intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Xác định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam; đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ VÂN THANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LÊ VÂN THANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM – NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP.HCM, ngày tháng năm Tác giả Nguyễn Lê Vân Thanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN TÓM TẮT - ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... 3 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ...................................... 4 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................................... 4 1.2 Các nghiên cứu ở trong nước .................................................................................... 18 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ............................................................................ 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 24 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 25 2.1 Tổng quan về công bố thông tin ............................................................................... 25 2.1.1 Khái niệm về công bố thông tin ............................................................................. 25 2.1.2 Yêu cầu về công bố thông tin................................................................................. 26 2.1.3 Đo lường mức độ công bố thông tin ...................................................................... 32 2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến công bố thông tin .................................................. 35 2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) ....................................................................... 35 2.2.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) ................................................................... 36 2.2.3 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory) ............................................... 37 2.2.4 Lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory) .............................................................. 37
  5. 2.2.5 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) ................................................ 38 2.2.6 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin (Information cost saving theory) ................ 38 2.2.7 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ............................... 39 2.2.8 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory) .................................... 40 2.2.9 Áp dụng các lý thuyết nền cho vấn đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin................................................................................................ 41 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng ...................................................................................................... 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 49 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 50 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 50 3.2 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 51 3.3 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 54 3.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 55 3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 55 3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 56 3.4.3 Xây dựng chỉ số công bố thông tin ........................................................................ 56 3.4.4 Mã hóa và đo lường các biến ................................................................................. 46 3.4.5 Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 67 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 68 4.1 Kết quả nghiên cứu .................................................................................................. 68 4.1.1 Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .............................. 68 4.1.2 Phân tích mối tương quan giữa các biến trong mô hình ....................................... 60 4.1.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam ...... 73 4.1.4 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam ................................................................................................................................ 75 4.1.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Tp.HCM ....... 78
  6. 4.1.6 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Hà Nội .......... 79 4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 86 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 87 5.1 Kết luận .................................................................................................................... 87 5.2 Kiến nghị .................................................................................................................. 87 5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước .................................................................. 88 5.2.2 Đối với các công ty niêm yết ngành hàng hiêu dùng ............................................. 90 5.2.3 Đối với các nhà đầu tư .......................................................................................... 93 5.3 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài .................................................................... 93 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................ 93 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................................. 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 95 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT * Chữ viết tắt Tiếng Việt CBTT: Công bố thông tin CTĐC: Công ty đại chúng CTNY: Công ty niêm yết BCTC: Báo cáo tài chính BCTN: Báo cáo thường niên HNX: Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HSX: Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HĐQT: Hội đồng quản trị NHTM: Ngân hàng thương mại TLSH: Tỷ lệ sở hữu TLTV: Tỷ lệ thành viên TTTC: Thông tin tài chính TTCK: Thị trường chứng khoán TSCĐ: Tài sản cố định TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh SGDCK: Sở Giao dịch Chứng khoán UBCKNN: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước * Chữ viết tắt Tiếng Anh AIMR (Association for Investment Management and Research): Hiệp hội Nghiên cứu và Đầu tư EPS (Earning Per Share): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu FAF (Financial Analysts Federation): Liên đoàn phân tích tài chính GAAP (Generally Accepted Accounting Principles): Các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung. IFRS (International Financial Reporting Standards): Tiêu chuẩn quốc tế báo cáo tài chính ROA (Return on Assets): Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROE (Return on Equity): Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu S&P: công ty Standard & Poor’s
  8. SPSS (Statistical Package for the Social Sciences): Phần mềm phân tích thống kê VIF (Variance Inflation Factor): Hệ số phóng đại phương sai VAS (Vietnam Accounting Standars): Chuẩn mực kế toán Việt Nam VACPA (Vietnam Association of Certified Public Accountants): Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VAMC (Vietnam Asset Management Company): Công ty quản lý tài sản Việt Nam
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề công bố thông tin ............ 12 Bảng 1.2: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước về vấn đề công bố thông tin ............ 21 Bảng 2.1: Tổng hợp các lý thuyết nền liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................... 41 Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố liên quan đến các đề tài nghiên cứu ......................... 48 Bảng 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 51 Bảng 3.2: Các chỉ mục công bố thông tin của công ty niêm yết.................................. 57 Bảng 3.3: Mã hóa và cách đo lường các biến .............................................................. 62 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trên SGDCK Việt Nam .................... 68 Bảng 4.2: So sánh giá trị bình quân của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng giữa SGDCK TpHCM và SGDCK Hà Nội............................................................................................................ 71 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ....................................... 72 Bảng 4.4: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến ................................................. 74 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ... 75 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần đầu – HSX ........................ 78 Bảng 4.7: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần cuối – HSX ....................... 78 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến – HSX .............................................................................................................................. 79 Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần đầu – HNX ....................... 80 Bảng 4.10: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến lần hai – HNX ...................... 80 Bảng 4.11: Kết quả phân tích mô hình hồi quy đơn biến – HNX ................................ 81 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến – HNX .......................................................................................................................... 81 Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các nhân tố trong mô hình ................................... 82 Bảng 4.14: Tổng hợp tác động các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngàng hàng tiêu dùng trên SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội ................................................................................................................................ 84 Bảng 4.15: Tổng hợp và so sánh nội dung nghiên cứu của tác giả với nghiên cứu của Nguyển Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc (2018) ................................................. 84
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng ................................................................. 53 Hình 3.2: Các chỉ mục công bố thông tin của công ty niêm yết .................................. 57 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán của phần dư đã được chuẩn hóa....................................... 76 Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot của phần dư - đã được chuẩn hóa ..................................... 76 Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư - đã được chuẩn hóa ................................... 77 Hình 4.4: Mô hình hồi quy các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng ....................................................................................... 77
  11. PHẦN TÓM TẮT Hiện nay, các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng ở Việt Nam chưa xem trọng việc công bố thông tin trên báo cáo thường niên. Nghiên cứu này sẽ xác định và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo thường niên năm 2018 của 140 công ty niêm yết và được thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến qua phần mềm SPSS 20.0. Mười giả thuyết được đưa ra để xem xét mối quan hệ giữa một số biến giải thích (cụ thể là quy mô công ty, số năm niêm yết, khả năng thanh toán, tài sản cố định, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị) và mức độ công bố thông tin trong các báo cáo thường niên của công ty niêm yết. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy quy mô công ty, khả năng thanh toán, tỷ lệ sở hữu vốn cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin, các nhân tố còn lại không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các kết luận từ nghiên cứu này có thể được các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý tham khảo để cải thiện việc công bố các thông tin bắt buộc và các thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên của công ty niêm yết. Từ khóa: Công bố thông tin - Báo cáo thường niên – Công ty niêm yết – Ngành hàng tiêu dùng
  12. ABSTRACT Currently, listed companies in the consumer goods industry in Vietnam do not attach much importance to the disclosure of information in annual reports. This study will identify and measure the impact of factors on the level of disclosure in the annual report of consumer companies listed on Vietnam's stock market. The data was collected from the 2018 annual report of 140 listed companies and statistically described, correlated, multivariate regression analysis via SPSS 20.0 software. Ten hypotheses have been proposed to examine the relationship between a number of explanatory variables (namely firm size, number of years of listing, solvency, fixed assets, profitability, leverage major shareholding ratio, foreign equity ownership, auditing company, percentage of non-executive members in the board of directors) and the level of information disclosure in the reports. Annual list of listed companies. The results of this study show that firm size, solvency, foreign equity ownership, auditing firms, and non-executive members in the board of directors have a positive influence. To the extent of information disclosure, the remaining factors do not affect the level of information disclosure. Since then, providing policy implications to improve the level of information disclosure in the annual report of companies listed consumer goods on the stock market of Vietnam. The conclusions from this study can be consulted by policy makers and regulators to improve the disclosure of mandatory and voluntary information in the company's annual reports. listing. Keyword: Information disclosure – Annual report – Listed company – Consumer goods industry
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thông tin TTCK rất đa dạng và phong phú. Thông tin là yếu tố then chốt, nhạy cảm, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng tham gia TTCK. Những nhà đầu tư có thể phân tích, so sánh và đầu tư có hiệu quả thông qua những nguồn thông tin về tình trạng tài chính, bản chất, bối cảnh của công ty... Vì vậy, để đảm bảo cho TTCK hoạt động được công khai, minh bạch thì các CTNY cung cấp thông tin cũng phải thực hiện một cách minh bạch và công khai. Nguyên tắc công khai được hiểu như là cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời. Thông tin chính thống và thông tin phi chính thống về CTNY sẽ được huy động từ mọi nguồn: từ các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, sách báo, internet đến các thông tin mang tính truyền miệng qua diễn đàn, sàn giao dịch. Một số chính sách, văn bản hỗ trợ cho tái cấu trúc nền kinh tế đã được Chính phủ ban hành như nghị định 60/2015/NĐ- CP với những thay đổi của khung pháp lý và đòi hỏi mới của thị trường, Bộ Tài Chính cùng với UBCKNN đã ban hành những quy định mới hướng dẫn CBTT, đăng ký giao dịch và niêm yết trên TTCK tại các thông tư 155/2015/TT-BTC, thông tư 180/2015/TT-BTC và thông tư 29/2017/TT-BTC đáp ứng yêu cầu phù hợp với sự phát triển của thị trường và hướng tới các chuẩn mực quốc tế về CBTT và niêm yết. Tuy nhiên, hiện nay việc CBTT của các CTNY đang bị xem nhẹ, nhiều nhà đầu tư chưa thực sự nhận được những thông tin tương xứng về CTNY mà họ bỏ vốn để đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT giúp cho các nhà điều hành, các tổ chức thấy được những tác động để có thể đưa ra những quy định phù hợp, khả thi. Việc công khai thông tin, đặc biệt là CBTT trên BCTN theo sổ tay CBTT trên SGDCK Hà Nội thì: “Báo cáo thường niên là ấn phẩm thường niên cung cấp thông tin toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty trong năm liền trước”. Thông tin cung cấp trong BCTN sẽ giúp cho các bên có liên quan đánh giá để đưa ra quyết định kinh tế. CBTT trong BCTN là nghĩa vụ bắt buộc mà các CTNY phải công bố trung thực, đầy đủ và kịp thời nhằm hướng tới tính minh bạch, công khai thông tin hữu ích cho nhà đầu tư và cho quản lý Nhà nước. Thực tế, những quy định CBTT trong BCTN theo các văn bản hướng dẫn chỉ gợi ý các đề mục, chưa hướng dẫn
  14. 2 chuyên sâu, chặt chẽ về nội dung công bố. Mức độ CBTT trong BCTN phụ thuộc vào tính tự nguyện của các CTNY, dẫn đến các CTNY trên SGDCK thực hiện CBTT trên BCTN sai lệch và chậm trễ, không cập nhật thường xuyên, gây nhiều thiệt hại cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin. Vì vậy, để duy trì hệ thống thị trường vốn hiệu quả, có tính thanh khoản cao, TTCK Việt Nam ngày càng phát triển như các nước tiên tiến trên thế giới thì cần thiết phải hoàn thiện việc CBTT trên BCTN của các CTNY để có được BCTN chất lượng cao, minh bạch, đầy đủ, sẵn có để tất cả đối tượng tham gia có thể đưa ra quyết định khi phân bổ vốn. Ngành hàng tiêu dùng là ngành hàng vô cùng phát triển tại Việt Nam, luôn chiếm tỷ trọng cao so với các nhóm ngành khác cũng như so với tổng thu nhập của đất nước. Trước đó, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam” đã được hai tác giả Nguyễn Hữu Cường và Lê Thị Bảo Ngọc nghiên cứu dựa trên BCTN năm 2015. Nhưng mỗi nghiên cứu có sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và mẫu nghiên cứu, nên cần thiết nghiên cứu thực nghiệm trong mỗi giai đoạn, nhằm giải thích hiện tượng và tiến triển CBTT trong mỗi giai đoạn, góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về CBTT. Từ đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam ở giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Việt Nam – Ngành hàng tiêu dùng” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Thứ nhất, xác định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. -Thứ hai, đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thứ nhất, các nhân tố nào đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam? - Thứ hai, cách đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong
  15. 3 BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam.? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK. Phạm vi nghiên cứu: BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK. Thời gian nghiên cứu: BCTN năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp định tính: Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích lý thuyết để xác định các nhân tố đo lường mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. - Phương pháp định lượng: sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel để thống kê và phần mềm SPSS 20.0 để xây dựng mô hình hồi quy nhằm đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT trong BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. 6. Ý nghĩa của đề tài: Bổ sung và củng cố cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTN của các CTNY ngành hàng tiêu dùng. Là tài liệu tham khảo giúp các đối tượng sử dụng BCTN hiểu rõ hơn về mức độ CBTT của các CTNY ngành hàng tiêu dùng trên SGDCK Việt Nam. Là cơ sở khoa học giúp các CTNY thấy được tầm quan trọng và tính pháp lý của việc CBTT trong BCTN. Đồng thời là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao mức độ CBTT nhằm làm giảm bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và các CTNY ngành hàng tiêu dùng, góp phần phát triển TTCK Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn: Bài nghiên cứu gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  16. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT của các công ty trong nhiều thời điểm với những phạm vi khác nhau, tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu của Firth (1979) tại Anh đã tiến hành nghiên cứu đối với 180 công ty nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với quy mô công ty, tình trạng niêm yết và loại công ty kiểm toán. Kết quả cho thấy mối liên hệ tích cực giữa quy mô công ty, tình trạng niêm yết và mức độ CBTT, không có mối liên hệ giữa loại công ty kiểm toán và mức độ CBTT. Nghiên cứu McNally et al (1982) tại New Zealand đã tiến hành nghiên cứu trên 103 công ty để nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với quy mô công ty, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng, quy mô công ty kiểm toán, nhóm ngành công nghiệp. Kết quả cho thấy quy mô công ty có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Cooke (1992) tại Nhật Bản để nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện và bắt buộc với quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp. Nghiên cứu được tiến hành đối với 35 công ty. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp có mối quan hệ tích cực với mức độ CBTT bắt buộc và tự nguyện. Và Coooke tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về mức độ CBTT tự nguyện của các công ty tại Nhật được thể hiện trong nghiên cứu của Cooke (1993). Nghiên cứu thực hiện dựa trên BCTN của 48 công ty tại Nhật Bản nhằm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, tình trạng niêm yết, nhóm ngành công nghiệp đến mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố thông tin không trọng số. Kết quả tìm ra được mức độ CBTT tự nguyện có mối liên hệ với tình trạng niêm yết của công ty. Nghiên cứu của Ahmed and Nicholls (1994) về mức độ CBTT bắt buộc được thực hiện tại Bangladesh được tiến hành đối với 63 công ty, 94 mục công bố nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa công bố thông tin bắt buộc với chỉ số công bố, quy mô công ty, đòn bẩy, công ty kiểm toán, công ty đa quốc gia, trình độ của kế toán trưởng thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi quy. Nghiên cứu cho thấy công ty
  17. 5 đa quốc gia, trình độ của kế toán trưởng và quy mô công ty ảnh hưởng đến mức độ CBTT bắt buộc. Nghiên cứu của Hossain và các cộng sự (1994) tại Malaysia được tiến hành đối với 67 công ty, 78 mục công bố, sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy đơn biến và đa biến, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố, quy mô công ty, cấu trúc sở hữu, đòn bẩy, tài sản, công ty kiểm toán và tình trạng niêm yết. Kết quả cho thấy quy mô công ty, cấu trúc sở hữu và tình trạng niêm yết có ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Wallace và các cộng sự (1994) tại Tây Ban Nha được tiến hành đối với 50 công ty, 79 mục công bố, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình hồi quy đa biến, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa mức độ CBTT với chỉ số công bố, quy mô công ty, đòn bẩy, lợi nhuận, công ty kiểm toán và khả năng thanh toán. Kết quả cho thấy quy mô công ty, tình trạng niêm yết có ảnh hưởng tích cực, ngược lại thì khả năng thanh toán có ảnh hưởng tiêu cực. Nghiên cứu của Meek & Gray (1995) đã nghiên cứu thực nghiệm ở 116 doanh nghiệp ở Mỹ, 64 doanh nghiệp ở Anh và 46 doanh nghiệp ở Châu Âu là các tập đoàn đa quốc gia, nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhân tố quy mô công ty, khu vực công ty, loại ngành, đòn bẩy, công ty đa quốc gia, lợi nhuận, thời gian niêm yết và mức độ CBTT tự nguyện trong báo cáo hàng năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, khu vực mà công ty hoạt động, thời gian niêm yết, ngành nghề kinh doanh là các nhân tố then chốt có ảnh hưởng đến việc CBTT tự nguyện. Nghiên cứu của Zarzeski (1996) thực hiện nghiên cứu BCTN từ năm 1991 đến năm 1993 trên 7 quốc gia (Pháp, Đức, Hồng Kông, Nhật Bản, Na Uy, Anh, Mỹ) với 256 công ty có quy mô nhỏ, vừa và lớn. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ CBTT phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường thông qua các nhân tố doanh thu xuất khẩu, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty. Nghiên cứu của Owusu - Ansah (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm công ty đến mức độ CBTT bắt buộc tại Zimbabwe. Nghiên cứu kết hợp sử dụng báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 1994 của 49 CTNY tại Zimbabwe, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tuổi công ty, quy mô công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán, loại ngành, khả năng thanh toán và đầu tư
  18. 6 tài chính ( công ty có công ty con, công ty là công ty liên kết). Kết quả cho thấy tuổi công ty, quy mô của công ty, khả năng sinh lời, cấu trúc chủ sở hữu có tác động tích cực đến mức độ CBTT bắt buộc của công ty. Nghiên cứu của Ho và Wong (2001) thực hiện kiểm tra các mối quan hệ giữa cơ chế quản trị chính trong công ty (tỷ lệ giám đốc độc lập so với tổng số giám đốc trong HĐQT, sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán tự nguyện, sự tồn tại của cá nhân vừa là giám đốc điều hành vừa là chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT) và mức độ CBTT tự nguyện ở Hồng Kông. Kết quả cho thấy sự tồn tại của một ủy ban kiểm toán có liên quan đáng kể, tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện, trong khi tỷ lệ thành viên gia đình trong HĐQT, có mối liên quan tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Hạn chế của bài nghiên cứu là chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố về cơ chế quản trị trong công ty mà không xét đến các nhân tố liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty như lợi nhuận, tính thanh khoản. Nghiên cứu của Châu và Gray (2002) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện ở Hồng Kông và Singapore. Kết quả cho thấy rằng mức độ sở hữu bên ngoài có liên quan tích cực đến mức độ CBTT tự nguyện và nội bộ hoặc quyền sở hữu gia đình có liên quan tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Hạn chế của bài nghiên cứu cũng như nghiên cứu của Ho và Wong (2001), chỉ mới nghiên cứu các nhân tố quản trị trong công ty. Nghiên cứu của Ros Haniffa và Terry Cooke (2002) về ảnh hưởng của nhân tố văn hóa, quản trị công ty đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu được tiến hành đối với 167 công ty, 65 mục công bố, kiểm tra mối liên hệ giữa mức độ CBTT tự nguyện với chỉ số công bố, quản trị công ty, văn hóa và đặc điểm cụ thể của công ty thông qua việc nghiên cứu mô hình hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy đặc điểm cụ thể của từng công ty và đặc điểm quản trị công ty có mối quan hệ với mức độ CBTT tự nguyện, cụ thể các thành viên gia đình thuộc HĐQT, chủ tịch không điều hành có mối quan hệ tiêu cực với mức độ CBTT tự nguyện. Trong đó nhân tố chủ tịch không điều hành có hệ số hồi quy cao nhất, cho thấy một chủ tịch không điều hành là điều cần thiết như một cơ chế kiểm tra và cân bằng. Một trong những hạn chế trong nghiên cứu này là chỉ xem xét mối quan hệ của ba nhóm biến với mức độ CBTT tự nguyện. Như vậy, một phần mở rộng của nghiên cứu này sẽ là kết hợp các
  19. 7 nhóm biến này trong các nghiên cứu tiếp theo xem xét với mức độ CBTT bắt buộc, đặc biệt ở các nước đang phát triển bởi vì có lập luận rằng các nước đang phát triển thường không công bố thông tin rộng rãi và có thể không tuân thủ tất cả các yêu cầu. Nghiên cứu của Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault (2003), nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin và mức độ CBTT. Theo nghiên cứu, các nhân tố: quy mô công ty, quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách cổ tức, kiểm toán, đòn bẩy tài chính, lĩnh vực kinh doanh, doanh thu xuất khẩu,… ảnh hưởng đến mức độ CBTT được phân thành nhóm nhân tố: nhóm nhân tố văn hóa, nhóm nhân tố hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, nhóm nhân tố hệ thống tài chính và hoạt động của công ty. Bằng nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên với mẫu khảo sát là 1.000 công ty công nghiệp hàng đầu ở 41 quốc gia (trong quá trình chạy mô hình thì chỉ còn lại 33 quốc gia), Jeffrey J. và Marie E. Archambault đã đưa ra được mô hình hồi quy về sự tương quan giữa mức độ CBTT và minh bạch thông tin tài chính với các nhân tố đã nêu trên. Jeffrey J. và Marie E. Archambault kết luận rằng CBTT như là một chức năng của hệ thống văn hóa, hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia, hệ thống chính sách tài chính và hoạt động của công ty. Kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho thấy, mỗi nhóm nhân tố trên đều ảnh hưởng đáng kể đến quá trình CBTT, ngay cả đối với những nhân tố mà trong các nghiên cứu trước khẳng định là không có quan hệ với quá trình CBTT thì ở nghiên cứu này tác giả cũng đã chứng minh là khá quan trọng. Riêng ở góc độ công ty, kết quả thực nghiệm của nhóm tác giả cho rằng, hầu hết các nhân tố phản ánh đặc điểm tài chính và quá trình hoạt động của công ty đều ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng cho rằng CBTT là một quá trình phức tạp chịu sự ảnh hưởng bởi một tập hợp các nhân tố. Nghiên cứu của Ali và các cộng sự (2004) được thực hiện tại Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh nhằm kiểm tra tác động các nhân tố quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, ảnh hưởng của công ty đa quốc gia, quy mô công ty kiểm toán và lợi nhuận đến mức độ CBTT bắt buộc. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty, ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia và lợi nhuận có ảnh hưởng tích cực đối đến CBTT bắt buộc và quy mô công ty kiểm toán không có mối liên hệ nào với CBTT bắt buộc Nghiên cứu của Waresul Karim và Jamal Udin Ahmed (2005) nhằm kiểm tra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2