Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty thuộc nhóm VN100 niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUẾ THANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁN NIÊN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HUẾ THANH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH BÁN NIÊN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 80340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ THỊ MỸ HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Thị Mỹ Hạnh. Tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Huế Thanh
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………...01 1.Lý do chọn đề tài……….... .......................................................................................... 01 2.Mục tiêu nghiên cứu ……. ............................................................................................ 02 3.Câu hỏi nghiên cứu ……… ........................................................................................... 02 4.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 02 5.Phương pháp nghiên cứu … .......................................................................................... 03 6.Đóng góp của đề tài……… .......................................................................................... 03 7.Kết cấu đề tài ……………. ........................................................................................... 04 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 05 1.1.Các nghiên cứu trên thế giới ...................................................................................... 05 1.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt nam ..................................................................... 12 1.3. Khe hổng nghiên cứu… ........................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... ........................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH …………….. .. ................................................................................................. 20 2.1 Một số vấn đề chung…. ............................................................................................. 20 2.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính .................................................................................. 20 2.1.2. Mục đích báo cáo tài chính .................................................................................... 21 2.1.3. Vai trò báo cáo tài chính ........................................................................................ 21 2.1.4 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính ................................................................................ 21 2.1.5. Các yêu cầu cơ bản của BCTC .............................................................................. 22
- 2.2. Tính kịp thời của báo cáo tài chính ............................................................................ 23 2.2.1 Khái niệm…………... ............................................................................................. 23 2.2.2 Vai trò của báo cáo tài chính kịp thời ..................................................................... 24 2.2.3 Các quy định của Việt Nam về tính kịp thời của BCTC bán niên các CTNY ....... 24 2.3 Các lý thuyết nền…….. .............................................................................................. 25 2.3.1. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định ............................................... 25 2.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ........................................................................ 26 2.3.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information) ............................... 27 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC ................................................. 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 33 3.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ..................................................... 33 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 33 3.1.2 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 33 3.2. Giả thuyết nghiên cứu và thang đo các biến ............................................................. 34 3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 34 3.2.2 .Các biến độc lập …… ............................................................................................. 35 3.2.3. Biến phụ thuộc: Tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 40 3.3. Mô hình nghiên cứu …. ............................................................................................. 42 3.4. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu .................................................... 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 44 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................................... 45 4.1. Thực trạng về tính kịp thời của BCTC bán niên của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 45 4.1.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................... 45 4.1.2. Sơ lược về sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ........................... 47 4.1.3. Giới thiệu về chỉ số VN100 ................................................................................... 49
- 4.1.4. Thực trạng về TKT của BCTC các CTNY tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................................... 50 4.2. Kết quả nghiên cứu…….. .......................................................................................... 52 4.2.1.Thống kê mô tả….. ................................................................................................. 52 4.2.2.Phân tích kết quả tương quan .................................................................................. 55 4.2.3. Kiểm định về trị trung bình hai tổng thể ................................................................ 57 4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................................... 58 4.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ................................................................................. 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 66 5.1 Kết luận…………. ................................................................................................... 66 5.2 Kiến nghị……………… ............................................................................................. 66 5.2.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước .......................................................................... 66 5.2.2 Đối với công ty kiểm toán ...................................................................................... 67 5.2.3 Đối với nhà đầu tư….. ............................................................................................. 67 5.2.4. Đối với các công ty niêm yết ................................................................................. 68 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .......................................... 68 5.3.1 Hạn chế nghiên cứu… ............................................................................................. 68 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BTC Bộ Tài Chính BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán CTNY Công ty niêm yết SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TTCK Thị trường chứng khoán TGCB Thời gian công bố SPSS Statistical Package for the Social Sciences TKT Tính kịp thời
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố và lý thuyết nền ......................... 30 Bảng 3.1: Bảng mô tả các biến ......................................................................................... 41 Bảng 4.1: Danh sách 10 công ty đứng đầu theo vốn hóa thị trường ................................. 51 Bảng 4.2: Thống kê thời gian công bố BCTC bán niên của 10 công ty đứng đầu thị trường vốn hóa giai đoạn 2015 – 2017 ......................................................................................... 52 Bảng 4.3: Thống kê mô tả thời gian công bố BCTC bán niên trong giai đoạn 2015 – 2017 ........................................................................................................................................... 53 Bảng 4.4: Kết quả phân tích thống kê mô tả cho biến định lượng của mô hình ............... 53 Bảng 4.5: Thống kê theo loại công ty kiểm toán .............................................................. 55 Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ................ 55 Bảng 4.7: Bảng mô tả nhân tố công ty kiểm toán ............................................................. 57 Bảng 4.8: Kiểm định Independent Samples Test nhân tố công ty kiểm toán ................... 58 Bảng 4.9: Phân tích phương sai ........................................................................................ 58 Bảng 4.10: Bảng mức độ giải thích của mô hình ............................................................. 59 Bảng 4.11 : Hệ số hồi quy ................................................................................................. 60 Bảng 4.12 : Hệ số hồi quy ................................................................................................. 62
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 30 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu luận văn ......................................................................... 33
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Trên các thị trường nói chung thì thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Ở thị trường chứng khoán thì thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Do đó, tính kịp thời của việc công bố thông tin nói chung và thông tin báo cáo tài chính nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra không chỉ đối với cơ quan quản lý và các nhà làm chính sách mà còn là vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp. Trước nhu cầu cần thiết thực hiên nghiên cứu đánh giá các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả lựa chon đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Dựa vào dữ liệu của 100 công ty niêm yết có công bố báo cáo tài chính trong giai đoạn 2015 - 2017, bằng phương pháp định lượng, tác giả đã đưa đến kết luận rằng: lợi nhuận công ty, độ tuổi và công ty kiểm toán ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho nhà quản lý thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có liên quan đến việc công bố báo cáo tài chính, từ đó có quyết định và điều chỉnh cho phù hợp. Từ khóa: Tính kịp thời, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính bán niên.
- ABSTRACT In general markets, information is one of the indispensable factors in investment and business decisions. In the stock market, information is a sensitive factor that directly affects investment decisions. Therefore, the timeliness of general information disclosure and financial reporting information in particular is an urgent requirement set not only for regulators and policy makers but also on issues. In the face of the need to conduct research to assess the factors affecting the timeliness of financial statements, the author selected the research topic: "Factors affecting the timeliness of half- yearly financial reports of listed companies at the Ho Chi Minh City Stock Exchange " to conduct research on master's thesis. This study is conducted to provide an empirical evidence for a relationship between the timeliness of financial reporting and characteristics of 100 companies listed on the Vietnam Stock Exchange in the period 2015 - 2017. The findings show that the profit, age and audit company affect the timeliness of half- yearly financial reporting. Research results serve stock market managers, businesses related to the disclosure of financial statements, from which to make decisions and adjust accordingly. Keywords: Timeliness, reporting lag, interim financial reports, half-yearly financial reporting.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cùng với các hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương, và khu vực trong thời gian qua đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trên các thị trường nói chung thì thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Ở TTCK, thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Việc cập nhật thông tin kịp thời về tình hình tài chính giúp các chủ thể trong nền kinh tế nhận định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn của thị trường để giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải, đồng thời đưa ra những định hướng phát triển phù hợp. Do đó, tính kịp thời (TKT) của việc công bố thông tin nói chung và thông tin báo cáo tài chính nói riêng là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra không chỉ đối với cơ quan quản lý và các nhà làm chính sách mà còn là vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại và hoạt động kinh doanh mang tính toàn cầu, TKT của việc công bố thông tin có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết (Owusu – Ansah and Levevtis, 2006). Vấn đề công bố thông tin tài chính kịp thời ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà lập quy kế toán và các cơ quan quản lý chứng khoán (Abdelsalam and Street, 2007). Hầu hết các cơ quan quản lý chuyên môn của thị trường vốn đã thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự trì hoãn phát hành báo cáo tài chính (Owusu – Ansah and Levevtis, 2006). TKT của BCTC phụ thuộc vào thời điểm mà BCTC được công bố rộng rãi đến người sử dụng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến TKT của BCTC. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, rất ít nghiên cứu về TKT của BCTC bán niên. Theo VSRE 2410 thông tin tài chính giữa niên độ cần được soát xét bởi các kiểm toán viên độc lập. Vậy nên, sử dụng báo cáo tài chính được soát xét như thế nào nhiều khi cũng là vấn đề nan giải đối với các nhà đầu tư. Thứ
- 2 nhất, mặc dù không đi quá sâu vào chi tiết khi soát xét, nhưng kiểm toán cũng sẽ phải rà soát kỹ lưỡng những khoản mục mang tính trọng yếu trên báo cáo tài chính. Thứ hai, trong xu hướng minh bạch thông tin của thị trường ngày càng được đẩy mạnh, các công ty niêm yết cũng sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc cung cấp báo cáo tài chính một cách trung thực, rõ ràng hơn. Để đảm bảo các quy định về công bố thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK thì BTC có ban hành Thông tư 155/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK.Thực trạng cho thấy trong thời gian qua các doanh nghiệp vẫn còn vi phạm vấn đề công bố thông tin về BCTC nói chung và BCTC bán niên nói riêng. Theo thống kê của UBCKNN cho biết, nếu như giai đoạn 2010 – 2016, cơ quan này đã ra hơn 1.000 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên TTCK, thì trong năm 2017, con số này đã tăng mạnh với 214 quyết định xử phạt 80 cá nhân và 134 tổ chức. Riêng từ đầu năm đến 16/7/2018, đã có 57 cá nhân và 64 tổ chức bị UBCKNN xử phạt. Trong đó, phần lớn lỗi vi phạm liên quan đến công bố thông tin. Trước nhu cầu cần thiết thực hiện nghiên cứu đánh giá các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty thuộc nhóm VN100 niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên của các công ty niêm yết tại Sàn Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
- 3 - Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên của các công ty niêm yết tại Sàn Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu Từ những vấn đề trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luân văn đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM? (2) Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên các công ty niêm yết tại Sàn Giao dịch chứng TPHCM như thế nào ? 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ BCTC của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100 có công bố báo cáo tài chính bán niên trong giai đoạn 2015 – 2017 trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. Các công ty có công bố đầy báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán. - Đối tượng nghiên cứu: TKT của BCTC bán niên các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100 tại Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp phân tích tổng hợp: khái quát các lý thuyết liên quan đến đề tài và các nghiên cứu liên quan, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC bán niên các công ty thuộc nhóm VN100 của các CTNY trên sàn giao dịch TPHCM. Phương pháp định lượng: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích dữ liệu nhằm khảo sát thực trạng các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng và
- 4 mức độ tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC bán niên các công ty thuộc nhóm VN100 của các CTNY trên sàn giao dịch TPHCM. Phương pháp thu thập dữ liệu: dữ liệu được lấy từ BCTC bán niên đã được kiểm toán của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100 tại sàn giao dịch chứng khoán TPHCM được chọn làm mẫu trong giai đoạn 2015 – 2017. Nguồn dữ liệu được lấy từ trang www.cafef.vn, www.hsx.vn 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: Phân tích và tổng hợp các kết quả của nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình phù hợp ở Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tương lai. - Về mặt thực tiễn: + Sử dụng thước đo khác về tính kịp thời cũng như thêm các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời khác so với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam + Kết quả nghiên cứu phục vụ cho nhà quản lý thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có liên quan đến việc công bố báo cáo tài chính, từ đó có quyết định và điều chỉnh cho phù hợp. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì nội dung chính của luận văn nghiên cứu gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan Chương 1 có nội dung trình bày một cách tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên đã được công bố của các tác giải trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó, tác giả chỉ ra khe hỏng nghiên cứu làm cơ sở cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 2 có nội dung trình bày các khái niệm liên quan; tổng quan cơ sở lý thuyết về tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- 5 Nội dung chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành nghiên cứu thông qua: phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Nội dung chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận về tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên của các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong mẫu nghiên cứu, chiều hướng tác động, mức độ tác động của các nhân tố đến tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Nội dung chương 5 trình bày kết luận và các kiến nghị nhằm nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính bán niên của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra chương này còn đề cập đến những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về tính kịp thời của BCTC nhưng chủ yếu tập trung vào những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phát triển. Mỗi nghiên cứu tập trung vào những khía cạnh khác nhau dẫn đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC, luận văn trình bày tóm tắt các đề tài nghiên cứu có liên quan ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam. 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Với mục tiêu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC hàng quý sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur, tác giả Ku Ismail & Chandler (2004) với bài báo “The timeliness of quarterly financial reports of companies in Malaysia”. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về tính kịp thời của báo cáo hàng quý tại Malaysia của 117 công ty. Nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo kiểm toán được xác định là số ngày giữa ngày lập báo cáo tài chính và ngày báo cáo kiểm toán. Trung bình, mất khoảng 56 ngày để các công ty phát hành báo cáo, trễ hơn so với các công ty ở một số quốc gia khác. Kết quả cho thấy rằng tính kịp thời của báo cáo hàng quý của các công ty bị ảnh hưởng bởi quy mô công ty, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng và tỷ suất vay vốn theo hướng mong đợi. Các công ty lớn hơn, có lợi nhuận, đang phát triển và có tỷ suất vay thấp thường có xu hướng công bố báo cáo nhanh hơn các công ty khác. Những phát hiện này phù hợp với những phát hiện được báo cáo trong tài liệu. Thứ nhất, phát hiện này ủng hộ lý thuyết cho rằng các công ty lớn báo cáo nhanh hơn vì họ chịu áp lực phải làm như vậy. Các công ty lớn thường theo sau bởi các nhà phân tích cần thông tin kịp thời để xác nhận kỳ vọng của họ. Thứ hai, lợi nhuận và tăng trưởng có liên quan cho thấy tin xấu sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiếp cận công chúng hơn là tin tốt lành. Những phát hiện này cũng ủng hộ 'lý thuyết các bên liên quan' mà cho rằng trong trường hợp không có cơ hội để che giấu tin xấu vì bị tiết lộ bắt buộc, các nhà quản lý có động cơ trì hoãn tin
- 7 xấu. Thứ ba, phát hiện rằng các doanh nghiệp có đòn bẩy cao báo cáo chậm hơn so với các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp là phù hợp với tài liệu cho thấy rằng một công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao có nhiều khả năng là thất bại, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế kém. Như thất bại có nghĩa là tin xấu, và tin xấu liên quan đến sự chậm trễ, một công ty có đòn bẩy cao có khuynh hướng báo cáo chậm hơn so với một công ty có đòn bẩy thấp. Thực tế là một số lượng lớn các công ty có xu hướng thực hiện kéo dài các báo cáo hàng quý, đặc biệt là các báo cáo kỳ ngắn hạn, công bố tin xấu và có đòn bẩy cao, có thể có ý nghĩa đối với các quy định trong tương lai về tính kịp thời của báo cáo hàng quý tại Malaysia. Kế đến là Owusu-Ansah và Stergios Leventis (2006) với nghiên cứu “Timeliness of Corporate Annual Financial Reporting in Greece” đăng trên tạp chí European Accounting Review, Vol. 15, No. 2, pp. 273 – 287, 2006. Nghiên cứu nhằm báo cáo kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính hàng năm của 95 công ty phi tài chính được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Athens. Trong nghiên cứu này, tác giả điều tra tác động đặc điểm của công ty và các yếu tố kiểm toán liên quan đến môi trường kinh tế xã hội Hy Lạp. Các yếu tố cụ thể của công ty là: Quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (GEAR), cổ phần nắm giữ bên trong công ty (EQOS) và lĩnh vực hoạt động (INDT). Các yếu tố kiểm toán bao gồm: ý kiến của kiểm toán viên (RMAK) và loại công ty kiểm toán (AUDT). Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công ty. Kết quả thống kê mô tả chỉ ra rằng 92% các công ty được báo cáo sớm (so với thời hạn quy định 161 ngày), 3% báo cáo vào ngày thứ 161 và 5% báo cáo trễ. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy rằng các công ty lớn, các công ty dịch vụ và các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Big 5 (Arthur Andersen, KPMG Peat Marwick, Ernst & Young, Pricewaterhouse Coopers, Deloitte & Touche) có thời gian báo cáo cuối cùng ngắn hơn. Nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ cho thấy rằng các công ty có tỷ lệ vốn cổ phần do người nội bộ nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp nhiều hơn thường không kịp thời công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán ra
- 8 công chúng sau năm tài chính kết thúc. Ngoài ra, tác giả không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng của chi phí giám sát đến tính kịp thời của BCTC. Tiếp đến là nghiên cứu của J. Efrim. Boritz (2006) với bài báo “Determinants of the Timeliness of Quarterly Reporting: Evidence from Canadian Firms” . Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng về tính kịp thời của báo cáo hàng quý tại Canada. Dựa trên nghiên cứu trước đây, tác giả đưa ra giả thuyết rằng báo cáo tài chính giữa niên độ được công bố nhanh hơn bởi các công ty có tính minh bạch cao về môi trường thông tin so với các doanh nghiệp có tính minh bạch thấp về môi trường thông tin. Tác giả cũng đưa ra giả thuyết rằng các doanh nghiệp có nhiều vấn đề trọng yếu có nhiều khả năng trì hoãn việc công bố báo cáo tài chính giữa niên độ của họ hơn các doanh nghiệp có ít vấn đề trọng yếu hơn. Tác giả đã cung cấp bằng chứng cho thấy môi trường thông tin của doanh nghiệp và các vấn đề trọng yếu có liên quan đến tính kịp thời của báo cáo hàng quý. Các công ty không có báo cáo tài chính giữa niên độ được kiểm toán có khuynh hướng công bố báo cáo tài chính chậm trễ hơn các doanh nghiệp có báo cáo tài chính giữa niên độ được xét duyệt. Nghiên cứu cho thấy ý kiến kiểm toán, thu nhập của công ty, môi trường thông tin và các chi phí hoa hồng đại lý của công ty có thể ảnh hưởng đến tính kịp thời của các báo cáo tài chính giữa niên độ. Tiếp theo là nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời kiểm toán ở hai nước đang phát triển là UAE và Bahrain. Đó là nghiên cứu của Khasharmeh va Aljifri (2010) với bài báo “The timeliness of annual reports in Bahrain and the United Arab Emirates: An empirical comparative study” trên tạp chí The International Journal of Business and Finance Research, Volume 4, Number 1 nhằm kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định sự chậm trễ kiểm toán ở hai nước đang phát triển: các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) và Bahrain. Nghiên cứu này sử dụng một mẫu gồm 83 công ty niêm yết trong năm 2004. Các mẫu đều được lấy từ dữ liệu thị trường chứng khoán UAE hoặc Bahrain. Phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết của nghiên cứu. Tác giả xây dựng
- 9 mô hình về tính kịp thời của báo cáo kiểm toán được phát triển dựa trên mô hình trước đó của Ashton và cộng sự (1989); Carslaw và Kaplan (1991). Mô hình gồm các biến: Tỷ số nợ; Loại công ty kiểm toán; Lĩnh vực hoạt động (bao gồm công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, dịch vụ, sản xuất công nghiệp); Quy mô công ty; Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E); Khả năng sinh lời; Tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy bốn biến : tỷ suất lợi nhuận, tỷ số nợ, lĩnh vực hoạt động và tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh tính kịp thời của báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, ba biến khác gồm loại công ty kiểm toán, quy mô doanh nghiệp và tỷ số P/E được tìm thấy có tác động yếu đến tính kịp thời. Tại UAE, nghiên cứu kết luận rằng hai biến số: tỷ lệ nợ và loại công ty kiểm toán có ảnh hưởng mạnh đến tính kịp thời, trong khi các biến khác được tìm thấy không có ảnh hưởng đáng kể. Với mục tiêu đo lường tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả Asli Turel (2010) với nghiên cứu “Timeliness of financial reporting in emerging capital markets:Evidence from Turkey” (Tính kịp thời của BCTC tại các nền kinh tế phát triển: Bằng chứng từ Thổ Nhĩ Kỳ) đăng trên tạp chí Istanbul University Journal of the School of Business Administration Vol:39, No:2, 227 – 240 ISSN: 1303 - 1732. Báo cáo khảo sát thực nghiệm mối quan hệ giữa TKT và các yếu tố liên quan đến báo cáo kiểm toán của CTNY tại một nước đang phát triển Thổ Nhĩ Kỳ. Mẫu nghiên cứu gồm các báo cáo tài chính của 211 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Istanbul. Phân tích mô tả cho thấy 59% các công ty chuẩn bị báo cáo tài chính riêng và 66% công ty chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất phát hành báo cáo tài chính ít hơn thời gian tối đa cho phép sau năm tài chính. 28% các công ty chuẩn bị báo cáo tài chính riêng và 16% các công ty chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất vượt quá thời hạn quy định. Tác giả nhận xét rằng hầu hết các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào BCTC của các CTNY ở các nước phát triển, Do đó, tác giả tiến hành khảo sát tác động các nhân tố ảnh hưởng đến BCTC của các CTNY ở những nền kinh tế mới phát triển. Nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhân tố: quy mô công ty, thu nhập ròng, ý kiến kiểm toán, công ty kiểm toán, lĩnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn