intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công, đo lường và đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ công tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ MINH TRUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các kết quả, số liệusử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp cá nhân tôi thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được tôi sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. Kiên Giang, ngày 19 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn LÊ MINH TRUNG
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA CỦA HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG .......................................................1 LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................4 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 4 Chương 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 6 1.1. Dịch vụ hành chính công ........................................................................................6 1.1.1. Khái niệm dịch vụ ...........................................................................................6 1.1.2. Khái niệm về dịch vụ công .............................................................................7 1.1.3. Khái niệm về dịch vụ hành chính công .........................................................8 1.1.4. Khái niệm cơ chế một cửa ..............................................................................8 1.2. Chất lượng dịch vụ .................................................................................................9 1.2.1. Chất lượng dịch vụ ..........................................................................................9 1.2.2. Chất lượng dịch vụ hành chính công ..........................................................10 1.2.3. Khái niệm về sự hài lòng ................................................................................10 1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng ........................................12
  5. 1.4. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................................13 1.4.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .............................................13 1.4.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước .............................................16 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................17 Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................19 Chương2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 20 2.1. Giới thiệu về dịch vụ hành chính công tại huyện đảo Kiên Hải..................20 2.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ...........................................................................................................20 2.1.2. Các lĩnh vực thực hiện theo cơ chế một cửa tại Văn phòng UBND huyện Kiên Hải ...................................................................................................................21 2.1.3. Kết quả thực hiện cơ chế một cửa .............................................................. 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................23 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................23 2.3. Tổng thể và mẫu .............................................................................................. 25 2.3.1. Tổng thể ........................................................................................................25 2.3.2. Chọn mẫu .....................................................................................................25 2.3.3. Xây dựng thang đo ......................................................................................26 2.4. Phân tích dữ liệu .............................................................................................. 29 2.4.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................29 2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................... 29 2.4.3. Phân tích hồi quy .........................................................................................31 Tóm tắt chương 2. ........................................................................................................32 Chương 3: SỰ HÀI LÒNG CỦA NGUỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG.......33 3.1. Tỷ lệ phản hồi........................................................................................................33 3.2. Đặc điểm của mẫu khảo sát .................................................................................33 3.2.1. Về giới tính .....................................................................................................33 3.2.2. Về độ tuổi .......................................................................................................34 3.2.3. Về trình độ học vấn .......................................................................................34 3.2.4. Về nghề nghiệp .............................................................................................. 35 3.2.5. Về nội dung công việc ...................................................................................36 3.2.6. Về tần suất liên hệ .........................................................................................36
  6. 3.3. Các yếu tố đo lường cảm nhận của người dân về chất lượng dịch vụ. ............37 3.3.1. Đánh giá về Sự tin cậy của chất lượng dịch vụ ..........................................38 3.3.2. Đánh giá về Cơ sở vật chất của chất lượng dịch vụ ...................................39 3.3.3. Đánh giá về Năng lực phục vụ của nhân viên.............................................39 3.3.4. Đánh giá về Thái độ phục vụ của nhân viên ...............................................40 3.3.5. Đánh giá về Sự đồng cảm của nhân viên ....................................................41 3.3.6. Đánh giá về Quy trình thủ tục hành chính của tổ một cửa. ......................41 3.3.7. Sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ tại tổ một cửa ......42 3.4. Kết quả phân tích sự hài lòng theo các đặc điểm nhân chủng học ..................43 3.4.1. Kiểm định sự khác biệt giữa Sự hài lòng và giới tính ................................ 43 3.4.2. Kiểm định sự khác biệt giữa Sự hài lòng và Độ tuổi .................................43 3.4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa Sự hài lòng và Trình độ học vấn.................43 3.4.4. Kiểm định sự khác biệt giữa Sự hài lòng và Nghề nghiệp.........................44 3.5. Kiểm định thang đo .............................................................................................. 45 3.5.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo .....................................................................45 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................ 47 3.5.3. Phân tích tương quan....................................................................................51 3.5.4. Phân tích hồi quy ........................................................................................... 51 Tóm tắt chương 3 .........................................................................................................54 Chương 4: KẾT LUẬN ............................................................................................... 55 4.1. Kết luận .................................................................................................................55 4.2. Thảo luận kết quả .................................................................................................55 4.2.1. Thảo luận về sự hài lòng giữa những đối tượng khảo sát .........................55 4.2.2. Thảo luận về đánh giá từng yếu tố chất lượng dịch vụ. ............................ 57 4.2.3. Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng ............................... 58 4.3. Kiến nghị những giải pháp ..................................................................................58 4.3.1. Kiến nghị với cơ quan ngành dọc cấp trên .................................................58 4.3.2. Kiến nghị với lãnh đạo huyện Kiên Hải ......................................................59 4.3.3. Những kiến nghị với tổ một cửa...................................................................60 4.4. Hạn chế của đề tài và huớng nghiên cứu tiếp theo ............................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 1
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CT : Chỉ thị NQ : Nghị quyết QĐ : Quyết định TTg : Thủ tướng. CP : Chính phủ BNV : Bộ Nội vụ UBND : Ủy ban nhân dân CCHC : Cải cách hành chính. EFA : (Exploratory Factor Analysis) Phân tích nhân tố khám phá SPSS : viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê. PAPI : Chỉ số đo lường hiệu quả cung ứng dịch vụ hành chính công
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................ 15 Bảng 2.1. Các biến nhân khẩu học ............................................................................... 27 Bảng 2.2. Thang đo định lượng của các biến chất lượng dịch vụ hành chính công (đề nghị ban đầu) ................................................................................................................ 28 Bảng 2.3. Thang đo định lượng của các biến chất lượng dịch vụ hành chính công (đã được điều chỉnh) ........................................................................................................... 29 Bảng 3.1 Thông tin tổng quan về mẫu khảo sát ........................................................... 37 Bảng 3.2. Đánh giá của người dân về yếu tố Sự tin cậy .............................................. 38 Bảng 3.3. Đánh giá của người dân về yếu tố Cơ sở vật chất ........................................ 39 Bảng 3.4. Đánh giá của người dân về yếu tố Năng lực phục vụ của nhân viên ........... 40 Bảng 3.5. Đánh giá của người dân về yếu tố Thái độ phục vụ của nhân viên ............. 40 Bảng 3.6. Đánh giá của người dân về yếu tố Sự đồng cảm của nhân viên .................. 41 Bảng 3.7. Đánh giá của người dân về yếu tố Quy trình thủ tục hành chính ................ 42 Bảng 3.8. Sự hài lòng của người dân ............................................................................ 42 Bảng 3.9. Sự hài lòng phân theo Giới tính ................................................................... 43 Bảng 3.10. Sự hài lòng phân theo Độ tuổi ................................................................... 43 Bảng 3.11. Sự hài lòng phân theo Trình độ học vấn .................................................... 44 Bảng 3.12. Sự hài lòng phân theo Nghề nghiệp ........................................................... 44 Bảng 3.13. Sự hài lòng phân theo Nội dung công việc ................................................ 45 Bảng 3.14. Sự hài lòng phân theo Số lần liên hệ làm việc ........................................... 45 Bảng 3.15. Độ tin cậy thang đo theo từng nhóm biến .................................................. 46 Bảng 3.16. Phân tích nhân tố khám phá cho 6 nhóm biến quan sát ............................. 50 Bảng 3.17 : Tổng hợp kiểm định giả thuyết ................................................................. 52 Bảng 3.18. Thang đo đã điều chỉnh .............................................................................. 53 Hình 1.1 – Mô hình chất lượng dịch vụ hành chính (Lê Dân, 2011) ........................... 14 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 24 Hình 3.1. Phân bổ giới tính của mẫu khảo sát .............................................................. 33 Hình 3.2. Phân bổ độ tuổi của mẫu khảo sát ................................................................ 34 Hình 3.3. Phân bổ Trình độ học vấn của mẫu khảo sát ................................................ 35 Hình 3.4. Phân bổ Nghề nghiệp của mẫu khảo sát ....................................................... 35 Hình 3.5. Phân bổ Nội dung công việc của mẫu khảo sát ............................................ 36 Hình 3.6. Phân bổ Tần suất ứng viên lien hệ làm việc với tổ một cửa ........................ 36 Hình 3.7. Mô hình đã điều chỉnh. ................................................................................. 53 Sơ đồ 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 18 Sơ đồ 2.1. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính ...................................................... 22
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những bất cập của thủ tục hành chính là khiếm khuyết lớn trong nền hành chính nhà nước và đang được cải thiện dần trong những năm qua.Từ những năm 1992 thông qua việcban hành Chỉ thị số 220/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số điểm trong quan hệ làm việc tại các ban ngành. Đếnngày 04/5/1994 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP về cải cách một số bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Mục đích là đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách thủ tục hành chính. Những nội dung của Nghị quyết một mặt chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 220 nói trên, mặt khác yêu cầu các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương theo thẩm quyền của mình rà soát, xem xét lại toàn bộ những thủ tục hành chính đang áp dụng để giải quyết công việc của tổ chức và công dân. Đến ngày 28/12/2012, BộNội vụ đã công bố Quyết định số 1383/QĐ-BNV phê duyệt đề án “Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước”. Các tỉnh đã triển khai phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đến một số sở ban ngành trong tỉnh. Tại tỉnh Kiên Giang, thực hiện Công văn số 1159/BNV-CCHC ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tại một số sở ban ngành cấp tỉnh như Bộ phận cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Bộ phận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bộ phận cấp giấy phép xây dựng nhà ở, Bộ phận chứng thực; Bộ phận cấp giấy khai sinh; Bộ phận cấp giấy đăng ký kết hôn. Cho đến nay, chưa có báo cáo nào đánh giá mức độ hài lòng của người dân tại huyện Kiên Hải đối với dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước tại huyện. Trong khi đó, một số tỉnh như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng tàu và đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nghiên cứu về mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại địa bàn.Với những lý do trên nên tôi, với vai trò lãnh đạo huyện rất cần những đánh giá về mức độ hài lòng của người dân tại địa bàn mình quản lý để từ đó có những giải pháp phục vụ
  10. 2 người dân tốt hơn, chọn đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công, đo lường và đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ công tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại đây. 2.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đây: Tổng quan các lý thuyết liên quan đến chất lượng dịch vụ và ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công theo cơ chế một cửa tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1. Những nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của người dân khi sử dụng các dịch vụ hành chính công tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang? 2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự hài lòng của người dân khi đến liên hệ các thủ tục hành chính tạicác bộ phận một cửa tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang như thế nào? 3. Cần có những chính sách gì để cải thiện thủ tục hành chính, tăng sự hài lòng của người dân?
  11. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự hài lòng của người dân khi đến thực hiện các dịch vụ hành chính công tại các bộ phận một cửa tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng củangười dân khi tham gia giao dịch các thủ tục hành chính công. Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các bộ phận một cửa của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Về thời gian: Thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước: Nghiên cứu sơ bộ: Bước đầu hình thành các chỉ tiêu, các biến trong mô hình nghiên cứu. Bằng phương pháp tham khảo từ những tài liệu của các nghiên cứu đã có từ trước, phỏng vấn các chuyên gia, để từ đó hình thành mô hình và các thang đo cho các nhân tố tác động vào biến mục tiêu trong mô hình nghiên cứu và trên cơ sở đó thiết kế thành bảng câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu. Nghiên cứu chính thức: Thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu, tác giả dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn đã thiết kế để thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân tham gia dịch vụ hành chính công tại các bộ phận một cửa của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để phát hiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan và hồi quy nhằm tìm ra các mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
  12. 4 Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS20.0 để kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan hồi quy. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà lãnh đạo, công chức phụ trách tại các bộ phận một cửa của huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang nắm bắt một cách đầy đủ và chính xác hơn các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ hành chính công cơ quan mình. Từ đó, họ sẽcó những điều chỉnh phù hợp hơn trong hành vi và cách thức tiếp xúc người dân sao cho tốt hơn. Kết quả nghiên cứu là một trong các cơ sở để các cơ quan, đơn vị trênđịa bàn Kiên Hảiáp dụng khảo sát cho những năm kế tiếp nhằm đánh giá sự tiến bộ trong quá trình phục vụ người dân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, Luận văn được kết cấu thành 4 chương: Phần mở đầu trình bày những nội dung về lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, nội dung chính của chuơng này nhằm trình bày tổng quan về lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài. Phần thứ nhất nêu những khái niệm liên quan đến dịch vụ hành chính công, dịch vụ, chất luợng dịch vụ và mối quan hệ giữa chất lựong dịch vụ và sự hài lòng. Tiếp theo là tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và sau cùng là rút ra mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong những chuơng kế tiếp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu được thiết kế để đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Thông qua đó tìm hiểu xem sự hài lòng của người dân có khác nhau dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học được lựa chọn không. Chương này cung cấp mô tả của các thiết kế nghiên cứu, tổng thể và mẫu, quá trình thu thập dữ liệu, tổ chức dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng.
  13. 5 Chương 3:Sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công. Chương này trình bày thông tin về mẫu khảo sát và kiểm định mô hình đo lường các khái niệm nghiên cứu. Thang đo các khái niệm sau khi được kiểm định, sẽ được sử dụng để ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu. Ngoài việc phân tích kết quả ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu, chương 3 cũng phân tích mức độ ảnh hưởng của các biến đến sự hài lòng của người dân và kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Chương 4: Sẽ thảo luận kết quả phân tích từ chương 3 và gợi ý một số giải pháp dựa trên số liệu thu thập được nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân tại huyện đảo Kiên Hải.
  14. 6 Chương 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Nội dung chính của chương này nhằm trình bày tổng quan về lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài. Phần thứ nhất nêu những khái niệm liên quan đến dịch vụ hành chính công, dịch vụ, chất luợng dịch vụ và mối quan hệ giữa chất lựong dịch vụ và sự hài lòng. Tiếp theo là tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nuớc có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và sau cùng là rút ra mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong những chương kế tiếp. 1.1. Dịch vụ hành chính công 1.1.1. Khái niệm dịch vụ Khi nghiên cứu về khái niệm dịch vụ, chúng ta khó có thể thấy rằng Dịch vụ là một khái niệm phức tạp. Các tài liệu nghiên cứu trước đây cho thấy chưa có sự thống nhất nhau về định nghĩa của thuật ngữ Dịch vụ. Trong lĩnh vực marketing thì Dịch vụ được xác định theo nhiều cách khác nhau. Dịch vụ là hàng hóa phi vật chất có đặc điểm là sản xuất và tiêu dùng cùng lúc; dịch vụ là yếu tố vô hình không thể lưu giữ được(Cronin & Taylor, 1992)hoặctheo Gronroos (1990) thì “dịch vụ là một hoạt động hay một loạt các hoạt động mang tính chất vô hình một cách bình thường, nhưng không nhất thiết, diễn ra trong tương tác giữa khách hàng và nhân viên dịch vụ và/hoặc hệ thống cung ứng dịch vụ, nơi mà dịch vụ được cung cấp như những giải pháp cho vấn đề xuất phát từ phía khách hàng”. Như vậy khái niệm trên đã nhấn mạnh dịch vụ là hoạt động vô hình hay giải pháp để giải quyết những nhu cầu của khách hàng. Đồng ý với Gronroos nhưng Kotler et al. (1996)đã bổ sung thêm tính sở hữu của người sử dụng dịch vụ “dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên khác mà bản chất của nó là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu của bất cứ điều gì. Quá trình sản xuất của nó có thể hoặc không được gắn với một sản phẩm vật chất”. Cũng vậy, Zeithaml & Britner (2000) cho rằng “dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc như cung cấp, hỗ trợ và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của khách hàng nhằm làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. Các đặc điểm của dịch vụ khác với các loại hàng hóa vật chất thông thường như: tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể cất giữ.
  15. 7 Những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường được.Tính vô hình: Dịch vụ không giống như những sản phẩm vật chất, không nhìn thấy được, không nếm được, không nghe thấy được và không ngửi được trước khi tiêu dùng.Tính không đồng nhất: Không có chất lượng đồng nhất vì dịch vụ bắt nguồn từ sự khác nhau về tính chất tâm lý, trình độ của nhân viên, dịch vụ phụ thuộc vào sự đánh giá từ cảm nhận của mỗi khách hàng.Tính không thể tách rời: Dịch vụ thường được tạo ra và sử dụng đồng thời, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra và sử dụng dịch vụ.Tính không lưu giữ được: Dịch vụ không thể cất giữ và lưu kho rồi đem bán như hàng hóa khác. Như vậy dịch vụ là một loại hàng hóa phi vật chất nó không có hình dạng, còn chất lượng thì không đồng nhất, không lưu trữ được, phụ thuộc vào sự cảm nhận của từng người tiêu dùng. 1.1.2. Khái niệm về dịch vụ công Cổng thông tin điện tử Bộ khoa học và Công nghệ www.most.gov.vnquan niệm dịch vụ công như sau: Dịch vụ công (public service) có quan hệ chặt chẽ với phạm trù hàng hóa công cộng. Trong kinh tế học, hàng hóa công bao hàm 3 đặc điểmchính sau: (1) là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; (2) việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác; (3) và không thể vứt bỏ được. Những hàng hóa công cộng nào thỏa mãn cả 3 đặc điểm trên là hàng hóa công cộng thuần túy và những hàng hóa công cộng nào không thỏa mãn cả ba đặc điểm trên gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy. Các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung và thiết yếu của xã hội. Những dịch vụ công ở các quốc gia khác cũng có những quan điểm tương tự nhưng mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ ra công chúng. Tại Pháp và Italia, những chuyên gia quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn và quy định của nhà nước. (Những dịch vụ công tại các nước này bao gồm những hoạt động phục vụ tinh thần và sức khỏe người dân như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao và những hoạt động phục vụ đời sống người dân như điện, nước,
  16. 8 giao thông công cộng, vệ sinh môi trường và các hoạt động cấp phép như hộ khẩu, hộ tịch). Tại Việt Nam thì những hoạt động loại tương tự như vậy đều hướng đến phục vụ xã hội. Theo tác giả Nguyễn Hữu Hải & Lê Văn Hòa (2010)thìDịch vụ công là hoạt động phục vụ các nhu cầu chung thiết yếu, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do các cơ quan nhà nước thực hiện hoặc uỷ nhiệm cho các tổchức phi nhà nước.Dịch vụ công có những đặc trưng sau: (1) phục vụ cho lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân. (2) do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội nên cho dù nhà nước chuyển giao hoạt động cung cấp dịch vụ công cho tư nhân đảm trách thì nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết đặc biệt nhằm đảm bảo sự công bằng trong quá trình cung cấp dịch vụ công. (3) có tính chất phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể của tổ chức và cá nhân trong xã hội. (4) đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình cung ứng dịch vụ. 1.1.3. Khái niệm về dịch vụ hành chính công Để tiếp cận với tình hình nghiên cứu và đặc điểm của địa phương nghiên cứu, tác giả trích dẫn khái niệm về dịch vụ công được nhà nước công nhận như sau: Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007định nghĩa“dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý”. 1.1.4. Khái niệm cơ chế một cửa Ngày 25 tháng 03 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong đó làm rõ một số khái niệm liên quan như sau: Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai,
  17. 9 hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Trách nhiệm của các công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là (1) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; (2) Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính; (3) Hướng dẫn cá nhân và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng và chính xác đảm bảo chỉ bổ sung hồ sơ một lần duy nhất; (4) Tiếp nhận hồ sơ hành chính của tổ chức cá nhân theo quy định; (5) Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; (6) Mặc đồng phục trong quá trình thực thi nhiệm vụ và (7) Thực hiện các quy định khác của pháp luật. 1.2. Chất lượng dịch vụ 1.2.1. Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ thường được xem là một yếu tố tiên quyết, mang tính quyết định đến sự cạnh tranh để tạo lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Quan tâm đến chất lượng dịch vụ sẽ làm cho một tổ chức khác với những tổ chức còn lại và đạt được lợi thế cạnh tranh trong lâu dài. Donabedian (1980) là một trong những người đầu tiên bàn về chất lượng dịch vụ. Theo đó, chất lượng dịch vụ có 3 thuộc tính là (1) chất lượng cấu trúc; (2) chất lượng quy trình và (3) chất lượng kết quả.Gronroos (1983) cho rằng chất lượng dịch vụ gồm 2 thuộc tính là (1) chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng.Theo (Lehtinen, 1982; Swartz & Brown, 1989)Chất lượng dịch vụ phải đánh giá trên hai khía cạnh: (1) Quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ.Parasuraman, Zeithaml & Berry (1985) định nghĩa “chất lượng dịch vụ là khả năng của tổ chức để đáp ứng hoặc vượt quá sự mong đợi của khách hàng”. Tức là những gì khách hàng nhận được trong và sau khi sử dụng dịch vụ (chất lượng cảm nhận) càng lớn hơn hay nhiều hơn những gì mà khách hàng mong đợi từ dịch vụ đó (chất lượng kỳ vọng) thì khách hàng càng thỏa mãn với dịch vụ được cung cấp.
  18. 10 Trường hợp ngược lại sẽ làm khách hàng không thỏa mãn và ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ sau đó. Các tác giả Lewis & Mitchell (1990); Asubonteng & ctg (1996); Donnelly & ctg (1996) cũng nhấn mạnh đến mức độ đáp ứng của dịch vụ so với mong đợi của khách hàng. Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994)bổ sung thêm sự hài lòng của khách hàng “chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ”. Như vậy, một dịch vụ được xem là có chất lượng khi những gì nó mang đến cho người sử dụng bằng hoặc vượt quá sự mong đợi của họ. 1.2.2. Chất lượng dịch vụ hành chính công Chất lượng dịch vụ là một thước đo quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, là một trong những kết quả hoạt động chính của các cơ quan này. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là mục đích chính của các cơ quan, vì họ còn phải thực hiện nhiều chức năng khác như hỗ trợ cho sự tăng trưởng, điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng và định hướng tăng trưởng (Arawati & ctg, 2007). Dựa trên một số khái niệm, thuật ngữ, các nhà khoa học nghiên cứu áp dụng trong TCVN ISO 9001: 2008 vào dịch vụ hành chính công như: Hệ thống chất lượng, họach định chất lượng, kiểm soát chất lượng. Có thể hiểu chất lượng dịch vụ hành chính công là khả năng thoả mãn các yêu cầu của tổ chức và cá nhân về cung ứng dịch vụ hành chính công với sản phẩm cụ thể là các quyết định hành chính. Tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ này cũng rất đa dạng bao gồm: (1) khả năng tạo sự tin tưởng cho người dân khi tham gia sử dụng dịch vụ như hồ sơ được giải quyết đúng hẹn (dựa trên tỉ lệ giải quyết hồ sơ hành chính đúng hẹn), không bị mất mát, thất lạc, tạo được sự tin cậy của người dân khi liên hệ giải quyết thủ tục hành chính; (2) Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho việc giao dịch với các công cụ hỗ trợ cần thiết như: Phòng làm việc khang trang, có máy lấy số thứ tự (đảm bảo tính công bằng), máy tính giúp xử lý hồ sơ nhanh chóng; và (3) Nhân viên có đủ kiến thức chuyên môn và lĩnh vực liên quan đảm bảo giải quyết công việc lĩnh vực mà mình phụ trách cùng với kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp. 1.2.3. Khái niệm về sự hài lòng Khái niệm sự hài lòng đã được nghiên cứu nhiều kể từ những năm 1970 và đến nay, khái niệm này trở thành phổ biến trong nghiên cứu nhiều lĩnh vực. Những tác giả
  19. 11 đầu tiên đề cập đến khái niệm sự hài lòng của khách hàng gồm Cardozo (1964); Olshavky & Miller (1972) và Anderson (1973). Oliver (1981)định nghĩa sự hài lòng là “trạng thái tâm lý cuối cùng xuất phát từ kỳ vọng không được xác nhận liên quan đến kỳ vọng ban đầu của khách hàng - a final psychological state resulting from the disconfirmed expectancy related to the initial consumer expectations” Churchill et al, (1982)“Sự hài lòng của khách hàng có thể được định nghĩa là "phản ứng theo khái niệm của người tiêu dùng đối với việc mua và sử dụng một sản phẩm xuất phát từ việc so sánh phần thưởng và chi phí mua hàng so với mong đợi. Về mặt hoạt động, tương tự như một thái độ vì nó có thể được đánh giá như một sự hài lòng tổng thể từ các thuộc tính khác nhau - customer satisfaction can be defined as “the conceptual response by the consumer to the purchase and use of a product which comes from the comparison of the rewards and cost of purchase relative to expectations. Operatively, similar to an attitude because it can be measured as a total satisfaction from various attributes” Tse and Wilton (1988) “Sự hài lòng của khách hàng có thể được định nghĩa là "phản ứng của người tiêu dùng để đánh giá sự khác biệt giữa mong đợi và kết quả cuối cùng sau khi tiêu thụ"- customer satisfaction can be defined as “the consumer response to the evaluation of the perceived difference between expectations and the final result after consumption”. Sự hài lòng đối với sản phẩm dịch vụ mang tính cảm nhận nhiều hơn và dựa vào kinh nghiệm tiêu dùng như (niềm vui, sự xúc cảm hoặc giá trị giải trí). Dịch vụ càng mang tính vô hình cao như một kỳ nghĩ, một chuyến đi hay một dịch vụ hành chính công thì tính kinh nghiệm đóng vai trò quyết định đến sự hài lòng của khách hàng (Darby & Karni, 1973). Như phân tích ở phần trên, những gì khách hàng nhận được từ dịch vụ bằng hoặc lớn hơn những kỳ vọng thì khách hàng sẽ hài lòng. Tuy nhiên đối với một số dịch vụ mà khách hàng không hề có kinh nghiệm gì trước khi sử dụng dịch vụ thì việc so sánh giữa chất lượng cảm nhận với chất lượng kỳ vọng sẽ khó khăn và sự hài lòng của khách hàng sẽ hình thành trong và sau khi sử dụng dịch vụ (Cronin & Taylor’s, 1992).
  20. 12 Có nhiều khái niệm về sự hài lòng của khách hàng được đưa ra nhưng hầu hết đều đề cập đến sự so sánh giữa sự cảm nhận của khách hàng với sự kỳ vọng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Oliver(1999) và Zineldin(2000) khái niệm sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ “Sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm/toàn bộ cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ nhận được so với mong đợi trước đó”. Với khái niệm như vậy nếu đối với những sản phẩm dịch vụ hành chính công thì tổ chức và người dân đến liên hệ để được cung cấp dịch vụ hành chính công được xem như là khách hàng và bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền cung cấp dịch vụ hành chính công được xem như là nhà cung cấp, thì sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công phụ thuộc vào dịch vụ có đáp ứng được mong muốn của người dân hay không. Nếu đáp ứng thì người dân hài lòng và ngược lại. Tuy nhiên người dân không có sự lựa chọn nào khác bất luận họ có hài lòng không. Nhưng sự không hài lòng đối với dịch vụ hành chính công có thể dẫn đến sự suy giảm trong đầu tư, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và gây mất lòng tin của người dân đối với cơ quan công quyền. Để cải cách hành chính, hướng đến phục vụ người dân, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thì các cơ quan hành chính nhà nước cần cung cấp những dịch vụ hành chính công đáp ứng nhu cầu của người dân. Do người dân buộc phải sử dụng dịch vụ hành chính công nên sự lập lại trong việc sử dụng dịch vụ hành chính công không thể hiện được người dân có hài lòng hay không. Chính vì vậy, cần phải thực hiện một quá trình nghiên cứu định lượng để đánh giá mức độ hài lòng của người dân dựa trên kết quả phân tích thống kê và khung lý thuyết phù hợp với dịch vụ hành chính công. Có rất nhiều thang đo đã được đề xuất để đo lường sự hài lòng của khách hàng. Nhưng đa phần những nghiên cứu trước đây dựa vào thang đo SERVQUAL (Parasuraman & ctg, 1985) hay đối với những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng khó khăn trong việc đánh giá chất lượng kỳ vọng đối với sản phẩm dịch vụ thì thường sử dụng thang đo SERVPERF (Cronin & Taylor’s, 1992). 1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng Chất lượng dịch vụ là cơ sở quan trọng để đo lường sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ(Cronin & Taylor’s, 1992; Yavas et al., 1997). Chất lượng dịch vụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2