiểm toán ảnh hưởng đáng kể đến mức độ điều chỉnh lợi nhuận, cụ thể với sự tham gia kiểm toán của các công ty kiểm toán Big 4 đã làm hạn chế HVĐCLN của nhà quản trị. Gần nhất, nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC nhưng có đề cập đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận có nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hồng được thực hiện năm 2016 với tên gọi “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chướng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại VN”14. Tác giả sử dụng dữ liệu của 123 CTNY trên TTCK VN trong giai đoạn 3 năm (2012-2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 23 biến độc lập đưa 13 Phan Thị Thanh Trang,2015. Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM – Luận văn Thạc sĩ trường ĐH Kinh tế TP.HCM 14 Nguyễn Thị Phương Hồng,2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của công ty niêm yết trên thị trường chướng khoán –bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ trường ĐH Kinh Tế TP.HCM
- 13 vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy mô hình 1 cho thấy có 11 biến có tác động đến chất lượng BCTC. Trong số 11 biến có tác động đến biến phụ thuộc (chất lượng BCTC), có 5 biến có tác động thuận chiều đến chất lượng BCTC đó là tính kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính độc lập của HĐQT, mức độ chuyên môn tài chính của HĐQT, sự tồn tại kế hoạch thưởng và thời gian niêm yết. Có 6 biến có tác động ngược chiều đến chất lượng BCTC đó là quyền sở hữu bởi tổ chức, khả năng thanh toán hiện hành, quy mô công ty, loại ngành công nghiệp, lợi nhuận (ROE) và chính sách chia cổ tức. Các biến còn lại bao gồm quyền sở hữu vốn của nước ngoài, quyền sở hữu vốn Nhà nước, quyền sở hữu vốn nhà quản lý và sự tập trung quyền sở hữu, quy mô HĐQT, mức độ thường xuyên của các cuộc họp của HĐQT, đòn bẩy tài chính, tuổi của công ty, tình trạng niêm yết, loại công ty kiểm toán, tính trì hoãn của BCTC và triển vọng phát triển không có tác động đến biến chất lượng BCTC xét về mặt ý nghĩa thống kê. 1.3. Khe hổng của nghiên cứu trước và định hướng nghiên cứu của tác giả Tác giả đã trình bày tổng quan các nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu trong nước liên quan tới vấn đề nghiên cứu của tác giả. Các công trình nghiên cứu quốc tế đều là những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tuổi của CEO, thời gian điều hành cũng như kinh nghiệm của CEO đối với HVĐCLN tại các quốc gia khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Trong khi các đề tài đã được thực hiện tại VN đề cập đến là những công trình nghiên cứu về mô hình nhận diện HVĐCLN, HVĐCLN trong năm đầu niêm yết, và quản trị công ty, đặc điểm công ty kiểm toán có mối quan hệ như thế nào đối với HVĐCLN. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu trước công bố chính thức tại Việt Nam với nội dung chỉ tập trung đề cập đến nhân tố tuổi của CEO, thời gian điều hành của CEO có mối quan hệ đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các CTNY trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này sẽ nghiên cứu xem xét liệu có mối quan hệ giữa tuổi và thời gian điều hành của CEO đến HVĐCLN hay không. Từ đó đưa ra các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 244 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 58 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 14 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn