intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là tập trung nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, đề xuất các biện pháp thiết thực nhất nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều, góp phần làm gia tăng nguồn vốn tiền gửi của cá nhân tại các NHTM ở Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  CHÂU THỊ HỒNG VY PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, 2017
  2. PHIẾU KHẢO SÁT Tôi tên: Châu Thị Hồng Vy- Học viên Cao Học-Ngân hàng -Khóa 24- Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm nghiên cứu đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN “ tôi rất mong các anh/chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi dưới đây. Tôi xin cam đoan tất cả các ý kiến hay thông tin của quý anh/chị đều được bảo mật. Và tôi chân thành cám ơn sự cộng tác nhiệt tình của quý anh/chị. HỌ VÀ TÊN:……………………………………………………………………… NGÀY SINH:……/……/……… . SỐ ĐIỆN THOẠI:…………………………… ĐỊA CHỈ: ………………………………………………………………………….. Hướng dẫn trả lời: Anh/chị vui lòng đánh dấu “X” vào ô thích hợp: 1. Giới tính của anh/chị là: Nam Nữ 2. Tình trạng hôn nhân của Anh/ Chị: Độc thân Đã có gia đình 3. Trình độ học vấn của Anh/Chị: Dưới 9/12 12/12 Đại học Trên ĐẠI HỌC 4. Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị là: Công nhân viên Kinh doanh/buôn bán Quản lý Khác:…………. Đang thất nghiệp 5. Thu nhập trung bình hàng tháng của quý Anh/chị là: Dưới 5 triệu đồng 5-8 triệu đồng 8 -13 triệu đồng Trên 13 triệu đồng 6. Số người phụ thuộc trong gia đình của anh/chị (người già, trẻ em,hoặc người thất nghiệp, bệnh tật…) là………..người. 7. Khoảng cách từ nhà anh/chị đến Ngân hàng- nơi bạn thường xuyên giao dịch bao xa?………………….km. 8. Nhà anh/chị cách trung tâm (thành phố/thị trấn/thị tứ) bao nhiêu km? …………………..km. 9. Anh chị có người thân bên nước ngoài?
  3. Có Không 10.Anh chị có hay nhận tiền kiều hối của người thân/bạn bè chuyển về? Có Không Nếu có, anh chị vui lòng cho biết hình thức nhận tiền kiều hối của anh chị đang sử dụng: Nhận tại ngân hàng Người quen đem về DV giao tận nhà 11.Anh/ chị có người quen làm trong ngân hàng không? Có Không 12.Anh/ chị đã có giao dịch gửi tiền ở Ngân hàng chưa? Có Chưa (Nếu anh chị chọn “ Có” vui lòng trả lời tiếp câu 13 đến câu 15, còn nếu anh chị chọn “Chưa” vui lòng trả lời câu số 16) 13.Anh chị đã gửi khoảng …………triệu đồng/ kỳ hạn: …….tháng. Lãi suất……../năm. Tại ngân hàng……………………… 14.Tại sao anh/chị gửi tiền tại ngân hàng đó: Lãi suất cao có người quen phục vụ tốt NH uy tín Khác 15.Mục đích gửi tiền của anh/chị là: Hưởng lãi Tích lũy dần cho tương lai Chờ cơ hội làm ăn Muốn được an toàn Khai thác tiện ích ngân hàng Khác: …………………… 16.Anh chị có định gửi tiền trong tương lai không? Có Không Nếu chọn “Không” vui lòng cho biết lý do ( có thể chọn nhiều lý do) Không có thói quen gửi tiền Thủ tục phức tạp Không lời bằng đầu tư kênh khác Không tin tưởng ngân hàng Nhân viên giao dịch kém Bất tiện gửi/rút Lãi suất không hấp dẫn Khoảng cách đến ngân hàng xa 17.Anh chị hãy cho biết mức độ ảnh hưởng tác động nhiều đến quyết định gửi tiền của anh/chị:
  4. Ảnh Số Không Ảnh Rất Ít ảnh hưởng thứ Các yếu tố có ảnh hưởng Ảnh hưởng trung tự hưởng khá hưởng bình 1 Lãi suất tiền gửi 2 Sự an toàn tiền gửi Uy tín ngân hàng (thương hiệu 3 NH) 4 Chương trình khuyến mãi 5 Sự đa dạng sản phầm tiền gửi Qui mô ngân hàng (mạng lưới 6 NH) Tính chất sở hữu ngân hàng (Nhà 7 Nước hay Cổ phần) Chất lượng phục vụ của nhân 8 viên 9 Thủ tục gửi tiền 10 Thời gian xử lý giao dịch 11 Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật NH Khoảng cách từ nhà tới ngân 12 hàng 18.Trong các hình thức khuyến mại, anh/chị thích loại hình nào nhất khi đến gửi tiền tại Ngân hàng? Hỗ trợ thêm lãi suất Tặng quà tiền mặt Tặng quà hiện vật Các CT dự thưởng, quay số trúng thưởng Rút thăm may mắn Voucher mua hàng Dịch vụ tiện ích ngân hàng Khác:……………………… HẾT CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ ANH CHỊ. KÍNH CHÚC ANH CHỊ KHỎE MẠNH, THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC!
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  CHÂU THỊ HỒNG VY PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Tài Chính-Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, 2017
  6. LỜI CAM ĐOAN Quá trình thực hiện khảo sát và hoàn thiện luận văn là một quá trình khó khăn, kiên trì và đầy nỗ lực của bản thân tôi, độc lập và nghiêm túc. Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển từ nhiều bài báo, tạp chí chuyên ngành đảm bảo tính trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chính xác do bản thân tôi thực hiện, cùng với sự hướng dẫn của PGS.TS. Trương Quang Thông. Tôi xin cam đoan Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của Luận văn này. Tác giả Châu Thị Hồng Vy
  7. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu nghiên cứu Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể tách rời của các ngân hàng thƣơng mại, là cơ sở để các ngân hàng có nguồn vốn để cho vay, đầu tƣ, dự trữ … mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, trong đó tập trung mạnh nhất ở nguồn vốn từ dân cƣ, hay còn gọi là nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân. Đây là một trong những nguồn huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng. Và để huy động đƣợc một khoản tiền gửi bất kỳ của khách hàng cá nhân, các Ngân hàng phải xem xét rất nhiều nhân tố từ môi trƣờng, khách hàng và ngân hàng. Vì thế, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thƣơng mại. Và địa bàn đƣợc chọn để nghiên cứu là tỉnh Long an. Đây là vùng có vị trí rất đặc biệt thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhƣng lại giáp ranh với thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, nên điều kiện về thu nhập cũng nhƣ nhu cầu của khách hàng cá nhân về các dịch vụ ngân hàng có điểm khác so với các vùng khác. Từ đó, đề tài sẽ tìm hiểu đƣợc có những nhân tố nào ảnh hƣởng nhiều đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại địa bàn này. 1.2. Sự cần thiết để thực hiện nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay của nƣớc ta, việc huy động vốn tại các NHTM để tăng nguồn vốn cho vay, tăng khả năng thanh toán, cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro về tín dụng là rất cần thiết. Các NHTMVN cạnh tranh nhau thu hút khách hàng gửi tiền thông qua quá trình tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, sở thích của khách hàng về loại sản phẩm tiền gửi, về chất lƣợng dịch vụ, về chính sách khách hàng …đƣợc coi là một chiến lƣợc cạnh tranh tất yếu trên bƣớc đƣờng phát triển của từng ngân hàng. Mặt khác, từ cuối năm 2016 đến thời điểm này, thị trƣờng bất động sản và chứng khoán đã sôi động trở lại sau nhiều năm đóng băng, mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp đã khiến cho một lƣợng vốn rất lớn đƣợc chuyển từ kênh tiết kiệm sang các kênh đầu tƣ khác có khả năng sinh lời cao hơn nhƣ bất động sản, chứng
  8. khoán…Do đó, kênh đầu tƣ từ tiền gửi tại các ngân hàng không còn hấp dẫn đối với khách hàng và trên thị trƣờng xuất hiện một trào lƣu rút tiền gửi tiết kiệm để chuyển sang kinh doanh bất động sản với tỷ suất sinh lời rất cao thậm chí gấp nhiều lần so với tiền gửi tiết kiệm. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tại các ngân hàng sụt giảm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, buộc các lãnh đạo ngân hàng phải quan tâm đến việc giữ chân khách hàng hiện hữu và tìm mọi biện pháp ổn định nguồn vốn tiền gửi này và tăng trƣởng nguồn vốn theo mục tiêu của từng ngân hàng. Thêm vào đó, trong thị trƣờng tài chính gần đây xuất hiện những vụ tiêu cực xảy ra tại các ngân hàng nhƣ ngƣời dân gửi tiền mất tiền tỷ, cán bộ ngân hàng lừa gạt chiếm đoạt tài sản khách hàng, các lãnh đạo ngân hàng lợi dụng chức vụ quyền hạn cấu kết chiếm đoạt tiền khách hàng và trốn khỏi Việt Nam, các vụ trộm cƣớp ngân hàng…. gây nên cảm giác hoang mang, mất sự an toàn và thiếu lòng tin của khách hàng hiện hữu và làm xáo trộn trong tƣ tƣởng của ngƣời dân đang muốn gửi tiền vào ngân hàng. Điều này đã ảnh hƣởng rất lớn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn tiền gửi từ nguồn này. Bên cạnh đó, theo xu hƣớng hiện nay, các ngân hàng thực hiện mở rộng mạng lƣới về các khu vực nông thôn theo hƣớng phát triển bán lẻ vì nơi đây là nơi tập trung nguồn vốn tiết kiệm, tín dụng, thanh toán và bảo hiểm dồi dào nhất. Khu vực tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt. Đây là địa bàn tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vùng ĐBSCL, thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam, đƣợc xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế Việt Nam. Địa bàn này tập trung mọi nguồn lực về tiềm năng huy động vốn, cho vay sản xuất kinh doanh và phát triển nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại đáp ứng cho vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Long an có rất nhiều ngân hàng với quy mô không nhỏ, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, mức lãi suất lệch nhau khoảng cách lớn, dòng tiền gửi tiết kiệm có xu hƣớng dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác đã làm cho công tác huy động tiền gửi của mỗi ngân hàng càng khó
  9. khăn hơn. Để có những biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm thu hút khách hàng cá nhân đến gửi tiền tại ngân hàng đang là những trăn trở suy nghĩ của các lãnh đạo ngân hàng. Từ những lý do trên, việc tìm hiểu các biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi từ cá nhân tại các NHTM sẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách cho hệ thống ngân hàng nói chung và cho chi nhánh Long an nói riêng. Đây là vấn đề đang đƣợc quan tâm và cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an. Do đó, đề tài tôi chọn là “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là tập trung nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an. Từ đó, đề xuất các biện pháp thiết thực nhất nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền ngày càng nhiều, góp phần làm gia tăng nguồn vốn tiền gửi của cá nhân tại các NHTM ở Long an. Các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:  Đánh giá đƣợc thực trạng ảnh hƣởng của các nhân tố từ khách hàng, từ ngân hàng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại các NHTM trên địa bàn Long an.  Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an.  Gợi ý một số giải pháp thu hút nhiều khách hàng cá nhân đến gửi tiền, nhằm góp phần gia tăng tiền gửi tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an. 1.4. Các câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
  10. - Tình hình huy động tiền gửi của KHCN tại các NHTM trên địa bàn Long an nhƣ thế nào? Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an ra sao? - Nhân tố nào ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an? - Giải pháp nào nhằm thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến gửi tiền để gia tăng tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an? 1.5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài khảo sát các khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an trong khoảng thời gian từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017.  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng là cá nhân, thông qua phỏng vấn trực tiếp khoảng 320 khách hàng đến giao dịch tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an và tập trung nhiều vào các KHCN có giao dịch nhận tiền kiều hối. Họ là những ngƣời có ngƣời thân nhƣ vợ, chồng, cha mẹ, anh chị em, chú bác…. ở nƣớc ngoài, thƣờng đến ngân hàng nhận tiền gửi từ nƣớc ngoài chuyển về tài khoản, hoặc đổi ngoại tệ, hoặc nhận tiền bằng dịch vụ nhận tiền kiều hối của Weston Union. 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Về phương pháp thu thập số liệu Các số liệu thứ cấp đƣợc lấy dữ liệu từ các báo cáo của NHNN tỉnh Long an, báo cáo tài chính, website của NHTM trên địa bàn, cục thống kê từ năm 2016 đến tháng 6/2017. Còn các số liệu sơ cấp đƣợc khảo sát trên mẫu gồm 320 khách hàng cá nhân đến giao dịch tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an và tập trung nhiều vào các KHCN có giao dịch nhận kiều hối, thu đổi ngoại tệ tại các ngân hàng. Công cụ để thu thập dữ liệu là bảng câu hỏi chi tiết, khảo sát từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017.
  11.  Về phương pháp nghiên cứu Để đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an, tôi dùng phƣơng pháp định tính, thống kê mô tả và phân tích. Để kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Long an, tôi dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, phân tích hồi quy dựa trên mô hình Probit đƣợc thực hiện trên phần mềm thống kê SPSS. Luận văn đã tham khảo từ bài báo nghiên cứu về sự lựa chọn và hành vi tiết kiệm khách hàng của tác giả Hanna Lim, Sherman D.Hana và Catherine P. Montaito, Ohio State University. Mô hình này biến phụ thuộc có dạng nhị phân (giá trị 0 và 1). Trong hồi quy Probit nghịch đảo của hàm phân phối xác suất chuẩn chuẩn hóa là sự kết hợp tuyến tính của các biến giải thích. Và mô hình đã đƣợc rất nhiều tác giả áp dụng trong phân tích về hành vi của con ngƣời nói chung hoặc đến quyết định gửi tiền nói riêng nhƣ: Nguyễn Ngọc Nguyên (2014) “Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên khu vực Hồ Chí Minh”, Lê Hồng Hoa (2012) “Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng gửi tiền và lƣợng tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang”. Mô hình Probit đƣợc trình bày nhƣ sau: Yi * = β0+ β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4+ … + βiXi + Ui Trong đó:  Yi là biến phụ thuộc chƣa biết, nếu Yi = 0 là khách hàng quyết định không gửi tiền, nếu Yi=1 là khách hàng quyết định gửi tiền.  X1, X2, …, Xi là các biến nhân tố tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng.  β0, β1, ….. , βi là các hệ số hồi quy của hàm Probit.  Ui là sai số ngẫu nhiên của các biến. 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
  12. Qua kết quả nghiên cứu đã đƣợc kiểm định, đề tài sẽ chỉ ra đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân. Từ kết quả đó, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an biết rõ hơn về sự ảnh hƣởng của các nhân tố đặc thù tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng tại các NHTM nơi đây. Tùy đối tƣợng cụ thể mà NHTM có những chính sách riêng phù hợp với thị hiếu cũng nhƣ mong muốn của khách hàng khi đến gửi tiền. Đồng thời, cũng dựa trên kết quả khảo sát, các NHTM sẽ có cơ sở đánh giá lại một cách chi tiết về sản phẩm huy động vốn của ngân hàng, từ đó sẽ có những thay đổi, cải tiến sao cho thu hút đƣợc nhiều khách hàng cá nhân đến gửi tiền, góp phần nâng cao số dƣ huy động, đảm bảo thanh khoản, an toàn trên toàn hệ thống. Từ đó, tôi có kiến nghị và đề xuất một số giải pháp mới thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền, góp phần gia tăng tiền gửi tiết kiệm cho NHTM trên địa bàn tỉnh Long an. 1.8. Cấu trúc đề tài Cấu trúc đề tài gồm có 5 chƣơng, nội dung cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Giới thiệu nghiên cứu. Chƣơng 2: Lý luận tổng quan về các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại các NHTM. Chƣơng 3: Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Long an. Chƣơng 4: Thảo luận và kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
  13. CHƢƠNG 2 LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. Ở chƣơng 1 đã giới thiệu mục tiêu, tầm quan trọng cũng nhƣ ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Tuy vấn đề đặt ra không mới nhƣng trong mỗi thời điểm, mỗi không gian sẽ có những nhân tố mới xuất hiện để các NHTM có thể khai thác triệt để, áp dụng linh hoạt các biện pháp để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền. Trƣớc khi tiến hành khảo sát, phân tích vấn đề, tôi cần phải hiểu rõ những cơ sở lý thuyết khoa học, những lý luận và những nghiên cứu trƣớc đây nhằm so sánh và phát hiện những điểm mới trong vấn đề cần nghiên cứu. Các lý thuyết đó nhƣ sau: 2.1. Lý thuyết về nguồn vốn tiền gửi và tài chính hành vi: 2.1.1. Nguồn vốn tiền gửi và các loại hình tiền gửi của NHTM: 2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn tiền gửi: Nguồn vốn tiền gửi là một trong những nguồn vốn phải trả của ngân hàng. Đó là một nguồn vốn huy động của các cá nhân, tổ chức thông qua quá trình nhận gửi tiền, thanh toán hộ hoặc các nghiệp vụ huy động khác… Nguồn vốn này đƣợc xem “là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM” (Trần Huy Hoàng, 2011). Nguồn vốn này thực chất là tài sản sở hữu của nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ cá nhân, doanh nghiệp, kho bạc hay các tổ chức khác mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng để cho vay, thanh toán hộ hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, nhƣng phải có phải hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu. Nhƣ vậy, tiền gửi cá nhân là một nguồn vốn phải trả của ngân hàng đƣợc huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng cá nhân nhằm phục vụ cho các mục đích thanh toán hàng hóa, sinh lãi, tích lũy hay sử dụng các dịch vụ cá nhân khác của ngân hàng…
  14. 2.1.1.2. Vai trò của nguồn vốn tiền gửi.  Đối với nền kinh tế: Thông qua vai trò làm trung gian của các NHTM, các khoản tiền nhàn rỗi của các đối tƣợng trong nền kinh tế tập trung lại thành một khối lƣợng vốn lớn, sử dụng vốn đó để cho vay đầu tƣ sinh lời đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế- xã hội. Nhờ đó, các NHTM có điều kiện tiếp cận và thu hút một khối lƣợng khách hàng rất lớn đến với mình, thông qua hoạt động quản lý thu chi tiền cho khách hàng góp phần kiểm soát lạm phát cũng nhƣ những biến động khác trong nền kinh tế dƣới sự kiểm soát chỉ đạo của Nhà nƣớc (Trầm Thị Xuân Hƣơng, Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011).  Đối với khách hàng: Các tầng lớp dân cƣ đều có các khoản thu nhập tạm thời chƣa sử dụng. Họ tiếp cận đƣợc với ngân hàng bằng cách gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời (Phan Thị Thu Hà, 2009). Và số tiền lãi thu đƣợc từ việc gửi tiền tiết kiệm tạo thành thu nhập ổn định của khách hàng, góp phần làm tăng khả năng tiêu dùng của khách hàng hoặc đầu tƣ trong tƣơng lai. Ngân hàng là một nơi gửi tiền hợp pháp, đƣợc pháp luật công nhận và tránh đƣợc các rủi ro tổn thất, mất mát so với cách khách hàng giữ tiền tại gia. Mặt khác, theo Trầm Thị Xuân Hƣơng (2011) “...việc nắm giữ quyền sở hữu các CCTG, sổ tiết kiệm, kỳ phiếu trái phiếu…ngoài việc đƣợc quyền hƣởng lãi, họ còn có thể dễ dàng mua bán chuyển nhƣợng các chứng từ có giá trên thị trƣờng, tạo nên tính thành khoản cao cho ngƣời chủ sở hữu nó”. Khách có thể dễ dàng chuyển đổi chúng thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ cần.  Đối với ngân hàng: Nguồn vốn tiền gửi ảnh hƣởng trực tiếp đến qui mô hoạt động của các ngân hàng. Đồng thời, nguồn vốn tiền gửi giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh. Bởi vì theo Trần Huy Hoàng (2011) “…đối với các ngân hàng bán lẻ chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu vốn lƣu động của cá
  15. nhân và doanh nghiệp nên trong tổng nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ trọng cao để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp…”. Mặt khác, theo Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 có quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay ngắn, trung và dài hạn tại NHTM là 30%. Nguồn vốn này càng lớn càng giúp cho ngân hàng chủ động đa dạng các hình thức, cách thức hoạt động, giảm rủi ro, tăng khả năng sinh lời, tạo sự an toàn trong ngân hàng, qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh giữa các NHTM, tạo dựng vị thế ngân hàng trên thị trƣờng tài chính. 2.1.1.3. Các loại hình tiền gửi của khách hàng cá nhân tại các NHTM. Tại các NHTM, có 3 hình thức huy động vốn cá nhân tƣơng ứng với các thành phần của nợ ngân hàng nhƣ sau: Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân (tài khoản tiền gửi giao dịch, thanh toán cá nhân): Theo Trần Huy Hoàng (2011) “Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào nên khi ngân hàng sử dụng làm nguồn vốn kinh doanh thì rủi ro rất cao…”. Đồng thời, thông qua tài khoản này, mục đích của ngƣời gửi không phải để hƣởng lợi tức mà phục vụ nhu cầu thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ thực hiện các khoản chi trả về mua bán hàng hoá, dịch vụ, nhận chuyển tiền vào tài khoản, nhận tiền lƣơng hàng tháng. Vì vậy, ngân hàng không nhất thiết phải trả lãi cho ngƣời gửi hoặc trả lãi thấp mang tính tƣợng trƣng và không thu phí dịch vụ tài khoản này. Chính vì thế đây là nguồn vốn mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nếu sử dụng nó để cho vay. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân (Tài khoản phi giao dịch cá nhân). Đây là loại tiền gửi định kỳ, khách hàng chỉ đƣợc rút ra theo một kỳ hạn đƣợc quy định trƣớc. Khi gửi, khách hàng sẽ đƣợc ngân hàng cấp cho một sổ tiết kiệm có cố định thời gian kỳ nhận lãi và đáo hạn gốc khi đến hạn. Và nhƣ vậy khách hàng sẽ không đƣợc dùng tài khoản này thực hiện thanh toán nhƣ tiền gửi giao dịch. Tiền gửi tiết kiệm này thƣờng đƣợc hƣởng lãi suất cố định và đƣợc hƣởng lợi tức cao hơn rất nhiều so với tiền gửi thanh toán. Tiền gửi có kỳ hạn càng dài, lãi suất sẽ càng cao và ngƣợc lại. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn huy động này để cho vay trung dài hạn vì tính chất ổn định của nó. Tuy nhiên, lợi nhuận đạt đƣợc sẽ thấp (Trầm Thị Xuân Hƣơng, Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011).
  16. Các loại giấy nợ để huy động vốn (Chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu). Chứng chỉ tiền gửi: Theo Trần Huy Hoàng (2011) “Đây là những tờ giấy chứng nhận đã gửi tiền vào ngân hàng có thể chuyển nhƣợng, đƣợc có hƣởng lãi và lãi suất tùy theo sự thỏa thuận giữa khách hàng với ngƣời phát hành”. Thông thƣờng, đối với cá nhân thì các chứng chỉ tiền gửi này chỉ có mệnh giá thấp, đƣợc phát hành để huy động vốn trong dân cƣ. Vốn gốc chỉ đƣợc thanh toán vào thời điểm đáo hạn của GTCG. Nhƣ vậy, đối với ngân hàng đây là nguồn vốn có tính chắc chắn và ổn định nhất. Còn đối với khách hàng, sử dụng các GTCG này để chứng minh năng lực tài chính, cơ sở đảm bảo tín dụng (Trầm Thị Xuân Hƣơng, Hoàng Thị Minh Ngọc, 2011). Còn kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: là những chứng khoán nợ có thời hạn ngắn, đƣợc ngân hàng phát hành để huy động vốn của ngƣời mua kỳ phiếu, trái phiếu. 2.1.2. Lý thuyết về hành vi ngƣời tiêu dùng: 2.1.2.1. Hành vi người tiêu dùng là gì? Theo Vũ Huy Thông (2014) cho rằng hành vi ngƣời tiêu dùng là “một quá trình của con ngƣời trong đó một cá nhân hình thành các phản ứng đáp lại đối với nhu cầu của bản thân”. Nó gồm 2 giai đoạn: nhận thức và hành động. Các nghiên cứu kinh tế thƣờng cho rằng con ngƣời bị thúc đẩy bởi các yếu tố vật chất dẫn đến các quyết định mà họ cho là hợp lý. Nhƣng trên thực tế có nhiều thí nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng con ngƣời do bị ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố bên ngoài (gia đình, nhóm tham khảo, văn hóa, giai tầng xã hội), bên trong (động cơ, lĩnh hội, nhận thức, cá tính lối sống, thái độ) làm cho họ không còn đủ khả năng phân tích một cách đầy đủ những quyết định phức tạp. Rồi từ đó họ lại đƣa ra các quyết định không theo quy luật kinh tế thông thƣờng, nhất là khi phân tích trong thị trƣờng chứng khoán, tài chính. Liên hệ đến ngân hàng, đối tƣợng phân tích chính là các hành vi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, trong đó là gửi tiền tiết kiệm. Tài chính hành vi là một lĩnh vực lý thuyết tài chính, tìm hiểu và giải thích hệ thống tài chính chịu sự ảnh hƣởng của các quyết định mang tính chất tâm lý, lý luận từ những kiến thức về tâm lý học, khoa học xã hội và kết hợp với nhân chủng học để lý giải về hành vi bất hợp lý của con ngƣời (Vũ Huy Thông, 2014). 2.1.2.2. Phân tích các bƣớc ra quyết định gửi tiền của KHCN: Hành vi của ngƣời tiêu dùng ảnh hƣởng từ nhiều yếu tố:
  17. Các yếu tố văn hóa, xã hội: văn hóa và giai tầng xã hội, nhóm tham khảo, gia đình, vai trò và địa vị. Về văn hóa: gồm dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, tín ngƣỡng và các vùng địa lý. Văn hóa là nét đặc trƣng cơ bản của mỗi quốc gia nhƣ dân tộc Việt Nam có văn hóa đặc trƣng riêng khác với dân tộc da màu khác. Họ có bản sắc dân tộc chịu thƣơng, chịu khó, cần cù và tiết kiệm. Khả năng tích lũy của họ rất cao để chuẩn bị cho tƣơng lai của chính họ và con cái. Về giai tầng xã hội: đƣợc hiểu nhƣ các tầng lớp xã hội tƣơng đối đồng nhất, sắp xếp theo một trật tự nhất định từ cao xuống thấp. Ở mỗi tầng lớp có sự tƣơng đồng về thu nhập, nghề nghiệp, hiểu biết, của cải và một số yếu tố khác. Vì thế, họ sẽ có cách cƣ xử giống nhau ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng. Về nhóm tham khảo: là những nhóm có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi tiêu dùng của ngƣời khác trong cùng nhóm. Về gia đình: gồm những thành viên trong gia đình nhƣ cha mẹ, anh chị em, ngƣời thân…đều có tác động đến hành vi của ngƣời tiêu dùng. Trƣớc khi quyết định điều gì, họ thƣờng trao đổi, tham khảo ý kiến của ngƣời thân để đƣa ra các quyết định thống nhất nhất. Các yếu tố cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống, nhân cách và ý niệm về bản thân. Các yếu tố về tâm lý: nhƣ động cơ, nhận thức và thái độ. Về động cơ: Động cơ là động lực bên trong mỗi cá nhân thúc đẩy họ hành động. Nó xuất phát từ tính chất của bản năng con ngƣời hoặc từ nguồn gốc tâm lý khác. Động cơ chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi cũng nhƣ kết quả của hành vi. Điển hình nhất là lý thuyết động cơ của Abraham Maslow trong đó có các nhu cầu đƣợc sắp xếp theo các cấp bậc từ cao đến thấp. Thuyết này giải thích vì sao tại mỗi thời điểm, đối với mỗi con ngƣời khác nhau lại có những nhu cầu khác nhau (Vũ Huy Thông, 2014).
  18. Hình 2.1: Bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow, Nguồn: Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà nội, Kinh tế và kinh doanh 26 (2010, trang 75). Nhƣ vậy, đối với một ngƣời có ít tiền thì nhu cầu của họ ở bậc thấp. Họ chỉ muốn gửi tiền để tích lũy hay chỉ muốn đƣợc an toàn cho cuộc sống sau này. Nhƣng đối với những ngƣời giàu có nhiều tiền thì muốn gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang trọng, muốn đƣợc phục vụ nhƣ một khách hàng VIP. Họ muốn thể hiện mình, muốn đƣợc tôn trọng hay khẳng định vị trí của họ trong xã hội. Ngân hàng nào phục vụ tốt, cơ sở hạ tầng khang trang uy tín sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng VIP đến gửi tiền hơn các ngân hàng khác. Về nhận thức: Nhận thức là tập hợp những thông tin đƣợc thu thập, xử lý và lƣu trữ trong bộ nhớ. Khi số lƣợng thông tin càng nhiều và đƣợc sắp xếp hợp lý thì khách hàng càng có khả năng đƣa ra các quyết định đúng đắn hơn. Trình độ nhận thức của khách hàng có ảnh hƣởng quan trọng tới hành vi mua hàng của họ. Và trình độ nhận thức của con ngƣời sẽ thay đổi theo thời gian, kinh nghiệm mà chính họ đã tích lũy đƣợc theo cách họ tiếp nhận thông tin. Đối với ngƣời lớn tuổi, ít thông tin, nhận thức của họ đƣợc tích lũy qua nhiều thời gian nên có thể họ sẽ quyết định gửi vào các ngân hàng có lịch sử lâu đời nhƣ hệ thống các NHTMCP Nhà nƣớc. Ngƣợc lại, các giới trẻ sinh ra và lớn lên, trƣởng thành trong môi trƣờng hiện đại. Họ sẽ thích gửi tiền vào các NHTMCP tƣ nhân, đƣợc phục vụ tốt, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhiều nhu cầu của họ (Vũ Huy Thông, 2014). Về thái độ: Thái độ của cá nhân ngƣời tiêu dùng về một đối tƣợng là tổng hợp các quan điểm, lòng tin, thói quen, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của cá nhân với đối tƣợng đó. Thái độ bao giờ cũng hƣớng về một đối tƣợng cụ thể và không dễ
  19. thay đổi. Liên hệ đến việc gửi tiết kiệm, khách hàng nào đã thích và đang gửi tại một ngân hàng quen thuộc thì trong trƣờng hợp các nhân tố khác ổn định họ sẽ không dễ dàng thay đổi. Thái độ tích cực luôn gắn với sở thích. Niềm tin lại phụ thuộc vào sự hiểu biết, tình cảm, dƣ luận hay sự tin tƣởng của khách hàng đối với ngân hàng. Nhƣ vậy, những ngân hàng nào có uy tín, có ngƣời quen làm việc hay đƣợc báo chí giới thiệu nhiều sẽ đƣợc khách hàng tin tƣởng nhiều hơn. Ngƣợc lại, các phóng sự về sự thiếu minh bạch, những tiêu cực trong ngân hàng lại đƣợc truyền miệng nhau, chia sẽ rộng rãi sẽ tác động đến khách hàng, mất dần niềm tin tạo thành tâm lý đám đông, gây ảnh hƣởng lớn đến cả hệ thống ngân hàng (Vũ Huy Thông, 2014). Nhƣ vậy, hành vi quyết định gửi tiết kiệm của cá nhân là một hành vi có động cơ, có nhận thức và sự hiểu biết. Động cơ chính là mục đích của việc gửi tiết kiệm nhằm làm gì, giải quyết cho nhu cầu nào của cá nhân. Sau đó, bằng nhận thức và sự hiểu biết của mình, các khách hàng mới tìm hiểu các thông tin về ngân hàng từ nhận thức của chính họ, từ ngƣời thân gia đình, bạn bè hoặc những ngƣời thuộc tầng lớp nhƣ họ hoặc từ chính sự tƣ vấn của các nhân viên ngân hàng… Và khi đã có đầy đủ các thông tin, khách hàng sẽ đánh giá đƣợc các dịch vụ ngân hàng nào phù hợp với họ. Từ đó họ mới ra quyết định nên gửi tiền hay không gửi tiền, gửi tại ngân hàng nào… 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại các NHTM. 2.2.1. Các nhân tố về kinh tế, văn hóa, xã hội. Môi trường kinh tế: Đây là các yếu tố tác động bởi các giai đoạn chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trƣởng GDP, mức độ ổn định lãi suất, giá cả…Các hoạt động của nền kinh tế này chính là cơ sở đầu tiên để ngƣời gửi tiền ra quyết định đầu tƣ tài chính của họ nhƣ nên gửi tiết kiệm vào NH, hay mua vàng tích trữ, giữ ngoại tệ hay đầu tƣ vào bất động sản có mức sinh lời cao hơn…. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cƣ đƣợc đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động đƣợc của ngân hàng ngày càng tăng lên. Nếu nền kinh tế suy thoái, thu nhập dân cƣ biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút. Khi đó lƣợng tiền dân cƣ đã ký gửi vào ngân hàng cũng có nguy cơ bị rút ra. Hoặc khi giá cả và sức mua của đồng
  20. tiền biến động mạnh thì ngƣời dân có xu hƣớng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Và nhƣ vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng (Trần Huy Hoàng, 2011). Môi trường văn hóa- xã hội: Đây là những vấn đề mang tính lâu dài và ít thay đổi, có giá trị lớn trong định hƣớng chiến lƣợc của ngân hàng nhƣ văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết kiệm, đầu tƣ, kỳ vọng cuộc sống, cộng đồng tôn giáo, sắc tộc… Xã hội lành mạnh thì nhu cầu tiêu dùng, giải trí tăng lên, từ đó nhu cầu về hàng hoá dịch vụ tăng, ngƣời ta có xu hƣớng gửi tiền nhiều hơn. Khi xã hội trì trệ, không lành mạnh ngƣời ta không có xu hƣớng gửi tiền mà còn có xu hƣớng rút tiền ra khỏi ngân hàng vì thiếu lòng tin và không an tâm. Đối với môi trƣờng xã hội ở các nƣớc phát triển, mọi hoạt động chi tiêu thanh toán hàng hóa hay phân phối thu nhập đều thông qua tài khoản cá nhân. Nhƣng ở các nƣớc kém phát triển, nhu cầu dùng tiền mặt thƣờng lớn hơn, họ chỉ sử dụng dịch vụ ngân hàng khi có nhu cầu thanh toán bặt buộc qua ngân hàng hoặc nhu cầu tích lũy cho tƣơng lai. Về văn hóa cũng vậy, văn hóa là yếu tố cơ bản nhất ảnh hƣởng đến quyết định của con ngƣời. Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa khác nhau. Thị hiếu tiêu dùng, thói quen chi tiêu hay tiết kiệm đều có ảnh hƣởng từ văn hóa mỗi địa phƣơng, nhất là đối với các văn hóa đặc thù nhƣ tín ngƣỡng tôn giáo, dân tộc, các vùng địa lý…Tùy theo mức độ hòa nhập của con ngƣời mà sức ảnh hƣởng của văn hóa đến quyết định của khách hàng là nhiều hay ít. Mặt khác, đối với các khách hàng thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, vị trí của họ trong xã hội khác nhau cũng ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng. Bên cạnh đó, những định hƣớng của gia đình, bạn bè hay sự chia sẻ của các đồng nghiệp cũng có sức ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định gửi tiền của một ngƣời (Trần Huy Hoàng, 2011). 2.2.2. Các nhân tố từ ngân hàng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1