Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
lượt xem 10
download
Bài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Dữ liệu trong bài từ những số liệu thực tiễn qua các năm của Chi nhánh Cần Thơ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ ANH KIỆT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ ANH KIỆT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHI MINH - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Thị Hồng. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Võ Anh Kiệt
- TÓM TẮT - Tên đề tài: Các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ - Tóm tắt: Bài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Dữ liệu trong bài từ những số liệu thực tiễn qua các năm của Chi nhánh Cần Thơ. Để đạt được kết quả tác giả đã phân tích cụ thể và giải tích rõ ràng bằng phương pháp thống kê mô tả. Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng bán lẻ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan... Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị để giúp Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ có thể kiểm soát được rủi ro tín dụng bán lẻ, từ đó có thể đạt được kết quả hoạt động kinh doanh bền vững và hiệu quả hơn qua các năm tiếp theo.
- SUMMARY - Title: Solutions to limit retail credit risks at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch - Summary: The paper aims to find solutions to limit retail credit risks at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch. The data in the article are from practical data over the years of Can Tho Branch. In order to achieve the author's results, it has been clearly analyzed and analyzed clearly by descriptive statistical methods. The results show that retail credit risk comes from many reasons such as objective reasons, subjective reasons, etc. Based on the research results, the thesis has proposed some recommendations to help the Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam - Can Tho Branch can control retail credit risks, thereby achieving more sustainable and effective business results over the following years.
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT SUMMARY CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 1.6 Bố cục của luận văn ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ ................... 4 2.1 Các khái niệm ............................................................................................ 4 2.2 Các chỉ tiêu xác định rủi ro tín dụng bán lẻ ................................................ 8 2.3 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng bán lẻ .............................................. 10 2.4 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ ................................................................... 14 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại ............................................................................................ 15 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................................................. 20 3.1 Tổng quan hoạt động ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ............................................................................................................. 20
- 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ ................................................................................. 24 3.2.1Kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………………..24 3.2.2 Hoạt động huy động vốn………………………………………………..26 3.2.3 Hoạt động tín dụng ............................................................................... 27 3.3. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ............................................................................ 30 3.4 Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ giai đoạn 2016 – 2018 ............................... 33 3.4.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng ..................................................................... 33 3.4.2 Các dấu hiệu rủi ro ................................................................................ 33 3.5 Xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.............................. 34 Chương 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................................... 37 4.1 Đánh giá chung về rủi ro tín dụng bán lẻ giai đoạn 2016 – 2018 .................. 37 4.1.1 Những mặt đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. ................. 37 4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Cần Thơ .............................. 37 4.2. Định hướng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ......................................................................... 38 4.2.1 Định hướnghoạt động tín dụng bán lẻcủa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ........................................................................................... 38 4.2.2 Mục tiêu hoạt động tín dụng bản lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ ..................................................................... 39 4.3. Giải pháp để hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ .................................................. 40 4.3.1 Nâng cao sức mạnh năng lực tài chính của chi nhánh ............................ 40 4.3.2 Đa dạng hóa đối tượng khách hàng ....................................................... 41 4.3.3 Phát triển mạng lưới kênh phân phối ..................................................... 46 4.3.4 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ phù hợp với điều kiện hoạt động của Chi nhánh ................................................................................................ 48 4.3.5 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng ........................................... 49 4.3.6 Hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................................................. 50
- 4.3.7 Giải pháp khắc phục các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bản lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ qua khảo sát, lấy ý kiến và phỏng vấn trực tiếp của tác giả………………………………………….52 4.4 Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 55 4.4.1 Kết luận .................................................................................................... 56 4.4.2 Một số kiến nghị ....................................................................................... 57 4.4.2.1 Đối với Ngân hàng nhà nước .............................................................. 57 4.4.2.2 Đối với VCB Việt Nam………………………………………………58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC BẢNG ______________________________________________________________Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018………………………………………………………………………...............24 Bảng 2: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của VCB chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 – 2018………………………………………………………………………...30 Bảng 3: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo dòng sản phẩm ……………………………...31
- ANH MỤC H NH ______________________________________________________________Trang Hình 1: Hoạt động huy động vốn…………………………………………………26 Hình 2 : Kết quả hoạt động tín dụng qua các năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ 2016 – 2018 ……………………………..27 Hình 3: Các dấu hiệu rủi ro……………………………………………………….33 Hình 4: Các nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng bán lẻ ………..….34 Hình 5: Nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của Ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ …………………………………………………….………..…..34 Hình 6: Nguyên nhân thuộc về khách hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bán lẻ …………………………………………………….………..………………………35
- ANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GTCG : Giấy tờ có giá KHCN : Khách hàng cá nhân NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng RRTDBL: Rủi ro tín dụng bán lẻ TCTD : Tổ chức tín dụng TDBL : Tín dụng bán lẻ VCB : Vietcombank NBL : Nợ bán lẻ
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Rủi ro tín dụng (RRTD) là vấn đề cốt lõi với tất cả các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là hệ thống ngân hàng Việt Nam khi mà nguồn thu từ tín dụng vẫn là nòng cốt trong tổng thu nhập. Chính vì vậy, để giảm thiểu các rủi ro tín dụng bằng việc đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD là vấn đề hết sức cần thiết. Với chiến lược và chính sách được đề ra để phân tán RRTD, từ năm 2016 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đã tăng cường sản phẩm tín dụng bán lẻ (TDBL). Qua 03 năm (2016 - 2018), TDBLđã tăng trưởng rất lớn mạnh, là một trong những ngân hàng có tỷ trọng TDBL cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP có vốn nhà nước (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018). Trong tổng số 60 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thì Chi nhánh Cần Thơ xếp hạng thứ 20 về TDBL và nhận danh hiệu “Đơn vị tiêu biểu về hoạt động tín dụng bán lẻ năm 2018”. Đạt được thành tích nói trên là nhờ Chi nhánh Cần Thơ luôn xác định tăng trưởng TDBLđi đôi với kiểm soát tốt rủi ro tín dụng bán lẻ (RRTDBL). Đến hết năm 2018, tỷ lệ nợ xấu TDBL tại Chi nhánh Cần Thơ là 0,4%, thấp hơn mức trung bình 0,9% trong toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Về cơ bản, hoạt động quản trị RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ luôn tuân thủ quy định của cơ quan quản lý nhà nước và quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2019). Trong hoạt động ngân hàng, TDBL luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ đầu năm 2018, nợ xấu từ TDBL trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ có chiều hướng tăng (NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019). Điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của tất cả các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ nói riêng. Chính vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ phải có những giải pháp khả thi nhằm hạn chế tốt nhất RRTDBL. Với tầm quan trọng như trên, tác giả chọn đề tài “Các giải pháp hạn chế trị rủi ro
- 2 tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Cần Thơ” để làm luận văn thạc sĩ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng RRTDBL và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ. 1.2.2Mục tiêu cụ thể Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản như sau: 1. Đánh giá thực trạng RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018. 2. Xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. 3. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ hiện nay như thế nào? Câu hỏi 2: RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ do những nguyên nhân nào? Câu hỏi 3: Để hạn chế tốt nhất RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ thì có những giải pháp nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: RRTDBL tại Ngân hàng TMCP. Đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn là cán bộ tín dụng đang trực tiếp cấp TDBL, quản lý TDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với TDBL
- 3 Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Cần Thơ. Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn cán bộ tín dụng trong thời gian từ tháng 04/2019 đến tháng 5/2019. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như là phương pháp thống kê mô tả, so sánh tổng hợp, phương pháp chuyên gia. Cụ thể: Phương pháp thống kê mô tả, so sánh được sử dụng để phân tích thực trạng RRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2018. Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân phát sinh RRTDBL (từ ngân hàng, từ khách hàng hay từ môi trường vĩ mô). Yêu cầu chuyên gia phải có kinh nghiệm công tác trong ngành ngân hàng trên 5 năm, tối thiểu 3 năm tham gia cấp tín dụng, quản lý khoản cấp TDBL. Phương pháp tổng hợp: Đối chiếu kết quả phỏng vấn chuyên gia với kết quả phân tích thực trạngRRTDBL tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ để đánh giá và đưa ra kết luận về hoạt động quản trị RRTDBL. Công cụ xử lý và phân tích dữ liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. 1.6 Bố cục của luận văn Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lí luận về tín dụng bán lẻ. Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Chương 4: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ và kết luận, kiến nghị.
- 4 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN ỤNG BÁN LẺ 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Rủi ro tín dụng bán lẻ RRTDBL là một phần trong rủi ro tín dụng ngân hàng. Do vậy, để hiểu RRTDBL thì phải bắt đầu từ khái niệm về RRTD. Có nhiều khái niệm về RRTD được ghi nhận trong các tài liệu nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Sauders và Lange (2005) cho rằng, RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngan hàng không thể thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian. Theo Gestel và Baesens (2009), RRTD là rủi ro mà bên đi vay không trả được và không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ.Nó có thể xảy ra khi đối tác không thể trả hoặc không thể trả đúng thời hạn. RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn (Koch, 2005). Theo định nghĩa của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế: “RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận thì RRTD có thể được diễn đạt dưới các hình thức khác nhau, song các khái niệm, các quan điểm đều tựu chung về bản chất của RRTD đó là: RRTD là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại về kinh tế mà tổ chức tín dụng phải gánh chịu do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi hoặc hoàn trả không đúng hạn. Như vậy, RRTDBLcó thể hiểu theo cách đơn giản là tổn thất có khả năng xảy ra đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cho vay đối với khách hàng bán lẻ (khách hàng cá nhân, hộ gia đình, một nhóm người) do khách hàng bán lẻ không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. 2.1.2 Phân loại RRTDBL Có rất nhiều tiêu chí để phân loại RRTDBL như sau:
- 5 - Phân loại theo nguồn gốc Căn cứ vào nguồn gốc của RRTD có thể chia RRTD làm 2 nhóm: rủi ro đạo đức và rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch. Rủi ro đạo đức: là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi cuộc giao dịch diễn ra. Vì lợi ích cá nhân mà bên cho vay đã bỏ qua các thông tin không tin cậy về năng lực trả nợ của bên đi vay hoặc bên đi vay đã cố tình không tuân thủ các quy định trong thỏa thuận vay, không cung cấp các thông tin có thể ảnh hưởng đến năng lực trả nợ trong quá trình sử dụng vốn vay. Rủi ro do sự lựa chọn đối nghịch: là rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra trước khi cuộc giao dịch diễn ra. Bên cho vay tin tưởng vào năng lực của người vay mà cho vay trong khi người đi vay với mục đích để vay được vốn đã cung cấp thông tin không trung thực cho bên cho vay. - Phân loại theo mức độ tổn thất Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, dẫn đến vốn bị ứ đọng, ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và gặp khó khăn trong việc thanh toán cho khách hàng. Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay không trả được nợ theo hợp đồng đã thỏa thuận, bao gồm gốc hoặc lãi vay, Ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản bảo đảm. Rủi ro mất vốn sẽ làm tăng chi phí do nợ khó đòi tăng, chi phí quản lí, chi phí giám sát, làm giảm lợi nhuận do các khoản dự phòng gia tăng bù đắp cho những khoản vốn mất đi. - Phân loại theo tính chất Nếu căn cứ vào tính chất phát sinh rủi ro thì RRTDBL được phân loại gồm có rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm: Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo (TSĐB), chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSĐB.
- 6 Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của Ngân hàng được phân chia thành hai loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng đi vay. Rủi ro tập trung: là rủi ro do Ngân hàng tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc trong cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. - Phân loại rủi ro dựa vào giai đoạn phát sinh rủi ro Rủi ro trước khi cho vay: là rủi ro xảy ra khi ngân hàng phân tích, thẩm định sai về kháchhàng dẫn đến cho vay đối với các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai. Rủi ro trong khi cho vay: là rủi ro xảy ra trong quá trình cấp tín dụng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro như là giải ngân không đúng tiến độ, không theo dõi tình hình vay vốn củakhách hàng thường xuyên và không dự báo được rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro sau khi cho vay: là rủi ro xảy ra khicán bộ tín dụng không giám sát được tình hình sử dụng vốn vay, khả năng tài chính trong tương lai của khách hàng. - Phân loại rủi ro theo đối tượng sử dụng vốn Rủi ro khách hàng cá thể: là RRTD xảy ra đối với đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế: là RRTD xảy ra đối với khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế. - Phân loại rủi ro theo phạm vi của RRTD Căn cứ phạm vi của RRTD, có thể phân RRTDBL thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Trong thực tiễn hoạt động tín dụng, cách phân loại RRTD theo phạm vi rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp và hữu hiệu nhất.
- 7 RRTD cá biệt: là rủi ro xảy ra đối với một khoản vay của một khách hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. RRTD cá biệt xảy ra do một số nguyên nhân: Thứ nhất, đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng; Thứ hai, tình hình tài chính của khách hàng; Thứ ba, khả năng quản trị của khách hàng; Thứ tư, đạo đức của khách hàng; Thứ năm, các nguyên nhân khác... RRTD hệ thống: là rủi ro xảy ra không chỉ đối với một ngân hàng mà mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả ngànhngân hàng. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống bao gồm: sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế; các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống bao gồm: tỉ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số chứng khoán, chỉ số giá tiêu dùng; luật pháp và môi trường đầu tư và các yếu tố bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, thay vì đa dạng hóa hoạt động tín dụng, ngân hàng cần phải thực hiện tốt công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô, các tác động của lạm phát, thất nghiệp, các chính sách sắp đến của Chính phủ và chủ động đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp. 2.1.3 Khái niệm nợ quá hạn, nợ xấu Căn cứ thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN về việc Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 V/v Sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN, dư nợ cho vay của ngân hàng được phân loại thành 5 nhóm cơ bản như sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Là các khoản nợ trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi nhưng khả năng trả nợ đã có dấu hiệu suy giảm. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi,bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ
- 8 cấu lại. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao,bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Nợ quá hạn:là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5). Nợ xấu: là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Các cơ quan thực thi pháp luật hoạt động chưa thật hiệu quả: Một số cơ quan có thẩm quyền tương đối lỏng lẻo trong công tác cấp phép và quản lý doanh nghiệp. Sự yếu kém của các cơ quan tư pháp dẫn đến việc công chứng tài sản thế chấp sai pháp luật. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN: Bên cạnh những cố gắng và hiệu quả đạt được, hoạt động thanh tra Ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới, thanh tra Ngân hàng còn chưa theo kịp. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa được phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. 2.2 Các chỉ tiêu xác định RRT BL 2.2.1 T lệ nợ bán lẻ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Trong TDBL, nợ quá hạn là không thể tránh khỏi nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ bán lẻ (NBL) quá hạn có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, chỉ tiêu phản ánh NBL quá hạnnhư sau: Số dư NBL quá hạn Tỷ lệ NBL quá hạn = x 100% Tổng dư NBL Tỷ lệ NBLquá hạn thể hiện tỷ trọng các khoản NBL mà khách hàng có dấu
- 9 hiệu/thực sự suy giảm khả năng trả nợ, không thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hạn trong danh mục cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ NBL quá hạn là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ NBL quá hạn cao chứng tỏ chất lượng TDBL thấp và ngược lại. 2.2.2 T lệ khách hàng có nợ quá hạn Tổng số khách hàngcó dư Tỷ lệ khách hàng có NBL quá NBL quá hạn x 100% hạn = Tổng số khách hàng có dư NBL Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “tỷ lệ NBL quá hạn”, cho biết NBL quá hạn tập trung vào số ít khách hàng lớn. Ngược lại, thì NBL quá hạn tập trung vào số đông khách hàng nhỏ. 2.2.3 Cơ cấu nợ bán lẻ quá hạn Tỷ lệ NBL ngắn hạn quá hạn NBL ngắn hạn quá hạn x 100% = Nợ ngắn hạn Tỷ lệ NBL trung và dài hạn quá NBL trung và dài hạn quá hạn x 100% hạn = NBL trung và dài hạn 2.2.4 Khả năng thu hồi nợ bán lẻ quá hạn NBL quá hạn có khả năng thu NBLquá hạn có khả năng thu hồi= hồi x 100% NBL quá hạn 2.2.5 T lệ nợ xấu Số dư nợ xấu của Tỷ lệ nợ xấu của NBL = NBL x 100% Tổng dư NBL Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng các khoản NBL được đánh giá là không thể thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, có khả năng tổn thất cao trong danh mục TDBL của ngân hàng. 2.2.6 ệ số rủi ro tín dụng bán lẻ Tổng dư NBL Hệ số RRTDBL= x 100% Tổng tài sản có Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục TDBL trong tài sản có, khoản mục TDBL trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn