intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam trường hợp nghiên cứu - Các đơn vị được tài trợ bởi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:121

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công, kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam trường hợp nghiên cứu - Các đơn vị được tài trợ bởi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________ LÊ NHẬT ANH THƢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: CÁC ĐƠN VỊ ĐƢỢC TÀI TRỢ BỞI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________ LÊ NHẬT ANH THƢ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: CÁC ĐƠN VỊ ĐƢỢC TÀI TRỢ BỞI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những phần kế thừa từ các nghiên cứu trước tác giả đều trích dẫn và trình bày nguồn cụ thể trong các mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017 Tác giả Lê Nhật Anh Thư
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt BCTC: Báo cáo tài chính CBTT: Công bố thông tin CMKT: Chuẩn mực kế toán CTNY: Công ty niêm yết HCSN: Hành chính sự nghiệp HĐQT: Hội đồng quản trị KBNN: Kho bạc nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước TTBCTC: Thông tin báo cáo tài chính TTCK: Thị trường chứng khoán TTTC: Thông tin tài chính VN: Việt Nam Tiếng Anh INTOSAI: International Organization of Supreme Audit Institutions (Tổ chức quốc tế của cơ quan Kiểm toán tối cao) IPSAS: International Public Sector Accounting Standars (Chuẩn mực kế toán công quốc tế) OECD: Organization for Economic Co-operation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế)
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các nhân tố rút ra từ những nghiên cứu trước………………..………….27 Bảng 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn…………………………………………35 Bảng 3.2 Bảng dự thảo thang đo các nhân tố rút ra từ những nghiên cứu trước………………………………………………….…………………………….42 Bảng 4.1 Bảng các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam………………………………………………………………...…...49 Bảng 4.2 Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát theo các biến định danh…………56 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hệ số hồi quy……………………………………...…61 Bảng 4.4 Thứ tự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam………………………………………………….....62
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu………………………………………………...…..35 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến………………………………………...…...41 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu chính thức…………………………………….........53
  7. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU .......................................4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................... 4 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .................................................. 8 1.3 Nhận xét về các nghiên cứu đã thực hiện và xác định khe hổng nghiên cứu . 12 1.3.1 Nhận xét về các nghiên cứu đã thực hiện ................................................. 12 1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu ................................................................. 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHU VỰC CÔNG .......17 2.1 Tổng quan về khu vực công, chuẩn mực kế toán công và Báo cáo tài chính khu vực công ......................................................................................................... 17 2.1.1 Tổng quan về khu vực công ..................................................................... 17 2.1.2 Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công ................................................... 19 2.1.3 Tổng quan về Báo cáo tài chính khu vực công ........................................ 21 2.2 Một số vấn đề chung về tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính khu vực công ....................................................................................................................... 22 2.2.1 Khái niệm về minh bạch và tầm quan trọng của minh bạch thông tin Báo cáo tài chính....................................................................................................... 22 2.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá tính minh bạch thông tin tài chính thông qua tiêu chuẩn chất lượng Báo cáo tài chính .................................................................. 24 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính ....... 26
  8. 2.4 Các lý thuyết nền có liên quan đến tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính .............................................................................................................................. 29 2.4.1 Lý thuyết thông tin hữu ích ...................................................................... 29 2.4.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng.............................................................. 30 2.4.3 Lý thuyết đại diện ..................................................................................... 31 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................35 3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................... 35 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 37 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................... 37 3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 37 3.3 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................................... 39 3.4 Xác định thang đo và mẫu nghiên cứu ........................................................... 41 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................46 4.1 Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 46 4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................... 46 4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ................................................................ 55 4.2 Bàn luận .......................................................................................................... 63 4.2.1 Về nhân tố Nội dung chi tiết trên Báo cáo tài chính ................................ 63 4.2.2 Về nhân tố Đặc điểm quản trị................................................................... 64 4.2.3 Về nhân tố Chính trị - xã hội .................................................................... 65 4.2.4 Về nhân tố Hệ thống pháp lý .................................................................... 66 4.2.5 Về nhân tố Đặc điểm tài chính ................................................................. 68 4.2.6 Về nhân tố Áp lực hội nhập...................................................................... 68 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................71 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 71 5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 72 5.2.1 Về nhân tố Nội dung chi tiết trên Báo cáo tài chính ................................ 72 5.2.2 Về nhân tố Đặc điểm quản trị................................................................... 72 5.2.3 Về nhân tố Chính trị - xã hội .................................................................... 74
  9. 5.2.4 Về nhân tố Hệ thống pháp lý .................................................................... 75 5.2.5 Về nhân tố Đặc điểm tài chính ................................................................. 77 5.2.6 Về nhân tố Áp lực hội nhập...................................................................... 77 5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn thông tin tài chính đáng tin cậy và kịp thời là vấn đề luôn được các tổ chức, cá nhân quan tâm hàng đầu khi cần thu thập, xem xét dữ liệu kinh tế tài chính phục vụ cho việc ra quyết định. Vì vậy, việc minh bạch hóa thông tin tài chính luôn cần được chú trọng, cụ thể là minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC). Đối với khu vực công nói riêng, minh bạch hóa thông tin là một phần không thể thiếu trong việc quản lý hiệu quả nguồn tài chính, sử dụng hợp lý ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, BCTC khu vực công chủ yếu phục vụ công tác quyết toán NSNN và giải trình, chưa phục vụ toàn diện cho việc ra quyết định hay cung cấp thông tin ra bên ngoài để phục vụ nhu cầu khác nhau cho người sử dụng báo cáo. Vào năm 2007, khi Việt Nam (VN) chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì cam kết về minh bạch hóa thông tin, đặc biệt là minh bạch thông tin kế toán khu vực công cần được chú trọng hơn nữa. Tiếp đến, vào 03/07/2012, Bộ Công thương và Đại diện khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) đã ký Bản ghi nhớ về việc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho VN, tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa VN và EFTA, chứng tỏ sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với VN và khuyến khích các nước khác có sự đánh giá công bằng tương tự về nền kinh tế VN (Phạm Quang Huy, 2013). Như vậy, VN cần tự khẳng định mình, thu hút các nhà đầu tư bằng cách tạo dựng lòng tin thông qua công khai minh bạch và đầy đủ các thông tin kinh tế, tài chính, nhất là thông tin về thu chi NSNN, hướng đến đối tượng sử dụng thông tin nhiều hơn. Điều này đặt ra vấn đề cải cách hệ thống kế toán công VN, hoàn thiện hệ thống BCTC có khả năng cung cấp thông tin chính xác, hữu ích, có khả năng so sánh, phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế và hơn hết phải được quốc tế công nhận. Chính vì vậy, việc minh bạch hóa thông tin báo cáo tài chính (TTBCTC) khu vực công nói chung, minh bạch hóa TTBCTC trong các đơn vị được tài trợ bởi NSNN nói riêng là quan trọng và cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính khu vực
  11. 2 công Việt Nam - trƣờng hợp nghiên cứu: các đơn vị đƣợc tài trợ bởi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: tìm kiếm tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam. - Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN? 2) Các nhân tố ảnh hưởng có mức độ tác động như thế nào đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN? 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công. - Phạm vi nghiên cứu: Vì khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế đề tài này sẽ tiến hành nghiên cứu một số đơn vị được tài trợ bởi NSNN. Phạm vi nghiên cứu địa lý tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau: 4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm hoàn thiện các nhân tố và thang đo trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin BCTC khu vực công Việt Nam. Thông qua việc thu thập kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tính minh bạch TTBCTC, đề tài khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công hiện nay. Sau đó, tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện các nhân tố đề xuất trong mô hình và thang đo.
  12. 3 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN. Công việc cụ thể bao gồm: - Thực hiện khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC của một số đơn vị được tài trợ bởi NSNN bằng bảng trả lời câu hỏi. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTBCTC khu vực công VN, xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC. Đề tài dự kiến sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC. 5. Đóng góp mới của đề tài Đề tài khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công, kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công VN. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này đến tính minh bạch TTBCTC khu vực công Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoại trừ phần mở đầu, kết cấu luận văn được chia làm 5 chương như sau: Chƣơng 1: Tổng quan về các nghiên cứu Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về Báo cáo tài chính và tính minh bạch thông tin Báo cáo tài chính khu vực công Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị
  13. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU Có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến việc công khai, minh bạch thông tin tài chính nói chung, xác định được tầm quan trọng của tính minh bạch thông tin tài chính khu vực công, xem xét ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự phát triển kế toán khu vực công,… Theo thời gian, các nghiên cứu sau kế thừa, bổ sung cho các nghiên cứu trước nên ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn. 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài - Các nghiên cứu liên quan đến minh bạch thông tin tài chính nói chung Trong nghiên cứu của Jeffrey và Marie (2003) phát triển mô hình xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố về văn hóa, quốc gia và doanh nghiệp đến việc công bố thông tin tài chính và được kiểm nghiệm bởi việc lấy mẫu các doanh nghiệp từ 33 quốc gia. Kết quả của mô hình hồi quy chỉ ra rằng việc công bố thông tin bị ảnh hưởng bởi các nhân tố văn hóa, hệ thống quốc gia và hệ thống doanh nghiệp. Sự khác nhau giữa các thành phần trong mô hình giúp giải thích sự khác biệt về việc công bố thông tin tài chính quan sát được giữa các doanh nghiệp ở các nước khác nhau và giữa các doanh nghiệp trong cùng một nước. Đồng thời, quyết định công bố thông tin tài chính của một doanh nghiệp rất phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố thuộc về quốc gia và doanh nghiệp. Bushman và cộng sự (2004) đưa ra đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố pháp luật và yếu tố kinh tế đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Nghiên cứu phân tích theo hai nhóm khác nhau, một là minh bạch thông tin tài chính (dựa trên mức độ công bố và thời gian công bố thông tin), hai là minh bạch thông tin quản trị (dựa trên mức độ công bố thông tin quản trị ra bên ngoài cho các nhà đầu tư). Kết quả là, nhóm nhân tố minh bạch thông tin tài chính thì chủ yếu liên quan đến kinh tế quốc gia, còn nhóm nhân tố minh bạch thông tin quản trị liên quan đến pháp luật. Tính minh bạch thông tin quản trị cao hơn ở những nước có chế độ pháp luật cụ thể và hiệu quả pháp lý cao, ngược lại, tính minh bạch thông tin tài chính lại cao hơn ở các nước có tỷ lệ doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước sở hữu thấp. Cụ thể
  14. 5 hơn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả các nhân tố có liên quan đến tính minh bạch thông tin và trình bày các thước đo để đo lường tính minh bạch của BCTC; xem xét tính minh bạch của BCTC thông qua 5 nhóm nhân tố: (1) mức độ công bố thông tin tài chính, (2) mức độ công bố thông tin quản trị, (3) các nguyên tắc kế toán được sử dụng để đo lường việc công bố thông tin, (4) thời gian công bố BCTC, (5) chất lượng kiểm toán BCTC. Cheung và cộng sự (2005) đã xem xét mức độ công khai và minh bạch tài chính của các công ty niêm yết ở hai thị trường Hồng Kông và Thái Lan. Nhóm tác giả sử dụng bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD để thực hiện đánh giá mức độ minh bạch thông tin của các CTNY. Nghiên cứu đưa ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin và tính minh bạch thông tin là nhóm nhân tố tài chính (quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, kết quả tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản) và nhóm nhân tố quản trị công ty (mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu của HĐQT và quy mô của HĐQT) với kết quả thực nghiệm thu được khác nhau giữa hai thị trường Hồng Kông và Thái Lan. Nhóm nhân tố tài chính giải thích được sự thay đổi mức độ công bố thông tin tại các công ty ở Hồng Kông nhưng lại không giải thích được đối với trường hợp các công ty ở Thái Lan. Hơn nữa, nhóm nhân tố quản trị công ty như cơ cấu HĐQT và quy mô HĐQT có ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin ở Thái Lan hơn so với Hồng Kông. Kết quả này phù hợp với quan điểm quản trị công ty tốt sẽ dẫn đến việc công bố và minh bạch thông tin tốt hơn đối với thị trường kém phát triển hơn, cụ thể trong nghiên cứu là Thái Lan. - Các nghiên cứu liên quan đến minh bạch TTTC khu vực công nói riêng Chan (2006) đã nghiên cứu về cải cách hệ thống kế toán công tại các nước đang phát triển, đưa ra mục tiêu phát triển và phân tích các chi phí – cơ hội của việc cải cách kế toán này. Nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống kế toán công liên quan đến hệ thống thông tin của chính phủ, giúp phát huy trách nhiệm giải trình cho chính phủ và nâng cao tính minh bạch thông tin. Nhằm thay đổi các chính sách và thủ tục của kế toán trên cơ sở vận dụng IPSAS, các quốc gia đang phát triển cần chuyển đổi
  15. 6 từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích, hướng đến hệ thống kế toán công hiệu quả, minh bạch và hướng đến nhu cầu của người sử dụng thông tin, đặc biệt là đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài như công chúng. Kết quả của việc cải cách và vận dụng IPSAS theo như phân tích của tác giả phụ thuộc vào: Vai trò hỗ trợ của các cán bộ lãnh đạo cấp cao và Nguồn tài chính cung cấp để thực hiện. Yasuhiro Yamada (2007) tập trung vào mục tiêu BCTC với quan điểm cho rằng mục tiêu BCTC là yếu tố có tính chất quyết định đến nội dung BCTC. Nghiên cứu đã mô tả các mục tiêu chính và đặc điểm BCTC của các tổ chức chính quyền ở Hoa Kỳ, sau đó kiểm tra các mục tiêu BCTC của chính quyền Nhật Bản, từ đó phân tích và xác định rõ hơn mục tiêu BCTC khu vực công của Nhật. Điểm giống nhau là BCTC khu vực công của Nhật và Mỹ đều đặt mục tiêu trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, nhưng lại khác nhau ở đối tượng sử dụng TTBCTC khu vực công. Tác giả lưu ý sự khác nhau giữa hai quốc gia trong mức độ nhận thức về việc nộp thuế của người dân: người dân Mỹ rất quan tâm về số tiền thuế mà họ nộp được sử dụng có hiệu quả hay không và có quyền đòi hỏi các thông tin giải trình của chính phủ; trong khi đó người dân Nhật Bản không quan tâm tới số tiền thuế được sử dụng như thế nào và cũng không đòi hỏi được giải trình vì cho rằng dù có sử dụng dịch vụ công hay không thì vẫn phải nộp thuế. Như vậy, tại Mỹ, đối tượng sử dụng thông tin là công chúng rất được đề cao, đồng thời nhu cầu sử dụng TTBCTC khu vực công của công chúng Mỹ rất cao. Còn tại Nhật, người Nhật không có nhu cầu đòi hỏi cao về trách nhiệm giải trình của chính phủ và BCTC khu vực công của Nhật coi trọng việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các cán bộ, lãnh đạo nhiều hơn là công chúng. Tác giả cho rằng cần đưa mục tiêu cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình làm mục tiêu cơ bản của BCTC khu vực công của Nhật Bản trong tương lai. Bakar và cộng sự (2011) bàn luận về các cơ hội và thách thức đối với một nước đang phát triển như Malaysia trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, học hỏi theo một số quốc gia phát triển như Anh (ví dụ về ngành giáo dục), Mỹ (ví dụ về ngành y tế). Nghiên cứu cho rằng mục tiêu đo lường hiệu
  16. 7 quả trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình có thể đạt được khi có thuyết minh rõ ràng, cụ thể, từ đó dễ dàng hơn trong việc xếp hạng các cơ quan chính phủ, tiêu biểu là việc xếp hạng dựa trên chỉ số KPI (Key Performance Indicators). Chỉ số này đo lường thông qua: Hiệu quả và hiệu suất của quá trình cung cấp dịch vụ, Nguồn nhân lực và năng suất tài chính, Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ nhận được. Nghiên cứu kết luận rằng, khu vực công ở Malaysia khuyến khích sự minh bạch và có xu hướng minh bạch hóa ngày càng cao trong tương lai với điều kiện phải giải quyết các vấn đề, khắc phục chính sách lỗi thời với quyết tâm vượt qua khó khăn và từng bước đạt được mục tiêu đề ra. Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013) nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới sự phát triển kế toán khu vực công của Romani, một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu xác định có năm nhân tố tác động đến việc cải cách, phát triển kế toán tài chính bao gồm: Môi trường Pháp lý, Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục; đồng thời chỉ ra sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau và có sự kết hợp giữa các yếu tố. Hệ thống chính trị có ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế, trong đó việc cải cách, phát triển hệ thống báo cáo kế toán và công bố thông tin sẽ theo yêu cầu của người sử dụng thông tin. Sự kết nối giữa các nhân tố pháp lý và kinh tế thì quyết định hệ thống kế toán. Nhân tố văn hóa xã hội tác động đến chính sách kế toán và quyết định sự phát triển kế toán, liên kết chặt chẽ với nhân tố giáo dục – nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới lý thuyết kế toán và thực hành kế toán. Các kết quả này có thể là cơ sở áp dụng cho các quốc gia khác có nét tương đồng. Citra Sukmadilaga và cộng sự (2015b) đã nghiên cứu mức độ công bố thông tin trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dựa trên BCTC kết thúc năm 2012-2013 của chính phủ. Dữ liệu thu thập sử dụng danh sách được cung cấp bởi IPSAS và hai quốc gia trong khu vực ASEAN là Indonesia và Malaysia được chọn để tiến hành khảo sát. Phương pháp phân tích dữ liệu bằng thống kê mô tả đã chỉ ra rằng mặc dù mức độ công bố thông tin trong BCTC khu vực công của Indonesia có cao hơn so với Malaysia, nhưng nhìn chung mức độ công bố thông tin tài chính của hai nước đều thấp. Indonesia có mức độ công bố thông tin trong hai
  17. 8 năm là khoảng 16%, trong khi Malaysia thì thấp hơn, dưới 10%. Giải pháp đề xuất là chính phủ Indonesia và Malaysia cần có nỗ lực trong việc tăng cường mức độ công bố thông tin trong tương lai, tiến tới làm giảm khoảng cách giữa các chuẩn mực kế toán hiện hành và IPSAS; đồng thời, chính phủ Indonesia và Malaysia cần nâng cao chất lượng BCTC. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở phương pháp thống kê mô tả, mới thực hiện khảo sát tại hai quốc gia nên đã đưa ra hướng cho các nghiên cứu tiếp theo là có thể kiểm tra bất kỳ mối quan hệ giữa mức độ công bố thông tin tài chính với hoạt động của chính phủ, chẳng hạn như: ý kiến kiểm toán, chỉ số quản trị,… 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc Các nhà nghiên cứu trong nước đã lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu phù hợp, đặt vào hoàn cảnh thực tiễn của môi trường văn hóa, kinh tế, pháp luật ở VN để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính, từ đó áp dụng các biện pháp hữu hiệu để nâng cao tính minh bạch thông tin cho VN. - Các nghiên cứu liên quan đến minh bạch thông tin tài chính nói chung Nguyễn Thị Minh Tâm (2009) bàn về tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng và vai trò của kế toán - kiểm toán. Tác giả nhận xét sự minh bạch của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững, làm gia tăng giá trị của các doanh nghiệp nói chung, vì vậy các doanh nghiệp, ngân hàng cần phải đề cao tính minh bạch, trong đó hệ thống kế toán – kiểm toán là công cụ không thể thiếu để thực hiện việc minh bạch trong quản lý công ty. Các nguyên nhân dẫn đến thông tin tài chính VN chưa thực sự minh bạch do tính minh bạch BCTC chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện đầy đủ các quy định chung của Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bày BCTC; công khai và minh bạch thông tin tài chính được công bố chưa được xử lý đúng luật, độ tin cậy của kết quả kiểm toán độc lập BCTC đối với ngân hàng thương mại VN chưa cao. Tác giả cũng đưa ra quan điểm về các giải pháp khắc phục như hoàn thiện công tác kế toán - kiểm toán, nâng cao chất lượng kế toán – kiểm toán trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng cần tự hoàn thiện mình; cùng với kết luận, với một hệ thống các giải
  18. 9 pháp đồng bộ cho cả 3 hệ thống: Kế toán – kiểm toán, Ngân hàng thương mại và Thị trường chứng khoán sẽ làm cải thiện sự minh bạch thông tin tài chính trên thị trường VN, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và thúc đẩy phát triển kinh tế. Nguyễn Đình Hùng (2010) đã xác định các thành phần, cơ chế hoạt động và mối quan hệ của hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết. Kết quả cho thấy hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính có sáu thành phần, bao gồm: hệ thống chuẩn mực kế toán, quy định liên quan đến công bố BCTC, kiểm soát nội bộ, ban giám đốc, ban kiểm soát và kiểm toán độc lập. Các nhân tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau theo cơ chế phối hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định tính là chủ yếu, đưa ra kết luận đánh giá thực trạng sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN, những giải pháp xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát sự minh bạch, gia tăng sự minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết. Phạm Quang Huy (2013) đưa ra quan điểm thông tin luôn là cầu nối hữu ích giúp cho người sử dụng ra quyết định, kiểm tra các sự kiện quá khứ, dự đoán thông tin tương lai, vì thế cần đảm bảo tính minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình thông tin trước công chúng. “Chín nguyên tắc mới 2013 về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình: nền tảng cho tăng trưởng bền vững kinh tế vĩ mô” mà tác giả đưa ra sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có cơ sở áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng tính minh bạch và có khả năng giải trình kết quả của đơn vị. Chín nguyên tắc này được ban hành đầu năm 2013 trong một văn bản của INTOSAI, hướng dẫn trong việc quản trị tổ chức công hoặc tư căn cứ vận dụng. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) đã xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố đến mức độ minh bạch TTTC của các công ty niêm yết trên TTCK VN. Mô hình bao gồm nhân tố tài chính (quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán) và quản trị công ty (cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc). Cũng theo tác giả, còn nhiều yếu tố ngoài đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị có ảnh hưởng tới
  19. 10 mức độ minh bạch TTTC của các công ty niêm yết trên TTCK VN, nhưng chưa được đưa vào mô hình như: ngành nghề kinh doanh, mức độ tập trung quyền sở hữu, trình độ kế toán trưởng, trình độ Ban giám đốc, tính độc lập thực sự của thành viên HĐQT, nhóm nhân tố bên ngoài (hệ thống pháp luật, văn hóa, chính trị). Nghiên cứu còn đề cập đến minh bạch TTTC của các công ty niêm yết trên TTCK của Thái Lan, Hồng Kông và bài học kinh nghiệm cho VN; đánh giá thực trạng mức độ minh bạch TTTC của các công ty niêm yết trên TTCK VN cũng như kiến nghị các giải pháp hỗ trợ cho các chủ thể tham gia trên TTCK cách thức tăng cường mức độ minh bạch TTTC trên TTCK. - Các nghiên cứu liên quan đến minh bạch TTTC khu vực công nói riêng Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồng (2007) đã xem xét, đánh giá những ưu, nhược điểm của việc áp dụng tại các đơn vị được tài trợ bởi NSNN có thu, các cơ quan Dự trữ quốc gia, bảo hiểm xã hội, cơ quan thi hành án, các cơ quan quản lý,… để hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước, phục vụ công tác quản lý tài chính, ngân sách mang lại hiệu quả nhất. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu các chế độ kế toán ở VN trong các giai đoạn đã qua và định hướng trong tương lai. Nghiên cứu cho thấy cần hợp nhất các chế độ kế toán nhà nước thành một chế độ kế toán duy nhất, những thông tin về tài chính nhà nước phải có khả năng so sánh giữa các quốc gia, từng bước vận dụng chuẩn mực kế toán công trên thế giới được thừa nhận và phải không ngừng hoàn thiện. Phạm Quang Huy (2014) chỉ ra rằng, để thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trên thế giới thì bức tranh tài chính của VN phải rõ ràng, minh bạch và thông tin mang tính chất có thể so sánh toàn cầu. Cần vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vì sẽ mang lại nhiều lợi ích như nâng cao tính toàn diện, công khai và minh bạch của BCTC; cho phép việc ra quyết định tốt hơn, quản lý tài sản chắc chắn hơn và hỗ trợ cho quản trị theo kết quả công việc. Kết quả khảo sát trong nghiên cứu cho thấy đa số câu trả lời khảo sát đồng ý quan điểm rằng, VN cần hướng đến tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tăng cường các khoản có nguồn gốc từ NSNN; cần thiết
  20. 11 chuyển sang kế toán trên cơ sở dồn tích để đáp ứng tính minh bạch. Riêng về tính minh bạch thông tin, kết quả có 95,48% người cho rằng thông tin cần có sự minh bạch, rõ ràng cho thấy sự cần thiết của minh bạch hóa thông tin tài chính khu vực công VN. Nghiên cứu có đề xuất giải pháp tham gia vào các tổ chức đánh giá thế giới, tiêu biểu là Tổ chức hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) với chỉ tiêu về hệ số minh bạch ngân sách (Open Budget Index – OBI). Nghiên cứu cũng nêu ra quan điểm, nền tài chính công VN nói chung và kế toán thu, chi ngân sách nói riêng cũng cần có những định hướng áp dụng theo những hướng dẫn về chuẩn mực quốc tế, như: cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và tính minh bạch đối với tài sản và nợ phải trả; thông tin mang tính chất dễ hiểu hơn, đặc biệt là thông tin chi phí của đơn vị; tăng cường tính nhất quán và có thể so sánh được của BCTC. Trần Minh Dạ Hạnh (2014) đã đề cập đến tính minh bạch thông tin trên BCTC khu vực công, cụ thể là đơn vị sự nghiệp công lập (các trường đại học và cao đẳng công lập). Nghiên cứu đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết liên quan đến BCTC, đặc tính chất lượng của BCTC; xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để đánh giá chung về tính minh bạch của BCTC và chất lượng BCTC; đưa ra các giải pháp nâng cao tính minh bạch nói chung và đi vào chi tiết về chứng từ, tài khoản, BCTC,… Tuy nhiên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chưa tìm được mô hình nghiên cứu định lượng phù hợp, phạm vi nghiên cứu chỉ ở các trường đại học và cao đẳng công lập ở TP.HCM. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) cho thấy khu vực công VN hiện nay tồn tại song song quá nhiều chế độ kế toán, dẫn đến BCTC đơn vị công còn rườm rà, phức tạp, chưa hướng đến người sử dụng là công chúng và chưa cung cấp các thông tin giải trình của đơn vị. Nghiên cứu đưa ra nhận định rằng BCTC phải hướng đến mục đích giải trình trách nhiệm và ra quyết định, vì vậy BCTC khu vực công cho mục đích chung cần công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Có tới 79% đối tượng được khảo sát cho rằng, họ rất không đồng ý và không đồng ý với nhận định BCTC khu vực công hiện nay công khai và minh bạch. Nghiên cứu cho rằng để BCTC khu vực công được minh bạch thì điều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0