Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG Trading Việt Nam
lượt xem 20
download
Đề tài đánh giá thực trạng công tác bảo trì đang áp dụng tại nhà máy, và hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị đóng bành giấy tại nhà máy của công ty SCG Trading Việt Nam; đề xuất việc giải pháp nâng cao công tác bảo trì tại nhà máy thông qua áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM), từ đó sẽ giúp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đóng bành giấy vụn tại nhà máy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG Trading Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐÀO NGỌC TUẤN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TRÌ HIỆU SUẤT TOÀN DIỆN (TPM) NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÁY MÓC TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG BÀNH GIẤY CÔNG TY SCG TRADING VIỆT NAM Chuyên Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH HÀ Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện(TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc tại nhà máy đóng bành giấy công ty SCG Trading Việt Nam” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu được sử dụng là trung thực và được lấy từ các nguồn đáng tin cậy. Tác giả Đào Ngọc Tuấn
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Phần mở đầu………………………………………………………………………….…....…..1 1.Tính cần thiết của đề tài…………………………………………………………...….……...1 2.Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………...………....2 3.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………...……...2 4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...……...……...3 5.Ý nghĩa nghiên cứu: Lý thuyết và thực tiễn…………………………………………....…....3 6.Kết cấu luận văn………….…………………………………………………………….....…3 Chương1 : Những lý luận cơ bản về bảo trì và bảo trì hiệu suất tổng thể(TPM)…………..…4 1.1 Tổng quan về bảo trì …………………………………………………………………..…..4 1.1.1 Định nghĩa bảo trì …………………………………………………………………...4 1.1.2 Lịch sử bảo trì……………………………………………………………………..…4 1.1.3 Vai trò của bảo trì ………………………………………………………………..….6 1.1.4 Phân loại bảo trì …………………………………………………………………..…6 1.1.4.1 Phương pháp bảo trì sửa chữa………………………………………….…..….7 1.1.4.2 Phương pháp bảo trì phòng ngừa……………………………………….….… 7 1.2 Lý luận về bảo trì hiệu suất toàn diện(TPM)……………………………….…………....10 1.2.1 Định nghĩa TPM…………………………………………………………….……….10 1.2.2 Lịch sử ra đời của TPM………………………………………………………...…....11
- 1.2.3 Lợi ích áp dụng TPM……………………………………………………...………....12 1.2.4 Nội dung yêu cầu TPM………………………………………………………...….…12 1.2.4.1 Bảo trì tự quản……………………………………………………………....13 1.2.4.2 Cải tiến có trọng điểm…………………………………………………….…15 1.2.4.3 Bảo trì có kế hoạch …………………………………………………….…...17 1.2.4.4 Quản lý chất lượng……………………………………………………….….18 1.2.4.5 Quản lý từ đầu…………………………………………………………….....20 1.2.4.6 Huấn luyện và đào tạo……………………………………………………... .20 1.2.4.7 TPM trong hành chính và bộ phận hỗ trợ…………………………………...20 1.2.4.8 An toàn sức khỏa và môi trường …………………………………………....20 1.2.4.9 Nguyên Tắc 5 S…………………………………………………………..….21 1.2.5 Các giai đoạn áp dụng TPM……………………………………………….…..…..22 1.2.6 Chỉ số đo lường hiệu suất thiết bị toàn bộ ……………………………………..…23 1.2.7 Mối quan hệ TPM là cần thiết cho nhà máy đóng bành giấy ……...…………......27 1.2.8 Các bài học kinh nghiệm áp dụng TPM từ các nghiên cứu...………………..…....28 Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo trì và hiệu quả hoạt động máy móc,thiết bị tại công ty.31 2.1 Giới thiệu sơ lựoc về công ty và hoạt động đòng bành giấy………………………………31 2.2 Thực trạng hoạt động bảo trì tại nhà máy đóng bành giấy………………………………..35 2.2.1 Phương pháp bảo trì tại nhà máy đóng bành giấy…………………………………....35 2.2.2 Quản lý cơ sở dữ liệu………………………………………………………………....38 2.2.3 Nhận thức nhân viên tại nhà máy hướng tời hoạt động bảo trì…………………….....39 2 .3 Đánh giá hiệu quả hoạt động máy móc ,thiết bị tại nhà máy……………………………. 43 2.3.1 Xác định các loại tổn thất………………………………………………………….....43 2.3.2 Tính hiệu suất thiết bị toàn bộ (OEE) …………………………………………….…44 2.3.2.1 Chỉ số khả năng sẵn sàng…………………………………………………….…45
- 2.3.2.2 Chỉ số hiệu suất ……………………………………………………………..….46 2.3.2.3 Chỉ số chất lượng…………………………………………………………….…47 2.3.2.4 Chỉ số OEE……………………………………………………………………..48 2.4 Đánh giá chung về hoạt động bảo trì và hiệu quả hoạt động máy móc…………………..49 Chương 3: Giải pháp triển khai TPM trong nhá máy đáng bành giấy………………………...51 3.1 Giai đoạn chuẩn bị………………………………………………………...……….......51 3.1.1 Lãnh đạo thể hiện sự cam kết triển khai TPM…………………………...….…..51 3.1.2 Xây dựng đội TPM………………………………………………………...….....52 3.1.3 Xây dựng chương trình đào tạo TPM………………………………………........53 3.1.4 Thiết lập các chính sách cơ bản TPM và mục tiêu TPM…………………….…..54 3.2 Giai đoạn thực hiện………………………………………………………………….….55 3.2.1 Triển khai 5S…………………………………………………………………..….55 3.2.2 Bảo trì tự quản………………………………………………………………...….56 3.2.3 Bảo trì kế hoạch……………………………………………………………...…...61 3.2.4 Đào tạo, huấn luyện TPM…………………………………………………...…..61 3.2.5 Cải tiến có trọng điểm………………………………………………………....…62 3.3 Giai đoạn đánh giá hiệu quả TPM………………………………………………….......63 Kết luận………………………………………………………………………………………..64 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1: Tính OEE Phụ lục 2: Bảng câu hỏi Phụ lục 3: Tóm tắt kết quả khảo sát.
- NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC THUÂT NGỮ ANH-VIÊT -Autonomous Maintenance (AM): Bảo trì tự quản - Breakdown maintenance (BM): Bảo trì sữa chữa -Corrective maintenance: Bảo trì khắc phục hay bảo trì hiệu chỉnh -Condition Based Maintenance (CBM) : Bảo trì định kỳ dựa vào tình trạng thiết bị - Focused Improvement(FI) : Cải tiến có trọng điểm -Operator Maintenance: Bảo trì có sự tham gia nhân viên vận hành -Overall Equipment effectiveness (OEE) : Hiệu suất thiết bị toàn bộ -Preventive maintenance(PM): Bảo trì phòng ngừa -Time based maintenance (TBM): Bảo trì phòng ngừa định kỳ -Proactive Maintenance : Bảo trì tiên phong - Planned Maintenance(PM) Bảo trì có kế hoạch -Quality Maintenance (QM) : Quản lý chất lượng -Total Productive Maintenance (TPM) : Bảo trì năng suất toàn bộ
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 15 loại tổn thất đặc trưng Bảng 1.2 Phân loại tổn thất Bảng 1.3 So sánh OEE của máy trước và sau áp dụng TPM tai M/S JAI MATA Di INDUSTRIES Bảng 1.4 So sánh chỉ OEE của máy trước và sau áp dụng TPM tai công ty Jamma Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của giấy tái chế Bảng 2.2 Công suất hoạt động đóng bành trong 3 năm 2010-2012 Bảng 2.3 Số lượng nhân viên khảo sát từng vị trí cụ thể Bảng 2.4 Tóm tắt điều kiện hoạt động máy Bảng 2.5 Kiến thức về TPM Bảng 2.6 Bảng tính OEE Bảng 2.7 Thời gian hoạt động máy móc từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2013 Bảng 2.8 Khối lượng sản xuất từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2013 Bảng 2.9 Tỷ lệ chất lượng đóng bành giấy từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2013 Bảng 2.10 So sánh chỉ số OEE giữa nhà máy đóng bành với nhà máy quản lý tốt thế giới Bảng 3.1 Chỉ tiêu tác giả đề xuất cho nhà máy tương ứng bước thực hiện bảo trì tự quản Bảng 3.2 Ví dụ minh họa tiêu chuẩn lau chùi cho máy đóng bành Bảng 3.3 Ví dụ minh họa cho tiêu chuẩn kiểm tra máy đóng bành Bảng 3.4 Ví dụ minh họa cho tiêu chuẩn bơi trơn máy đóng bành Bảng 3.5 Phân công nhiệm vụ giữa nhân viên vận hành và nhân viên bảo trì Bảng 3.6 Minh hoạ hoạt động cải tiến trọng điểm
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình1.1 Những mong đợi đối với bảo trì đang ngày càng tăng. Hình 1.2 Ngôi nhà TPM Hình 1.3 7 bước trong bảo trì tự quản Hình 1.4 Tóm tắt mối quan hệ của OEE và 6 tổn thất Hình 2.1 Mô tả hoạt động đóng bành giấy Hình 2.2 Qui trình hoạt động đóng bành tại nhà máy Hình2.3 Xe xúc đẩy giấy vào băng tải máy đóng bành Hình 2.4 Máy ép hoạt động cho ra thành phẩm Hình 2.5 Thành phẩm đựơc sắp xếp vào kho Hình 2.6 Phương pháp bảo trì của công ty trong năm 2012 Hình 2.7 Phương pháp bảo trì của công ty trong 8 tháng đầu năm 2013 Hình 2.8 Bảng kế hoạch bảo trì phòng ngừa theo thời gian Hình 2.9 Các nguyên nhân hư hỏng máy Hình 2.10 Các nguyên nhân của hiện tựơng máy ngừng hoạt động
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cần thiết của đề tài Trong nhiều thập kỷ qua, bảo trì luôn được xem như là khu vực quan trọng trong môi trường kinh doanh. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong qui mô toàn cầu như hiện nay đòi hỏi các công ty sản xuất thay đổi nhanh chóng trong cách thức vận hành (Kutucuoglu., et al.,2001). Trong đó, việc loại trừ lãng phí (tổn thất) luôn là mục tiêu hàng đầu của tất cả các công ty, trong đó bảo trì cũng là một giải pháp hữu hiệu đề thực hiện mục tiêu này. Sự bất hợp lý trong qui trình hoạt động ,chất lượng sản phẩm kém, lưu kho dư thừa … vv luôn là ưu tiên hàng đầu phải giải quyết của các chương trình cải tiến trong các công ty . Bên cạnh đó, một hình thức lãng phí khác thường xảy ra ở khu vực sản xuất do độ tin cậy kém của máy móc thiết bị như : tần suất hư hỏng cao; hiệu suất sử dụng thấp; chi phí bảo dưỡng và phụ tùng tốn kém. Các loại lãng phí này không chỉ trực tiếp làm giảm năng suất sản xuất mà còn tác động xấu tới các yếu tố khác của khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng sản phẩm, giá thành, giao hàng đúng hạn. Bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) chính là một phương pháp cải tiến nhằm giải quyết các vấn đề đó. TPM (viết tắt của Total Productive Maintenaince) là một tư duy hay phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm bảo trì ( hay còn gọi là bảo dưỡng) và năng suất. Mục tiêu của TPM là tối đa hóa hiệu suất thiết bị nhằm nâng cao năng suất sản xuất, đồng thời nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động. Với TPM, mọi người cùng hợp lực và tương tác với nhau để nâng cao hiệu suất hoạt động của thiết bị một cách hiệu quả nhất. Thay vì suy nghĩ rằng trách nhiệm của công nhân vận hành thiết bị chỉ là vận hành thiết bị, trách nhiệm của công nhân bảo trì chỉ là sửa chữa thiết bị. Điều đó được thay bằng cả hai cùng chịu trách nhiệm về thiết bị của công ty, tương lai của công ty, tương lai của cả hai người. Theo Nguyễn Đăng Minh (2011), TPM không chỉ là một “chương trình bảo trì máy móc”, có còn là phương thức giúp công ty duy trì và phát triển bền vững.
- 2 Công ty SCG Trading là công ty con của tập đoàn SCG, là một trong những công ty lâu đời nhất và uy tín nhất tại Thái Lan, công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong có ngành giấy tái chế. Hiện tại, công ty có 4 nhà máy đóng bành giấy vụn hoạt động từ năm 2009. Các loại máy móc thiết bị đã qua thời gian sử dụng nên thường xuyên xảy ra hiện tựơng hư hỏng, trong khi đó phương pháp bảo trì được áp dụng ở công ty vẫn là bảo trì sửa chữa và bảo trì phòng ngừa định kỳ (Time –Based Preventive Maintenance ) bộc lộ nhiều nhược điểm như: sẽ là lãng phí nếu phụ tùng chưa hư nhưng vẫn bị thay theo định kỳ hay phụ tùng bị hư trước thời điểm hoạch định sẽ thay, dẫn đến hiệu quả hoạt động của các máy móc, thiết bị trong nhà máy đóng bành giấy thấp. Ngoài ra,chỉ số hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị vẫn còn thấp. Vì lý do trên việc nghiên cứu đề tài “Áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM) nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị tại các nhà máy đóng bành giấy tại Công ty SCG Trading Việt Nam” là hoàn tòan cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau: - Đánh giá thực trạng công tác bảo trì đang áp dụng tại nhà máy, và hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị đóng bành giấy tại nhà máy của công ty SCG Trading Việt Nam. - Đề xuất việc giải pháp nâng cao công tác bảo trì tại nhà máy thông qua áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM), từ đó sẽ giúp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đóng bành giấy vụn tại nhà máy. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bảo trì tại các nhà máy đóng bành giấy, hiệu quả hoạt động của máy móc, thiết bị. - Đối tượng khảo sát lấy ý kiến là những cán bộ quản lý điều hành, công nhân điều hành tại các nhà máy đóng bành giấy.
- 3 4 . Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp hệ thống: Thu thập, hệ thống, phân tích và tổng hợp các dữ liệu thông tin của các đối tượng khác nhau như báo cáo khoa học, báo cáo nội bộ của doanh nghiệp. - Phương pháp khảo sát: Thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi với số lượng là 20 nhân viên đang làm việc tại các nhà máy. Tác giả đánh giá được nhận thức của nhân viên hướng tới hoạt động bảo trì. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu có ý nghĩa đóng góp cho nhà quản lý công ty SCG Trading Việt Nam cải thiện công tác bảo trì tại công ty thông qua việc áp dụng phương pháp bảo trì hiệu suất toàn diện (TPM). Từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả máy móc, thiết bị tại nhà máy đóng bành giấy của công ty. - Nghiên cứu này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến TPM cũng như phương pháp đánh giá hiệu quả máy móc thiết bị tổng thể tại đơn vị mình. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo kết quả đề tài được kết cấu với 3 chương. - Chương 1. Những lý luận cơ bản về bảo trì và TPM - Chương 2. Thực trạng công tác bảo trì, và hiệu quả hoạt động của các máy móc, thiết bị tại nhà máy đóng bành giấy tại công ty. - Chương 3. Đề xuất kế hoạch triển khai TPM tại nhà máy đóng bành giấy tại công ty
- 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÀO TRÌ VÀ BẢO TRÌ HIỆU SUẤT TOÀN DIỆN (TPM) 1.1 Tổng quan về bảo trì 1.1.1 Định nghĩa bảo trì Trong thời đại hiện nay, máy móc và thiết bị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực. Vì vậy, bảo trì các loại máy móc thiết bị cũng ngày càng được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hơn. Bảo trì là một thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên, để hiểu rõ vai trò, chức năng và các hoạt động liên quan đến bảo trì lại không dễ dàng. Tùy theo quan điểm của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì được định nghĩa khác nhau như: - Theo định nghĩa của Afnor (Pháp) Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ xác định - Thao định nghĩa của BS 3811:1984 (Anh) : Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị, nhằm giữ cho thiết bị luôn ở, (hoặc phục hồi nó về) một tình trạng, mà trong đó nó có thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một tình trạng xác định nào đó. (Phạm Ngọc Tuấn, 2012, trang 29) Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo trì nhưng theo tác giả hiểu bảo trì là bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho máy móc, thiết bị luôn hoạt động trong điều kiện tốt. 1.1.2 Lịch sử bảo trì Trên thế giới bảo trì đã phát triển qua ba thế hệ như sau: Thế hệ thứ nhất: Bắt đầu giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ II. Trong giai đoạn này công nghiệp chưa phát triển. Việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các máy móc còn đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất, do đó công việc bảo trì cũng rất
- 5 đơn giản. Bảotrì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng suất. Vì vậy, ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ quản lý. Do đó, không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lý cho các máy móc. Bảo trì lúc bấy giờ là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi có hư hỏng xảy ra. Thế hệ thứ hai:Mọi thứ đã thay đổi trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II. Vào những năm 1950, máy móc các loại đã được đưa vào sản xuất nhiều hơn và phức tạp hơn. Công nghiệp bắt đầu phụ thuộc vào chúng. Do sự phụ thuộc ngày càng tăng, thời gian ngừng máy ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đôi khi có một câu hỏi được nêu ra là "con người kiểm soát máy móc hay máy móc điều khiển con người ". Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt trong nhà máy thì con người sẽ kiểm soát được máy móc. Ngược lại máy móc hư hỏng sẽ gây khó khăn cho con người. Thế hệ thứ ba: Những năm 1970, công nghiệp thế giới đã có những thay đổi lớn lao. Những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ngày càng nhiều hơn. Hình 1.1: Những mong đợi đối với bảo trì đang ngày càng tăng. “Nguồn: Quản lý bảo trì công nghiệp, trang 10” [5]
- 6 1.1.3 Vai trò bảo trì đối với hoat đông doanh nghiêp Ngày nay bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, nó có thể so sánh với vai trò như một đội cứu hỏa. Khi có đám cháy xảy ra, đòi hỏi phải được dập tắt càng nhanh càng tốt để tránh những thiệt hại lớn.Tuy nhiên, dập tắt lửa không phải là nhiệm vụ chính của đội cứu hỏa mà công việc chính của họ là phòng ngừa không cho đám cháy xảy ra. Cho nên, vai trò chính của bảo trì là phòng ngừa để cho máy móc không bị hư hỏng. Vai trò thứ hai, bảo trì là đ ả m b ả o cực đại hóa năng suất của máy móc, năng suất cao là nhờ đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ của máy dài hơn; nhờ chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để bảo trì nhỏ nhất; nhờ cải tiến liên tục quá trình sản xuất. Vai trò thứ ba, bảo trì là tối ưu hóa hiệu suất của máy, khi đó máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn, tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn. Hiện nay, bảo trì ngày càng trở nên quan trọng. Ở những quốc gia đang phát triển, có nhiều máy móc cũ đang hoạt động. Vấn đề phụ tùng là yếu tố cần quan tâm, bởi vì khó tìm phụ tùng thay thế cho thiết bị, giá thành cũng rất cao. Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của các hư hỏng sẽ được giảm tối thiểu.(Bùi Thanh Giang, 2011, trang 4) 1.1.4 Phân loại bảo trì Nhu cầu bảo trì máy móc thiết bị xuất hiện từ khi loài người bắt đầu sản xuất. Ngành bảo trì đã trải qua các bước phát triển từ thấp đến cao, từ bị động đến chủ động. Bảo trì trên thực tế có 2 loại bảo trì phòng ngừa và bảo trì hư hỏng (sửa chữa). Mỗi loại bảo trì đều có ưu điểm, nhược điểm. Cụ thể như sau:
- 7 1.1.4.1 Phương pháp bảo trì sửa chữa( Breakdown Maintenance) Đây là phương pháp bảo trì lạc hậu nhất.Thực chất lịch bảo trì quyết định khi máy móc bị hỏng và con người hoàn toàn bị động. Khi máy hỏng, sản xuất bị ngưng lại và công tác bảo dưỡng mới được thực hiện. Phương pháp bảo trì này có rất nhiều nhược điểm, như: gây dừng máy bất thường ; không ngăn ngừa được sự xuống cấp của thiết bị; sự hư hỏng của các máy móc có thể gây tai nạn, làm cho các nhà quản lý sản xuất bị động trong việc lên kế hoạch sản xuất; ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Do thời điểm xảy ra các hỏng hóc thường ngẫu nhiên, bất ngờ nên các nhà quản lý bảo trì luôn bị động trong việc chuẩn bị các chi tiết thay thế, bố trí các công tác sửa chữa làm kéo dài thời gian dừng máy gây chi phí lớn. Trong một số trường hợp, thậm chí đã chuẩn bị rất nhiều các chi tiết thay thế nhưng do tính đa dạng và khó dự đoán của các hư hỏng nên khối lượng các chi tiết vẫn rất lớn gây tốn kém. Một khuyết điểm khác của phương pháp này là các hư hỏng ở một cụm máy móc nào đó do không kịp ngăn chặn có thể gây hư hỏng dây chuyền làm nguy hiểm đến các bộ phận máy khác gây tai nạn cho người sử dụng. Do các hạn chế trên, nên phương pháp này hầu như không được áp dụng nữa tại các nhà máy tiên tiến. 1.1.4.2 Bảo trì phòng ngừa(Preventive maintenance) Phương pháp này có thể thực hiện theo 4 hướng : Thứ nhất là bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian ( Preventive maintenance-Time based maintenance) Đây là phương pháp bảo trì hiện nay được áp dụng hầu hết các nhà máy, dây chuyển sản xuất.Trên thế giới, phương pháp này đã được phát triển và phổ biến từ những năm 1950.
- 8 Nội dung chủ yếu của phương pháp này là các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất sẽ được sửa chữa, thay thế định kỳ theo thời gian. Về mặt lý thuyết, dường như đây là phương pháp khá lý tưởng. Tuy nhiên, trong thực tế phương pháp này vẫn bộc lộ khá nhiều nhược điểm; như: - Thứ nhất là việc xác định chu kỳ thời gian để dừng máy. Do phân bổ của các hư hỏng theo thời gian rất khác nhau nên việc xác định các chu kỳ sửa chữa thích hợp cho toàn bộ dây chuyển rất khó.Nếu khoảng thời gian giữa hai lần dừng máy dài, các hư hỏng có thể xuất hiện giữa hai lần dừng máy gây ra dừng máy bất thường. Nếu khoảng thời gian giữa hai lần dừng máy ngắn , khối lượng sửa chữa thay thế lớn, một số chi tiết vẫn còn dùng được nhưng đến thời hạn vẫn thay thế gây lãng phí. - Thứ hai, do chủng loại máy móc thiết bị có thể hư hỏng cần sửa chữa bảo trì trong mỗi đợt dừng máy của nhà máy thường rất đa dạng, khối lượng chi tiết thay thế,bố trí nhân lực,vật lực cho mỗi lần dừng máy rất lớn. Nhưng, thực tế các chi tiết cần thay thế sửa chữa lại không nhiều gây lãng phí. - Thứ ba, các máy móc thiết bị có thể bị hư hỏng do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình kiểm tra, bảo trì. Một số loại máy dễ hư hỏng, mòn hay giảm tuổi thọ do việc tháo lắp vào nhiều lần Thứ hai là bảo trì phòng ngừa theo tình trạng máy ( Preventive maintenance- condition- based maintenance) Đây là phương pháp bảo trì phòng ngừa tiên tiến được phát triển từ bảo trì phòng ngừa theo thời gian, và được áp dụng trong các ngành công nghiệp khoảng từ giữa năm 1950. Nội dung chính của phương pháp này là: Trạng thái và các thông số làm việc của máy móc thiết bị hoạt động trong dây chuyền sẽ được giám sát bởi hệ thống giám sát và chuẩn đoán tình trạng thiết bị. Hệ thống giám sát sẽ chịu giám sát các hiện tượng xuất hiện trong quá trình làm việc của thiết bị như tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ…,kiểm tra tình trạng thực tế của thiết bị, phát hiện các trạng thái bất thường cuả thiết bị, qua đó xác định xu hướng hư hỏng
- 9 thiết bị. Hệ thống phân tích và chuẩn đoán tình trạng thiết bị sẽ chịu trách nhiệm phân tích các kết quả thu được từ hệ thống giám sát , thông báo chính xác vị trí , mức độ hư hỏng giúp người sử dụng kịp thời điều chỉnh hoặc thay thế các phần hư hỏng, tránh các hư hỏng theo dây chuyền. Thứ ba bảo trì hiệu suất (Productive maintenance- PM ) Vào cuối năm 1950 hãng Genegal Electric đưa Bảo trì hiệu suất , tức là bảo trì nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Xuất phát từ nhược điểm của bảo trì phòng ngừa theo thời gian. Bảo trì hiệu suất là loại hình bảo trì nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp nhờ giảm các chi phí do máy móc thiết bị từ chi phí vận hành , bảo dưỡng đến các thiệt hại do thiết bị xuống cấp. Bảo trì hiệu năng đã phát triển qua các giai đoạn bảo trì hiệu chính (Corrective maintenance), phòng ngừa bảo trì( Maintenance Prevention) và bảo trì hiệu suất hiện đại. Bảo trì hiệu suất chính là bước kế tiếp của bảo trì phòng ngừa dựa trên tình trạng thiết bị Thứ tư là bảo trì hiệu suất toàn diện (Total Productive Maintenance-TPM) TPM là bước tiếp theo của PM, thông qua hoạt động của các nhóm nhỏ tất cả các bộ phận nhằm xây dựng một hệ thống bao quát toàn bộ chu kỳ sử dụng thiết bị nhằm mục đích đạt được hiệu suất sử dụng thiết bị tối đa. Nội dung chi tiết của TPM sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
- 10 1.2 Lý luận về bảo trì hiệu suất toàn diện 1.2.1 Định nghĩa TPM TPM viết tắt của Total Productive Maintenaince tạm gọi là Bảo Trì Năng Suất Toàn Diện. Có nhiều định nghĩa đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu: Theo Nakajima, người được xem như là cha đẻ của TPM đã đưa ra định nghĩa TPM là bảo trì năng suất toàn diện được thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua các nhóm hoạt động nhỏ (Ahmed et al,2004) . Theo Suzuki (1992) cho rằng TPM là một phương pháp bao gồm những hoạt động tập trung vào việc bảo trì thiết bị. Theo Channeski (2002) TPM là chương trình bảo trì với mục tiêu loại bỏ thời gian chết của máy móc thiết bị. Theo Besterfield., et al (1999) cho rằng TPM giúp duy trì máy móc, thiết bị tại mức năng suất cao nhất thông qua sự hợp tác của các bộ phận chức năng trong tổ chức. Theo Ahuja and Khamba (2007) có thể phân tích khái niệm TPM thông qua 3 từ xây dựng nên nó. T viết tắt cho từ Total: Thể hiện sự tham gia mọi khía cạnh và sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức. P viết tắt cho từ productive: Nhấn mạnh việc thực hiện sản xuất một cách trôi chảy không gặp vấn đề là loại bỏ các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất. M viết tắt cho từ Maintenance: Có ý nghĩa luôn duy trì máy móc, thiết bị hoạt động tốt bởi người điều hành thiết bị thông qua các công việc sửa chữa, lau chùi, bôi mỡ và đồng ý dành thời gian cho các công việc này. Đóng góp quan trọng của TPM vào lý thuyết bảo trì là nó đã phá bỏ rào cản hoặc ranh giới giữa bộ phận bảo trì và bộ phận sản xuất trong công ty. Một tư tưởng về” chúng tôi tạo dựng, các anh đạp đổ” đã bị loại bỏ hoàn toàn khi TPM được áp dụng hiệu quả.Việc này mang lợi ích khổng lồ trong sản xuất và trong công ty. (Phạm Ngọc Tuấn, 2012, trang 87)
- 11 Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về TPM nhưng, theo tác giả hiểu TPM là phương pháp bảo trì có mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của các máy móc thiết bị sản xuất thông qua sự tham gia của mọi người trong tổ chức. 1.2.2 Lịch sử ra đời TPM TPM là một sáng kiến của người Nhật. Nguồn gốc của TPM phát triển từ bảo trì phòng ngừa (Preventive Maintenance) vào năm 1951 của người Nhật. Tuy nhiên khái niệm bảo trì phòng ngừa (Preventive Maintenance) lại được hình thành từ Mỹ. Nippondenso là công ty đầu tiên giới thiệu chương trình Preventive Maintenance vào năm 1960. Preventive Maintenance là một chương trình hỗ trợ nhân viên vận hành và bảo dưỡng thiết bị, tuy nhiên khi thiết bị ngày càng tự động hơn, phát triển hơn, vấn đề bảo dưỡng thiết bị trở nên không hiệu quả vì đòi hỏi nhân lực bảo trì nhiều hơn, thường xuyên hơn. Do đó, bộ phận quản lý quyết định: Nhân viên vận hành thực hiện các tác vụ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, mà các tác vụ kiểm tra đó có tần suất ngắn hạn, thường xuyên (Hay còn gọi là Autonomous maintenance, một phần cốt yếu của TPM). Vào những năm đầu thập kỷ 60, TPM tập trung vào bảo trì năng suất (productive maintenance), nhận thấy tầm quan trọng của độ tin cậy, bảo trì và hiệu quả kinh tế trong việc thiết kế nhà máy. Cuối những năm thập kỉ 20 Viện Bảo dưỡng Nhà máy Nhật bản (Japan Institute of Plant Maintenance-JIPM) cho ra đời phần thưởng mang tên cho các công ty hoạt động tốt bảo trì. Vào những năm đầu của thập kỷ 70, TPM phát triển thành chiến lược tập trung vào đạt hiệu quả bảo trì năng suất thông qua hệ thống toàn diện dựa trên sự tham gia của toàn thể nhân viên trong tổ chức.Tại thời điểm này từ “total”(toàn diện) được đưa vào bảo trì năng suất . Giữa thập niên 1970 Người Nhật bắt đầu dạy TPM trên phạm vi quốc tế và thu được các kết quả đáng nể. Và đến những năm 90 thì TPM đã lan toả ra khắp thế giới. Hiện nay TPM được áp dụng với một quy mô ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực như TPM văn phòng và TPM kỹ thuật, đồng thời giá trị của nó cũng được nâng tầm lên từ bảo trì đến quản lý.
- 12 1.2.3 Lợi ích áp dụng TPM TPM là triết lí về quản trị máy móc trong doanh nghiệp sản xuất. Lợi ích của TPM không chỉ giới hạn ở phạm vi của hoạt động bảo trì mà còn gia tăng năng suất, giảm phế phẩm, giảm hao hụt , giảm lưu kho, cải thiện an toàn lao động và cải thiện tinh thần làm việc nhân viên. TPM thay đổi vai trò của bảo trì từ bị động sang chủ động. Những ứng dụng của TPM tại công ty công nghiệp Toyo (sản xuất bánh xe ô tô) từ năm 1981 đến năm 1983 đã đem lại kết quả tốt: năng suất lao động tăng 32%, số trường hợp hóng máy giảm 81%, thời gian thay dụng cụ giảm 50%-70%, tỉ lệ sử dụng thiết bị tăng 11%, chi phí do phế phẩm giảm 55% và tỉ lệ doanh thu tăng 50% (Phạm Ngọc Tuấn, 2012) 1.2.4 Nội dung và yêu cầu của TPM Nguyên tắc hoạt động của TPM được sắp xếp như các cột .Theo Nakajima (1988) cho rằng trong TPM có 8 nội dung chính tương ứng với 8 cột như hình 1.2. Nếu chúng ta ví TPM như một tòa nhà thì các nguyên tắc của nó là hệ thống cột của ngôi nhà đó.Bên cạnh đó việc áp dụng 5S là một phương pháp quản lý nhà xưởng nhằm mục đích cải tiến môi trường làm việc, một chương trình hoạt động thường trực trong một doanh nghiệp, 5S là một phương pháp cải tiến rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong thực tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 8 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn