intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2008

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói của các hộ gia đình vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó gợi ý chính sách cơ bản và cần thiết nhằm xoá đói giảm nghèo cho khu vực này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2008

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ----------- NGUYỄN ĐỖ TRƯỜNG SƠN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ************** NGUYỄN ĐỖ TRƯỜNG SƠN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2008”, tôi đã tự nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp,… Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực. Tp.HCM, tháng 3 năm 2012 Tác giả Nguyễn Đỗ Trường Sơn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Trần Tiến Khai, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình về phương pháp khoa học và nội dung đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp đã tư vấn và hỗ trợ tôi trong quá trình xử lý số liệu và lựa chọn khung phân tích. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu để hoàn thành luận văn, tôi cũng không khỏi né tránh những sai sót. Tôi rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phẩn hồi quý báu từ Quý Thầy, Cô và các bạn. Tp.HCM, tháng 3 năm 2012 Tác giả Nguyễn Đỗ Trường Sơn
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục hình, bảng biểu PHẦN MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ . 1 1. Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ........................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................ ................................ ... 3 3. Câu hỏi ................................ ................................ ................................ ........ 4 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu................................ ................................ 4 5. Kết cấu của luận văn ................................ ................................ ................... 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................ ................................ .. 6 1.1. Các quan điểm về nghèo ................................ ................................ ........... 6 1.1.1. Người nghèo nghĩa là những người có mức sống thấp, họ không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người .................. 6 1.1.2. Nghèo khiến người nghèo không có khả năng và quyền tự do để đạt cuộc sống mà họ mong muốn, hơn nữa họ còn thiếu cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng ................................ ................................ ....................... 7 1.2. Xác định ngưỡng nghèo ................................ ................................ ............ 8 1.2.1. Ngưỡng nghèo tuyệt đối ................................ ................................ ...... 9 1.2.2. Ngưỡng nghèo tương đối ................................ ................................ .... 10 1.3. Thước đo chỉ số nghèo thông dụng ................................ ........................... 10 1.3.1. Các chỉ số đánh giá nghèo ................................ ................................ ... 10 1.3.2. Đo lường nghèo ................................ ................................ .................. 12 1.4. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo ................................ ............................. . 14
  6. 1.4.1. Vốn tài nguyên thiên nhiên ................................ ............................... 14 1.4.2. Vốn tài chính ................................ ................................ .................... 15 1.4.3. Vốn con người ................................ ................................ .................. 15 1.4.4. Vốn vật chất ................................ ................................ ...................... 17 1.4.5. Sự cách biệt về mặt địa lý, cơ sở hạ tầng yếu ................................ .... 17 1.4.6. Vốn xã hội và vốn thể chế ................................ ................................ . 18 1.5. Tóm tắt chương 1 ................................ ................................ ................... 18 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ ............. 20 2.1. Sơ lược về đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................ .......... 20 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ ........ 20 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả ................................ ............................. 20 2.2.2. Kiểm định sự khác biệt của giá trị trung bình và kiểm định quan hệ giữa các biến định tính ................................ ................................ ................................ 20 2.3. Tiêu chí phân tích nghèo ................................ ................................ ......... 20 2.4. Cơ sở xác định nghèo ................................ ................................ ............. 22 2.5. Nguồn số liệu ................................ ................................ ......................... 22 2.6. Mô hình kinh tế lượng ................................ ................................ ............ 24 2.7. Các biến độc lập ................................ ................................ ..................... 24 2.7.1. Nhóm các nhân tố thuộc hộ gia đình-vốn con người.......................... 24 2.7.2. Nhóm nhân tố liên quan vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn tài chính, vốn thể chế ................................ ................................ ................................ ................ 34 2.8. Mô hình nghiên cứu ................................ ................................ ................ 40 2.9. Tóm tắt chương 2 ................................ ................................ ................... 42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 43 3.1. Tổng quan về tình trạng nghèo tại vùng nghiên cứu ................................ 43 3.2. Nghèo theo vị trí địa lý ................................ ................................ ........... 43 3.3. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với tuổi chủ hộ ................................ ........ 44 3.4. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với giới tính của chủ hộ .......................... 45 3.5. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với tình trạng học vấn của hộ .................. 45
  7. 3.6. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với tỷ lệ người phụ thuộc ........................ 47 3.7. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với thành phần dân tộc của hộ................. 47 3.8. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với nghề nghiệp chính và tình trạng việc làm của chủ hộ................................ ................................ ................................ ........... 50 3.9. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với tài sản-đất đai của hộ gia đình........... 51 3.10. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ ... 53 3.11. Quan hệ giữa tình trạng nghèo với các đặc điểm hạ tầng cơ sở ............. 55 3.12. Kết quả ước lượng tham số mô hình logistic đánh giá tác động của các nhân tố nghèo của Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL ................................ .. 56 3.13. Thảo luận chính sách ................................ ................................ ............ 64 3.14. Giới hạn nghiên cứu ................................ ................................ ............. 68 Kết luận ................................ ................................ ................................ ............. 69 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AusAID The Australian Government Overseas Aid Program BCPTVN Báo cáo phát triển Việt Nam ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific GDP Gross Domestic Product LĐTBXH Lao động thương binh xã hội MDPA Dự án Phân tích hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL PPA Đánh giá nghèo đói có sự tham gia của cộng đồng PTF Nhóm hành động chống đói nghèo TCTK Tổng cục thống kê UNDP Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc VHLSS Vietnam Household Living Standards Survey (Điều tra mức sống hộ gia đình) VKTTĐVĐBSCL Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL WB World Bank
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phương pháp Trích rút dữ liệu Bảng 2.2. Mô tả biến và dấu kỳ vọng Bảng 3.1. Tỷ lệ nghèo theo khu vực Bảng 3.2. Tỷ lệ nghèo theo vị trí địa lý Bảng 3.3. Tuổi chủ hộ bình quân của Vùng và cả nước Bảng 3.4. Tỷ lệ nghèo, số năm đi học trung bình theo giới tính Bảng 3.5. Trình độ giáo dục phân theo nhóm hộ Bảng 3.6. Tỷ lệ phụ thuộc của hộ theo khu vực Bảng 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo và chi tiêu bình quân theo dân tộc Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo dân tộc và khu vực Bảng 3.9. Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của chủ hộ theo dân tộc Bảng 3.10. Tình trạng việc làm, nhóm ngành, loại công việc của chủ hộ phân theo nhóm hộ và khu vực Bảng 3.11. Tình trạng nhà ở của hộ Bảng 3.12. Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ phân theo khu vực Bảng 3.13. Nguồn vốn vay của hộ Bảng 3.14. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận được hạ tầng cơ sở, các dịch vụ và chi tiêu bình quân của hộ theo cấp tỉnh Bảng 3.15. Kết quả hồi quy logistic Bảng 3.16. Mô phỏng xác suất nghèo của hộ gia đình
  10. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sự biến động giữa thu nhập và chi tiêu Hình 3.1. Mục đích sử dụng các khoản vay của hộ
  11. Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (VKTTĐVĐBSCL) được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 16/04/2009 bao gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. VKTTĐVĐBSCL có vai trò, vị trí đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau: - Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước.Ngoài ra, Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến v à xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 MW – 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. - Là trung tâm dịch vụ (giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, thương mại...) – du lịch lớn của cả nước. - Là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước. Mặc dù có vai trò to lớn như vậy trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng VKTTĐVĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm được hình thành muộn nhất của cả nước, trong đó số lượng người dân sống bằng nghề nông vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, một lượng lớn người dân vẫn còn sống trong cảnh nghèo khổ của vùng này tập trung ở một số huyện như: Thốt Nốt (Cần Thơ); Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang); U Minh Thượng, An Minh (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau)… Từ các đặc điểm trên, đã cho thấy sự cần thiết của một nghiên cứu về tình trạng nghèo đói của VKTTĐVĐBSCL. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra giải
  12. Trang 2 pháp, chính sách cần thiết cho việc xóa đói giảm nghèo của vùng kinh tế trọng điểm vùng, góp phần chung vào sự phát triển của nó. Đây là cơ sở để chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 - 2008”. Vấn đề xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong nhiều thập kỷ qua.Đây vấn đề luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhìn lại hai thập kỷ qua cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấntượng trong giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế diễn ra trên diện rộng đã đem lại những cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống cho hầu hết người dân. Theo tính toán của Tổng cục Tống kê trên cơ sở sử dụng chuẩn nghèo tính theo chi tiêu của Tổng cục Tống kê và Ngân hàng Tế giới, tỷ lệ nghèo đã giảm liên tục trong vòng khoảng hai thập kỷ, từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4% 1998, 28,9% năm 2002, 16% năm 2006 và 14,5% năm 2008 và nhờ đó mà khoảng gần 30 triệu người đã thoát nghèo trong giai đoạn này. Đây là thành tựu rất ấn tượng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.Mục tiêu đến năm 2010 tỉ lệ nghèo đói chỉ còn 10% - 11% (quyết định của chính phủ số 20/2007/QĐ-TTg, 2007). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa lúa của cả nước, mặc dù theo báo cáo Tổng Cục Thống Kê năm 2007 có tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 12,4%, tuy nhiên nơi đây vẫn còn có những xã, thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 30%, có nơi đến trên 50%. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng giàu có về tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ nghèo chung của vùng không cao nhất nước nhưng tại sao vẫn còn những xã, thôn, bản có tỷ lệ nghèo cao như vậy? Phải chăng, ở đây có những nguyên nhân nghèo đói đặc thù mà các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành của Chính phủ chưa giải quyết được? Hoạt động nông-lâm-thủy sản đóng vai trò quan trọng trong kinh tế của vùng, điều đó có dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao của cộng đồng cư dân tại khu vực này hay không? Việc tìm ra những giải pháp thiết thực, cơ bản và lâu dài để những người dân vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL nói chung và người dân sống ở nông thôn vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL nói riêng thật
  13. Trang 3 sự thoát nghèo, chống tái nghèo, được tiếp cận với những cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với khu vực này. Từ nhiều năm qua, vấn đề nghèo đói của người dân đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng từ các góc độ và phạm vi khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Báo cáo đánh giá nghèo đói và quản lý nhà nước có sự tham gia: Vùng ven biển Miền Trung (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2003); Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo miền núi phía Bắc (Dự án diễn đàn miền núi Ford, 2004); Phân tích nghèo đói ở vùng Đông Nam Bộ (Nguyễn Trọng Hoài & Cộng tác viên, 2005); Nghèo đói và dân tộc (Hoàng Thanh Hương, Trần Hương Giang & Trần Bình Minh, 2006); Báo cáo phát triển Việt Nam: hướng tới tầm cao mới (Ngân hàng thế giới, 2007); Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 (Tổng cục thống kê, 2008)…Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố với vấn đề nghèo đói. Đề tài được hình thành để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình khu vực vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL nhằm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thấy được đâu là những vấn đề cần quan tâm, tác động đến những nhân tố nào để mang lại hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu phát triển của mỗi vùng trong tiến trình xóa đói giảm nghèo. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự nghèo đói của các hộ gia đình vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó gợi ý chính sách cơ bản và cần thiết nhằm xoá đói giảm nghèo cho khu vực này. Cụ thể: Xác định các yếu tố tác động đến nghèo đói của các hộ gia đình vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. Gợi ý một số chính sách cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo, giảm nguy cơ tái nghèo cho các hộ gia đình tại khu vực này.
  14. Trang 4 3. Các câu hỏi 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Vấn đề lớn nhất đặt ra cho nghiên cứu là xác định các nhân tố nào tác động đến nghèo đói của hộ tại khu vực vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL.Để giải đáp vấn đề, nghiên cứu này đưa ra các câu hỏi phụ có liên quan như sau: - Các nhân tố nào về mặt lý thuyết tác động đến nghèo đói của hộ gia đình? - Mức tác động của các nhân tố này giải thích cho việc nghèo đói ở vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL như thế nào? - Các chính sách nào thiết thực để giảm nghèo đói, giảm nguy cơ tái nghèo ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình trạng nghèo của hộ gia đình khu vực vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của họ. Đơn vị nghiên cứu là các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu được điều tra trong bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi sau đây: - Phạm vi lý thuyết: Có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nghèo đói của các hộ gia đình ở như yếu tố về các đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên... Do vậy, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố về đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ gia đình … - Phạm vi địa lý: Các hộ gia đình tại khu vực Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL. - Phạm vi thời gian: Dựa trên bộ điều tra mức sống dân cư năm 2008 do Tổng cục thống kê thực hiện.
  15. Trang 5 5. Kết cấu của luận văn Chương 1 – Cơ sở lý thuyết – trình bày các quan niệm về nghèo, xác định chỉ tiêu đo lường nghèo, xác định ngưỡng nghèo, các thước đo nghèo thông dụng, các nguyên nhân dẫn đến nghèo ở Việt Nam và các quốc gia khác, từ đó rút ra khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu cho Vùng. Chương 2 – Mô hình nghiên cứu – trình bày sơ lược địa bàn nghiên cứu, phương pháp phân tích và nguồn số liệu cần thiết cho mô hình kinh tế lượng. Chương 3 – Kết quả nghiên cứu – chương này trình bày kết quả phân tích mối tương quan giữa nghèo và các nhân tố kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở và phân bổ nguồn lực của vùng. Chương 4– Một số gợi ý chính sách – gợi ý những chính sách giảm nghèo cho vùng.
  16. Trang 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Các quan điểm về nghèo Nghèo là một khái niệm diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Trong đề tài này, tác giả sẽ lược khảo các khái niệm về nghèo được các tổ chức, cá nhân nghiên cứu nghèo đói thường sử dụng. Qua đó, tác giả tìm hiểu những khía cạnh của nghèo đói cũng như quan điểm của những nghiên cứu trước đó. 1.1.1. Người nghèo nghĩa là những người có mức sống thấp, họ không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người: Rowntree (1901) cho rằng nghèo là tình trạng thiếu một số lượng tiền cần để “có được những thứ tối thiểu cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần tuý” (trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Ủng hộ cho định nghĩa trên, hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do tổ chức Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (ESCAP) tổ chức ở Thái Lan năm 1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Blackwood và cộng tác viên (1994) xác định "nghèo" là phần dân số mà không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản và phụ thuộc vào các biến số như giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Blackwood và cộng tác viên (1994) đề cập “nhu cầu cơ bản” bao gồm nhu cầu vật chất (thực phẩm, sự chăm sóc về y tế, giáo dục, chỗ ở, v.v…) và phi vật chất (sự tham gia, danh dự) và đòi hỏi “có một cuộc sống đầy ý nghĩa". Báo cáo đánh giá vùng về tình hình nghèo đói và quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng (RPGA, 2003), nhận thức về đói nghèo của nhóm những người nghèo ở vùng ven biển miền Trung và vùng ĐBSCL, một hộ nghèo có nghĩa là có một ngôi nhà xây tạm bợ (không mái ngói, không tường gỗ), thường xuyên có người ốm, không có hoặc có ít gia súc, không có vốn để kinh
  17. Trang 7 doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, không có tài sản có giá trị, có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có quá nhiều con nhỏ, là người già và cô đơn, bị mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá ba tháng và phải kiếm củi hoặc làm thuê để sống qua ngày. Khái niệm về nghèo này được dùng đề xác định người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói do tính đơn giản, trực diện của nó. 1.1.2. Nghèo khiến người nghèo không có khả năng và quyền tự do để đạt cuộc sống mà họ mong muốn, hơn nữa họ còn thiếu cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng: Theo Sen (1999), nghèo là không có khả năng và quyền tự do đáng kể để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn”. Theo báo cáo phát triển Việt Nam (BCPTVN, 2004), nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập bị hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng... Qua thời gian, ngân hàng thế giới cũng có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình. Trong Báo cáo phát triển Việt Nam năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000-2001, báo cáo đã thêm vào khái niệm những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương. Báo cáo cho rằng, xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng, nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường; nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội
  18. Trang 8 nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó, và nghèo chính là tình trạng mà cá nhân hoặc hộ gia đình không có khả năng có mức sống tối thiểu. Tóm lại, nghèo đói là một phạm trù rất rộng và định nghĩa về nghèo đói có thể được hiểu không chỉ sự túng thiếu về mặt vật chất, mà còn liên quan đến rủi ro, tính dễ bị tổn thương, vấn đề xã hội và các cơ hội (WB, 2006). Tổng hợp tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới để tính toán và phân tích. - Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người. - Thiếu khả năng và quyền tự do để đạt cuộc sống mà họ mong muốn, thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Và mặc dù có sự đa dạng trong khái niệm nghèo, các nhà nghiên cứu vẫn thường đo lường nghèo trong các phân tích nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công hoặc để đánh giá được mức độ thành công của các chính sách đó. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất thường là ở chỗ thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.Trong nghiên cứu tác giả sử dụng chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới để tính toán và phân tích. 1.2. Xác định ngưỡng nghèo Wagle (2002) đề ra ba tiêu chuẩn chính về cách tiếp cận nghèo: tình trạng về kinh tế, sức khỏe và tình trạng bị gạt ra ngoài lề của xã hội (và có 3 bước để xác định nghèo đói: (i) định nghĩa phúc lợi của hộ gia đình/ cá nhân, (ii) xác định một giá trị chuẩn (tối thiểu) để tách biệt 2 nhóm nghèo và không nghèo (gọi là ngưỡng nghèo) và (iii) tính toán các chỉ số thống kê tổng hợp dựa trên mối quan hệ giữa
  19. Trang 9 phúc lợi kinh tế và ngưỡng nghèo (WB, 2005). Trong đó, đo lường phúc lợi phức tạp hơn, nó rộng hơn chỉ số phúc lợi kinh tế. Bởi phúc lợi còn bao gồm tuổi thọ, chế độ dinh dưỡng, điều kiện nhà ở, tỷ lệ trẻ em đến trường, tỷ suất tử vong của trẻ em (WB, 2005). WB (2005), ngưỡng nghèo (hay còn gọi nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo: 1.2.1. Ngưỡng nghèo tuyệt đối: Chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này sử dụng một rổ các loại lương thực được coi là cần thiết, để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người. Rổ lương thực đó sẽ tính đến cả cơ cấu tiêu dùng lương thực của các hộ gia đình đặc thù của một nước.Trên cơ sở đó hai ngưỡng nghèo tuyệt đối sẽ được tính toán. Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm: đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một gia đình có thể đủ mua một lượng lương thực, thực phẩm để cung cấp cho mỗi thành viên trong hộ một lượng calo là 2100 calo một ngày. Ngưỡng nghèo này thường thấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác. Ngưỡng nghèo chung: đo lường chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa lương thực thực phẩm cung cấp lượng calo là 2100 calo và một số mặt hàng phi lương thực. Trên bình diện quốc tế, WB đã tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối cho các nước thu nhập thấp là 1 đô la Mỹ/ngày, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Caribe, đến 4 USD cho những nước Đông Âu, cho đến 14,40 USD cho những nước công nghiệp. Để đảm bảo tính so sánh được giữa các nước, những ngưỡng nghèo này được tính theo ngang giá sức mua. Từ năm 1981, chuẩn nghèo toàn cầu được áp dụng ở mức thunhập 1 USD/ngày. Chuẩn nghèo này đã được điều chỉnh thành 1,25 USD/ngày kể từ năm 2005, sau khi tính đến yếu tố lạm phát.
  20. Trang 10 Còn ở Việt Nam hiện tại chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập hay theo chi tiêu dùng. Vì vậy, trên thực tế việc phân tích đánh giá nghèo vẫn sử dụng một trong hai ngưỡng nghèo tuyệt đối: - Ngưỡng nghèo của Tổng cục thống kê (TCTK), xác định dựa theo cách tiếp cận của WB là sử dụng chỉ tiêu chi tiêu để đo lường nghèo. Chuẩn nghèo chung của TCTK và WB với mức chi tiêu bình quân/người/tháng qua các năm như sau: năm 2002: 160 nghìn đồng, năm 2004: 173 nghìn đồng, năm 2006: 213 nghìn đồng và năm 2008: 280 nghìn đồng. - Ngưỡng nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), xác định ngưỡng nghèo mang tính chất tương đối hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu nhập. Chuẩn nghèo do Bộ LĐTBXH đưa ra đã được điều chỉnh năm lần vào các năm 1993, 1997, 1998, 2001 và 2005. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, là 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị (Bộ LĐTBXH, 2010). 1.2.2. Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 1.3. Thước đo chỉ số nghèo thông dụng 1.3.1. Các chỉ số đánh giá nghèo Cách tiếp cận phổ biến nhất trong đo lường phúc lợi (kinh tế) là dựa vào chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập của hộ gia đình. Nếu chi tiêu/ thu nhập được chia đều cho tất cả các thành viên trong hộ thì được chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập bình quân đầu người (chỉ số phúc lợi kinh tế của cá nhân).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1