Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố quyết định tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trà Cú -Tỉnh Trà Vinh
lượt xem 6
download
Luận văn tập trung vào các vấn đề: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng của hộ nông dân; phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp; đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố quyết định tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trà Cú -Tỉnh Trà Vinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------***-------- GIANG NA RÔNG CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TIẾP CẬN VỐN VAY TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------***-------- GIANG NA RÔNG CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TIẾP CẬN VỐN VAY TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ CÚ - TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Sử Đình Thành TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn GIANG NA RÔNG
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................1 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. ..........................................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.4.1. Không gian nghiên cứu ..............................................................................3 1.4.2. Thời gian nghiên cứu..................................................................................4 1.4.3. Phạm vi về nội dung ...................................................................................4 1.5. Kết cấu luận văn ...............................................................................................5 Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................6 2.1. Hoạt động tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp ............................................6 2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................6 2.1.2. Phân loại tín dụng nông thôn .......................................................................6 2.1.2.1. Phân loại theo hình thức .......................................................................6 2.1.2.2. Phân loại theo kỳ hạn ...........................................................................6 2.2. Ý nghĩa của tín dụng nông thôn trong sản xuất nông nghiệp………………...7 2.3. Khảo lược tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. ....................................8 2.3.1. Những nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng ...................................................................................................9 2.3.2. Những nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự tiếp cận vốn đối với hộ nghèo ..................................................................................................................11 2.4. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................14 2.5. Các biến được đưa vào mô hình và nguyên nhân chọn biến ……………….15 Chương 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
- NÔNG THÔN HUYỆN TRÀ CÚ .................................................................19 3.1. Sơ lược về huyện Trà cú – Tỉnh Trà Vinh ......................................................19 3.2. Một số quy định về chính sách tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh huyện Trà Cú .........................................................................................................21 3.2.1. Đối tượng cho vay ....................................................................................21 3.2.2. Nguyên tắc cho vay ..................................................................................21 3.2.3. Điều kiện cho vay .....................................................................................21 3.2.4. Giới hạn cho vay ......................................................................................22 3.2.5. Thời hạn cho vay ......................................................................................23 3.2.6. Phương thức cho vay ................................................................................23 3.2.7. Lãi suất cho vay ........................................................................................23 3.2.8. Quy trình nghiệp vụ cho vay ....................................................................24 3.3. Nhận xét và đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Cú qua ba năm ( 2014- 2016) .....................26 Chương 4: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................29 4.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................29 4.2. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................29 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................29 42.2.1. Loại số liệu ..........................................................................................29 4.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................29 4.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................30 Chương 5: KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ....................32 5.1. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................32 5.1.1.Những thông tin về nông hộ ......................................................................32 5.1.1.1. Thông tin về nhân khẩu học ...............................................................32 5.1.1.2. Tình hình chung về nông hộ...............................................................35 5.1.1.3. Trình độ học vấn.................................................................................37 5.1.2. Tình hình đất đai của nông hộ ...................................................................37 5.1.3. Mối quan hệ trong xã hội ..........................................................................39
- 5.1.4. Tình hình vay vốn của nông hộ ở huyện Trà Cú .......................................40 5.1.5. Thị phần vay vốn của nông hộ với các tổ chức tín dụng ...........................40 5.1.6. Những nguyên nhân hộ không vay vốn ở Ngân hàng ..............................41 5.1.7. Những nguồn thông tin tín dụng của nông hộ huyện Trà Cú ...................43 5.1.8. Số lần vay vốn của nông hộ đến cuối năm 2016 ……………………….44 5.1.9. Những thuận lợi và khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng ............................44 5.1.10. Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng .......................................................51 5.1.11. Kết quả xử lí mô hình Probit và giải thích biến .......................................51 5.2. Giải pháp và Khuyến nghị .............................. Error! Bookmark not defined. 5.2.1. Giải pháp ................................................. Error! Bookmark not defined. 5.2.2. Khuyến nghị ............................................. Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Tóm tắt những nghiên cứu trước đây về quyết định tiếp cận tín dụng .........................................................................................................................10 Bảng 2: Tóm lược những nghiên cứu trước đây về tác động của nguồn vốn vay đến những hộ nghèo. .................................................................................13 Bảng 3: Tỷ trọng hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất qua ba năm (2014- 2016) ................................................................................................................26 Bảng 4: Thống kê quy mô hộ gia đình trong 180 hộ được phỏng vấn ............32 Bảng 5: Tỷ lệ nam nữ chủ hộ ..........................................................................33 Bảng 6: Thống kê dân tộc và tôn giáo của mẫu điều tra .................................34 Bảng 7: Tuổi trung bình chủ hộ trong tổng số quan sát ..................................34 Bảng 8 : Tỷ lệ người dưới tuổi lao động, trong tuổi lao động và ngoài tuổi lao động của tất cả các thành viên trong tổng quan sát .........................................35 Bảng 9: Thống kê tình hình chung về nông hộ ...............................................36 Bảng 10: Thống kê học vấn chủ hộ .................................................................37 Bảng 11: Tình hình sử dụng đất trung bình của hộ .........................................38 Bảng 12: Bảng thống kê mối quan hệ trong xã hội của nông hộ.....................39 Bảng 13: Tình hình vay vốn 2015 của hộ sản xuất huyện Trà Cú .....................40 Bảng 14: Thị phần vay vốn..............................................................................40 Bảng 15: nguyên nhân cụ thể nông hộ muốn vay nhưng không được ............41 Bảng 16: Những nguyên nhân mà nông hộ không vay ở tổ chức xã hội, đoàn thể và phi chính thức........................................................................................42 Bảng 17: Nguồn thông tin vay vốn được cung cấp cho nông hộ ......................43 Bảng 18: Những thuận lợi khi vay vốn tín dụng chính thức ..........................45 Bảng 19: Những khó khăn khi vay vốn tín dụng chính thức ...........................46 Bảng 20: Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng ...................................................51 Bảng 21: Kết quả mô hình Probit cho khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở huyện Trà Cú.................................................................................................52
- 1 Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đã đề cập đến khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn. Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, tăng thu nhập trong khu vực nông thôn và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thương mại nông nghiệp, Đảng và Nhà Nước đã khẳng định rằng phát triển nông thôn ở Việt Nam cần đi theo hướng “phát triển đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng thị trường dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tương đối của mỗi vùng, phù hợp với mỗi bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với chiến lược phát triển nông nghiệp, cũng đã có các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện của thời kì hội nhập khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, WTO như chính sách về giá để giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới và có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước thông qua hạn ngạch và quy định đầu mối xuất khẩu; chính sách về thuế nhập khẩu, xuất khẩu hàng nông sản; chính sách tự do hóa thương mại để nông dân Việt Nam có thể trao đổi hàng hóa và chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật cùng thế giới; chính sách đất đai tạo động lực tăng gia sản xuất cho
- 2 nông dân. Một trong số chính sách quan trọng của nhà nước ta trong phát triển nông nghiệp thì nhu cầu vay vốn là cần thiết vì vậy sự xuất hiện của dịch vụ tài chính và tín dụng nông thôn là nhất thiết. Hiện nay, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho các vùng nông thôn bao gồm Ngân hàng Nông nghiêp̣ và phát triể n nông thôn (NH NNo&PTNT), Ngân hàng Chiń h sách xã hô ̣i (NH CSXH) quỹ tín dụng nhân dân và các NH thương ma ̣i cổ phầ n khác,… Tuy nhiên ở những vùng sâu, vùng xa và vùng núi, nông dân khó có cơ hội tiếp cận với hệ thống tín dụng chính thức. Hơn nữa, nguồn vốn của cả Ngân hàng NNo&PTNT và Quỹ tín dụng nhân dân đều có xu hướng chảy vào những hộ giàu. Vấn đề nổi cộm hiện nay của tín dụng nông thôn ở Việt Nam là sự tiếp cận tín dụng của các nông hộ vùng sâu, vùng xa đang thiếu vốn để tái sản xuất và trang trải các chi phí để có thể ổn định cuộc sống, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, ổn định kinh tế. Như vậy, nhu cầu vốn vào cây trồng vật nuôi, đặc biệt đối với cây lúa mỗi khi vào vụ là rất cần đối với nông dân. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần đem lại sự tồn tại và phát triển cho nền Nông nghiệp, từ đó đã kích thích nhân dân hăng hái tham gia sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn, việc làm cho bà con nông dân. Hay nói khác hơn, Ngân hàng là cầu nối trung gian giữa người cho vay và người đi vay một cách có hiệu quả nhất. Trên cơ sở những nhu cầu trên đề tài: “ Các nhân tố quyết định tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Trà Cú - Tỉnh Trà Vinh” cần phải được đưa vào nghiên cứu để chính quyền địa phương đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội của các nông hộ. Từ đó đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn.
- 3 Đề tài này cũng với thực tế vì thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng cho hộ nông dân và phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng về việc cho hộ sản xuất nông nghiệp vay từ đó đề xuất những biện pháp nhằm gia tăng lượng vốn vay và hướng dẫn cách thức sử dụng vốn vay cho nông hộ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đối với nông hộ, đề tài này cũng có ý nghĩa to lớn trong việc hướng dẫn nông hộ sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đầu tư sản xuất theo khoa học, góp phần ổn định đời sống của nông hộ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các nhân tố quyết định tiếp cận vốn vay tín dụng của hộ nông dân trên điạ bàn huyê ̣n Trà Cú trong năm 2016. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Các nhân tố nào tác động đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hộ vay được vốn nhiều hay ít ? 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Không gian nghiên cứu Đề tài chọn 2 xã là Kim Sơn và Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà vinh làm địa bàn nghiên cứu - Huyện Trà Cú là huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, tỉ lệ hộ nghèo sản xuất nông nghiệp trong năm 2016 có nhu cầu vốn là cao hơn so với mặt bằng chung của Tỉnh Trà vinh. Do đó, việc thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp về nhu cầu tín dụng đối với những nông hộ không vay vốn và thông qua chi tiêu và thu nhập cũng như tài sản sẽ đánh giá được nhu cầu vốn tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. - Ngân hàng NNo&PTNT huyện Trà Cú là Ngân hàng chủ yếu trong việc
- 4 cung cấp tín dụng đối với nông dân và người nghèo ở địa bàn. Doanh số cho vay hằng năm đều tăng. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài này được thực hiện trong thời gian 6 tháng, từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017. Số liệu thứ cấp được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2014- 2016 bao gồm các chỉ tiêu về kinh tế chính trị, xã hội. Thông tin về việc cung cấp tín dụng của Ngân hàng NNo&PTNT cũng được thu thập trong khoảng thời gian này. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi đến nông hộ được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 10 tháng 10 năm 2016 đến ngày 10 tháng 11 năm 2016 với những thông tin phỏng vấn được lấy trong cả năm 2015 như thông tin về việc vay vốn của nông hộ từ nguồn vay chính thức, thu nhập và chi tiêu. Riêng phần đánh giá tài sản của nông hộ được áp dụng theo giá hiện hành tại thời điểm tháng 10 năm 2016. 1.4.3. Phạm vi về nội dung Vì thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa nhiều nên luận văn này chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn tín dụng của hộ nông dân - Phân tích tình hình nguồn vốn, huy động vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
- 5 huyện trà Cú. 1.5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan nghiên cứu Chương 3: Đánh giá tình hình cho vay tín dụng đối với nông hộ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà cú Chương 4: Dữ liệu và Phương pháp nghiên cứu Chương 5: Kết quả và Khuyến nghị chính sách
- 6 Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Hoạt động tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp 2.1.1. Khái niệm Hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất nông nghiệp. 2.1.2. Phân loại tín dụng nông thôn 2.1.2.1. Phân loại theo hình thức Tín dụng chính thức: là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của Luật ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay, … và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tài chính chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ... Tín dụng phi chính thức: là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, vay từ người thân, bạn bè, họ hàng, cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi, … Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người đi vay quyết định. 2.1.2.2. Phân loại theo kỳ hạn Tín dụng nông thôn phân loại theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
- 7 - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn huy động là các khoản tiền gửi ngắn hạn. Trong thị trường tín dụng ngắn hạn ở nông thôn, các nông hộ thường vay để sử dụng cho sản xuất như mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất… và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Lãi suất của các khoản vay này thường thấp. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng dùng để cho vay vốn mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Loại tín dụng này ít phổ biến ở thị trường tín dụng dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử dụng để cấp vốn các đối tượng nông hộ cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay theo hình thức này rất ít ở thị trường nông thôn và rủi ro cao. 2.2. Ý nghĩa của tín dụng nông thôn trong sản xuất nông nghiệp - Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. - Góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. - Thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, ñảm bảo cho người dân có điều kiện áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ. - Đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia.
- 8 - Góp phần tích luỹ cho ngành kinh tế. - Gia tăng lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. - Góp phần xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông nghiệp nông thôn. - Tạo công ăn việc làm cho người dân. Tóm lại, có thể nói rằng tín dụng không phải là thiết yếu cũng không phải là thích đáng để thúc đẩy phát triển nông thôn nhưng hệ thống tài chính có thể hoạt động như một sức mạnh. Hệ thống tài chính có ảnh hưởng đến phần vốn cho mục đích phát triển trong ba mặt chính. Đầu tiên, các tổ chức tài chính có thể ủng hộ các quy ñịnh hiệu quả về tài sản hữu hình bằng cách thực hiện những thay đổi trong chính ngân hàng và điều chỉnh thông qua các trung gian nắm giữ tài sản đa dạng. Thứ hai, các tổ chức tài chính có thể thực hiện các quy định trong lĩnh vực đầu tư mới có hiệu quả bằng cách làm trung gian giữa người tiết kiệm và những người phụ trách đầu tư. Ba là, các ngân hàng có thể kích hoạt sự tăng trưởng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách ra các khuyến khích nhằm tăng cường tiết kiệm, đầu tư và kinh doanh. 2.3. Khảo lược tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Đề tài đánh giá tác động của tín dụng đối với hộ ở nông thôn dựa trên việc thu thập thông tin về thu nhập, chi phí và tài sản của nông hộ. Mục tiêu đầu tiên của đề tài là tìm ra những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng và sau đó thông qua các kiể m đinh ̣ cơ bản sẽ đánh giá mức đô ̣ sử du ̣ng vố n của nông hô ̣ có hiêụ quả hay không và phân tích đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với hộ sản xuất nộng nghiệp từ đó đưa ra những thực trạng trong quá trình vay vốn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, để làm rõ các vần đề trong đề tài, tác giả đã tham khảo những
- 9 nghiên cứu trước đây về tín dụng được lược khảo và lướt qua về nội dung mà các tác giả trước đã thực hiện. Phần này trình bày những nghiên cứu thực nghiệm về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng và tác động của tín dụng đối với hộ nghèo ở nông thôn. 2.3.1. Những nghiên cứu trước đây về những yếu tố tác động đến quyết định tiếp cận tín dụng Cuộc nghiên cứu của Vương Quố c Duy (2006) về những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng đối với nông hô ̣ vùng đồ ng bằ ng sông Cửu Long đế n nguồ n tài chính chính thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mô hình Logit và mô hình Probit, tác giả cho rằ ng tiếp cận thị trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi tuổi tác, giới tính, qui mô của hộ (số người trong hộ), trình độ học vấn, chi tiêu trên đầu người. Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Đối với thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận nguồn tín dụng này chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi qui mô của hộ, chi tiêu trên đầu người.
- 10 Bảng 1: Tóm tắt những nghiên cứu trước đây về quyết định tiếp cận tín dụng Quyết định tiềp cận nguồn tín dụng chính thức Tác giả Mô hình Nhân tố tiêu Nhân tố tích cực cực Tuồi, nam giới (người nắm Mức nghèo khó Vương quyền lực trong gia đình), số của hộ Logit và Quố c Duy người trong hộ, trình độ học probit (2006) vấn, chi tiêu trên đầu người và chủng tộc. Nguyễn Số người trong hộ, chi tiêu Giới tính chủ Mô hin ̀ h Văn Ngân của hộ, độ tuổi, tổ ng tài sản hô ̣, triǹ h đô ̣ ho ̣c Logit/probit (2003) của hô ̣ vấ n Vũ Thi ̣ Tài sản của hộ Probit and Thanh Hà OLS models (2001) Quy mô đất, diện tích đất, số Trầ n Thơ Logit and người trong hộ, tỷ lệ phụ Đa ̣t (1998) OLS models thuộc, quan hệ họ hàng và địa vị xã hội Nguồ n: tổ ng hợp các nghiên cứu Mô ̣t nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Ngân đươ ̣c thực hiêṇ vào năm
- 11 2003 cho rằ ng giá trị của đất và giá trị vật nuôi trong tổng giá trị tài sản của hộ càng cao thì nó càng có ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Tuy nhiên, quy mô đất cũng có tác động mạnh mẽ đến việc quyết định tiếp cận nguồn tín dụng phi chính thức. Ngoài ra giới tính cũng góp phầ n quan tro ̣ng trong viê ̣c tiế p câ ̣n tín du ̣ng đế n nguồ n tài chính chính thức. Vào năm 2001 Vũ Thi ̣ Thanh Hà đã thực hiêṇ mô ̣t cuô ̣c nghiên cứu về các yế u tố tác đô ̣ng lên viê ̣c vay mươ ̣n của nông hô ̣ liñ h vực tài chiń h chiń h thức ở Đồ ng Bằ ng sông Hồ ng cũng đã khẳ ng đinh ̣ vai trò của diê ̣n tích đấ t lên viêc̣ tiế p câ ̣n tin ́ du ̣ng của nông hô ̣. Thêm vào đó năm 1998, nghiên cứu của Trầ n Thơ Đa ̣t về thi ̣ trường tiń du ̣ng nông thôn Viê ̣t Nam cũng đã cho biế t mức đóng góp của nguồn tín dụng chính thức cho các nông hô ̣ ở Viêṭ Nam. Bằng việc sử dụng mô hình logit, tác giả chỉ ra rằng các nhân tố: số thành viên trong hộ và chi tiêu trên đầu người của hộ có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay mượn của nông hộ và giá trị của món vay. Thêm vào đó, trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giáo dục đối với các thành viên trong gia đình cũng có tác động đến kết quả nghiên cứu này. Tuy nhiên, tuổi tác có tác động tiêu cực đến khả năng vay mượn nhưng lại có tác động tích cực đối với giá trị của món vay. Ngoài ra, quy mô của hộ lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận cũng như việc vay mượn. 2.3.2. Những nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự tiếp cận vốn đối với hộ nghèo Nghiên cứu về những tác động nguồn vốn vay đối với những người đi vay so với những người không đi vay cho nhiều bằng chứng về tác động của nguồn vốn đối với người nghèo là khác nhau. Một số nghiên cứu tìm ra sự tiếp cận nguồn vốn bởi những người nghèo có nhiề u uy tín và mức số ng bề n vững. Tuy vậy, những nghiên cứu khác trình rằ ng bày nghèo nàn không phải
- 12 được giảm bớt thông qua vay vốn. Nghĩa là, những hộ gia đình nghèo đơn giản trở nên nghèo hơn vì gánh nặng của món nợ. Một nghiên cứu của Putzeys vào năm 2002 đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả sự khảo sát về vấn đề những thay đổ i trong kinh tế giữa những hô ̣ gia đình có vay vố n và không vay vố n. Kế t quả cho thấ y sự thay đổ i trong kinh tế gia đin ̀ h không phải do yế u tố giá tri ̣món vay quy đinh. ̣ Đồ ng thời mô hiǹ h hồ i quy nhiều chiều đã không phải được dùng để tìm ra tác động của nguồn vốn nhỏ đến sự nghèo nàn và các vấn đề liên quan đến nghèo nàn về sự vay mượn của hộ gia đình. McCarty nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn nhỏ với sự nghèo nàn ở Bangladesh vào năm 2001. Nghiên cứu này, sử dụng một khảo sát thí nghiệm, nêu lên rằng tài chính nhỏ có thể đóng góp nhiều cho những người rất nghèo đi vay và cho kinh tế địa phương. Lợi ích của nguồn tài chính nhỏ thể hiện rõ đối với mọi hộ gia đình bao gồm cả những người không tham gia. Thực tế này chỉ ra rằng những chương trình tài chính nhỏ đang giúp đỡ người nghèo, phân phối lại thu nhập nhiều hơn. Góp phần nâng cao mức thu nhập của địa phương. Như vậy, những chương trình này đã gây ảnh hưởng đến kinh tế địa phương, do đó cải thiện phúc lợi địa phương. Trong nghiên cứu của Vũ Thi ̣ Thanh Hà vào năm 2001 tài chính nông thôn của Việt Nam. Bằng cách sử dụng phép phân tích từng nhóm dữ liệu về các tầng lớp khác nhau đã tìm kiếm, phân tích tác động tích cực và quan trọng trong dài hạn về phúc lợi hộ gia đình dưới dạng chi phí lương thực theo đầu người và chi phí không phải lương thực theo đầu người. Những kết quả cũng xác nhận rằng mặc dù những nguồn vốn chính thức lẫn không chính thức góp phần làm giảm sự nghèo nàn của hộ gia đình, nguồn vốn chính thức có tác động tích cực hơn so với nguồn vốn không chính thức.
- 13 Bảng 2: Tóm lược những nghiên cứu trước đây về tác động của nguồn vốn vay đến những hộ nghèo. Tác dụng của sự tiếp cận Tác giả Mô hình nguồn vốn Lê Nhâ ̣t Ha ̣nh An Thống kê mô tả Việc giảm mức nghèo nàn của (2002) hộ gia đình Putzeys (2002) Phương pháp nghiên Việc tăng lên trong tiêu thụ cứu chênh lệch của những người sử dụng vốn McCarty (2001) Kết quả phương pháp Tăng thu nhập và tích luỹ nghiên cứu của những người đi vay Vũ Thi ̣Thanh Hà Dựa vào phép phân Đóng góp cho phúc lợi hộ (2001) tích gia đình dưới dạng chi phí từng người, chi phí lương thực theo đầu người và chi phí không không phải lương thực theo đầu người Nguồ n: tổ ng hợp nghiên cứu Như đề cập ở trên, dù mỗi nghiên cứu có những biện pháp cũng như những cách tiếp cận riêng, tất cả họ đều cho thấ y rằ ng tác động của nguồn vốn được dùng là phương tiện của việc làm giảm nghèo trong nhiều nước trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta trong nông nghiệp cả nước và đặc biệt ở đồ ng bằ ng sông Cửu Long là được đánh vựa lúa của cả nước vì vậy việc sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm sâu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 343 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 226 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn