Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở Tây Nguyên
lượt xem 5
download
Đề tài được hình thành để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình khu vực Tây Nguyên, nhằm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thấy được đâu là những vấn đề cần quan tâm, tác động đến những nhân tố nào để mang lại hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu phát triển của Vùng trong tiến trình xóa đói giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ************** NGUYỄN THỊ MAI CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ************** NGUYỄN THỊ MAI CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010
- i LỜI CAM ĐOAN Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra trong nghiên cứu này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến của bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ quan, ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Khoa Học.
- ii LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoàng Bảo, người hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Xin cảm ơn TS. Ngô Quang Thành (Học viện chính trị quốc gia) đã tư vấn và hỗ trợ tôi trong quá trình xử lý số liệu và lựa chọn khung phân tích. Đồng thời, xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô của trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh với sự dìu dắt, hướng dẫn, khích lệ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đã truyền đạt những kiến thức quý báu, góp phần thực hiện thành công nghiên cứu này.
- iii TÓM TẮT Đói nghèo là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo. Đối với Việt Nam, giảm nghèo là một trong những chính sách quan trọng, chính sách không mang tính ban phát, ban ơn mà đó là trách nhiệm, đạo lý, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo vẫn đang là một thách thức, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, công tác giảm nghèo phải được thực thi liên tục, lâu dài và thực hiện phải có căn cơ. Với ý nghĩa trên, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên”. Trên cơ sở bộ dữ liệu VHLSS2008, tác giả sử dụng mô hình logistic để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm các nhân tố như: tuổi chủ, tuổi chủ bình phương, dân tộc, số năm đi học của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc, làm trong ngành dịch vụ, khu vực, biến các tỉnh (Kon Tum, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng) và biến tương tác (tỷ lệ di dân x đất xã bình quân nhóm 3) có ý nghĩa ở mức 5%; biến loại nhà tạm, mức vay bình quân của hộ, biến tương tác (tỷ lệ di dân x tệ nạn mại dâm), và biến tương tác (tỷ lệ di dân x thất nghiệp) có ý nghĩa ở mức 10%. Tuy nhiên chỉ có tỷ lệ phụ thuộc, tỷ lệ di dân tương tác với diện tích đất xã bình quân theo hộ và tệ nạn mại dâm có tác động mạnh đến khả năng nghèo của hộ gia đình. Vì vậy, thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, quản lý và kiểm soát tình trạng di dân là giải pháp căn cơ để xóa đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên.
- iv MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan ........................................................................................................... i Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Tóm tắt .................................................................................................................... iii Mục lục .................................................................................................................... iv Danh mục các bảng biểu .......................................................................................... vii Danh mục các từ viết tắt .......................................................................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu ........................................................................... 2 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2 3.2. Giả thiết nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 4 1.1. Các quan điểm về nghèo .................................................................................. 4 1.2. Xác định ngưỡng nghèo ................................................................................... 7 1.3. Các chỉ số đánh giá nghèo................................................................................. 9 1.4. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo .................................................................... 11 1.4.1. Nhóm các nhân tố thuộc hộ gia đình ........................................................... 15 1.4.1.1. Độ tuổi của chủ hộ ................................................................................... 15 1.4.1.2. Giới tính .................................................................................................. 15 1.4.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ .................................................................... 16 1.4.1.4. Tỷ lệ người sống phụ thuộc ..................................................................... 18 1.4.1.5. Dân tộc ................................................................................................. 19
- v 1.4.1.6. Tình trạng việc làm và loại nghề của chủ hộ ........................................ 21 1.4.1.7. Tài sản lâu bền ..................................................................................... 22 1.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đến vai trò của Chính phủ (trong phân bổ nguồn lực) ................................................................................................................................ 22 1.4.2.1. Tình trạng sở hữu đất đai ...................................................................... 22 1.4.2.2. Tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức......................... 23 1.4.2.3. Tiếp cận hạ tầng cơ sở thiết yếu ........................................................... 24 1.4.2.4. Tình trạng di dân .................................................................................. 25 1.4.2.5. Khoảng cách thành thị - nông thôn ..................................................... 26 1.4.3. Mô hình đề xuất .......................................................................................... 26 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 28 2.1. Sơ lược về đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. 28 2.2. Phương pháp phân tích ................................................................................... 29 2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................ 29 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tương quan ......................................................... 29 2.3. Tiêu chí phân tích nghèo ................................................................................. 29 2.4. Cơ sở xác định nghèo...................................................................................... 30 2.5. Nguồn số liệu ................................................................................................. 30 2.6. Mô hình kinh tế lượng .................................................................................... 31 Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở TÂY NGUYÊN........................................................... 36 3.1. Tổng quan về tình trạng nghèo tại vùng nghiên cứu ...................................... 36 3.2. Nghèo theo vị trí địa lý ................................................................................... 37 3.3. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tuổi của chủ hộ ................................. 38 3.4. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với giới tính của chủ hộ ......................... 39 3.5. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với số năm đi học của chủ hộ ................. 39 3.6. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tỷ lệ phụ thuộc trong hộ .................. 40 3.7. Mối quan hệ giữa nghèo với tình trạng dân tộc của chủ hộ ........................... 41
- vi 3.8. Mối quan hệ giữa nghèo với nghề nghiệp chính và tình trạng việc làm của chủ hộ ........................................................................................................................... 43 3.9. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tài sản của của chủ hộ ...................... 46 3.10. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với diện tích đất sản xuất bình quân..... 47 3.11. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với khả năng tiếp cận tín dụng ............ 49 3.12. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với các đặc điểm hạ tầng cơ sở............. 51 3.13. Mối quan hệ giữa tình trạng nghèo với tỷ lệ di dân đến xã .......................... 53 3.14. Kết quả ước lượng mô hình logistic ............................................................. 54 Chương 4: KẾT LUẬN ....................................................................................... 60 Việc làm ................................................................................................................ 60 Số người phụ thuộc ............................................................................................... 61 Dân tộc .................................................................................................................. 61 Giáo dục ................................................................................................................ 63 Tín dụng ................................................................................................................ 63 Tình trạng di dân ................................................................................................... 64 Chính sách giảm nghèo cho các tỉnh và khu vực thành thị - nông thôn ............... 65 Giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng ............................................... 66 Kết luận ................................................................................................................. 67 Tài liệu tham khảo Phụ lục
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói ............................ 13 Bảng 2.1: Trích rút dữ liệu .................................................................................... 30 Bảng 2.2: Khai báo các biến trong mô hình .......................................................... 32 Bảng 3.1: Tỷ lệ nghèo và chi tiêu bình quân của một hộ .................................... 36 Bảng 3.2: Tỷ lệ nghèo theo vị trí địa lý ................................................................ 37 Bảng 3.3: Tuổi chủ hộ bình quân của Vùng và cả nước ....................................... 38 Bảng 3.4: Tỷ lệ nghèo, số năm đi học trung bình và chi tiêu bình quân của hộ theo giới tính ................................................................................................................. 39 Bảng 3.5: Trình độ giáo dục phân theo nhóm hộ .................................................. 39 Bảng 3.6: Tỷ lệ phụ thuộc của hộ theo khu vực ................................................... 41 Bảng 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo và chi tiêu bình quân theo dân tộc ............................... 41 Bảng 3.8: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo dân tộc và khu vực ..................................... 42 Bảng 3.9: Tỷ lệ bằng cấp cao nhất của chủ hộ theo dân tộc ................................ 42 Bảng 3.10: Tình trạng việc làm, nhóm ngành, loại công việc của chủ hộ phân theo nhóm hộ và khu vực ............................................................................................. 44 Bảng 3.11: Kỹ năng lao động phân theo nhóm ngành ......................................... 45 Bảng 3.12: Các nguyên nhân khiến chủ hộ không đi làm ..................................... 45 Bảng 3.13: Diện tích nhà ở bình quân và tình trạng nhà ở của hộ ........................ 46 Bảng 3.14: Tỷ lệ có đất, diện tích đất sản xuất bình quân, loại đất và thu nhập từ đất phân theo hộ .......................................................................................................... 47 Bảng 3.15: Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ phân theo khu vực (100m2) .................................................................................................... 48 Bảng 3.16: Khả năng tiếp cận và trị giá khoản vay của hộ ................................... 49 Bảng 3.17: Nguồn vốn vay của hộ ........................................................................ 50 Bảng 3.18: Mục đích sử dụng khoản vay của hộ .................................................. 51 Bảng 3.19: Tỷ lệ nghèo tiếp cận được hạ tầng cơ sở, các dịch vụ và chi tiêu bình quân của hộ theo cấp tỉnh ...................................................................................... 51
- viii Bảng 3.20: Nhóm thông tin liên quan đến di dân phân theo cấp tỉnh ................... 53 Bảng 3.21: Kết quả hồi quy logistic ...................................................................... 54 Bảng 3.22: Mô phỏng xác suất nghèo của hộ gia đình (%) .................................. 56
- ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AusAID: Cơ quan phát triển Quốc tế Australia (Australian Agency for International Development) BCPTVN: Báo cáo phát triển Việt Nam Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ESCAP: Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (United Nations Economic & Social Commission for Asia and the Pacific) ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐTMSDC: Điều tra Mức sống Dân cư của Việt Nam MRPA: Đánh giá đói nghèo khu vục sông Cửu Long NHTG: Ngân hàng thế giới PPA: Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (Participatory Poverty Assessment) PTF: nhóm hành động chống đói nghèo RPGA: Báo cáo đói nghèo và quản trị nhà nước có sự tham gia của người dân TCTK: Tổng cục thống kê UNDP: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (United Nations Develoment Programme) VHLSS2008: Bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008 WB: Ngân hàng thế giới (World Bank). WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
- Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề xoá đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, được sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong nhiều thập kỷ qua. Đây vấn đề luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công cuộc phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và được quốc tế đánh giá cao. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 28,9% năm 2002 xuống còn 19,5% năm 2004, còn 16% năm 2006, và 14,5% năm 2008 (TCTK,2008) và mục tiêu đến năm 2010 tỉ lệ nghèo đói chỉ còn 10% - 11% (quyết định của chính phủ số 20/2007/QĐ-TTg, 2007) Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia; gồm 5 tỉnh với khoảng 5.036.700 người (TCTK,2008); tập trung nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số chiếm 31,9% (theo ADB, 2003), tỉ lệ nghèo đói và nguy cơ tái nghèo của cộng đồng cư dân tại khu vực này vẫn chiếm khá cao khoảng 24,1% năm 2008, cao hơn 9,6% so với chuẩn nghèo của cả nước và là vùng có tỷ lệ nghèo chung cao thứ 3 (sau Tây Bắc và Đông Bắc) so với 8 vùng của cả nước (TCTK,2008). Do đó, việc tìm ra những giải pháp thiết thực, cơ bản và lâu dài để những người dân Tây Nguyên nói chung và người dân sống ở nông thôn Tây Nguyên nói riêng thật sự thoát nghèo, chống tái nghèo, được tiếp cận với những cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với khu vực này. Từ nhiều năm qua, vấn đề nghèo đói của người dân đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng từ các góc độ và phạm vi khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Báo cáo đánh giá nghèo đói và quản lý nhà nước có sự tham gia của người dân vùng ven biển Miền Trung (Nhóm hành động chống đói nghèo, 2003); Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo miền núi phía Bắc (Dự án diễn đàn miền núi Ford, 2004); Phân tích nghèo đói ở vùng Đông Nam Bộ (Nguyễn Trọng Hoài & Cộng tác viên, 2005); Nghèo đói và
- Trang 2 dân tộc (Hoàng Thanh Hương, Trần Hương Giang và Trần Bình Minh, 2006); Báo cáo phát triển Việt Nam: hướng tới tầm cao mới (Ngân hàng thế giới, 2007); Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008 (Tổng cục thống kê, 2008) và nhiều nghiên cứu khác. Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố với vấn đề nghèo đói. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định những nhân tố chính tác động đến xác suất rơi vào tình trạng nghèo của các hộ gia đình khu vực Tây Nguyên. Vì vậy, đề tài được hình thành để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói của các hộ gia đình khu vực Tây Nguyên, nhằm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thấy được đâu là những vấn đề cần quan tâm, tác động đến những nhân tố nào để mang lại hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu phát triển của Vùng trong tiến trình xóa đói giảm nghèo. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, mục tiêu nghiên cứu bao trùm của đề tài là tìm ra những nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình Tây Nguyên, trên cơ sở đó gợi ý chính sách cơ bản và cần thiết nhằm giảm nghèo cho khu vực này. 3. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi trọng tâm của nghiên cứu là xác định các nhân tố chính nào tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình tại khu vực Tây Nguyên 3.2. Giả thiết nghiên cứu Trình độ học vấn của chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản xuất, thuộc nhóm dân tộc ít người, thiếu vốn là sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo ở khu vực Tây Nguyên. Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản xuất, thuộc nhóm dân tộc ít người, không tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức, tình trạng di dân cao và cơ sở hạ tầng nghèo nàn là các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập và sự đói nghèo của các hộ dân ở khu vực này.
- Trang 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ gia đình khu vực Tây Nguyên trong bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong phạm vi sau đây: Xét về lý thuyết, có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới nghèo đói của các hộ gia đình ở Tây Nguyên như: yếu tố về các đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và các nhân tố khác. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố về đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ gia đình. Về địa lý, Tây Nguyên là một trong những khu vực được đánh giá là có tỷ lệ nghèo cao so với cả nước. Do vậy, kết quả nghiên cứu trong một góc độ nào đó có thể đại diện và làm tài liệu tham khảo cho các vùng khác có vị trí địa lý tương đồng với Tây Nguyên. Nghiên cứu tiến hành dựa trên bộ điều tra mức sống dân cư năm 2008 do Tổng cục thống kê thực hiện. 5. Kết cấu của luận văn Trong chương một, tác giả trình bày các quan niệm về nghèo, xác định chỉ tiêu đo lường nghèo, xác định ngưỡng nghèo, các thước đo nghèo thông dụng, các nguyên nhân dẫn đến nghèo ở Việt Nam và các quốc gia khác, từ đó rút ra khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu cho Vùng. Kế thừa những lý thuyết của chương một, chương hai tác giả sơ lược địa bàn nghiên cứu, phương pháp phân tích và nguồn số liệu cần thiết cho mô hình kinh tế lượng; từ đó tác giả thống kê mô tả, so sánh mối tương quan giữa nghèo và các nhân tố kinh tế, xã hội, hạ tầng cơ sở và phân bổ nguồn lực của Vùng và phân tích mô hình lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên trong chương ba. Cuối cùng, trong chương bốn, tác giả đưa ra kết luận một số nhân tố chính làm cơ sở cho chính sách giảm nghèo cho Vùng.
- Trang 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Để có cái nhìn tổng quan về những mô hình nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về nghèo đói, trong chương một tác giả khái quát những quan điểm khác nhau về nghèo, ngưỡng nghèo, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ, từ đó đưa ra khung lý thuyết mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Tây Nguyên. 1.1. Các quan điểm về nghèo Nghèo là một khái niệm có nhiều mặt và không có một khái niệm duy nhất về nghèo. Có thể hiểu nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện, chẳng hạn như thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để bảo đảm tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu hay những khó khăn tới người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng và nhiều ý nghĩa khác. Do có quá nhiều khía cạnh như vậy mà khái niệm nghèo chưa bao giờ thống nhất. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu nghèo đói thường sử dụng khái niệm riêng của mình về nghèo tùy theo góc quan sát cũng như quan điểm của họ. Theo Rowntree (1901) cho rằng nghèo là tình trạng thiếu một số lượng tiền cần để “có được những thứ tối thiểu cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần tuý” (trích trong Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Đến năm 1993, tại hội hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức ở Thái Lan nhiều quốc gia thống nhất: “nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu khác đã xác định "nghèo" là phần dân số không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản (Blackwood & Cộng tác viên, 1994). Các tác giả xem nghèo đói là một hàm của các biến số như giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, tỷ lệ tử vong ở trẻ em (Blackwood & Cộng tác viên, 1994).
- Trang 5 Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, đói nghèo được được hiểu trong phạm vi rất rộng như: không thể đáp ứng "nhu cầu cơ bản". Nhu cầu cơ bản được đề cập bao gồm nhu cầu vật chất (thực phẩm, sự chăm sóc về y tế, giáo dục, chỗ ở, và các nhu cầu vật chất khác); phi vật chất (sự tham gia, danh dự) và đòi hỏi “có một cuộc sống đầy ý nghĩa" (Blackwood & Cộng tác viên, 1994). Bên cạnh đó Sen (1999) cho rằng nghèo là không có khả năng và quyền tự do đáng kể để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn. Theo RPGA (2003), nhận thức về đói nghèo của nhóm những người nghèo ở vùng ven biển Miền trung và Tây nguyên có những nét đặc trưng riêng cụ thể: “ một hộ nghèo có nghĩa là có một ngôi nhà xây tạm bợ (không mái ngói, không tường gỗ), thường xuyên có người ốm, không có hoặc có ít gia súc, không có vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, không có tài sản có giá trị (không có xe đạp), có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có quá nhiều con nhỏ, là người già và cô đơn, bị mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn cho quá ba tháng và phải kiếm củi hoặc làm thuê để sống qua ngày.” Cũng như theo báo cáo phát triển Việt Nam (2004), nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập bị hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng và nhiều phương diện khác. Nhìn chung rất khó để đưa ra được định nghĩa nghèo thường vì nghèo đói có nhiều cách tiếp cận. Có nhiều tiêu chí khác nhau được sử dụng để xác định nghèo đói. Qua thời gian, ngân hàng thế giới cũng có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình. Trong Báo cáo năm 1990, định nghĩa nghèo đói của tổ chức này bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000/2001, báo cáo đã thêm vào khái niệm những nét mới như tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương: “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không
- Trang 6 được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó”, và nghèo chính là tình trạng mà cá nhân hoặc hộ gia đình “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. Nói chung, có ba tiêu chuẩn chính về cách tiếp cận nghèo: tình trạng về kinh tế, sức khỏe và tình trạng bị gạt ra ngoài lề của xã hội (Wagle, 2002) và có 3 bước để xác định nghèo đói: (i) định nghĩa phúc lợi của hộ gia đình/ cá nhân, (ii) xác định một giá trị chuẩn (tối thiểu) để tách biệt 2 nhóm nghèo và không nghèo (gọi là ngưỡng nghèo) và (iii) tính toán các chỉ số thống kê tổng hợp dựa trên mối quan hệ giữa phúc lợi kinh tế và ngưỡng nghèo (WB, 2005). Đo lường phúc lợi phức tạp hơn, nó rộng hơn chỉ số phúc lợi kinh tế. Bởi phúc lợi còn bao gồm tuổi thọ, chế độ dinh dưỡng, điều kiện nhà ở, tỷ lệ trẻ em đến trường, tỷ suất tử vong của trẻ em (WB, 2005). Nghèo đói là một phạm trù rất rộng và định nghĩa về nghèo đói có thể được hiểu không chỉ sự túng thiếu về mặt vật chất, mà còn liên quan đến rủi ro, tính dễ bị tổn thương, vấn đề xã hội và các cơ hội (WB, 2006). Quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản hơn, trực diện hơn. Kết quả các cuộc tham vấn có sự tham gia của người dân nói rằng: “Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì? Bạn nhìn nhà của tôi thì biết, trong nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân” hoặc “nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát, không đủ đất đai sản xuất, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa bệnh”. Ở Việt Nam, một khái niệm về đói nghèo thường được sử dụng là khái niệm được đưa ra tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức ở Thái Lan năm 1993 và được các quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm này cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của
- Trang 7 con người, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.” Tóm lại, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo:Thứ nhất, có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng chuẩn nghèo của Ngân hàng thế giới để tính toán và phân tích. Thứ hai, không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người và thứ ba là thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Và mặc dù có sự đa dạng trong khái niệm nghèo, các nhà nghiên cứu vẫn thường đo lường nghèo trong các phân tích, nhằm cung cấp thông tin cho các chính sách công, hoặc để đánh giá được mức độ thành công của các chính sách đó. Tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói là mức thu nhập hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất thường là ở chỗ thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm nghèo của Rowtree (1901), nghèo là tình trạng thiếu một số lượng tiền cần thiết để có thể duy trì cuộc sống. 1.2. Xác định ngưỡng nghèo Theo World Bank (2005), ngưỡng nghèo (hay còn gọi chuẩn nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người nghèo và người không nghèo. Có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo: Ngưỡng nghèo tuyệt đối: chuẩn tuyệt đối về mức sống được coi là tối thiểu để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh. Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này sử dụng một rổ các loại lương thực được coi là cần thiết, để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người. Rổ lương thực đó sẽ tính đến cả cơ cấu tiêu dùng lương thực của các hộ gia đình đặc thù của một nước. Trên cơ sở đó hai ngưỡng nghèo tuyệt đối sẽ được tính toán: Ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm: đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một gia đình có thể đủ mua một
- Trang 8 lượng lương thực, thực phẩm để cung cấp cho mỗi thành viên trong hộ một lượng calo là 2100 calo một ngày. Ngưỡng nghèo này thường thấp vì nó không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực khác. Ngưỡng nghèo chung: đo lường chi phí để mua đủ một lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm cung cấp lượng calo là 2100 calo và một số mặt hàng phi lương thực. Trên bình diện quốc tế, NHTG đã tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối cho các nước thu nhập thấp là 1 đô la Mỹ/ngày, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Caribe, đến 4 đô la cho những nước Đông Âu, cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. Để đảm bảo tính so sánh được giữa các nước, những ngưỡng nghèo này được tính theo ngang giá sức mua. Từ năm 1981, chuẩn nghèo toàn cầu được áp dụng ở mức thu nhập 1 USD/ngày. Chuẩn nghèo này đã được điều chỉnh thành 1,25 USD/ngày kể từ năm 2005, sau khi tính đến yếu tố lạm phát. Còn ở Việt Nam hiện tại chưa có sự thống nhất về tiêu chí đánh giá nghèo theo thu nhập hay theo chi tiêu dùng. Vì vậy, trên thực tế việc phân tích đánh giá nghèo vẫn sử dụng một trong hai ngưỡng nghèo tuyệt đối: Ngưỡng nghèo của TCTK, xác định dựa theo cách tiếp cận của NHTG là sử dụng chỉ tiêu chi tiêu để đo lường nghèo. Chuẩn nghèo chung của TCTK và NHTG với mức chi tiêu bình quân/người/tháng qua các năm như sau: năm 2002: 160 nghìn đồng, năm 2004: 173 nghìn đồng, năm 2006: 213 nghìn đồng và năm 2008: 280 nghìn đồng. Bên cạnh đó, ngưỡng nghèo của Bộ LĐTBXH, xác định ngưỡng nghèo mang tính chất tương đối hơn và tiếp cận từ khía cạnh thu nhập. Chuẩn nghèo do Bộ LĐTBXH đưa ra đã được điều chỉnh năm lần vào các năm 1993, 1997, 1998, 2001 và 2005. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, là 400.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị.
- Trang 9 Ngưỡng nghèo tương đối: được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung trong cả nước, để phản ánh tình trạng của một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. 1.3. Các chỉ số đánh giá nghèo Cách tiếp cận phổ biến nhất trong đo lường phúc lợi (kinh tế) là dựa vào chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập của hộ gia đình. Nếu chi tiêu/ thu nhập được chia đều cho tất cả các thành viên trong hộ thì được chi tiêu tiêu dùng hay thu nhập bình quân đầu người (chỉ số phúc lợi kinh tế của cá nhân). Hầu hết các nước phát triển sử dụng thu nhập (income) để xác định nghèo đói, trong khi các nước đang phát triển sử dụng chi tiêu (expenditure). Đối với các nước phát triển, thu nhập phần lớn là từ tiền lương nên dễ xác định, trong khi chi tiêu dùng thì phức tạp và khó xác định. Ngược lại, ở các nước đang phát triển thu nhập khó tính toán hết bởi phần lớn thu nhập đến từ công việc tự làm nhưng rất khó tách biệt, trong khi chi tiêu thì dễ thấy hơn, rõ ràng hơn (WB, 2005). • Chi tiêu hộ gia đình Đo lường bằng giá trị tiền tệ dưới dạng thu nhập hay chi tiêu của hộ gia đình, được sử dụng phổ biến để đo lường phúc lợi khi tính toán chỉ số về nghèo đói (Coudouel, et al, 2002). Những thông tin về chi tiêu có thể thu thập một cách dễ dàng từ quá trình điều tra các hộ gia đình, và phản ánh tốt hơn tiêu chí về thu nhập trong việc đo lường nghèo đói (WB, 2005 và Coudouel & Cộng tác viên, 2002) bởi các lý do sau: Thứ nhất, chi tiêu là tiêu chí phản ánh tốt hơn thu nhập trong việc đo lường phúc lợi kinh tế hộ gia đình. Chi tiêu phản ánh thực tế phúc lợi hơn vì nó liên quan chặt chẽ tới mọi thành viên trong gia đình. Điều này có nghĩa là nó sẽ phản ánh được các điều kiện sống cơ bản tốt hơn. Thứ hai, trong một nền kinh tế nông nghiệp nghèo, thì thu nhập của các hộ gia đình nông thôn có thể dao động trong năm do phụ thuộc vào mùa thu hoạch. Điều này ngụ ý một khó khăn tiềm năng cho các hộ gia đình khi nhớ lại thu nhập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn