intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:151

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tổng hợp cơ sở lý thuyết, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu và tìm hiểu về outsourcing. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài _ outsourcing tại các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động xuất nhập khẩu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀ O TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG GẤM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ NGOÀI DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS TS. Đoàn Thị Hồng Vân. Các thông tin, số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Nội dung của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hồng Gấm
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌ A LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, VÀ HÌ NH VẼ Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 4 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 5 1.5 Tầm quan trọng và ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................. 5 1.6 Tính mới của đề tài ....................................................................................................... 6 1.7 Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 6 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................................... 7 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT .......... 8 2.1 Tổng quan về thuê ngoài _Outsourcing ...................................................................... 8 2.1.1 Khái niệm thuê ngoài _ outsourcing ............................................................................. 8 2.1.2 Chức năng, vai trò của thuê ngoài ................................................................................. 9 2.1.3 Các loại hình thuê ngoài .............................................................................................. 11 2.1.4 Mức độ thuê ngoài ....................................................................................................... 13 2.1.5 Các bước trong quy trình thuê ngoài ........................................................................... 14 2.1.6. Những lợi ích, hạn chế và rủi ro của việc thuê ngoài _ Outsourcing ......................... 15 2.2 Tổng quan về dịch vụ Logistics ................................................................................. 17 2.2.1 Khái niệm dịch vụ Logistics........................................................................................ 17 2.2.2 Phân loại Logistics ...................................................................................................... 18 2.3. Lý thuyết về lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ trong tổ chức....................................... 19 2.3.1 Chất lượng dịch vụ ...................................................................................................... 19 2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng ............................................ 20 2.3.3 Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ ................................................................................... 22 2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ......................................................................... 24 2.4.1 Nghiên cứu của tác giả Karan Shah ............................................................................ 24 2.4.2 Nghiên cứu của tác giả Ruth và Nucharee .................................................................. 24 2.4.3 Nghiên cứu nhóm tác giả Hoàng Thanh Huyề n và cộng sự ........................................ 25 2.4.4 Nghiên cứu của tác giả Dương Thi ̣Thùy Ngân .......................................................... 26 2.4.5 Nghiên cứu tác giả Đặng Nguyễn Tất Thành .............................................................. 27 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất:...................................................................................... 27 2.6 Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản ....................................................................... 29 2.6.1 Thương mại ................................................................................................................ 30 2.6.2 Đầu tư ......................................................................................................................... 31 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................... 33 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................. 34
  5. 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 34 3.2 Nghiên cứu định tính .................................................................................................. 35 3.3 Nghiên cứu sơ bộ định lượng: .................................................................................... 40 3.3.1 Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ ............................................................................... 41 3.3.2 Phân tích EFA ............................................................................................................. 44 3.3.2.1 Phân tích EFA biến độc lập ...................................................................................... 44 3.3.2.2 Phân tích EFA biến phụ thuộc.................................................................................. 46 3.4. Thang đo sau nghiên cứu sơ bộ định lượng: ............................................................. 46 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................................. 49 Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 50 4.1 Thống kê mô tả ........................................................................................................... 50 4.1.1 Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................................... 50 4.1.2 Thống kê mô tả thang đo ............................................................................................. 52 4.2 Kiểm định thang đo .................................................................................................... 53 4.2.1 Kiểm định thang đo Tin cậy ........................................................................................ 53 4.2.2 Kiểm định thang đo Đảm bảo ..................................................................................... 54 4.2.3 Kiểm định thang đo Hữu hình ..................................................................................... 54 4.2.4 Kiểm định thang đo Đồng cảm ................................................................................... 55 4.2.5 Kiểm định thang đo Chi phí ........................................................................................ 55 4.2.6 Kiểm định thang đo Đáp ứng ...................................................................................... 56 4.2.7 Kiểm định thang đo Quan điểm nhà quản trị .............................................................. 57 4.2.8 Kiểm định thang đo Quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics .................................... 57 4.3 Phân tích nhân tố ........................................................................................................ 58 4.3.1 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 1 ................................................................. 58 4.3.2 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 2 ................................................................. 59 4.3.3 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc ...................................................................... 60 4.4 Hồi quy tuyến tính ...................................................................................................... 62 4.4.1 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu của mẫu .................................. 62 4.4.2 Kiểm định hệ số tương quan ....................................................................................... 63 4.4.3 Phân tích hồi quy ......................................................................................................... 64 4.4.4 Phương trình hồi quy cho từng nhân tố ....................................................................... 67 4.4.5 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính ............................ 69 4.4.6 Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết thống kê ........................................................... 71 Tóm tắt chương 4: ................................................................................................................ 71 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................. 73 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 73 5.2 Hàm ý quản trị ............................................................................................................ 76 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 79 Tóm tắt chương 5 ................................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. 1PL (First Party Logistics): Logistics bên thứ nhất. 2. 2PL (Second Party Logistics): Logistics bên thứ hai. 3. 3PL (Third Party Logistics): Logistics bên thứ ba. 4. 4PL (Fourth Party Logistics): Logistics bên thứ tư. 5. 5PL (Fifth Party Logistics): Logistics bên thứ năm. 6. BPO (Business Process Outsourcing): Thuê ngoài quy trình kinh doanh. 7. CIO (Chief Information Officer): Giám đốc Công nghê ̣ Thông tin. 8. CLM (Council of Logistics Management): Hội đồng quản trị Logistics. 9. CNTT : Công nghê ̣ Thông tin. 10. FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 11. FMCG (Fast Moving Consumer Goods): Nhóm hàng tiêu dùng nhanh. 12. FTA (Free trade agreement): Hiệp định thương mại tự do. 13. GDP (Gross Domestic Product): Tổ ng sản phẩ m quố c nô ̣i. 14. ITO (Information Technology Outsourcing): Thuê ngoài Công nghệ thông tin. 15. JBAH (The Japan Business Association of Ho Chi Minh City _ JBAH): Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí. 16. JETRO (Japan External Trade Organization): Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản. 17. JPA (Jetstar Pacific Airlines): Công Ty Cổ Phần Hàng Không Jetstar Pacific Airline. 18. KPO (Knowlegde Process Outsourcing): Thuê ngoài hoạt động nghiên cứu, thiết kế. 19. NCC: Nhà cung cấ p. 20. NXB: Nhà xuấ t bản. 21. ODA (Official Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức. 22. VJA (VietJet Air): Công ty Cổ phầ n Hàng không VietJet. 23. VJEPA (Vietnam Japan Economic Partnership Agreement): Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. 24. VNA (VietNamAirlines): Tổ ng Công ty Hàng Không Viê ̣t Nam. 25. WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới.
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Bảng biểu Trang Bảng 2.1 Trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản ......................... 30 Bảng 2.2 Trị giá nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản vào Việt Nam ......................... 30 Bảng 2.3 Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam ......... 32 Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu sơ bộ các nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics ........................................................................................................ 39 Bảng 3.2 Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo sơ bộ .............................................. 42 Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố sơ bộ lần ba ...................................................... 45 Bảng 3.4 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc sơ bộ ........................................ 46 Bảng 3.5 Thang đo chính thức các nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics................................................................................................................ 47 Bảng 4.1 Tóm tắt thông tin khảo sát.......................................................................... 50 Bảng 4.2 Thống kê mô tả thang đo ............................................................................ 52 Bảng 4.3 Tin cậy ........................................................................................................ 53 Bảng 4.4 Đảm bảo ..................................................................................................... 54 Bảng 4.5 Hữu hình ..................................................................................................... 54 Bảng 4.6 Đồng cảm ................................................................................................... 55 Bảng 4.7 Chi phí ........................................................................................................ 55 Bảng 4.8 Đáp ứng ...................................................................................................... 56 Bảng 4.9 Quan điểm nhà quản trị .............................................................................. 57 Bảng 4.10 Quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics ................................................. 57 Bảng 4.11 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 1 .............................................. 58 Bảng 4.12 Phân tích nhân tố nhóm biến độc lập lần 2 .............................................. 59 Bảng 4.13 Phân tích nhân tố nhóm biến phụ thuộc ................................................... 60 Bảng 4.14 Tổng hợp các biến và thang đo phù hợp của mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................................................................................ 60 Bảng 4.15 Kiểm định hệ số tương quan .................................................................... 63 Bảng 4.16 Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy .......................................... 65 Bảng 4.17 Kết quả ANOVA từ kết quả phân tích hồi quy ........................................ 66
  8. Bảng 4.18 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................... 67 Bảng 4.19 Kết quả phân tích hồi cho từng nhân tố ................................................... 67 Bảng 4.20 Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .......................................... 71 Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam năm 2014 theo quốc gia ...... 31 Biểu đồ 4.1 Biểu đồ Histogram ................................................................................. 70 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ P-P lot ....................................................................................... 70 Biểu đồ 4.3 Biểu đồ Scatterplot ................................................................................. 71 Hình vẽ Hình 1.1 Quy trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nhiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. ............................................................................................................................ 3 Hình 2.1 Quy trình Outsourcing ................................................................................ 14 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của tác giả Ruth và Nucharee (2011) ........................ 25 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của tác giả Hoàng Thanh Huyề n và cộng sự (2011) . 25 Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của tác giả Dương Thi ̣Thùy Ngân (2013) ................ 26 Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của tác giả Đặng Nguyễn Tất Thành (2014) ............. 27 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác ........................................................... 28 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................ 34 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức .................................................................. 62
  9. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa với những thay đổi lớn, đa dạng, có ảnh hưởng đến bất cứ quốc gia nào và cá nhân nào. Tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu đều tìm cách để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Khi các quốc gia xóa nhòa dần biên giới, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương toàn cầu, sản xuất và dịch vụ cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí là phụ thuộc lẫn nhau. Nếu các nước mạnh giàu có về tài chính cũng như có trình độ khoa học công nghệ cao có thể dễ dàng thu hút đầu tư cho phát triển sản xuất ngành công nghệ cao, thì những ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng sinh hoạt sẽ được chuyển dần sang những nước phát triển ở mức độ thấp hơn. Những nước này có lợi thế tương đối về nguồn lao động. Nguồn lao động có trình độ cũng như năng lực chuyên môn chưa cao nhưng lại có giá rẻ. Chính vì thế, những công việc không đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao như dệt may, giày da…là những công việc rất phù hợp. Bên cạnh vấn đề việc làm thì đây là cơ hội cho các quốc gia này có thể tiếp cận với môi trường kinh doanh quốc tế. Thông qua hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài qua đó có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, khoa học công nghệ cũng như trong việc tìm thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu cho sản xuất. Từ đó sau khi tham gia gia công xuất khẩu trong một thời gian nhất định, khi đã có đủ tiềm lực các doanh nghiệp nhận gia công thuê có thể tự đứng ra tham gia vào quá trình kinh doanh quốc tế. Như vậy, một sản phẩm có thể kết tinh nhiều yếu tố của nhiều quốc gia khác nhau, và trong cơ cấu giá thành của mỗi thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng có một tỷ trọng nhất định chí phí cho hoạt động Logistics. Các phi phí này bao gồm các hoạt động vận tải nội địa, lưu kho, xếp dỡ, vận tải đường biển, đường không và các chi phí quản lý. Tỷ lệ chi phí này luôn có sự khác biệt giữa các quốc gia và trong từng nhóm ngành do đặc điểm khác nhau trong cơ sở hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, chính sách, đặc tính của từng loại hàng hóa cũng như cách lựa chọn hình thức Logistics. Vậy đâu là đặc điểm mà các
  10. 2 nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đối với dịch vụ Logistics? Đâu là điểm mạnh để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics cần phát triển để thu hút khách hàng. Với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương”, tác giả sẽ kiểm nghiệm lại một số nghiên cứu đã có trước đây về đề tài này, và sẽ nghiên cứu thêm các nhân tố mới, để đóng góp thêm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu thuê ngoài _ outsourcing.
  11. 3 Hình 1.1 Quy trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nhiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Nguồn: tác giả Dòng vâ ̣n đô ̣ng của quá trin ̀ h kinh doanh bắt đầu bằng việc tìm kiếm, và quyế t đinh ̣ lựa cho ̣n nhà cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào. Tiếp đến nhà quản tri ̣ sẽ phải cân nhắc và lựa chọn phương thức vận chuyển để đưa nguồ n nguyên liê ̣u đầ u vào đế n đươ ̣c nhà máy, nơi sản xuấ t của doanh nghiê ̣p. Đố i với nguồ n nguyên liê ̣u
  12. 4 đầ u vào đươ ̣c nhâ ̣p khẩ u từ nước ngoài, chắ c chắ n phải trải qua thủ tu ̣c hải quan, kiể m nghiê ̣m nhâ ̣p khẩ u, … Ứng với mỗi phương thức vâ ̣n chuyể n ( đường bô ̣, đường biể n hay đường không ) thì thủ tu ̣c thông quan sẽ it́ nhiề u có điể m khác biê ̣t. Sau khi chế biế n, thành phẩ m để đế n đươ ̣c tay người tiêu dùng có thể qua trung tâm phân phố i, hay cũng có thể phân phối trực tiế p. Đố i với thành phẩ m xuấ t khẩ u, quy trình có thể đươ ̣c lă ̣p la ̣i tương tự như nguồ n nguyên liê ̣u nhâ ̣p khẩ u đầ u vào. Trong chuỗi kết nối giữa nguồn cung ứng (nguyên vật liệu đầu vào), nhà sản xuất, và người tiêu dùng, dịch vụ Logistics được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến trình liên kết trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu là sử dụng các nguồn lực, nguồn tài nguyên một cách tối ưu, hiệu quả, và đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của doanh nghiệp. Nhưng khi nào, khâu nào cần và nên thuê ngoài dịch vụ Logistics? Hay tự bản thân doanh nghiệp vận hành và thực hiện xuyên suốt? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần biết được nguyện vọng mà các doanh nghiệp (trong bài nghiên cứu này là các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động xuất nhập khẩu) mong muốn ở các nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Những nhân tố nào thu hút và ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics thay vì tự làm. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với các mục tiêu sau:  Tổng hợp cơ sở lý thuyết, làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu và tìm hiểu về outsourcing.  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài _ outsourcing tại các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động xuất nhập khẩu.  Đề xuất một số hàm ý quản trị cho doanh nghiệp outsourcing và nhà cung cấp dịch vụ Logistics 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động xuất nhập khẩu.
  13. 5  Phạm vi nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài _ Outsourcing của các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương.  Thời gian:  Dữ liệu thứ cấp dùng để thực hiện đề tài được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010–2017, với nguồn dữ liệu từ báo cáo của Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Logistics Việt Nam, Hiệp hội Cảng Biển Việt Nam Trung tâm thương mại quốc tế, các trang thông tin điện tử kinh tế, thương mại, khảo sát điều tra của công ty nghiên cứu thị trường, các bài nghiên cứu trước đây.  Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các bảng khảo sát các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động xuất nhập khẩu.  Thời gian khảo sát: từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên các phương pháp:  Bước 1: Nghiên cứu định tính. • Phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin thứ cấp và tư liệu để nghiên cứu lý thuyết là các nguồn sách, tài liệu học tập và tham khảo, internet. • Phương pháp điều tra thực tế và phỏng vấn chuyên gia nhằm xây dựng, củng cố và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát  Bước 2: Nghiên cứu định lượng để thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát nhằm kiểm định mô hình lý thuyết và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài _ outsourcing tại các doanh nghiệp Nhật Bản có hoạt động xuất nhập khẩu.  Công cụ phân tích dữ liệu: phần mềm SPSS. 1.5 Tầm quan trọng và ý nghĩa của nghiên cứu Trong tình hình kinh tế hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đang rộng mở cánh cửa thu hút nhiều sự hợp tác và vốn đầu tư từ các nước. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp quốc nội có nhiều cơ hội để vươn tầm nhưng trước hết cần một sự cố
  14. 6 gắng và nỗ lực hết sức để có thể cạnh tranh đứng vững trước các doanh nghiệp nước ngoài vốn giàu có về tài chính, trình độ cũng như kinh nghiệm. Với mong muốn đưa ra một kết quả khảo sát cụ thể về các yếu tố thu hút và ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là cơ sở giúp các nhà quản trị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics nhận ra được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, để qua đó có thể tiếp thị tốt hơn đến từng đối tượng khách hàng cụ thể. Hiện nay Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn của Việt Nam. Bài nghiên cứu này cũng mong muốn tìm ra được đặc điểm riêng của đối tượng khách hàng cụ thể là các doanh nghiệp Nhật Bản. Từ đó có thể làm tiền đề cho sự hợp tác thuận lợi với các doanh nghiệp vốn mạnh về nguồn vốn và kỹ thuật này. 1.6 Tính mới của đề tài Đã có nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực Logistics, chất lượng dịch vụ Logistics tại TP. Hồ Chí Minh. Nhưng còn rất ít các nghiên cứu về việc vì sao doanh nghiệp lại lựa chọn thuê ngoài dịch vụ Logistics thay vì tự làm. Gần đây, có bài nghiên cứu của tác giả Đặng Nguyễn Tất Thành, 2014, về đề tài “Các tiêu chí cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NCC dịch vụ Logistics tại TP.HCM” đã dựa trên nghiên cứu thực nghiệm các tiêu chí lựa chọn một 3PL được Ruth và Nucharee (2011) thực hiện tại Thái Lan để áp dụng nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Dựa trên những kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế và quá trình thăm dò, khảo sát, phỏng vấn ý kiến các nhà lãnh đạo các công ty trong quá trình thực hiện nghiên cứu này, tác giả đưa ra yếu tố mới trong việc quyết định thuê ngoài dịch vụ đó là Quan điểm cá nhân của nhà quản trị (sau đây gọi tắt là Quan điểm nhà quản trị) _ là nhân tố bị tác động bởi các yếu tố xã hội, môi trường làm việc, gia đình và đặc điểm bản thân nhà quản trị. Việc quyết định chọn cách thuê ngoài bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có nhân tố Quan điểm nhà quản trị. Nhân tố này sẽ được tìm hiểu và khẳng định bằng thực nghiệm ngay sau đây. 1.7 Kết cấu của luận văn Bài nghiên cứu gồm 5 chương như sau:
  15. 7 Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị. Tóm tắt chương 1 Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài dịch vụ Logistics trong bối cảnh Việt Nam đã và đang bước vào nền hội nhập kinh tế với nhiều lợi thế cũng như thách thức. Với phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, mục tiêu cuối cùng của bài nghiên cứu là đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp outsourcing và nhà cung cấp dịch vụ Logistics. Chương tiếp theo sẽ trình bày cơ sở khoa học.
  16. 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 2.1 Tổng quan về thuê ngoài _Outsourcing 2.1.1 Khái niệm thuê ngoài _ outsourcing “Outsourcing” là sự kết hợp của các từ “outside”, “resource” và “using”, nghĩa là sử dụng nguồn lực bên ngoài. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về “outsourcing” theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Do đó, dựa trên từng góc độ và mục đích nghiên cứu khác nhau, có nhiều cách định nghĩa về thuật ngữ “outsourcing”. Sau đây, tác giả trích lược một số định nghĩa outsourcing như sau: Theo Wikipedia thì Outsourcing là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế dùng để chỉ việc một thể nhân hay pháp nhân chuyển giao việc thực hiện một chức năng sản xuất, kinh doanh nào đó, bao gồm cả tài sản vật chất và nhân lực cho một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài chuyên môn hóa trong lĩnh vực đó. Theo từ điển Oxford định nghĩa: “Outsourcing đạt được do ký kết với một nguồn bên ngoài tổ chức hoặc khu vực; để gia công thực hiện”. Với định nghĩa này, bất cứ công việc, chức năng mà tổ chức không tự thực hiện ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản phẩm “phù hợp” được xem là một hạng mục “được thuê ngoài”. Arnold (2000) đã mô tả thuê ngoài như một từ viết tắt cho "việc sử dụng nguồn tài nguyên bên ngoài". Những hoạt động truyền thống được thực hiện trong nội bộ trước đây được chuyển sang một nhà cung cấp bên ngoài và các nhân viên của tổ chức ban đầu thường được chuyển sang cho các nhà cung cấp dịch vụ. Quelin và Duhamel (2003) định nghĩa thuê ngoài như hoạt động chuyển giao một giao dịch thực hiện trong nội bộ cho một nhà cung cấp bên ngoài thông qua một hợp đồng dài hạn, bao gồm việc chuyển giao nhân viên cho bên cung cấp. Trong một bài viết trên tạp chí CIO Asia và MIS Financial Review, Stephanie Overby, một chuyên gia nghiên cứu về outsourcing, đã định nghĩa về Outsourcing như sau: “Tùy theo từng cách tiếp cận với vấn đề thì có một cách định nghĩa khác nhau về outsourcing, tuy nhiên xét một cách căn bản, outsourcing chính là việc chuyển một phần các dịch vụ cho bên thứ ba.” Nói một cách khác, outsourcing về
  17. 9 bản chất là một giao dịch, thông qua đó một công ty mua các dịch vụ từ một công ty khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu và chịu trách nhiệm cơ bản đối với các hoạt động đó. Hay mô ̣t cách tóm lươ ̣c: “Outsoucing _ Thuê ngoài, là việc chuyển một vài hoạt động nội bộ và trách nhiệm quyết định của công ty cho các nhà cung ứng bên ngoài”. Từ các định nghĩa trên ta thấy được hai đặc điểm cần lưu ý của Outsourcing  Thứ nhất, Outsourcing là việc chuyển một phần các dịch vụ, các hoạt động và quy trình trước đây được tiến hành trong nội bộ cho một bên ngoài thực hiện với mục đích chính là cắt giảm chi phí hoạt động, hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.  Thứ hai, bên thứ ba được nhắc đến không chỉ là các doanh nghiệp trong nước (Inshore/Local Outsourcing) mà cả doanh nghiệp nước ngoài được thuê outsource (Offshore Outsourcing). Nhắc đến từ Outsourcing, rất nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán, luật, nhân sự, công nghệ thông tin, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), Logistics/vận tải… Thuê ngoài Logistics là việc sử sụng các nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên ngoài thay mặt cho doanh nghiệp để tổ chức, thực hiện và phát triển các hoạt động Logistics. 2.1.2 Chức năng, vai trò của thuê ngoài Từ khi ra đời cho đến nay, mô hình outsourcing đã phát triển rất nhanh và được nhiều công ty hàng đầu thế giới lựa chọn. Dự tính trong những năm tới, thị trường outsourcing vẫn sẽ tăng trưởng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu. Trong kinh doanh hiện đại, outsourcing cho phép một doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ truyền thống dựa trên những điều kiện linh hoạt, với mục tiêu là: đảm bảo sự mềm dẻo, năng động, chi phí thấp và có khả năng phát triển.
  18. 10 Trong phần này, tác giả cố gắng hệ thống lại các chức năng, vai trò chủ đạo của outsourcing trong hoạt động của doanh nghiệp như sau: Chuyên môn hóa: Trong chuỗi vận hành của một doanh nghiệp có rất nhiều mắc xích với nhiều khâu, nhiều hoạt động khác nhau. Các nhà quản trị tìm đến mô hình outsourcing khi họ phải đối diện với yêu cầu là mọi mắc xích trong chuỗi đều phải vận hành một cách trôi chảy để có kết quả tốt nhất cho cả chuỗi. Với thế mạnh riêng của mình, nhà cung cấp outsourcing đem đến sự chuyên môn hóa cho một hoặc nhiều mắc xích trong chuỗi vận hành đó. Thông qua outsourcing, doanh nghiệp có thể tập trung vào công việc trọng yếu của mình. Khai thác được nguồn nhân lực dồi dào, có năng lực: Nếu doanh nghiệp nhận thấy nguồn nhân lực của mình chưa đủ về số lượng và/hoặc chất lượng. Thì việc thuê ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao bên ngoài doanh nghiệp. Thêm vào đó, hiện nay xu thế thuê ngoài ra biên giới quốc gia _ Offshore Outsourcing ngày càng mở rộng, cho phép doanh nghiệp tiếp cận với một thị trường nhân lực dồi dào, đa dạng. Tiếp cận được công nghệ hiện đại: Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của mình, nhà cung cấp Outsourcing sẽ phải đầu tư một hệ thống công nghệ đắt tiền, phương pháp hiện đại và đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp. Đồng thời để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhà cung cấp Outsourcing cũng phải luôn luôn cập nhật và đổi mới mọi mặt để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng khi nền kinh tế mỗi ngày một phát triển. Tiết kiệm chi phí và tái cơ cấu chi phí: Doanh nghiệp thuê ngoài để tiết kiệm chi phí của một chức năng kinh doanh. Vì thông qua việc thuê ngoài, doanh nghiệp không còn phải lo lắng về sự lãng phí thời gian, nguồn lực, chi phí vào lĩnh vực mình không chuyên nữa. Với việc thuê
  19. 11 ngoài, doanh nghiệp có thể dự đoán, ước tính được chi phí một các dễ dàng hơn so với việc quản lý công việc phải là thế mạnh của mình. Ngoài ra, nếu đứng trên góc độ nền kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế lao động (“labour arbitrage”), lợi thế về tỷ lệ lãi suất thấp giữa các nền kinh tế (“lower-rate economies”) thông qua việc thuê ngoài _ Offshore Outsourcing. Khi sử dụng outsourcing, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ, …. Làm chuyển dịch cơ cấu chi phí (từ định phí sang biến phí). Góp phần mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh: Sự kết hợp của công nghệ tiên tiến và trình độ chuyên môn cao, nhà cung ứng Outsourcing có thể giúp khách hàng của họ đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách tránh các chi phí đầu tư công nghệ và đào tạo nhân lực. Trong nền kinh tế cạnh tranh, yếu tố năng suất vô cùng quan trọng đối với một công ty. “Năng suất làm giảm chi phí cho người tiêu dùng và dẫn đến tăng trưởng kinh tế” (“productivity means lowering the cost for consumers and that leads to economic growth” Theo Brown and Wilson (2005, p. 86). Không còn lo lắng về vấn đề cơ sở vật chất, công nghệ cũng như nguồn nhân lực, doanh nghiệp có thể tập trung nâng cao năng suất trong lĩnh vực chính, mở rộng quy mô ra thị trường thế giới. 2.1.3 Các loại hình thuê ngoài Có thể phân loại các loại hình thuê ngoài theo 3 tiêu chí: ranh giới địa lý, nội dung hoạt động và hình thức hợp tác Xét về ranh giới địa lý:  Thuê ngoài nội địa (Inshore outsourcing): các nhà cung cấp đang hoạt động trong cùng một nước.  Thuê ngoài cận biên (Nearshore outsourcing): các nhà cung cấp ở các quốc gia lân cận có chung biên giới.
  20. 12  Thuê ngoài ngoại biên (Offshore outsourcing): các nhà cung cấp ở các quốc gia khác. Về nội dung:  Thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO: Business Process Outsourcing) là hình thức một công đoạn, quy trình nào đó được gia công thuê ngoài. BPO liên quan đến việc thực hiện quy trình chuẩn hóa cho khách hàng. Quy trình lựa chọn nhà cung ứng cũng là một hình thức trong BPO với các tiêu chuẩn đề ra theo quy định.  Thuê ngoài hoạt động nghiên cứu, thiết kế (KPO: Knowlegde Process Outsourcing) thường áp dụng cho những công việc cần sự tham gia của người lao động ở cấp độ cao hơn. Người lao động phải có trình độ nghiên cứu, kỹ năng phân tích và kỹ thuật và đưa ra quyết định ở bậc cao hơn so với BPO. KPO thường tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, bằng sáng chế, nghiên cứu sở hữu trí tuệ, hoạt hình và mô phỏng.  Thuê ngoài Công nghệ thông tin (ITO: Information Technology Outsourcing) ITO thường được giám sát bởi các CIO của một tổ chức. Tuy nhiên, các CIO thường được gọi là để quản lý và hoạt động BPO KPO nơi không có kỹ năng CNTT quan trọng có liên quan. Điều này là do chuyên môn các CIO sẽ phát triển trong đàm phán gia công phần mềm, Call centers – Customer Service (Dịch vụ tổng đài và chăm sóc khách hàng)  Ngoài ra, còn có thuê ngoài Phát triển ứng dụng và bảo trì (Application Development and Maintenance); Khôi phục dữ liệu (Disaster Recovery); Tài chính và kế toán (Finance and Accounting); Nhân sự (Human Resources), v.v Về hình thức hợp tác  Thuê ngoài giao dịch (Transactional Outsourcing): là việc thõa thuận giao dịch một mức dịch vụ nào đó.  Đồng thuê ngoài (Co-outsourcing alliances): là sự kết hợp các dịch vụ từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2