Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng; xem xét tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam; gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho các NHTMCP tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam
- i TÓM TẮT Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trên cơ sở dữ liệu bảng thu thập từ Báo cáo tài chính của 22 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 –2018. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến cho hai chỉ tiêu đại diện khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của (1) Quy mô ngân hàng, (2) Tỷ lệ thanh khoản, (3) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, (4) Tỷ lệ dư nợ, (5) Chất lượng dư nợ, (6) Hiệu quả quản lý, (7) Đa dạng hóa thu nhập, (8) Tăng trưởng kinh tế, (9) Lạm phát đến khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu lớn có khả năng sinh lời cao hơn ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ. Chất lượng dư nợ cho vay thấp hay tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay cao dẫn đến mức sinh lời thấp. Mối quan hệ ngược chiều này cho thấy việc kiểm soát kém hiệu quả nợ xấu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến của việc suy giảm khả năng sinh lời các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu chưa tìm ra được bằng chứng Tỷ lệ thanh khoản, Tỷ lệ dư nợ và Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Từ khóa: Ngân hàng thương mại cổ phần, yếu tố ảnh hưởng, lợi nhuận.
- ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Phạm Đình Vũ Hoàng Sinh ngày: 15/07/1993 Quê quán: Quảng Ngãi Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Tân Sài Gòn Là học viên cao học khóa XVIII của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn: “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam”. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoàng Ánh Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả
- iii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS., TS. Lý Hoàng Ánh đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả
- iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .............................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 5 1.6. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG 7 2.1. Khái niệm về lợi nhuận của Ngân hàng .............................................................. 7 2.1.1. Các lý thuyết nền tảng .................................................................................. 7 2.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá lợi nhuận ............................................................. 9 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của NHTM ..................................................... 11 2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Asset –ROA) ........................ 11 2.2.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity –ROE) .......................... 12 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM .................................................................................................................... 13 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 13 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 16 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 23 3.1. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 23 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 23 3.1.2. Phương pháp xác định biến ........................................................................ 24
- v 3.2. Giả thuyết nghiên cứu: ..................................................................................... 26 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 33 3.4. Lựa chọn mô hình hồi quy và các kiểm định..................................................... 34 3.5. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 37 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 39 4.1. Thống kê mô tả................................................................................................. 39 4.1.1. Kiểm định mối tương quan giữa các biến ................................................... 42 4.1.2. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................ 43 4.2. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình hồi quy ROA ................................... 44 4.2.1. Kết quả hồi quy .......................................................................................... 44 4.2.2. Lựa chọn mô hình ...................................................................................... 45 4.2.3. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình FEM .................................... 46 4.2.4. Thảo luận ảnh hưởng của các yếu tố đến ROA ........................................... 48 4.3. Phân tích yếu tố tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)................. 51 4.3.1. Kết quả hồi quy .......................................................................................... 51 4.3.2. Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình FEM .................................... 54 4.3.3. Thảo luận ảnh hưởng của các yếu tố đến ROE ........................................... 55 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ......................................... 60 5.1. Quy mô ngân hàng ........................................................................................... 60 5.2. Chất lượng dư nợ.............................................................................................. 61 5.3. Vốn chủ sở hữu ................................................................................................ 62 5.4. Quản lý chi phí ................................................................................................. 63 5.5. Lạm phát .......................................................................................................... 64 5.6. Hạn chế của luận văn........................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 68 PHỤ LỤC................................................................................................................... 71
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính FEM Fix Effects Model Mô hình ảnh hưởng cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội H Hypothesis Giả thuyết NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổphần OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương tối thiểu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Pooled OLS Pooled Ordinary Least Square Hồi quy đa biến dạng gộp REM Radom Effects Model Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA Return On Assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Trang Bảng 1.1: Danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu 3 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước 18 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy 40 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến 43 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 44 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROA 45 Bảng 4.5: Kiểm định F, Breusch -Pagan và Hausman lựa chọn mô hình 46 đối với biến ROA Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của ROA theo mô 48 hình FEM Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan của ROA theo mô hình FEM 49 Bảng 4.8: Kết quả mô hình hồi quy ROA sau khi khắc phục 49 Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ROE 53 Bảng 4.10: Kiểm định F, Breusch -Pagan và Hausman đối với ROE 55 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi của ROE theo 56 mô hình FEM Bảng 4.12: Kết quả kiểm định tự tương quan của ROE theo mô hình FEM 56 Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy ROE sau khi khắc phục 56
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Tốc độ toàn cầu hoá và tự do thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời dòng vốn quốc tế cũng đã và đang ngày càng gia tăng mạnh. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh của nền công nghệ, “Cách mạng khoa học 4.0” đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam nói riêng. NHTMCP hay bất cứ một doanh nghiệp khác đều hoạt động với mục tiêu là tối đa hóa khả năng sinh lợi và tăng trưởng. Đối với ngân hàng, khả năng sinh lợi có ý nghĩa rất lớn, gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ ra hướng phát triển của các ngân hàng. Bên cạnh đó, khả năng sinh lợi là cơ sở để ngân hàng ra các quyết định kinh doanh. Việc nâng cao khả năng sinh lợi là điều kiện để các NHTMCP bảo toàn vốn, là điều kiện để các NHTMCP mở rộng thị trường cho vay, đầu tư vào việc đổi mới công nghệ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, giữa khả năng sinh lợi và rủi ro có mối quan hệ đánh đổi, khả năng sinh lợi càng cao thì rủi ro càng cao. Vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng phải luôn phải cân bằng sự đánh đổi giữa rủi ro và khả năng sinh lợi khi phân tích các tỷ số đo lường khả năng sinh lợi đạt được và rủi ro phải chấp nhận. Đối với nền kinh tế Ngân hàng là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế, khả năng sinh lợi của ngân hàng là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Do vậy, nếu ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tài chính ổn định và luôn tăng trưởng, có khả năng sinh lợi cao sẽ là yếu tố làm cho khu vực tài chính được lành mạnh hóa, góp phần ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, nâng cao khả năng sinh lợi của mỗi ngân hàng là cách tốt
- 2 nhất để giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển một cách bền vững, từ đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển, tăng uy tín quốc gia. Lợi nhuận còn là chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động ngân hàng, công tác quản trị, các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại và là một trong các yếu tố để xác định “sức mạnh” của một tổ chức tín dụng. Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong việc tìm hiểu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, và biết được các yếu tố nào ảnh hưởng đến mục tiêu của mình, các nhà lãnh đạo sẽ có các chính sách phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích từ các nguồn lực sẵn có, tối thiểu hóa các chi phí có thể phát sinh. Tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích khám phá lý thuyết và thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng - Xem xét tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam - Gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho các NHTMCP tại Việt Nam 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Sau khi làm rõ vấn mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiếp tục đi tìm câu trả lời cụ thể cho các câu hỏi sau: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam? Chiều ảnh hưởng của các yếu tố đó đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam như thế nào? Các giải pháp nào nhằm nâng cao lợi nhuận cho các NHTM tại Việt Nam?
- 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của 22 NHTMCP, cụ thể: Bảng 1.1: Danh sách các NHTM trong mẫu nghiên cứu STT Tên Ngân hàng Tên viết tắt Ký hiệu 1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank CTG Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt 2 BIDV BIDV Nam 3 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank VCB 4 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB ACB 5 Ngân hàng TMCP An Bình ABB ABB 6 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LienVietPostBank LPB 7 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Maritimebank MSB 8 Ngân hàng TMCP Kiên Long Kienlongbank KLB 9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Techcombank TCB 10 Ngân hàng TMCP Nam Á NamABank NAB 11 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB OCB 12 Ngân hàng TMCP Quân Đội MB MBB 13 Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB VIB 14 Ngân hàng TMCP Quốc dân NCB NVB 15 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Saigonbank SGB 16 Ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội SHB SHB
- 4 17 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank STB 18 Ngân hàng TMCP Việt Á Vietabank VAB 19 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPbank VPB 20 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PGbank PGB 21 Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank EIB Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí 22 HDbank HDB Minh Giai đoạn nghiên cứu kéo dài từ 2010 đến 2018, nhằm tăng tối đa số quan sát đảm bảo tin cậy tốt hơn cho kết quả phương pháp phân tích định lượng. Đồng thời giai đoạn này có thể được xem là thời kỳ có nhiều biến động trong hệ thống tài chính trên thế giới cũng như tại Việt Nam sau khủng hoảng tài chính 2007. Hoạt động của các NHTMCP cũng trải qua nhiều thay đổi và đối mặt với những vấn đề như: rủi ro thanh khoản, rủi lo lãi suất, nợ xấy tăng cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tiến trình tái cơ cấu ngân hàng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn căn cứ vào các số liệu, thông tin thu thập được tiến hành so sánh, từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá nội dung nghiên cứu. Đồng thời, luận văn sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chi tiết trong quá trình phân tích số liệu Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích hồi quy dữ liệu bảng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam, kết hợp với phân tích bao gồm: phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Pooled OLS), mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM). Luận văn tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, trình bày các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, nguồn dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo
- 5 thường niên của các ngân hàng và các biến vĩ mô được lấy dữ liệu từ nguồn Tổng cục thống kê. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, so sánh phân tích, suy luận, mô tả. . . nhằm so sánh với thực tế, xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam. 1.5. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn mang lại ý nghĩa tích cực không những cho nhà quản trị của các NHTM mà còn có ý nghĩa cho các nhà đầu tư. Đối với các NHTM, nghiên cứu là cơ sở khoa học để các nhà quản trị và ban điều hành ngân hàng xác định được các yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phát hiện những điểm bất cập trong hoạt động kinh doanh cũng như chính sách sử dụng các nguồn lực hiện có của các NHTMCP. Từ đó có thể đưa ra những quyết định hợp lý mang tính hiệu quả giúp các NHTMCP nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thương hiệu. Đối với các nhà đầu tư, kết quả nghiên cứu giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể đánh giá và dự báo hiệu quả hoạt động, điều này giúp các nhà đầu tư có những quyết định sáng suốt trong khi đầu tư. 1.6. Kết cấu của luận văn Luận văn nghiên cứu sẽ được trình bày trong năm chương, bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài Giới thiệu tổng quan về vấn đề được nghiên cứu, lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết về lợi nhuận và các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng
- 6 Chương này trình bày các lý thuyết có liên quan đến luận văn như: lợi nhuận, các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTM và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP, lược khảo các nghiên cứu có liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Đưa ra các giả thiết ban đầu về tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của NHTM, giới thiệu cách lựa chọn nguồn dữ liệu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và lập mô hình hồi quy. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích mối quan hệ giữa các biến và phân tích kết quả hồi quy để xác định tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Chương 5: Kết luận và một số khuyến nghị Kết luận và gợi ý giải pháp. Tóm tắt các kết quả của nghiên cứu, nêu ra những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG 2.1. Khái niệm về lợi nhuận của Ngân hàng Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong nghiệp vụ nhận tiền gửi, ngân hàng trả lãi tiền gửi cho người gửi tiền, còn trong nghiệp vụ cấp tín dụng, ngân hàng thu tiền lãi cho vay hoặc thu phí dịch vụ, đối với dịch vụ thanh toán qua tài khoản, ngân hàng sẽ thu phí. Do đó lợi nhuận của NHTM cũng xuất phát từ các hoạt động kinh doanh này. Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ đi tổng các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ trong năm tài chính. Thời điểm xác định lợi nhuận hàng năm được thực hiện vào cuối ngày 31/12 khi quyết toán niên độ, lập báo cáo tài chính năm. 2.1.1. Các lý thuyết nền tảng Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Theo Jensen và Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ -principals) bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người đại diện -agents) để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công ty sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Điều này ngụ ý rằng luôn luôn tiềm ẩn rủi ro về mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và người đại diện do sự tách biệt giữa quyền sở hữu của cổ đông và chức năng kiểm soát của người đại diện. Lý thuyết đại diện gợi ý các công ty nên thiết lập một cấu trúc ban quản trị phù hợp để giám sát hành vi của các nhà quản lý nhằm ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực
- 8 của nhà quản lý đối với nguồn lực công ty nhằm theo đuổi lợi ích cá nhân (Jensen và Meckling, 1976). Lý thuyết được vận dụng để giải thích cho việc nếu có sự tồn tại của các cổ đông nước ngoài trong mối quan hệ với nhà quản lý điều hành công ty có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối (Relative Market Power) Lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối (Relative Market Power) cho rằng các công ty có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt có thể dựa vào sức mạnh thị trường để tìm kiếm lợi nhuận không cạnh tranh. Chẳng hạn một ngân hàng lớn, tồn tại lâu đời có nhiều ưu thế về thương hiệu và chất lượng sản phẩm có thể định vị sản phẩm ở một mức cao hơn trên thị trường và thu về nhiều lợi nhuận hơn (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012). Lập luận theo lý thuyết sức mạnh thị trường, một ngân hàng có lợi thế về thị phần và khác biệt sản phẩm hoặc lợi thế từ quy mô vốn lớn đều có thể sử dụng sức mạnh thị trường của mình để thu về nhiều lợi nhuận hơn thông qua tăng giá sản phẩm dịch vụ, không ngừng gia tăng thị phần và quy mô. Sự gia tăng này đến một mức nhất định có thể tạo nên áp lực lớn lên các đối thủ, giảm mức độ cạnh tranh thị trường và NHTM thu được nhiều lợi nhuận hơn nhờ giá độc quyền (nếu có). Do đó, lý thuyết này cho rằng NHTM có quy mô vốn càng lớn thì có khả năng sinh lời càng cao. Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng (Balance Porfolio Theory) Lý thuyết danh mục đầu tư cân bằng (Balanced Portfolio Theory) hay còn được gọi lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại cho rằng có thể tối thiểu hoá rủi ro thị trường nhằm đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng thông qua việc xây dựng một danh mục đầu tư đã được đa dạng hoá, nói một cách đơn giản là “không bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Theo lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, một danh mục hiệu quả là một danh mục có mức lợi suất kỳ vọng ứng với mức rủi ro thấp nhất hoặc một danh mục có mức rủi ro
- 9 kỳ vọng nhưng mang lại mức lợi suất tối đa. Chính vì vậy, các NHTM có thể gia tăng khả năng sinh lời thông qua đa dạng hoá danh mục đầu tư của ngân hàng, việc đa dạng hoá này phụ thuộc vào các quyết định và hiệu quả trong quản trị của chính ngân hàng (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012). Lý thuyết này được vận dụng để giải thích việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tạo ra nhiều thu nhập ngoài lãi làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory) được đưa ra bởi Kraus và Litzenberger (1973), doanh nghiệp có thể lựa chọn một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hoá giá trị công ty dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ. Lý thuyết này nhằm mục đích giải thích vì sao các ngân hàng thường được tài trợ một phần bằng nợ vay, một phần bằng vốn cổ phần. Một lý do lớn khiến các ngân hàng không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ vay thì việc tài trợ bằng nợ làm phát sinh nhiều chi phí lãi vay ảnh hưởng suy giảm lợi nhuận ngân hàng. Như vậy, một ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản thấp do sử dụng nợ nhiều thì chi phí lãi vay dự kiến cao, điều này làm gia tăng rủi ro và chi phí của ngân hàng dẫn đến suy giảm lợi nhuận của NHTM. Lý thuyết này được vận dụng để giải thích về cơ cấu vốn chủ sở hữu trong mối quan hệ tác động đến lợi nhuận. 2.1.2. Ý nghĩa của việc đánh giá lợi nhuận Đối với ngân hàng: Đánh giá lợi nhuận cũng như xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM giúp những nhà quản lý, điều hành ngân hàng thấy được hiệu quả hoạt động, các lợi thế tài chính của chính ngân hàng mình, cũng như những điểm đã đạt được và chưa đạt được, những điểm bất cập….để từ đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời, phù hợp, nhằm hướng vào các mục tiêu tài chính như tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách bền vững. Như vậy, công tác đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
- 10 của ngân hàng luôn luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của các NHTM trên thị trường tài chính. Việc đánh giá lợi nhuận trong một giai đoạn nhất định có thể giúp các nhà quản lý thấy được xu hướng hoạt động và dự đoán được kết quả hoạt động nói chung và mức sinh lợi nói riêng của ngân hàng trong các giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, với lợi nhuận khả quan, các chỉ số tài chính lành mạnh có thể gia tăng sự tin tưởng, khả năng cống hiến của người lao động vào ngân hàng và tránh tình trạnh chảy máu nhân lực trong ngành ngân hàng. Đối với nhà đầu tư: Qua việc đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, các nhà đầu tư sẽ thấy được lợi nhuận và triển vọng phát triển, đây là cơ sở cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, đánh giá lợi nhuận còn cho các nhà đầu tư thấy được mức chi trả cổ tức, xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu để họ đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư nhằm đưa ra ra ngưỡng chịu đựng rủi ro cũng như làm giảm thấp nhất chi phí cơ hội của việc đầu tư. Đối với các cơ quan nhà nước: việc đánh giá lợi nhuận trong kinh doanh của các NHTM giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo việc các ngân hàng thương mại tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và pháp luật quy định trong hoạt động ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá lợi nhuận của các NHTM sẽ là nguồn thông tin giúp các cơ quan chức năng và ngân hàng nhà nước xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng. Có những chấn chỉnh kịp thời để tránh tình trạng ngân hàng hoạt động không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, phá sản ảnh hưởng dây chuyền gây trì trệ khủng hoảng đến toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy, việc phân tích và đánh giá là việc làm tất yếu đối với từng ngân hàng. Đây là khâu quan trọng trong công tác quản trị ngân hàng để tăng cường tính
- 11 cạnh tranh tạo tiền đề cho sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng và tiến tới hòa nhập với hệ thống ngân hàng khu vực thế và quốc tế. Sự tồn tại và phát triển của NHTM cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu dựa vào lợi nhuận của ngân hàng. Hiện nay, các nhà phân tích trong và ngoài nước đã sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau để phản ánh lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 2.2. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của NHTM Hầu hết các nghiên cứu về lợi nhuận được đo lường thông qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) như các nghiên cứu từ trước đến nay của Abreu và Mendes (2002), Athanasoglou, Delis và Staikouras (2006), Wahdan và Leithy (2017). Ngoài ra, nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011), San và Heng (2012), Francis (2013) đã bổ sung chỉ tiêu tỷ lệ lãi cận biên (NIM) để đo lường lợi nhuận của các NHTM. 2.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Asset –ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho nhà phân tích thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, là thước đo hiệu quả của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tổng tài sản bình quân. ROA là chỉ số phản ánh khả năng sinh lời kinh tế - để có thể so sánh giữa các ngân hàng với nhau (trong cùng một lĩnh vực, một ngành). Một mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Ngược lại, mức ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, linh hoạt trước những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu mức sinh lợi quá lớn cũng có thể ngân hàng phải đối đầu với những rủi ro lớn trong thực hiện các hoạt động đầu tư quá bảo hiểm hoặc giảm dự trữ xuống quá mức cần thiết. Đây là một trong những chỉ tiêu tài chính được các nhà phân tích đánh giá lợi nhuận các NHTM sử sụng vì:
- 12 - Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản. - Tạo ra sự kết nối các kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư của ngân hàng bất kể ngân hàng đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong việc huyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có thể được xem là chỉ tiêu tài chính toàn diện để đánh giá lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. 2.2.2. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity –ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế / Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, ROE đánh giá lợi ích mà cổ đông (chủ sở hữu ngân hàng) có được từ nguồn vốn bỏ ra. Khi mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao ngụ ý rằng ngân hàng đã tạo được những thành quả trong việc quản lý, do đó ROE cao là mục tiêu của bất cứ nhà đầu tư ngân hàng nào. Tuy nhiên, nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay. Từ đó cho thấy, thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hay vốn chủ sở hữu ). Như vậy, đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự cân nhắc trong việc sử dụng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng mình nhằm điều chỉnh giữa vốn tự có so với vốn huy động, một mặt đảm bảo được tính an toàn cho hoạt động ngân hàng, mặt khác gia tăng lợi nhuận cho chính ngân hàng mình. Như vậy, ROE có xem xét đến chi phí hoạt động vốn và là sự kết hợp giữ hoạt động kinh doanh, đầu tư và các quyết định huy động vốn của nhà đầu tư. ROE còn được gọi là chỉ số phản ảnh khả năng sinh lợi tài chính (suất sinh lời tài chính), ROE được dùng để so sánh lợi nhuận
- 13 giữa các ngành khác nhau. ROE là chỉ tiêu quan trọng nhất về mặt lợi nhuận và tiềm năng phát triển của một ngân hàng. ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập mà các cổ đông của ngân hàng nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng. Nói cách khác, ROE đánh giá lợi ích mà cổ đông có được từ nguồn vốn bỏ ra. ROE cho biết mức thu nhập ròng trên vốn cổ đông, thể hiện khả năng của NHTM trong việc tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho cổ đông. Vì thế, tỷ lệ ROE càng cao thì các ngân hàng sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lợi nhuận (trong một số nghiên cứu đề cập đến là hiệu quả kinh tế) của ngân hàng nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước, điển hình như sau: 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Li (2006) nghiên cứu những yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng và ứng dụng của kết quả nghiên cứu trong việc quản lý rủi ro. Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 123 ngân hàng Anh trong khoảng thời gian của 1999 -2006 tạo ra một bảng dữ liệu bất cân xứng với 378 quan sát tạo cơ sở cho việc phân tích kinh tế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hồi quy với ROA là biến phụ thuộc, các biến độc lập bao gồm: thanh khoản, rủi ro tín dụng, vốn, lạm phát, tăng trưởng GDP và lãi suất. Các kết quả kiểm định về tác động của lợi nhuận ngân hàng ở Anh cho thấy tác động của thanh khoản lên lợi nhuận ngân hàng chưa được xác định rõ và cần phải nghiên cứu thêm, dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực với ROA. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng cao hơn thì kết quả lợi nhuận thấp hơn. Kết quả kiểm định còn cho thấy có một quan hệ tích cực giữa vốn và lợi nhuận cho thấy sự gia tăng sức mạnh vốn sẽ làm tăng lợi nhuận, một ngân hàng với số vốn cao có thể theo đuổi các cơ hội kinh doanh hiệu quả hơn, có nhiều thời gian hơn và linh hoạt hơn để đối phó với các vấn đề phát sinh gây tổn thất bất ngờ, do đó đạt được tăng trưởng lợi nhuận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 235 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 258 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn