Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
lượt xem 14
download
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm ra “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM”, từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao CLDVĐT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI KHOA DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI KHOA DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 8340101 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHƯỚC MINH HIỆP TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- TÓM TẮT Mục tiêu chính của đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM” là xác định các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đối với chất lượng dịch vụ đào tạo. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của Khoa Du lịch nói riêng và của trường nói chung trong thời gian tới. Dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây có liên quan đến sự hài lòng trong chất lượng dịch vụ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ đào tạo, kết hợp với tình hình thực tế cho phù hợp với hiện trạng và bối cảnh tại Việt Nam, tác giả đã kế thừa thang đo chất lượng dịch vụ đào tạo HEdPERF hiệu chỉnh của Firdaus Abdullah (2006) để đề xuất 05 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM gồm (1) Phương diện Học Thuật; (2) Phương diện Phi Học Thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai (02) giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận với hai chuyên gia học thuật có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm) để thiết lập bảng thang đo nháp, từ đó dùng phương pháp nghiên cứu định lượng (khảo sát thử 36 sinh viên) để xác định độ tin cậy của các thang đo nhằm xác định được mô hình nghiên cứu và thang đo chính thức. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã xác định được mô hình nghiên cứu chính thức gồm 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc và liệt kê ra được 29 biến quan sát để đo lường cho 6 khái niệm trong mô hình nghiên cứu này. Giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát. Cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng như: cách xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, cách chọn mẫu, cách thức xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 như làm sạch
- dữ liệu, đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, hồi qui tuyến tính, phân tích T-test, Anova. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy, có 06 thang đo đều đo lường được giá trị nội dung các khái niệm nghiên cứu thông qua hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, còn lại 04 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo, mức độ ảnh hưởng được sắp xếp theo hướng từ mạnh nhất đến giảm dần sự ảnh hưởng là: Phương diện học thuật; Phương diện Phi học thuật, Chương trình đào tạo và cuối cùng là Danh tiếng. Ngoài ra đề tài còn xem xét ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học đến sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại Khoa Du lịch về chất lượng dịch vụ đào tạo. Trong đó kết quả kiểm định T-test cho thấy, không có sự khác biệt về trung bình của yếu tố giới tính. Trong khi kết quả kiểm định ANOVA cho thấy, có sự khác biệt về yếu tố năm học. Tiếp đến, tác giả trình bày các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường. Và cuối cùng là các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
- LỜI CAM ĐOAN Các số liệu, kết quả được thu thập và nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xác nhận rằng đây là công trình được nghiên cứu bởi cá nhân tôi và vấn đề này được nghiên cứu với những kiến thức tốt nhất của tôi thông qua quá trình ứng dụng những kiến thức, học thuật đạt được từ chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Tp.HCM, ngày tháng 09 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Trinh
- LỜI CẢM ƠN Sau một quá trình học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, tính đến thời điểm hiện nay, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM” đã được hoàn thành. Lời đầu tiên tôi muốn bày tỏ trong luận văn này là sự chân thành cám ơn của tôi đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành khóa học này. Cảm ơn các thầy cô đã và đang công tác tại các phòng ban, các khoa nói chung và các thầy cô đã tham gia giảng dạy trong khóa học của lớp CH3QTKD, các thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh, Phòng Sau Đại học nói riêng đã giúp đỡ, hỗ trợ cũng như động viên, khuyến khích tôi hoàn thành khóa học này. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Giảng viên hướng dẫn của tôi, Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Phước Minh Hiệp – Vụ trưởng Tạp Chí Cộng Sản, Cơ quan thường trực miền Nam đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên, lời góp ý đầy giá trị trong suốt giai đoạn tôi viết luận văn này. Xin được cám ơn đến các thầy cô, các bạn sinh viên trong Khoa du lịch của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đã hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin và thu thập dữ liệu để thực hiện luận văn này. Và cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình ba mẹ, chồng, con và bạn bè thân thiết cũng như các bạn học cùng lớp CH3QTKD tại trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM trong thời gian qua đã đồng hành cũng như hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẽ, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học cũng như trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn! Tp.HCM, ngày tháng 09 năm 2019 Tác giả luận văn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐCNTT: Cao đẳng Công nghệ thông tin CLDV: chất lượng dịch vụ. CLDVĐT: chất lượng dịch vụ đào tạo. ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long. ĐH: Đại học. HUFI (Ho Chi Minh City University of Food Industry): Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.HCM. NC: nghiên cứu Phân tích nhân tố khám phá EFA: EFA QTKD: Quản trị Kinh doanh TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Thống kê các nghiên cứu và thang đo về CLDV, CLDVĐT 18 Bảng 3.1 Danh sách chuyên gia học thuật được phỏng vấn 35 Bảng 3.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha các thang đo 41 Bảng 3.3 KMO và kiểm định Bartlett’s Test 42 Bảng 3.4 Ma trận xoay nhân tố 43 Bảng 3.5 Bảng Phương sai trích 44 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mẫu dữ liệu trùng lắp 54 Bảng 4.2 Kết quả thống kê mẫu theo giới tính 55 Bảng 4.3 Kết quả thống kê mẫu theo năm học 55 Bảng 4.4 KMO và kiểm định Bartlett’s Test 59 Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA 61 Bảng 4.6 Tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau khi EFA 62 Bảng 4.7 Kết quả tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 63 Bảng 4.8 Kết quả hệ số hồi qui lần 1 64 Bảng 4.9 Kết quả hệ số hồi qui lần 2 65 Bảng 4.10 Hệ số tổng hợp mô hình 65
- Bảng 4.11 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng 66 thể Bảng 4.12 Kết quả hệ số hồi qui và thống kê đa cộng tuyến 66 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh 71 viên đối với CLDVĐT giữa 2 nhóm sinh viên nam và nữ Bảng 4.14 Kiểm định sự bằng nhau của phương sai các nhóm 72 Bảng 4.15 Phân tích phương sai 73 Bảng 4.16 Đại lượng thống kê mô tả cho từng nhóm 73 Bảng 4.17 Bảng so sánh giá trị trung bình theo các cặp biến định tính 74 (Post Hoc Tests)
- DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1 Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos (1984) 14 Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự Hình 2.2 15 (1991) Hình 2.3 Mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) 15 Hình 2.4 Gi – Du Kang và Jeffrey James (2004) 16 Hình 2.5 Mô hình HEdPERF của Abdullah (2006) 17 Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 26 Hình 3.1 Sơ đồ qui trình nghiên cứu 31 Hình 3.2 Khung phân tích của luận văn 31 Hình 3.3 Mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức 45 Hình 4.1 Biểu đồ Histogram phân tán phần dư chuẩn hóa 68 Hình 4.2 Đồ thị P-P Plot của phần dư chuẩn hóa hồi qui 68 Hình 4.3 Biểu đồ phân tán phần dư và giá trị dự đoán của mô hình 69 hồi qui tuyến tính Hình 4.4 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 70
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1..................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 1 1.1 Giới thiệu ................................................................................................................ 1 1.1.1 Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1 1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát ...................................................... 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................. 5 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................... 5 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 6 1.7.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 6 1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 6 1.8 Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 6 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2..................................................................................................................... 9 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 9 2.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................................................... 9 2.1.1 Chất lượng dịch vụ .............................................................................................. 9 2.1.2 Chất lượng dịch vụ đào tạo .............................................................................. 11 2.1.3 Sự hài lòng của sinh viên .................................................................................. 12 2.1.4 Mối quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên và chất lượng dịch vụ đào tạo 13
- 2.2 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu........................................................................ 14 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 14 2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................. 20 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 22 2.3.1 Tổng hợp các mô hình nghiên cứu .................................................................. 22 2.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 23 2.3.3 Định nghĩa các nhân tố ..................................................................................... 24 2.3.4 Những giả thuyết cho mô hình nghiên cứu ..................................................... 26 Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................... 27 CHƯƠNG 3................................................................................................................... 28 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 28 3.1 Qui trình nghiên cứu .............................................................................................. 28 3.2 Phương pháp nghiên cứu và xây dựng thang đo ................................................. 30 3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 30 3.3.2 Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 30 3.3.3 Xây dựng thang đo ............................................................................................ 31 3.3.3.1 Kế thừa và điều chỉnh thang đo ................................................................. 31 3.3.3.2 Thang đo do tác giả đề xuất ....................................................................... 32 3.4 Các giai đoạn nghiên cứu ...................................................................................... 32 3.4.1 Nghiên cứu sơ bộ ............................................................................................... 32 3.4.1.1 Phỏng vấn chuyên gia học thuật ............................................................... 32 3.4.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................... 35 3.4.1.3 Mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức ........................................... 43 3.4.1.4 Những giả thuyết cho mô hình nghiên cứu chính thức ........................... 43 3.4.2 Nghiên cứu chính thức ...................................................................................... 44 3.4.2.1 Đối tượng khảo sát ..................................................................................... 44 3.4.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................. 44
- 3.5 Xác định cỡ mẫu ..................................................................................................... 44 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................. 45 3.6.1 Kiểm định Cronbach’s alpha và Corrected Item – Total Correlation ........ 45 3.6.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .............. 46 3.6.3 Phân tích hồi qui đa biến và kiểm định giả thuyết ........................................ 48 3.6.4 Kiểm định sự khác biệt theo phương pháp phân tích T-Test, phân tích phương sai ANOVA ................................................................................................... 49 Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................... 50 CHƯƠNG 4 ................................................................................................................... 51 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 51 4.1 Kết quả thống kê mô tả .......................................................................................... 51 4.1.1 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo dữ liệu trùng lắp ...................................... 51 4.1.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo giới tính .................................................... 52 4.1.3 Kết quả thống kê mô tả mẫu theo năm học .................................................... 52 4.1.4 Kết quả thống kê mô tả sự hài lòng chung về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên ............................................................................................................... 52 4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha ...................... 53 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................ 55 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập ................................ 55 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ................................. 58 4.3.3 Tổng hợp các nhân tố và biến quan sát sau khi EFA .................................... 59 4.4 Phân tích hồi qui đa biến ....................................................................................... 59 4.4.1 Kiểm tra sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ..................... 59 4.4.2 Phân tích hồi qui tuyến tính ............................................................................. 61 4.4.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi qui tuyến tính .............. 64 4.4.4 Kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu chính thức ........................... 66
- 4.5 Kiểm định sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM ..... 67 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo nhóm giới tính .................................................. 67 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo nhóm năm học .................................................. 69 Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................... 73 CHƯƠNG 5................................................................................................................... 74 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ......................................................................... 74 5.1. Kết luận chung về sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM ........................ 74 5.2. Một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch nói riêng và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói chung. .................................................................... 75 5.2.1 Thứ nhất là nhóm nhân tố “Phương diện học thuật” ................................... 76 5.2.2 Thứ hai là nhóm nhân tố “Phương diện phi học thuật” ............................... 77 5.2.3 Thứ ba là nhóm nhân tố “Chương trình đào tạo” ......................................... 78 5.2.4 Thứ tư là nhóm nhân tố “Danh tiếng” ............................................................ 79 5.3 Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 81 5.4 Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 81 5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài................................................................. 81 Tóm tắt chương 5 ......................................................................................................... 82
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu 1.1.1 Đặt vấn đề Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa tất yếu sẽ xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để bảo vệ và giành giật thị phần cho mình. Để cạnh tranh trong “đại dương đỏ”, hầu hết các doanh nghiệp đều phải xem xét lại vấn đề “chất lượng” để nổ lực đạt được sự hài lòng của khách hàng nhằm “lôi kéo” họ sử dụng sản phẩm của tổ chức mình. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các mô hình chất lượng dịch vụ (CLDV). Cụ thể, Gronroos (1984) đưa ra mô hình chất lượng kỹ thuật (TSQ – Technical Service quality) và chức năng (FSQ – Functional Service Quality); Parasuraman và cộng sự (1988) đưa ra mô hình SERVQUAL; Cronin và Taylor (1992) đưa ra mô hình SERVPERF; và nhiều nghiên cứu khác... Trong môi trường hỗn loạn ngày nay, các tổ chức giáo dục đại học cũng đang phải đối mặt với những thay đổi về kinh tế, công nghệ và văn hóa để tăng tính cạnh tranh. Sinh viên là động lực trong những thay đổi và là khách hàng chính trong giáo dục đại học, chính vì thế các tổ chức giáo dục đại học phải nỗ lực để hiểu và đáp ứng hoặc là vượt quá mong đợi của họ để thành công trong môi trường giáo dục đại học cạnh tranh. Việt Nam cũng không ngoại lệ với xu hướng đó, khoảng hơn mười năm trở lại đây, trào lưu du học nước ngoài hoặc học tại các trường quốc tế ở Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê của UNESCO, tính đến tháng 12/2007, Việt Nam có số lượng đáng kể 63.703 sinh viên Việt Nam đang theo đuổi các chương trình đại học và sau đại học ở khắp nơi trên thế giới, trong đó đông nhất là ở các quốc gia Mỹ, Úc, Nhật Bản, Pháp và Anh với chi tiêu hàng năm của du học sinh người Việt Nam là khoảng 3 – 4 tỷ USD/năm. Điều này cho thấy, ngày càng có nhiều người Việt có cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên
- 2 thế giới. Song, cũng cần phải nhìn nhận lại trào lưu du học phát triển đồng nghĩa với việc một lượng tiền khá lớn bị chuyển ra nước ngoài. Bên cạnh đó thì “làn sóng mới”, chính là các trường quốc tế mọc lên ồ ạt, hình thức này gọi là “du học tại chỗ” cũng thu hút một số lượng lớn sinh viên theo du học. Và một lần nữa, hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước gặp rất nhiều khó khăn khi phải vùng vẫy trong một “đại dương đỏ”. Để cạnh tranh được trong “đại dương đỏ” đó, hệ thống giáo dục Việt Nam cũng cần phải xem xét và nhìn nhận lại yếu tố “chất lượng” trong hoạt động giáo dục. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy rằng sự thành công và tồn tại của các trường đại học phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ đào tạo (CLDVĐT) và nhận thức của nhà trường trong vấn đề nâng cao sự hài lòng của đối tượng khách hàng “sinh viên” trong CLDVĐT. Tính đến hiện nay, trên thế giới có không ít các nhà nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là Abdullah (2005) đã đưa ra mô hình HEdPERF; tại Việt Nam, một số nghiên cứu về lĩnh vực này được kể đến như là Nghiên cứu của Phước Minh Hiệp và Võ Danh Thìn (2017) về “Sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Trường ĐH Bình Dương”; Nghiên cứu của Võ Văn Việt (2017) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về CLDVĐT: Một nghiên cứu từ cựu sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM”; Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2018) về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục của Trường Đại học Trà Vinh”;… Tất cả những nghiên cứu kể trên đều cho thấy được việc nghiên cứu CLDVĐT tại các trường đại học đóng một vai trò quan trọng và là một quá trình cần được thực hiện liên tục. 1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố từ Oxford Economics, TP.HCM được dự báo đứng thứ 2 trong số 30 thành phố của Châu Á có tốc độ tăng trưởng GDP mạnh nhất trong giai đoạn 2017 – 2021 (http://cafef.vn/thanh-pho-ho-chi-
- 3 minh-se-la-do-thi-tang-truong-nhanh-bac-nhat-chau-a-trong-5-nam-toi- 0170809103738031.chn). Tính đến tháng 04/2018, chỉ riêng TP.HCM có tổng cộng 44 trường ĐH gồm 37 trường ĐH và 7 học viện (https://kenhtuyensinh.vn/danh- sach-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-top-1-2-tai-khu-vuc-tphcm). Với số lượng gia tăng ngày càng đáng kể của các tổ chức giáo dục đào tạo như trên thì áp lực cạnh tranh cũng tăng nhanh đáng kể. Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) là một trong số những trường đại học đóng trên địa bàn TP.HCM trực thuộc Bộ Công thương. Trường có hơn 20 chuyên ngành đào tạo bao gồm cả đại học và cao đẳng, theo hướng Công nghệ, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Du lịch,… Hàng năm, trường có khả năng đào tạo trên 14.000 sinh viên, cung cấp cho xã hội hơn 3.000 nhân lực có khả năng làm việc trong các nhà máy, công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, trung tâm,… Sinh viên theo học tại trường sở hữu nhiều giải thưởng danh giá như gần đây nhất là 02 giải nhất và 01 giải nhì giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 20 – 2018. Đây là giải thưởng cao quý giành cho những công trình nghiên cứu khoa học, sáng tạo của sinh viên trên toàn quốc; đây cũng chính là thước đo về chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhận biết được tầm quan trọng đó, trường luôn cố gắng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trong CLDVĐT của nhà trường để nổ lực làm hài lòng các khách hàng “sinh viên” của mình. Khoa Du lịch của trường được tách ra từ Khoa Quản trị Kinh doanh và du lịch từ khoảng đầu năm 2018, chính vì vậy, hiện nay việc xây dựng và đảm bảo công tác CLDVĐT của khoa là vấn đề cần phải thực hiện. Làm thế nào để đáp ứng được sự hài lòng của các khách hàng “sinh viên” tại khoa là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tác giả nghiên cứu, tại Khoa Du lịch vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT. Với các lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM”.
- 4 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của nghiên cứu này là tìm ra “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM”, từ đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao CLDVĐT. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung ở trên, đề tài xác định ba mục tiêu cụ thể sau: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT. (2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI. (3) Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần phải trả lời những câu hỏi sau: (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI. (2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên như thế nào? (3) Cần đề xuất các hàm ý quản trị nào để nâng cao sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT? 1.4 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI.
- 5 Đối tượng khảo sát là sinh viên hiện đang theo học tại Khoa Du lịch Trường HUFI. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường ĐH HUFI. Về không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn là các sinh viên đang theo học trong Khoa Du lịch tại HUFI, cụ thể là các sinh viên năm 1, năm 2 và năm 3 (do hiện nay tại Khoa du lịch của trường chưa có sinh viên năm 4). Về thời gian: nghiên cứu được thu thập, khảo sát và xử lý số liệu từ tháng 6, 7, 8 năm 2019. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Tác giả dựa trên phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, là quá trình nghiên cứu kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia tại Khoa Du lịch Trường HUFI. Nội dung buổi phỏng vấn sẽ được tác giả xem xét và đánh giá lại từ đó tiến hành điều chỉnh các biến quan sát và xây dựng thang đo sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI. 1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua Bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán như: đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui đa biến, kiểm định sự khác biệt trung bình bằng T – test và Anvova.
- 6 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.7.1 Ý nghĩa khoa học Thông qua kết quả nghiên cứu này, tác giả hy vọng đánh giá được sự hài lòng của sinh viên đang theo học tại Khoa Du lịch của trường về CLDVĐT, xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về CLDVĐT và đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT của trường trong thời gian tới. 1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu sử dụng mô hình HEdPERF hiệu chỉnh để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đang học về CLDVĐT tại một cơ sở giáo dục là Khoa Du lịch Trường HUFI. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thông tin thực tiễn về mức độ hài lòng và các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học về CLDVĐT. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý giáo dục xác định được các điểm mạnh, điểm yếu về CLDVĐT và thực hiện các cải thiện cần thiết nhằm nâng cao sự hài lòng của người học một cách khoa học. 1.8 Kết cấu của luận văn Nội dung chính của đề tài gồm 05 chương: - Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày các vấn đề liên quan đến lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, giới thiệu phương pháp nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này tác giả hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nôi dung chương này là trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu của luận văn thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 185 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn