intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau; tìm ra cácnhân tố cótác động đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ BÍCH THỦY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ BÍCH THỦY CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THẮNG TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được thu thập từ thực tế và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018 Tác giả thực hiện Lê Bích Thủy
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................2 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đơn vị khảo sát .........................................3 1.4. Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................3 1.5. Kết cấu đề tài ....................................................................................................3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................................... 5 2.1. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau ........................................5 2.1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu ....................................................................5 2.1.2. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau ..................................9 2.1.3.Đánh giá chung về ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau .....................14 2.2. Vai trò của ngành kinh tế thủy sản trong nền kinh tế quốc dân .....................19 2.2.1. Khái niệm về Thủy sản .............................................................................19 2.2.2. Vai trò của ngành Thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân .......................20 2.2.3. Đặc trưng của ngành Thủy sản .................................................................22 2.3. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................22
  5. 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................................22 2.3.2. Nghiên cứu trong nước .............................................................................23 2.4. Tổng quan về phát triển bền vững ngành thủy sản ........................................24 2.4.1. Khái niệm về phát triển bền vững ............................................................24 2.4.2. Phát triển bền vững ngành thủy sản .........................................................25 2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong PTTS .....................................26 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển thủy sản ...............................28 2.5.1. Nhân tố tự nhiên .......................................................................................28 2.5.2. Yếu tố hạ tầng kinh tế - xã hội .................................................................30 2.5.3. Yếu tố khoa học công nghệ ......................................................................31 2.5.4. Yếu tố tổ chức và quản lý .........................................................................32 2.5.5. Yếu tố quốc tế...........................................................................................34 2.6. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu..................................................................34 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 37 3.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................37 3.1.1. Nghiên cứu khám phá ...............................................................................38 3.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................39 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................39 3.2.1. Phương pháp định tính .............................................................................39 3.2.2. Phương pháp định lượng ..........................................................................40 3.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................40 3.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................40 3.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................41 3.3.3. Xây dựng thang đo ...................................................................................42 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................44 3.4.1. Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................44 3.4.2. Kích thước mẫu khảo sát phục vụ cho nghiên cứu ..................................45 3.4.3. Công cụ thu thập dữ liệu ..........................................................................45
  6. 3.4.4. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................45 3.4.5. Quy trình thu thập dữ liệu ........................................................................45 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 46 4.1. Mô tả mẫu ......................................................................................................46 4.2. Kiểm định thang đo ........................................................................................48 4.2.1. Thang đo các biến độc lập ........................................................................48 4.2.2. Thang đo phát triển...................................................................................50 4.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA ......................................................................50 4.3.1. Các biến độc lập .......................................................................................50 4.3.2. Biến phụ thuộc..........................................................................................52 4.4. Phân tích hồi quy và Anova ...........................................................................53 4.5.2. Nhận xét về phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau ................56 4.6. Kết luận ..........................................................................................................57 Chương 5: KẾT LUẬN................................................................................................................... 59 5.1. Kết luận ..........................................................................................................59 5.2. Đề xuất hàm ý quản trị ...................................................................................60 5.2.1. Định hướng phát triển thủy sản Cà Mau ..................................................60 5.2.2. Hàm ý quản trị ..........................................................................................61 5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 1 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................................ 3 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................................ 8
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/kí hiệu Cụm từ đầy đủ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KT-XH Kinh tế xã hội NTTS Nuôi trồng thủy sản PTTS Phát triển thủy sản PT Phát triển TS Thủy sản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh tôm giống giai đoạn 2013-2016…………10 Bảng 2.2: Kết quả phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2012-2016…………...12 Bảng 3.1: Thang đo nhân tố tác động đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau .................................................................................................. 28 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát....................................................... 32 Bảng 4.2: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo các biến độc lập ....................... 34 Bảng 4.3:Hệ số Cronbach Alpha thang đo ............................................................... 36 Bảng 4.4: KMO and Bratlett’s Test .......................................................................... 36 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập ............................... 37 Bảng 4.6: Phân tích Anova trong hồi quy tuyến tính ................................................ 38 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy......................................................................................... 39 Bảng 4.8: Đánh giá của các hộ nuôi trồng thủy sản về phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau ............................................................................ 41
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 21 Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu ................................................................................ 23 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................ 40 Hình 5.1: Mối liên hệ giữa các nhân tố trong việc NTTS ......................................... 45
  10. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngành Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu tương đối lớn. Bên cạnh đó, ngành có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các sản phẩm thủy sản của nước ta trong quá trình xuất khẩu đã đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã đạt được tốc độ cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia. Tuy nhiên, năm 2016 vừa qua là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt ta ̣i các tỉnh ĐBSCL trong những tháng đầu năm. Tình hình hạn, xâm nhâ ̣p mặn đã làm cho tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong đó, Cà Mau, Kiên Giang, Ba ̣c Liêu là ba tỉnh chiụ ảnh hưởng bởi ha ̣n hán và xâm nhâ ̣p mă ̣n nă ̣ng nề nhấ t. Riêng Cà Mau diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 155.890 ha. Bên ca ̣nh đó, chất lượng, giá cả các yếu tố đầu vào không ổn định; hạ tầng sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu. Biế n đổ i khí hậu và nước biển dâng đươ ̣c dự báo còn nhiề u diễn biế n phức ta ̣p và khó lường, thiên tai như: bão, lũ lụt, ha ̣n hán… không còn theo quy luâ ̣t, cường độ và tầ n suấ t ngày mô ̣t tăng lên, đã và đang có tác đô ̣ng tiêu cực đế n NTTS (nuôi trồng thủy sản) của người dân. Cà Mau với diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 khoảng 301.509 ha, trong đó nuôi tôm nước lợ 282.828 ha, Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi thủy sản (đặc biệt là tôm) lớn nhất cả nước. Cà Mau cũng khẳng định thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu tôm với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD/năm. Cũng nhờ con tôm đã giúp nhiều hộ dân vươn lên khá giả, nhiều vùng quê khởi sắc, KT-XH không ngừng phát triển… Nhờ chính sách đa dạng các mô hình nuôi tôm đã giúp tỉnh Cà Mau ổn định sản lượng tôm nuôi khoảng 139.000 - 147.000 tấn/năm, cung ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu thủy sản. Mặt
  11. 2 được là vậy, nhưng gần đây diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu, tình hình hạn mặn gay gắt... và Cà Mau là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất. Cho nên, để phát triển ngành NTTS thì Cà Mau phải tìm hướng đi mới phù hợp với điều kiện hiện nay. Tỉnh Cà Mau chưa xây dựng đươ ̣c các thương hiệu thủy sản đặc trưng của vùng, đă ̣c biê ̣t là viê ̣c xây dựng và bảo hô ̣ thương hiê ̣u tâ ̣p thể. Hầu hết sản xuất trên các lĩnh vực phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu tính liên kết, hợp tác. Nguồn nguyên liệu sản xuất vẫn còn tự phát và không ổn đinh, tình trạng dịch bệnh thường xảy ra, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất vẫn còn hạn chế, chất lượng các sản phẩm thủy sản nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bên cạnh đó năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản tại Cà Mau chưa cao. Nhìn chung, quá trình phát triển ngành thủy sản tại địa phương trong thời gian qua còn thiếu tính bền vững về môi trường, tự nhiên và các vấn đề kinh tế xã hội nghề cá. Để đạt những nội dung nêu trên đòi hỏi ngành NTTS sản tỉnh Cà Mau cần tìm kiếm những phương pháp phát triển phù hợp hơn. Do vậy việc xây dựng định hướng phát triển lâu dài đối với ngành NTTS Cà Mau là việc làm cần được đặc biệt quan tâm. Chính vì thế tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Cà Mau; tìm ra cácnhân tố cótác động đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong giai đoạn tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu và vận dụng lý thuyết phát triển để phân tích thực trạng ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
  12. 3 - Phân tích và đánh giá những yếu tố có tác động đến phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đơn vị khảo sát - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của nghiên cứu này là những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS. - Phạm vi về nội dung: nghiên cứu tình hình phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. - Đơn vị khảo sát thu thập dữ liệu: Hộ (cơ sở) nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành NTTS trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Từ đó, lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp, hệ thống những yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS tại tỉnh Cà Mau. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định và đánh giá các nhân tố có tác động đến PT ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, qua đó có cơ sở định hướng nhằm phát triển ngành NTTS tại Cà Mau. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm PT ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đây là cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý và các hộ NTTS tham khảo, áp dụng nhằm góp phần hoàn thành chiến lược, mục tiêu phát triển ngành NTTS trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 1.5. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu thì bao gồm 5 chương với nội dung chính như sau:
  13. 4 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3:Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận
  14. 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau 2.1.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu  Vị trí địa lý Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc. Diện tích 5.211 km2, bằng 1,58% diện tích cả nước và bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Là một bán đảo, tiếp giáp cả biển Đông và biển Tây, chiều dài bờ biển 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước (bờ biển Đông dài 107 km, bờ biển Tây dài 147 km), diện tích ngư trường rộng trên 80.000 km2, tiếp giáp với vùng biển của các nước: Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Có nhiều cụm đảo: Hòn Đá Bạc, Hòn Chuối, Hòn Buông thuộc biển Tây, Hòn Khoai thuộc biển Đông. Cà Mau tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang ở phía Bắc, tỉnh Bạc Liêu ở phía Đông, còn lại là tiếp giáp với biển.  Đất đai và địa hình  Về đất đai: Đất ở Cà Mau được phân loại thành 6 nhóm. Trong đó, 91,41% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là đất phèn và đất mặn, nhóm đất phèn chiếm diện tích lớn nhất là 268.843 ha (50,77%), kế đến là nhóm đất mặn chiếm 215.135 ha (40,63%). Các nhóm đất than bùn phân bố dưới rừng tràm ở vùng trũng U Minh, đất bãi bồi, đất cát phân bố ở ven bờ biển và đất đỏ vàng phân bố ở ngoài các cụm đảo chỉ chiếm diện tích nhỏ (khoảng 4,30%), 4,29% diện tích còn lại là sông rạch. Điều kiện đất đai tỉnh Cà Mau khá phù hợp cho việc phát triển nuôi tôm nói riêng và nuôi các loài thủy sản nước lợ nói chung.  Về địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch. Địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao bình quân từ 0,5 m đến 1,5 m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh còn bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, đây là điều kiện vừa có mặt thuận lợi cũng vừa có mặt bất lợi cho phân bổ nguồn nước cho phát triển sản xuất, trong
  15. 6 đó có nuôi tôm của tỉnh. (Báo cáo tổng kết dự án Quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Cà Mau đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045)  Thủy văn Cà Mau chịu tác động trực tiếp của hai chế độ thủy triều: Bán nhật triều không đều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Do ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sông ăn thông ra biển nên phần lớn diện tích đất liền của tỉnh đã bị nhiễm mặn và chế độ thủy triều rất phức tạp.  Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Cà Mau là một trong 5 tỉnh của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và là một trong ba tỉnh dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Cà Mau là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, làm thay đổi cơ cấu ngành nghề. Gây xói lở bờ biển và sạt lở bờ sông: Cả hai bờ biển Đông và Tây tình hình xói lở xảy ra rất nghiêm trọng, tốc độ xói lở trung bình hàng năm từ 20-30 m, với chiều dài đến vài chục kilomet, làm mất rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt một số đoạn đã lở đến đê. Tỉnh phải tổ chức cứu hộ đê khẩn cấp trên rất nhiều khu vực, tốn kém kinh phí khá lớn. Nếu không có những giải pháp hợp lý, thậm chí Mũi Cà Mau có khả năng mất cả biểu tượng và cột mốc Quốc gia do sạt lở. Trên các tuyến sông lớn tình hình sạt lở cũng diễn ra rất phức tạp, gây thiệt hại lớn đến tài sản, đời sống và tình hình sản xuất của người dân. Về xâm nhập mặn: Do ảnh hưởng của nắng hạn, tình hình xâm nhập mặn có chiều hướng gia tăng. Hàng năm, vào cao điểm mùa khô, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, tất cả các tuyến sông rạch độ mặn tăng cao, bình thường từ 20-30‰, đặc biệt vào mùa khô năm 2016, do ảnh hưởng của El Nino nên độ mặn tăng lên đến 40- 45‰. Độ mặn trên các tuyến sông tăng cao nên việc thay đổi nước cho ao, đầm nuôi tôm không thể thực hiện, gây thiệt hại lớn đến nghề nuôi tôm của tỉnh.  Về điều kiện kinh tế - xã hội  Về kinh tế
  16. 7 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá hiện hành): Đạt 44.696,94 tỷ đồng; trong đó: Khu vực ngư, nông, lâm nghiệp đạt 13.705,91 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,66%; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 11.382,28 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,47%; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 17.892,72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,03%; thuế sản phẩm đạt 1.716,03 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,84%. (Cục Thống kê Cà Mau). GRDP bình quân đầ u người giai đoa ̣n 2009 – 2015 tăng 7,62%/năm (từ 1.030 USD/người/năm lên 1.600 USD/người/năm). Tuy nhiên, thu nhâ ̣p bình quân đầ u người của tỉnh vẫn ở mức thấ p so với mă ̣t bằ ng chung cả nước, năm 2015 GDP bình quân đầ u người của cả nước đa ̣t 2.300 USD. Trong ngành thủy sản thì nuôi trồng thủy sản đóng vai trò chủ đa ̣o, chiế m 77% cơ cấ u ngành (chủ yếu từ nuôi tôm), khai thác thủy sản chiế m 17%, dich ̣ vu ̣ thủy sản chiế m 6%.  Về xã hội Dân số tỉnh Cà Mau năm 2015 là 1.218.821 người: Trong đó nam có 615.846 người (50,52%) và nữ có 612.975 người (49,48%). Có 709.835 người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tốt nghiệp Cao đẳng trở lên: 17.198 người, tốt nghiệp trung cấp, dạy nghề: 42.802 người, đào tạo nghề: 133.965 người, lao động phổ thông: 649.835 người (theo Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Cà Mau 2011-2020). Chất lượng lao động qua đào tạo còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng của nhà tuyển dụng.  Kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản  Thủy lợi Cà Mau có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Có nhiều kênh trục lớn, và hệ thống kênh cấp 1, cấp 2, kênh nội đồng, tạo nên mạng lưới sông ngòi dày đặc nối thông với nhau và thông ra biển, thuận lợi cho việc cấp, thoát nước phục vụ cho phát triển sản xuất. Về quy hoạch thủy lợi của tỉnh, chia thành hai vùng sản xuất có hệ sinh thái đặc trưng như sau:
  17. 8 - Vùng Nam Cà Mau: Quy hoạch thủy lợi phục vụ chủ yếu cho nuôi tôm. Chia thành 18 tiểu vùng, với 323.786 ha. Hiện tỉnh đã phê duyệt 15/18 dự án đầu tư hệ thống thủy lợi, đang đầu tư cho 05 tiểu vùng. - Vùng Bắc Cà Mau: Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất hệ sinh thái ngọt: Chia làm 05 tiểu vùng, với 206.214 ha. Hiện có 02 tiểu vùng được khép kín giữ ngọt triệt để (Tiểu vùng II và Tiểu vùng III thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời). Mặc dù chưa đầu tư hoàn thiện nhưng bước đầu đem lại hiệu quả khá tốt. Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tỉnh đã tập trung các nguồn lực để đầu tư hệ thống thủy lợi. Từ các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hạ tầng thủy sản, vốn ODA,… tỉnh đã bố trí thực hiện các dự án để khép kín các tiểu vùng. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn nên các dự án hầu hết chưa được đầu tư hoàn chỉnh, chưa có tiểu vùng nào được khép kín, chưa phát huy được hiệu quả. Ngoài ra còn tập trung nạo vét các kênh trục, kênh cấp 1, cấp 2 để phục vụ cho việc cấp, thoát nước. Thủy lợi phục vụ nuôi tôm còn một số tồn tại: Không có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; năng lực cấp, thoát nước rất hạn chế, nên việc ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh rất dễ xảy ra; các công trình thủy lợi phục vụ cho nuôi tôm chưa đồng bộ, chưa đảm bảo chủ động lấy nước để phục vụ sản xuất, thiếu nguồn nước ngọt bổ sung. Một số khu vực chưa phân ranh rõ ràng giữa vùng nuôi tôm và trồng lúa dẫn đến xung đột trong sản xuất; do tốc đô ̣ bồ i lắng nhanh nên hê ̣ thố ng kênh ra ̣ch không thể đáp ứng nhu cầ u cấ p, thoát nước cho nuôi tôm rất khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là tình trạng thiếu nước cho sản xuất ở những vùng nằm sâu trong nội đồng.  Giao thông Giao thông bộ, có 3 tuyến quốc lộ đi qua, với tổng chiều dài 119,3 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài là 267,9 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 98,1%; 97 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 976,4 km, tỷ lệ nhựa cứng hóa đạt 64,8%; 287 tuyến đường đô thị dài 228,9 km bao gồm các tuyến đường nội
  18. 9 ô thành phố Cà Mau và đường thị trấn đã được nhựa (cứng) hóa đạt 99,8%; đường giao thông nông thôn có 1.962 tuyến với tổng chiều dài 10.844,5 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 35%. Giao thông thủy: Hệ thống giao thông đường thủy khá phát triển. Vận tải đường thủy chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đường bộ. Toàn tỉnh có 57 tuyến, dài 1.161,8km. Trong đó: 12 tuyến/261,7km do trung ương quản lý; 12 tuyến/349,0km do tỉnh quản lý; 33 tuyến/559,5km do huyện quản lý. Ngoài ra còn khoảng 7.000 km các tuyến sông, kênh có khả năng khai thác vận tải thủy, chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản hoặc hàng hóa nhỏ lẻ của người dân. Tuy nhiên việc hạn chế vận tải bằng đường bộ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến vận chuyển hàng hóa, kết nối giao thương, đi lại đối với các Doanh nghiệp và người dân. (Báo cáo tổng kết dự án Quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Cà Mau đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045) 2.1.2. Thực trạng ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau  Về sản xuất, cung ứng giống Về năng lực sản xuất giống: Trong tỉnh có hơn 800 cơ sở sản xuất giống (chủ yếu tôm giống), sản xuất từ8-9 tỷ con giống/năm, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu nuôi trong tỉnh, chủ yếu là tôm sú. Có hơn 80% là các cơ sở nhỏ lẻ, nằm phân tán tại các địa bàn, chủ yếu ở ba huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, điều kiện cơ sở không đáp ứng các quy định, rất khó khăn trong quản lý. Kỹ thuật viên có chuyên môn cao không nhiều (khoảng 20%), số còn lại chỉ được tập huấn ngắn hạn.Việc hạn chế về trình độ kỹ thuật đã ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh.Tỉnh đã khuyến khích các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ liên kết thành hợp tác xã hoặc có thành lập doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, áp dụng quy trình công nghệ hiện đại.Tuy nhiên đến nay số lượng cơ sở sản xuất quy mô lớn không nhiều. Hiện chỉ có Tập đoàn Việt Úc đầu tư khu sản xuất tôm giống với quy mô hơn 120 ha, công suất thiết kế hơn 14 tỷ con giống/năm, góp phần giải quyết
  19. 10 nhu cầu về giống trong tỉnh (hiện mới đi vào sản xuất giai đoạn I, công suất 7 tỷ con giống/năm). Về di nhập giống: Trong 55% nhu cầu giống phục vụ cho nuôi trong tỉnh còn lại phải di nhập từ các tỉnh, chủ yếu là các tỉnh Miền Trung, khoảng 10-12 tỷ con giống/năm (khoảng 40% là tôm thẻ chân trắng). Có 220 cơ sở ương giống (gièo) để cung ứng cho các vùng nuôi, hàng năm đều được kiểm tra điều kiện kinh doanh. Công tác quản lý giống nhập tỉnh cũng gặp rất nhiều khó khăn, do địa bàn rộng, một số giống nhập nguồn gốc không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo. Để quản lý nguồn giống nhập tỉnh có chất lượng tốt, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức ký kết phối hợp với các tỉnh về quản lý chất lượng giống, qua đó chất lượng giống cũng được cải thiện. Về tôm sú giống bố mẹ: Cà Mau là nơi cung cấp tôm sú bố mẹ có chất lượng tốt cho các trung tâm sản xuất giống của cả nước, hàng năm có thể cung cấp từ 100.000 -150.000 con cho nhu cầu sản xuất trong và ngoài tỉnh. Nguồn tôm sú bố mẹ khai thác từ tự nhiên nên công tác kiểm dịch cũng gặp nhiều khó khăn và nguồn cung cũng có giới hạn, theo chiều hướng ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh tôm giống giai đoạn 2013-2016 ĐVT: 1.000 con TT Nguồn giống 2013 2014 2015 2016 I Sản xuất trong tỉnh 1 Tôm sú 8.500.000 7.223.110 7.830.492 7.643.253 2 Tôm thẻ chân trắng 53.795 524.815 373.002 3 Tôm thẻ đuôi đỏ 95.20 25.40 10.00 II Nhập tỉnh 1 Tôm sú 10.000.000 8.134.280 8.927.496 8.774.821
  20. 11 2 Tôm thẻ chân trắng 3.000.000 5.771.200 5.165.100 4.512.786 3 Tôm càng xanh 15.460 27.480 86.664 95.082 21.515.460 21.209.960 22.534.592 21.398.954  Về vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản Trong tỉnh có trên 200 cơ sở kinh doanh, dịch vụ thú y thủy sản, vừa cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nuôi trồng thủy sản vừa tham gia tư vấn kỹ thuật cho người dân trong việc sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh,…Hiện Cà Mau vẫn chưa có nhà máy sản xuất thức ăn, hóa chất, thuốc thú y phục vụ cho nuôi tôm, nên hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập sản phẩm từ các tỉnh về. Hiện thị phần chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp lớn của nước ngoài như CP (Thái Lan); Grobest, Uni President (Đài Loan); Tongwei, Việt Hoa (Trung Quốc), Tomboy (Pháp)…vừa giá thành sản xuất tăng cao, vừa bị thao túng giá.  Về thủy sản Trong những năm qua sản xuất thủy sản tăng cao, tổng sản lượng năm 2016 đạt 491.043 tấn, bình quân tăng 3,1%/năm (giai đoạn 2011-2016). Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 282.043 tấn, bình quân tăng 1,7%/năm; sản lượng khai thác thủy sản đạt 209.000 tấn, bình quân tăng 5,3%/năm. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong khai thác giảm dần, tăng mạnh tỷ trọng từ nuôi trồng; sự chuyển đổi trên chủ yếu do thị trường tác động, nguồn cung từ khai thác không đáp ứng đủ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng lên đã kích thích lĩnh vực nuôi trồng phát triển. Nuôi trồng Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Đến năm 2016, toàn tỉnh có 301.509 ha, trong đó có 278.642 ha nuôi tôm (chiếm khoảng 40% so cả nước) với nhiều loại hình và đối tượng nuôi như: Nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (9.590 ha), quảng canh cải tiến (94.469 ha), quảng canh, tôm lúa,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2