intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu sẽ giúp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị tri thức tại công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh và có thể vận dụng cho các công ty phần mềm khác đang muốn xây dựng và phát triển hệ thống quản trị tri thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức tại Công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN XUÂN NGỌC DUNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM TƯỜNG MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN XUÂN NGỌC DUNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN TRỊ TRI THỨC TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP PHẦN MỀM TƯỜNG MINH Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng Ứng Dụng) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THÁI HOÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Xuân Ngọc Dung, thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức tại công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh”. Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Đinh Thái Hoàng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 2 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Xuân Ngọc Dung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ...........................................................................1 1.1. Giới thiệu về tổ chức và hệ thống quản trị tri thức tại tổ chức .........................1 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về tổ chức .....................................................................1 1.1.2. Bối cảnh ra đời hệ thống quản trị tri thức ..................................................3 1.1.3. Giới thiệu hệ thống quản trị tri thức tại công ty Tường Minh ...................8 1.2. Sự cần thiết vấn đề nghiên cứu .......................................................................12 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................14 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................14 1.5. Ý nghĩa của đề tài ...........................................................................................15 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ .........................................................................16 2.1. Những vấn đề có khả năng giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị tri thức ........................................................................................................................18 2.1.1. Chính sách động viên chưa hợp lý ...........................................................18 2.1.2. Chất lượng tri thức chưa đáp ứng người dùng .........................................21 2.1.3. Tính năng của hệ thống chưa đáp ứng người dùng ..................................21 2.1.4. Thiếu đo lường hiệu quả quản trị tri thức tại doanh nghiệp .....................24 2.2. Kiểm định lại vấn đề .......................................................................................25
  5. 2.2.1. Loại bỏ vấn đề chất lượng tri thức chưa đáp ứng người dùng là nguyên nhân chính gây ra hiệu suất hoạt động thấp của hệ thống quản trị tri thức tại doanh nghiệp ......................................................................................................26 2.2.2. Biện luận các vấn đề chính gây ra hiệu suất hoạt động thấp của hệ thống quản trị tri thức tại doanh nghiệp .......................................................................27 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN.........................................................30 3.1. Chính sách động viên quản trị tri thức chưa hợp lý........................................30 3.2. Tính năng của hệ thống chưa đáp ứng người dùng ........................................31 3.3. Thiếu đo lường hiệu quả quản trị tri thức tại doanh nghiệp ...........................33 3.4. Kiểm định lại nguyên nhân .............................................................................34 3.5. Phân tích nguyên nhân – kết quả ....................................................................34 CHƯƠNG 4: CÁC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP..........................................................37 4.1. Cập nhật chính sách động viên quản trị tri thức .............................................37 4.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................38 4.1.2. Nhược điểm ..............................................................................................40 4.1.3. Ước tính chi phí ........................................................................................40 4.2. Cải thiện tính năng của hệ thống quản trị tri thức hướng tới người dùng ......41 4.2.1. Ưu điểm ....................................................................................................44 4.2.2. Nhược điểm ..............................................................................................44 4.2.3. Ước tính chi phí ........................................................................................45 4.3. Thiết lập đo lường hiệu quả của hệ thống quản trị tri thức ............................45 4.3.1. Ưu điểm ....................................................................................................47 4.3.2. Nhược điểm ..............................................................................................48 4.3.3. Ước tính chi phí ........................................................................................48 4.4. Lựa chọn giải pháp .........................................................................................48 CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG...............................................................52 5.1. Mục tiêu thực hiện giải pháp ..........................................................................52 5.2. Kết quả mong đợi ...........................................................................................52 5.3. Kế hoạch hành động .......................................................................................52 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ........................................................................................57 CHƯƠNG 7: DỮ LIỆU HỖ TRỢ ............................................................................59 7.1. Phương pháp ...................................................................................................59
  6. 7.2. Cách thức phỏng vấn ......................................................................................59 7.3. Nghiên cứu định tính ......................................................................................61 7.3.1. Phỏng vấn chuyên sâu 1 ...........................................................................62 7.3.2. Thảo luận nhóm 1 .....................................................................................65 7.3.3. Thảo luận nhóm 2 .....................................................................................68 7.4. Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin ETL: Extract; Transform; Load ISO: International Organization for Standardization ISO/IEC: International Organization for Standardization/International Electrotechnical Commission KPI: Key performance indicator (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện) TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sự phát triển nhân lực bền vững từ 6 người đến hơn 2400 người (1997- 2018) Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh Hình 1.3: Số dự án bảo trì tại các trung tâm phần mềm cuối năm 2018 Hình 1.4: Số dự án thực hiện tại các trung tâm phần mềm cuối năm 2018 Hình 1.5: Tỉ lệ nghỉ việc tại các trung tâm phần mềm năm 2018 Hình 1.6: Số liệu tuyển dụng kỹ sư CNTT năm 2018 Hình 1.7: Quy trình phát triển phần mềm Hình 1.8: Quy trình quản trị tri thức của hệ thống Hình 1.9: Kết quả bình chọn công cụ nội bộ thường xuyên được sử dụng theo đánh giá của nhân viên Hình 1.10: Báo cáo thống kê hàng tháng về sử dụng trên hệ thống quản trị tri thức tháng 11 năm 2018 Hình 2.1: Nguyên nhân hệ thống quản trị tri thức chưa hoạt động hiệu quả năm 2018 Hình 2.2: Mô hình khái niệm của hệ thống quản trị tri thức Hình 3.1: Phân tích nguyên nhân – kết quả
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số lượng truy cập trên số lượng tri thức đóng góp năm 2018 Bảng 2.2: Thang đo chất lượng hệ thống Bảng 2.3: Kết quả khảo sát chất lượng hệ thống Bảng 4.1: Chi phí ước tính cho giải pháp Cập nhật chính sách động viên quản trị tri thức Bảng 4.2: Chi phí ước tính cho giải pháp Cải thiện tính năng của hệ thống quản trị tri thức hướng tới người dùng Bảng 4.3: Các chỉ số đo hiệu quả quản trị tri thức đề nghị Bảng 4.4: Chi phí ước tính cho giải pháp Thiết lập đo lường hiệu quả của hệ thống quản trị tri thức Bảng 4.5: Tổng chi phí ước tính thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức Bảng 5.1: Kế hoạch hành động Bảng 7.1: Các thảo luận chính của nghiên cứu định tính Bảng 7.2: Nội dung câu hỏi phỏng vấn Bảng 7.3: Dữ liệu thu thập của phương pháp nghiên cứu định tính
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hệ thống quản trị tri thức tại công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh đã tạo ra nền tảng tri thức được quản lý tại công ty nhưng hiệu suất sử dụng chưa cao, chưa mang lại hiệu quả và lợi ích như mong đợi của ban giám đốc, cho thấy hệ thống đang tồn tại các vấn đề chưa được tìm ra. Chưa có nhiều nghiên cứu về ứng dụng hệ thống quản trị tri thức đặc biệt trong thực tiễn của công ty phần mềm. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng trên các khía cạnh của hệ thống quản trị tri thức và đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống phù hợp với điều kiện và chủ trương của công ty. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dùng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã phân tích hệ thống quản trị tri thức trên cách khía cạnh của nó để tìm ra vấn đề đang tồn tại và đề xuất giải pháp phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của công ty. Kết luận và hàm ý: Nghiên cứu giúp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức tại công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh và có thể vận dụng cho các công ty phần mềm muốn hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức của mình. Hướng nghiên cứu tương lai có thể kết hợp với các giải pháp công nghệ mới để tăng tính thuận tiện hơn. Từ khóa: Hệ thống quản trị tri thức, Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị tri thức, Quản trị tri thức phát triển phần mềm
  11. ABSTRACT Reason for writing: The knowledge management system at Tuong Minh Software Solutions Company Limited has created a managed knowledge base at the company, but the use efficiency is not high, and not yet brought the effectiveness and benefit as expected by high level management, indicating that the system has existed unsolved problems. There are also not many studies on application of knowledge management system specific to software companies. Problem: To analyze the current situation and expectation for the system and offer the solutions for the knowledge management system at the company. Methods: Research uses qualitative methods and combined quantitative description methods. Results: The research analyzed the knowledge management system in its components and analyse each of them to find their problems and offered the solutions in the company context. Conclusion: The research helps improve the knowledge management system at Tuong Minh Software Solutions Company Limited and can be applied to software companies that want to complete their knowledge management system. Future research directions can be combined with new technology solutions and management solutions to build a larger and more convenient system. Keywords: Knowledge management system, Complete Knowledge management system solutions, Software development knowledge management.
  12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu về tổ chức và hệ thống quản trị tri thức tại tổ chức 1.1.1. Giới thiệu sơ lược về tổ chức Công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh (công ty Tường Minh), tên thương mại là TMA Solutions, là một trong những công ty gia công phần mềm hàng đầu ở Việt Nam với hơn 2400 kỹ sư phần mềm. Từ năm 2009 đến 2018, công ty liên tục đạt Top 5 Đơn Vị Gia Công Xuất khẩu Phần Mềm Hàng Đầu (HCA, 2017), đạt Huy Chương Vàng Xuất khẩu Phần Mềm trong suốt 15 năm liền từ 2004 đến 2018. Công ty có văn phòng đại diện ở Mỹ, Úc, Nhật và được nhiều đài truyền hình và báo chí quốc tế giới thiệu CNN (Mỹ), NHK (Nhật), Global (Brazil), National (Thái Lan), Nikkei Computer (Nhật). Tầm nhìn của công ty là trở thành công ty phần mềm dẫn đầu về nghiên cứu và trở thành công ty phát triển sản phẩm công nghệ cao ở Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030, với sứ mệnh mang lại chất lượng phần mềm đến khách hàng quốc tế từ đội ngũ kỹ sư phần mềm 100% Việt Nam và tôn chỉ kinh doanh là cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm chất lượng cao vì sự hài lòng của khách hàng và nhân viên công ty. Công ty có 6 trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và 1 trụ sở là TMA Innovation Park đang được xây dựng tại Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn. Tại khu vực miền Nam, công ty đang đứng sau FPT Software về quy mô hơn 4000 kỹ sư. Được thành lập từ năm 1997 với 6 kỹ sư công nghệ thông tin ban đầu, qua 22 năm phát triển, công ty đã đạt đến 2400 kỹ sư vào năm 2018. Sự phát triển bền vững, liên tục và tốc độ tăng trưởng nhân viên nhanh chóng, có giai đoạn trên 100% công ty đã đạt được là do chất lượng dịch vụ phần mềm cung cấp bởi công ty đã làm khách hàng tin cậy, vì thế làm gia tăng số lượng đơn đặt hàng dự án gia công phần mềm trong các năm qua.
  13. 2 Hình 1.1: Sự phát triển nhân lực bền vững từ 6 người đến hơn 2400 người (1997-2018) Nguồn: Website công ty (www.tmasolutions.com) Hiện tại, công ty đang có bốn trung tâm phát triển phần mềm (Delivery Group) thực hiện dự án gia công phần mềm cho các công ty nước ngoài được chia theo thị trường. Đứng đầu các trung tâm phần mềm là các giám đốc cao cấp (Senior Director). Quản lý trực tiếp các giám đốc cấp cao, tư vấn định hướng và quyết định chiến lược cho các trung tâm phần mềm là Phó chủ tịch phát triển phần mềm (Delivery Vice President). Bộ phận phát triển kinh doanh (Business Development Unit) thực hiện chức năng tìm kiếm khách hàng, quản lý hợp đồng của các dự án phần mềm trong giai đoạn đấu thầu và quản lý quan hệ hợp tác, phát triển của trung tâm nghiên cứu phát triển. Đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh là Phó chủ tịch kinh doanh (Business Vice President).
  14. 3 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH giải pháp phần mềm Tường Minh Nguồn: Bộ phận Nhân sự Trung tâm đào tạo quản lý đào tạo kỹ năng lập trình, kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm theo yêu cầu lộ trình phát triển sự nghiệp cho nhân viên và các cấp quản lý. Trung tâm đào tạo còn phụ trách quan hệ hợp tác với trung tâm, trường, viện đào tạo để tiếp nhận và quản lý sinh viên chuyên ngành công nghệ thực tập tại công ty. Công ty có các phòng ban chuyên môn phục vụ cho vận hành của công ty. Đứng đầu trung tâm đào tạo và các phòng ban chức năng là các Giám đốc được Ban Giám đốc phân công. Đứng đầu Ban Giám đốc là Chủ tịch (President) và Giám đốc điều hành (CEO) của công ty. Ban Giám đốc là các quản lý cấp cao của công ty bao gồm toàn bộ các Phó chủ tịch, các Giám đốc cấp cao, Giám đốc trung tâm phần mềm, Giám đốc phòng ban chức năng. 1.1.2. Bối cảnh ra đời hệ thống quản trị tri thức Trước khi hệ thống quản trị tri thức ra đời tại công ty, hoạt động quản trị tri thức đã được thực hiện phần nào ở các dự án. Động lực quản trị tri thức ở cấp dự án là do nhu cầu công việc đã phát sinh nhu cầu chuyển giao tri thức về phần mềm cần bảo trì và sự thay đổi nguồn nhân lực thực hiện dự án. Các dự án phần mềm sau giai đoạn phát triển sản phẩm hoàn thiện, chuyển giao cho khách hàng, sẽ bước qua giai đoạn bảo trì phần mềm. Đây là một giai đoạn tất
  15. 4 yếu của chu kỳ phát triển sản phẩm phần mềm. Khách hàng có thể chọn bảo trì phần mềm tại cùng công ty phát triển phần mềm hoặc đơn vị khác. Tại công ty Tường Minh, nếu khách hàng không ký hợp đồng giữ lại nhân sự thì nhân sự đã thực hiện phần mềm sẽ được thay đổi và công việc bảo trì phần mềm được chuyển giao cho nhóm khác. Khi đó, kế hoạch chuyển giao được tạo ra để đảm bảo việc cập nhật các tài liệu đặc tả yêu cầu, thiết kế phần mềm, các tài liệu kiểm thử, các hướng dẫn liên quan đến phát triển phần mềm và đào tạo cho nhân sự mới được thực hiện đầy đủ nhằm đảm bảo nhân sự mới có thể nắm bắt phần mềm đầy đủ và nhanh nhất để thực hiện công việc bảo trì tiếp theo. Những công việc này được gọi là hoạt động quản trị tri thức ở cấp dự án. Các dự án thực hiện việc quản trị tri thức ở các cấp độ chuẩn mực khác nhau, tùy ý và không chia sẻ lẫn nhau giữa các dự án và các hoạt động quản trị tri thức được điều khiển bởi người quản lý dự án đó. Tại công ty Tường Minh, số lượng dự án bảo trì chiếm tương đối lớn, hơn 30% tổng số lượng dự án thực hiện. Gần 60% dự án phát triển mới trong đó có một số lượng không nhỏ dự án sẽ kết thúc sau khi chuyển giao phần mềm cho khách hàng. Khi đó, không còn ai khác trong công ty ngoài nhân sự tham gia dự án nắm được tri thức về thiết kế, kiến trúc của sản phẩm phần mềm và kinh nghiệm phát triển sản phẩm phần mềm tương tự một cách đầy đủ.
  16. 5 Hình 1.3: Số dự án bảo trì tại các trung tâm phần mềm cuối năm 2018 Nguồn: Phòng Tổng hợp báo cáo Ở công ty Tường Minh, số lượng dự án tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tăng nhanh. Nhưng nguồn cung kỹ sư phần mềm hiện đang không đáp ứng được nhu cầu và mức lương ngành phần mềm đang liên tục tăng. Điều này đã làm cho tỷ lệ nghỉ việc của kỹ sư có kinh nghiệm tại công ty cũng tăng lên. Vì thế, công ty đã bù đắp sự thiếu hụt nhân sự bằng cách tuyển kỹ sư ít kinh nghiệm và tăng cường hoạt động đào tạo.
  17. 6 Hình 1.4: Số dự án thực hiện tại các trung tâm phần mềm cuối năm 2018 Nguồn: Phòng Tổng hợp báo cáo Theo (TopDev, 2018), tính đến quý II/2018, lượng việc làm IT đã tăng đến 74% so với năm 2012 và tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam sẽ cần đến 350.000 - 500.000 nhân lực IT đến trước cuối năm 2021. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 200.000 nhân lực đủ sức đáp ứng yêu cầu công việc. Lương lập trình viên trung bình tại Việt Nam là 10 – 25 triệu đồng mỗi tháng, các vị trí quản lý có mức lương cao dao động 30 - 66 triệu đồng và xu hướng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Báo cáo năm 2018 của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Khối thịnh vượng chung về Nền Kinh tế Kỹ thuật số tương lai của Việt Nam cho biết: Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng hơn một triệu nhân lực CNTT vào năm 2020, với nhu cầu về kỹ năng CNTT tăng 47% mỗi năm. Báo cáo này cũng cho biết nhu cầu nhân sự công nghệ cao không chỉ thiếu hụt trầm trọng ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu (L.Mỹ, 2018).
  18. 7 Hình 1.5: Tỉ lệ nghỉ việc tại các trung tâm phần mềm năm 2018 Nguồn: Phòng Tổng hợp báo cáo Hình 1.6: Số liệu tuyển dụng kỹ sư CNTT năm 2018 Nguồn: Phòng Tổng hợp báo cáo Trong bối cảnh đó, công ty Tường Minh có nhu cầu sống còn phải đảm bảo được nhân sự ít kinh nghiệm hơn có thể thay thế được nhân sự nhiều kinh nghiệm về những
  19. 8 phần mềm mà công ty đã thực hiện một cách nhanh chóng nhất. Vì thế, từ giữa năm 2017, công ty Tường Minh đã xây dựng hệ thống quản trị tri thức phần mềm cấp công ty để tái sử dụng lại tri thức, đào tạo và hỗ trợ tri thức cho kỹ sư phần mềm ở toàn công ty, đồng thời tạo ra văn hóa chia sẻ tri thức cấp công ty. Chiến lược của công ty về quản trị tri thức không chỉ để đáp ứng nhu cầu bảo trì phần mềm, đào tạo kỹ sư mới, lấp lỗ hổng tri thức, kinh nghiệm mà còn để tạo tiền đề phát triển các sản phẩm mới sáng tạo trong lâu dài. Để làm được điều đó, hệ thống tri thức phải được sử dụng xuyên suốt, thường xuyên trong hoạt động phát triển phần mềm ở tất cả dự án để lưu lại các tri thức đã được tạo ra và cung cấp tri thức này cho các người sử dụng khác nhau của hệ thống quản trị tri thức trong phạm vi toàn công ty. 1.1.3. Giới thiệu hệ thống quản trị tri thức tại công ty Tường Minh Hệ thống quản trị tri thức đi vào hoạt động từ quý 2 năm 2018 và là hệ thống quản trị tri thức đầu tiên thử nghiệm tại một công ty phần mềm tại Việt Nam theo đánh giá của Ban giám đốc. Đối tượng tri thức chính của hệ thống là tri thức phát triển phần mềm đã thực hiện tại công ty được lưu trữ chọn lọc trên hệ thống để làm cơ sở tham khảo, phát triển phần mềm và đào tạo nhân sự chưa có kinh nghiệm về phần mềm liên quan. Tri thức phát triển phần mềm được tạo ra trong quá trình phát triển phần mềm. Yêu cầu phát triển phần mềm sẽ bắt đầu một quy trình phát triển phần mềm. Kết thúc một quy trình phát triển phần mềm, là phần mềm thực hiện được những tính năng đúng như yêu cầu phát triển phần mềm. Dự án phát triển phần mềm thực hiện quy trình phát triển phần mềm và chuyển giao phần mềm đến khách hàng.
  20. 9 Hình 1.7: Quy trình phát triển phần mềm Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng Hệ thống quản trị tri thức tại công ty gồm các chức năng chính sau: ▪ Cho người dùng đóng góp tri thức vào hệ thống ▪ Tìm kiếm tri thức trên hệ thống ▪ Cho phép tải về tri thức ▪ Tính điểm đóng góp cho người dùng, báo cáo và quản trị hệ thống Quy trình quản trị tri thức của hệ thống gồm 2 quy trình chính là đóng góp tri thức và sử dụng tri thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2