Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng HTKT của Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------ NGUYỄN THỊ HOÀNG LIỄU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành Cao cấp) Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƯ Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tác giả thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả xin cam đoan rằng các thông tin, nội dung được kế thừa, tham khảo đều được dẫn nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo theo quy định của Nhà trường. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Liễu
- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tóm tắt Với nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của quản lý dự án là nhanh chóng hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, đòi hỏi các dự án này phải được hoàn thành đúng hạn. Do đó, mục đích của đề tài nghiên cứu này nhằm xác định và xếp hạng các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước cùng với ý kiến thu thập được từ phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật, một danh sách 32 nhân tố có ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành của các dự án được xây dựng thành bảng hỏi để thực hiện khảo sát các dự án trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018. Sau khi phân tích kết quả khảo sát, thực hiện thống kê mô tả mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá, kết quả rút ra được 6 nhóm nhân tố quan trọng. Mô hình hồi quy nhị phân đã được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và kiểm tra các giả thuyết. Kết quả cho thấy Nhóm yếu tố Bồi thường và giải phóng mặt bằng; Nhóm Tài chính là những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án hạ tầng kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhóm khác liên quan đến Biến động dự án, Môi trường thực hiện dự án, Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án cũng là các yếu tố quan trọng quyết định dự án hoàn thành đúng thời hạn. Những phát hiện từ nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật thực hiện các giải pháp để đạt được các mục tiêu tiến độ thực hiện dự án. Từ khóa: Tiến độ hoàn thành, hạ tầng kỹ thuật, quản lý dự án
- CRITICAL FACTORS AFFECTING SCHEDULE PERFORMANCE OF INFRASTRUCTURE PROJECTS IN HO CHI MINH CITY Abstract With the increasing demand for infrastructure development in Ho Chi Minh City, one of the most important purpose of project management is to reduce the waiting time for the put-into-operation infrastructure systems, which requires these projects to be completed on time. As a result, this study aims to identify and classify the critical factors affecting schedule performance of infrastructure engineering projects in Ho Chi Minh City. Based on the literature and personal interviews of key construction professionals, a list of 32 project performance attributes having strong effect on performance of the infustructure projects were identified. A questionnaire using these attributes were prepared and administered to survey projects implemented during the period from 2011 to 2018. Statistical analysis of responses on the attributes, using Factor analysis grouped them into six critical factors. Regression analysis was used to test hypotheses developed from theories on schedule performance. The results showed that Site Clearance and Compensation; Finance are the top factors affecting schedule performance of infrastructure projects in Ho Chi Minh City. The other groups of factors related to Project’s Fluctuations, Implementation Environment, the Client or Project Management Department are also the key stages in determining the projects to be on time.The findings from this study will help practitioners involving infrastructure engineering projects to take measures to assure the achievement of project schedule objectives. Keywords: schedule performance, infrastructure projects, project management
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT- ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Chương 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5 1.6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 6 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 8 2.1. Các khái niệm liên quan ....................................................................................... 8 2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng ......................................................................................... 8 2.1.2. Quy trình phát triển dự án đầu tư xây dựng ......................................................... 8 2.1.3. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật ................................................................................... 9 2.1.4. Các bên tham gia dự án hạ tầng kỹ thuật ............................................................ 10 2.2. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 11 2.2.1. Quản trị dự án đầu tư xây dựng ................................................................. 12 2.2.2. Tiến độ trong quản lý dự án ............................................................................. 13 2.2.2.1. Vai trò của tiến độ dự án: ................................................................................ 13 2.2.2.2. Phân loại kế hoạch tiến độ trong xây dựng .................................................... 14 2.2.2.3. Các công cụ lập tiến độ dự án ......................................................................... 15 2.2.2.4. Các phương pháp kiểm soát tiến độ ................................................................ 15 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước ....................................................................... 19 2.3.1. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng nói chung .................... 19 2.3.2. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ dự án xây dựng HTKT ......................... 23 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 31 3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 31
- 3.2. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................................... 32 3.2.1.Phương thức thực hiện nghiên cứu sơ bộ ............................................................ 32 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................................... 32 3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 33 3.4. Thiết kế bảng hỏi ..................................................................................................... 35 3.5. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 40 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................. 40 3.7. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................................. 41 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 42 4.1. Giới thiệu.................................................................................................................. 42 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 42 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ........................................................................ 47 4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................................... 50 4.4.1. Kiểm định Bartlett và KMO ............................................................................... 50 4.4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .......................................................................... 53 4.5. Phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic) ...................................................... 55 4.5.1. Kết quả hồi quy logistic ...................................................................................... 55 4.5.2. Giải thích kết quả hồi quy ................................................................................. 55 4.5.3. Kiểm định sự khác biệt giữa các biến định tính với biến phụ thuộc .................. 57 4.5.4. Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố trong nhóm nhân tố ................................. 59 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 66 5.1. Kết luận .................................................................................................................... 66 5.2. Khuyến nghị............................................................................................................. 68 5.2.1. Giải quyết vấn đề cấp vốn chậm và vượt tổng mức đầu tư ................................ 68 5.2.2. Giải quyết các vấn đề về đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) ....................... 70 5.2.3. Kiểm soát các biến động dự án........................................................................... 72 5.2.4. Đáp ứng các yếu tố khách quan do môi trường thực hiện dự án ........................ 73 5.2.5. Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án . 73 5.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 74 5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP. Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh GPMB: Giải phóng mặt bằng QLDA: Quảnllýldự án UBND: Ủy ban nhân dân HTKT: Hạ tầng kỹ thuật
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiênlcứu tronglnước về các yếuttố gây chậmttrễ tiếnlđộ hoànlthành dự án xây dựng.......................................................................................29 Bảng 4.1. Thốnglkê mô tảlmẫu khảo sát .................................................................43 Bảng 4.2. Hệlsố Cronbach’s alpha của cáclthanglđo ..............................................48 Bảng 4.3. Hệ số tải nhân tố và kích thước mẫu tương ứng .....................................50 Bảng 4.4. Bảng hệ số KMO và kiểmlđịnh Bartlett ..................................................51 Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA...............................................52 Bảng 4.6. Kết quả hồi quy logit nhị phân ................................................................55 Bảng 4.7. Kiểm định ANOVA với vị trí công việc .................................................58 Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA với vai trò đối với dự án ........................................58 Bảng 4.9. Kiểm định ANOVA với số năm kinh nghiệm.........................................58 Bảng 4.10. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Tài chính dự án .........................................................................................................................60 Bảng 4.11. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ....................................................................................61 Bảng 4.12. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Biến động dự án .........................................................................................................................63 Bảng 4.13. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Môi trường thực hiện dự án .............................................................................................64 Bảng 4.14. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án .........................................................................................65
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư ......................................................9 Hình 2.2. Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả .......................................12 Hình 2.3. Sơ đồ ngang ..............................................................................................16 Hình 2.4. Sơ đồ xiên ...................................................................................................16 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Chan DW, Kumaraswamy MM (1997) ............20 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của AI-Momani AH (2000) ......................................23 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Yogita Honrao và D.B. Desai (2015) ................25 Hình 2.8. Môlhình nghiênlcứu của Châu Ngô Anh Nhân (2011) .............................27 Hình 2.9. Môlhình nghiênlcứu của Trịnh Thùy Anh (2014) ......................................28 Hình 3.1. Sơ đồ quyltrình nghiênlcứu....................................................................................31 Hình 3.2 Môlhình nghiênlcứu đềlxuất ...................................................................................33 Hình 4.1. Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân với vai trò khác nhau ...44 Hình 4.2. Thống kê số năm kinh nghiệm của các cá nhân với vị trí công việc khác nhau...................................................................................................................45 Hình 4.3. Thống kê đánh giá tiến độ dự án theo vị trí của các cá nhân tham gia khảo sát .....................................................................................................................46 Hình 4.4. Thống kê đánh giá tiến độ dự án theo số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo sát .........................................................................................46 Hình 4.5. Thống kê dự án hạ tầng TP. Hồ Chí Minh ...............................................47 Hình 4.6. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .............................................................53
- 1 Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Dự án là một nhóm các công việc được thựclhiện theo một quy trình nhất định để đạt được mục tiêu đề ra với phương pháp riêng, nguồn tài nguyên sử dụng cho dự án là có giới hạn, theo một kếlhoạch tiến độ trong đó thời điểm bắtlđầu và kếtlthúc được ấn định trước (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012). Dự án đóng góp vailtrò quanttrọng trong hoạtlđộng của nềnlkinhltế, chi phối quá trình hoạt động của xã hội, các tổ chức kinh tế, tư nhân. Theo sốlliệu thống kê, tỷ trọng chi dành cholđầultư phátttriển dựlán chiếm 25-26% trong 8.025 tỷ đồng kế hoạch chi ngânssách nhàlnước giai đoạn 2016-2020. Điều đó cho thấy quản lý dự án đóng vai trò rất quanttrọng nhằm lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và giám sát quá trình phát triển của dự án, đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, đạt chấtllượng và trong phạm vi ngân sách đã đượclduyệt của dự án. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong đó có các loại hình đầu tư xây dựng nhà dânldụng, công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹtthuật đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch phát triển chung của thành phố. Theo số liệu của Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổnglvốnlđầultư xây dựng thành phố năm 2018 ước thực hiện 465.990 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ và đạt 100,3% kế hoạch năm. Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật là một phần trong các dự án xây dựng cơ bản, bao gồm các dự án xây dựng hệ thống công trình giaotthông, bến cảng, sân bay, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống công viên, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, các công trình bảo vệ môiltrường và các côngltrình phụ trợ khác v.v... Hạ tầng kỹ thuật (HTKT) là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân của mỗi quốc gia, mỗi địaaphương. Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã có Nghị quyết thực hiện 7 chương trình đột phá, trong đó, các dự án hạ tầng kỹ thuật đóng góp vai trò quan trọng (Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông; Chương trình giảm ngập nước; Chươngltrình giảmlôlnhiễm môiltrường; Chương trình chỉnh trang và
- 2 phát triển đô thị). Theo Ngọc Xuân (2018), vốn đầultư công từ ngân sách TP. Hồ Chí Minh chi cholcác dựlán hạttầng trong năm 2018 riêng với Sở Giao Thông Vận tải là 4.500 tỷ đồng, Trung tâm điều hành chống ngập nước là 1.129 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực đầu tư khác như ngành y tế 400 tỷ đồng, nônglnghiệp và phátltriển nôngtthôn 138 tỷ đồng. Vì vậy, huy động tối đa các nguồn lực để tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu HTKT là điều rất quanltrọng và cầntthiết. Quản lý thời gian thực hiện một dựlán nóilchung, dự án xâyldựng HTKT nói riêng là một vấn đề quan trọng vì thời gian là mộtttrong ba yếuttố chủ yếu đánh giá sự thành công của dựlán bao gồm tiếnlđộ, chilphí và chấtllượng (Chan,2001, trích trong Châu Ngô Anh Nhân, 2011). Thời gian thựclhiện dựlán nếu không được đảm bảo hoàn thành đúnglkếlhoạch lại ảnhlhưởng đến các nhân tố khác, cótthể dẫn đến tăng chi phí và khônglđảmlbảo chấtllượng do dự án kéo dài. Thực trạng hiện nay ở TP. Hồ Chí Minh nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã và đang được triển khai chậm tiến độ. HTKT nằm trong các dự án xây dựng khu đô thị mới đã được giao cho các Chủ Đầu tư nhưng vẫn chưa được thực hiện gây lãng phí và bức xúc trong dư luận. Trong một bài phân tích của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 07 tháng 11 năm 2018 với tiêu đề “Hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm lỗi hẹn” có nêu những ví dụ điển hình như Dự án mở rộng, cải tạo Xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1; Đoạn 2,7 km của dự án nối đường Võ Văn Kiệt với cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Trung Lương (giai đoạn 1) đã bắt đầu từ hơn 3 năm trước, nhưng đến nay việc xây dựng vẫn gặp khó khăn do vấn đề giải phóng mặt bằng; Dự án nút giao thông tại cổng chính của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh bắt đầu khởi công vào ngày 24 tháng 4 năm 2017, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện lối đi ngầm do không có mặt bằng thi công cho các tuyến đường song song để phân luồng giao thông; Tại cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố, vào ngày 17 tháng 1 năm 2017, dự án hầm chui Ngã Tư An Sương đã được khởi công và đến nay chưa hoàn thành theo kế hoạch, việc thi công xây dựng đường hầm ngầm N2 gặp khó khăn chưa thỏa thuận được mặt bằng giải tỏa ở huyện Hóc Môn. Nhiều dự án đổi đất lấy hạ tầng
- 3 (các dự án BT) như dự án mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh Quận 2, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt dự án mở rộng và nâng cấp đường Nguyễn Duy Trinh đoạn dài 1,6 km từ đường 990 đến đường vành đai số 2, tuy nhiên dự án hiện chính quyền TP. Hồ Chí Minh quyết định tạm ngưng dự án do kéoldài thờilgian thilcông qua nhiều năm. Mộtltrong những dự án lớn nhất là Khu đô thị mới Thủ Thiêm, được chính thức khởi công vào năm 2011, nhưng dự án này đã bị trì hoãn. Theo Bá Ước (2018), kế hoạch xây dựng một khu đô thị mới ở Thủ Thiêm đã được phê duyệt vào năm 1996. Tuy nhiên, phải mất hơn mười năm để thành phố bắt đầu di dời người dân để nhường chỗ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Công trình trọng điểm như tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (Metro 1) gặp khó khăn do thiếu vốn, việc thanh toán các gói thầu phải bị đình chỉ, các nhà thầu yêu cầu thanh toán các chi phí liên quan, có thể dẫn đến sự chậm trễ tiến độ dự kiến vào năm 2020. Tiến độ thực hiện dự án có tác động rất lớn đến sự phát triển chung của thành phố về mọi mặt kinh tế, xã hội. Các chuyên gia cho rằng hậu quả chủ yếu của chậm tiến độ dự án là việc phát sinh tăng chi phí do đa số các dự án hạ tầng có tổng mức đầu tư lớn, theo thời gian với tình hình lạm phát, giá đền bù giải phóng mặt bằng, nhân công, vật tư, điều chỉnh thiết kế ngày càng tăng…gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Ví dụ như dự án xây dựng nút giao thông Tân Kỳ Tân Quý và Trường Chinh cùng cầu Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú có tổng nguồn vốn thực hiện năm 2010 dự kiến là 1.500 tỷ đồng (Theo Phan Anh, 2018). Tuy nhiên, do chậm trễ triển khai, thời điểm 2018, ước tính hoàn thành dự án trên phải mất tới 2.100 tỷ đồng. Vì thế, nếu thực hiện, dự án này sẽ tiếp tục bị đẩy vốn lên cao hơn nữa. Ngoài những vấn đề liên quan đến phát sinh chi phí, việc chậm trễ các dự án xây dựng giao thông, cầu đường, bến cảng, nhà ga v.v…còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của địa phương, địa phương đó trở nên ngày càng tụt hậu và chậm phát triển. Bên cạnh nhiều dự án chậm tiến độ thì trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều dự án hoàn thành sớm hoặc đúng tiến độ, thường là những dự án có
- 4 nguồn ngân sách tốt hoặc những dự án có quy mô nhỏ, chủ yếu là các dự án kết nối những tuyến đường, các dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa v.v… như dự án xây dựng cầu kết nối giữa cầu Nguyễn Văn Cừ với đường Võ Văn Kiệt; Tuyến đường nối từ nút giao thông cầu Bà Chiêm đến khu Công Nghiệp Hiệp Phước huyện Nhà Bè;Sửa chữa, mở rộng đường Lê Đức Thọ quận Gò Vấp; Nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Văn Tạo nối dài, huyện Nhà Bè; Nâng cấp đường Giồng Ao, huyện Cần Giờ v.v… Các dự án hạ tầng kỹ thuật hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo về thời gian thực hiện dự án theo kế hoạch, sẽ tạo độngllực rất lớn cho sự phát triển đô thị, giảm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân gây ra bởi vấn đề ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường v.v… Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm tìm ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ hoàntthành các dự án hạ tầng kỹ thuật ở TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp để dự án hoàn thành đúng tiếnlđộ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu liên quan đến tiến độ hoàntthành dự án xâyldựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Mục tiêu 3: Hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án xây dựng HTKT của Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố như thế nào? Câu hỏi 3: Giải pháp nào cho Ban quản lý dự án HTKT ở TP. Hồ Chí Minh để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ dự án?
- 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh, cụ thể: - Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoànlthành dựlán. - Đối tượng khảo sát: Các cán bộ tham gia dự án ở các Sở ban ngành (Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn, Ban Quản lý giao thông đô thị, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp quận v.v...), các cá nhân tham gia dự án hạ tầng ở các đơn vị làm Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, Đơn vị tư vấn. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Phạm vi nghiên cứu chủ yếu các dự án xây dựng hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cảnh quan, cây xanh, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị. Về thời gian: khảo sát các dự án từ năm 2011 đến nay. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng. Nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh và xâyldựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng. Phương pháp này nhằm hiệu chỉnh thang đo gốc của nghiên cứu trước và xây dựng bảng câu hỏi phùlhợp với điều kiện và thực tế các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh để tiến hành khảo sát. Dựa trên nghiênlcứu trước, tác giả xây dựng bảng khảo sát sơ bộ và thực hiện phỏng vấn 8 chuyênlgia là những người cólnhiềulnăm kinhlnghiệm trong xây dựng công trình HTKT (cán bộ Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, Khulquảnllý giaotthông đôtthị, Trung tâm quảnllý đườnglhầm sônglSài Gòn); Việc phỏng vấn giúp tác giả xác định, kiểm tra tính chính xác, dễlhiểu của các câulhỏi khảo sát, bổ sung những kiến thức còn thiếu và điều chỉnh những nội dung chưa thích hợp.
- 6 Từ kếtlquả nghiênlcứu định tính, luậnlvăn tiếp tục thực hiện nghiênlcứu định lượng nhằmtthutthập, phânttích dữlliệu, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu định lượng được thựclhiện qualcác bước, bắtlđầu từ kiểm tra độttintcậy của thang đo, sử dụng cônglcụ Cronbach’s Alpha xác định các biến đạt yêu cầu để phânltích nhânltố khámlphá EFA, sau đó thực hiện phânltích hồi quy, dựa vào mô hình hồilquy để kiểm tra các giảlthuyết nghiênlcứu và đo lường mứclđộ quanttrọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tiếnlđộ hoàntthành các dựlán xâyldựng hạttầng kỹtthuật tại TP. Hồ Chí Minh. Để thực hiện các bước này, táclgiả sửldụng phần mềm SPSS phiên bản 20. Sau khi có kếtlquả phânttích từ dữ liệu khảo sát, táclgiả thựclhiện phỏnglvấn sâu với các chuyên gia nhằm phân tích đào sâu các nguyên nhân, tính hợp lý của mức độlảnhlhưởng của cáclnhânltố, những giải pháp xoay quanh những nhân tố mà tác giả rút ra được từ nghiên cứu định lượng, giúp tác giả đề ra những giảilpháp mang tínhlkhảtthi, phù hợp thực tế thực hiện các dựlán xây dựng HTKT. 1.6. Cấu trúc luận văn Chương 1. Giới thiệu Ở chương 1- Giới thiệu, tác giả trình bày tổng quan về dự án nói chung, đến dự án hạ tầng kỹ thuật, vai trò của nó và quản trị yếu tố thời gian đónglvailtrò quan trọng trong nghiên cứu thành công của dựlán; tổng quan thực trạng chậm trễ của các dự án hạ tầng và ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế, xã hội. Từ đó tác giả nêu lý do nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và tổng quan phương pháp nghiên cứu.
- 7 Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiênlcứu trước Các khái niệm như khái niệm dự án đầu tư xây dựng, quy trình của dự án đầu tư xây dựng, khái niệm dự án xây dựng HTKT, các bên tham gia dự án xây dựng HTKT, các hìnhlthức đầuttư dựlán HTKT sẽ được trình bày ở phần các khái niệm liên quan. Lý thuyết nền về Quản lý tiến độ hoàn thành của dự án: tiến độ dự án, vai trò của tiếnlđộ thựclhiện dựlán, các công cụ lậpltiếnlđộ dự án và kiểm soát giá tiến độ dự án. Phần cuối của chương 2 là tổng quan các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước và đề xuất khung phân tích. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày phương pháp mà tác giả chọn để nghiên cứu và cách thức thực hiện phương pháp nghiên cứu đã chọn. Cấu trúc chương 3 bao gồm môlhình nghiên cứu, quyltrình nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi, thu thập dữ liệu và phânltích dữ liệu. Chương 4. Kết quả và thảo luận các kết quả Chương 4 là chương tác giả trình bày về kết quả khảo sát: thông tin mẫu khảo sát, thống kê mô tả đặc trưng dự án, tiến hành phân tích dữ liệu tích sử dụng phần mềm SPSS. Tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia để thảolluận kếtlquả nghiênlcứu và liên hệ với thực tiễn, dựa vào các căn cứ khoa học để đưa ra những khuyến nghị ở chương tiếp theo. Chương 5. Kết luận và các khuyến nghị. Kết luận các kếtlquả thulđượcltừ kết quả phân tích và khuyến nghị các biện pháp nânglcao hiệulquả quảnllý tiếnlđộ các dự án xây dựng HTKT ở TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, tác giả nêu hạnlchế của đề tài và đềlxuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 8 Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này được trình bày cơ sở lý thuyết gồm các khái niệm liên quan đến dựlán đầultư xâyldựng nói chung và dựlán xâyldựng HTKT nói riêng, lý thuyết nền về quản trị thời gian dự án, tổng quan cáclnghiên cứu trước để đề xuất khung nghiên cứu. 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Dự án đầu tư xây dựng Dự án nói chung là một lĩnhlvực hoạt động đặclbiệt, một nhiệm vụ cụ thể cần được giải quyết, được thực hiện với phươnglpháp và nguồnllực riêng của nó và phải tuân theo một kếlhoạch tiếnlđộ để tạo ra một thực thể mới (Đỗ Thị Xuân Lan, 2012). Theo định nghĩa này, dự án không chỉ là một phác thảo, mà là một dự án cụ thể và khách quan. Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải tạo nên một thực thể mới. Theo từ điển Wikipedia thì “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định”. Căn cứ Điều 3, Luật Xây Dựng 2014, Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhằm nânglcao chấtllượng sản phẩm, chấtllượng côngltrình trong khoảng thời gian và chilphí xác định. 2.1.2. Quy trình phát triển dự án đầu tư xây dựng Theo điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, ở Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định trìnhltự thựclhiện đầultư xâyldựng bao gồm các giai đoạn chuẩnlbị dựlán, thựclhiện dựlán và kếtlthúc xâyldựng đưa côngltrình vào khailthác sửldụng. Sơ đồ các chu kỳ của dự án đầu tư được trình bày ở Hình 2.1. Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn thựclhiện dựlán trong đó có các công tác liênlquan đến :
- 9 “a giảilphóng mặtlbằng, khảolsát xâyldựng, lập và thẩmlđịnh thiết kế, dựltoán, lựa chọn nhàlthầu, hợp đồng xâyldựng, nghiệmlthu bànlgiao và vận hành chạy thử . ” Hình 2.1. Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư Nguồn: Tác giả tự đề xuất 2.1.3. Khái niệm hạ tầng kỹ thuật Từ việc tìm hiểu khái niệm chung của các dự án HTKT với các quy định về quy mô, hình thức dự án, tác giả thu hẹp phạm vi nghiên cứu để phù hợp với thời gian và khối lượng nghiên cứu đề tài. Đồng thời tác giả trình bày các đặc trưng cơ bản của dự án HTKT vì đó là chìa khóa để đề xuất các yếu tố ảnh hưởng quan trọng, phù hợp với tính chất của dự án HTKT. Theo Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị, do Bộ Xây Dựng phát hành, có hiệu lực từ ngày 28 tháng 12 năm 2012, có nêu “Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị”. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào các dự án HTKT cấp thoát nước đô thị, công trình chiếu sáng đô thị, hệ thống các công trình giao thông đô thị, cảnh quan cây xanh. Quy định cụ thể cho các hạnglmục côngltrình được trình bày ở phụ lục D căn cứ Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD.
- 10 Đặc trưng cơlbản của các dựlán đầultư HTKT là đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nhưng thulhồi vốnlchậm, lợilnhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, sức hút về đầu tư này lại không dễ dàng, thuận lợi. Do đó, nguồn vốn ngân sách nhà nước thường đóng vai trò chính trong đầu tư các công trình HTKT trọng điểm. Hình thức đầu tư công xây dựng các dự án HTKT bao gồm phát triển các dự án theo các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu vốnlngânlsách trunglương, địa phương, vốn công trái quốc gia, vốn hỗltrợ phátltriển chínhlthức (ODA), vốn vay ưulđãi của nhàltàiltrợ nướclngoài, vốn tínldụng đầultư phátltriển của nhà nước v.v…Ngoài ra, các dự án HTKT được huy động các nhàlđầu tư để thựclhiện dựlán thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) quy định trong Luật Đầu tư 2014, bao gồm các hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT), Hợp đồng Xây dựng-Sở hữu-Kinh doanh (BOO)… Trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các dự án hạ tầng kỹ thuật đầu tư theo hình thức BOT như: Dự án xây dựng Cầu Phú Mỹ, Cầu đường Bình Triệu 2, Cải tạo nút giao trên Quốc Lộ 1A đoạn An Sương An Lạc tại điểm giao cắt Quốc Lộ 1A với Tỉnh Lộ 10, dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội, đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu v.v… Các dự án đầu tư theo hình thức BT có thể kể đến là Cầu Sài Gòn 2, Cầu Thủ Thiêm 2, Cầu Đường Bình Tiên, đường kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông đến xa lộ Hà Nội bao gồm nút giao thông Bình Thái, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tham Lương Bến Cát v.v… 2.1.4. Các bên tham gia dự án hạ tầng kỹ thuật Các bên tham gia dự án HTKT là các tổlchức, cálnhân trực tiếp thamlgia trong suốt quáltrình thựclhiện dựlán, bao gồm Chủlđầultư, nhàlthầu chính thilcông xây dựng côngltrình và các nhàlthầulphụ, đơn vị tưlvấn thiếtlkế, tưlvấn giám sát và quản lýldựlán, nhà cung cấp nguyên vật liệu v.v…Các yếu tố liên quan đến Chủ đầu tư, Nhà thầu, Tư vấn ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án HTKT đều được xét đến trong luận văn nên tác giả đề cập đến các khái niệm này.
- 11 Chủ đầu tư xây dựng được quylđịnh cụ thể tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014. Chủlđầultư thực hiện thẩmlquyền của ngườilquyết định đầultư xây dựng, phêlduyệt thiết kế, dựltoán xâyldựng côngltrình. Thông thường ở các dự HTKT sửldụng vốnlngânlsách nhàlnước, Chủ Đầu tư là Banlquảnllý dựlán (QLDA) đầu tư xâyldựng chuyênlngành hoặc khulvực. Như ở thành phố Hồ Chí Minh, các dự án công trình giao thông vốnlngânlsách nhà nước do Ban QLDA Khu quảnllý Giao thông và đô thị làm Chủ đầu Tư. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách cấp quận, Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân quận. Đối với dự án sử dụng vốn khác, Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về Chủ đầu tư. Đối với các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP), Chủ đầultư là doanhlnghiệp dựlán do nhàlđầu tư thànhllập theo quylđịnh của pháplluật. Nhà thầu xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, để ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư, để nhậnlthầu mộtlphần hoặc toànlbộ cônglviệc của dựlán. Đơn vị tư vấn xây dựng: là các đơn vị chuyên ngành hoạt động độc lập, hợp pháp và phục vụ khách hàng theo hợp đồng. Tưlvấn xâyldựng giúp các nhà đầultư xâyldựng tổ chức khảolsát xâyldựng, tổ chức thiết kế và có thể thay mặt ChủlĐầultư thực hiện đấu thầu các góilthầu thilcông, cung cấp vậtltư và lắplđặt; đơnlvị tưlvấn còn có thể thựclhiện giámlsát thilcông xâyldựng, nghiệm thu hoànlthành công việc và kiểm soát chi phí. 2.2. Cơ sở lý thuyết Đề tài nghiên cứu xoay quanh đối tượng là tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vì vậy, lý thuyết quản trị dự án, quản trị thời gian và các công cụ quản trị thời gian là cơ sở, là nền tảng để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn