Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 10
download
Luận văn trình bày cơ sở lý luận về khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ gia đình; phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh; giải pháp tăng khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------ LÊ HUYỀN TRÂM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------------------ LÊ HUYỀN TRÂM CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và phát triển từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tham khảo các tạp chí chuyên ngành. Tác giả Lê Huyền Trâm
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các biểu đồ LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH .........................................................................................................................4 1.1. Khả năng trả nợ của hộ gia đình ..............................................................................4 1.1.1. Khái niệm hộ gia đình ...........................................................................................4 1.1.2. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................5 1.1.3. Vai trò của hộ gia đình ..........................................................................................7 1.1.3.1. Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế ..........................7 1.1.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................8 1.1.3.3. Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước ..................................................................9 1.1.3.4. Góp phần phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống cũng như đóng góp vào quá trình đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới ...........................................9 1.1.3.5. Tạo công ăn việc làm cho xã hội, giảm áp lực về tỷ lệ thất nghiệp ...................9 1.1.4. Khái niệm khả năng trả nợ vay của hộ gia đình .....................................................10 1.1.5. Các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ vay của hộ gia đình ...........................11 1.2. Sự cần thiết phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình ....................................................................................................................................13 1.3. Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình .........................14 1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trường ..............................................................................14 1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng ..............................................................................16 1.3.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng ................................................................................17
- 1.3.4. Nhân tố thuộc về đặc điểm sản phẩm tín dụng ...................................................19 1.4. Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình ....................................................................................................................................20 1.4.1. Nghiên cứu của Deborah D. Godwin ..................................................................20 1.4.2. Nghiên cứu của Burcu Duygan – Bump và Charles Grant .................................20 1.4.3. Nghiên cứu của C.A Wongnaa, D. Awunyo-Vitor .............................................21 1.4.4. Nghiên cứu của tác giả Stefanie Kleimeirer và Đinh Thị Huyền Thanh ............23 Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................................................26 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................27 2.1. Khái quát và thực trạng cho vay hộ gia đình tại Agribank TPHCM .................27 2.1.1. Khái quát về Agribank TPHCM .........................................................................27 2.1.2. Hoạt động cho vay hộ gia đình của Agribank TPHCM ......................................29 2.1.2.1. Thực trạng hộ gia đình tại TPHCM .................................................................29 2.1.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay hộ gia đình Agribank TPHCM .......................30 2.2. Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình .........................37 2.2.1. Nhân tố thuộc về môi trường ..............................................................................37 2.2.2. Nhân tố thuộc về khách hàng ..............................................................................38 2.2.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng ................................................................................40 2.2.3.1. Nhân sự ............................................................................................................40 2.2.3.2. Quy trình cấp tín dụng .....................................................................................41 2.2.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ vay của hộ gia đình ...........................43 2.2.4. Nhân tố thuộc về đặc điểm sản phẩm..................................................................45 2.3. Ứng dụng mô hình logit để đo lƣờng các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại Agribank TPHCM ......................................................................46 2.3.1. Đặt vấn đề............................................................................................................46 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................46
- 2.3.2.1. Mục tiêu khảo sát nghiên cứu ..........................................................................46 2.3.2.2. Đối tượng khảo sát nghiên cứu ........................................................................46 2.3.2.3. Phạm vi khảo sát nghiên cứu ...........................................................................47 2.3.2.4. Tiêu chuẩn xây dựng mô hình nghiên cứu ......................................................47 2.3.2.5. Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu ...................................................47 2.3.3. Đánh giá sự tác động của các nhân tố đến khả năng trả nợ vay của HGĐ Agribank TPHCM.............................................................................................................56 2.3.3.1. Những ưu điểm của những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM ..........................................................................................56 2.3.3.2. Những hạn chế của những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM ....................................................................................................57 2.3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .....................................................................57 Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................................................58 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................................................................................60 3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Agribank TPHCM đến năm 2020 .......60 3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung ...............................................................................60 3.1.2. Định hướng, mục tiêu về phát triển tín dụng hộ gia đình ...................................61 3.2. Giải pháp tăng khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM .................. ....................................................................................................................................61 3.2.1. Đối với ngân hàng ...............................................................................................61 3.2.1.1. Nhân lực ...........................................................................................................61 3.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng ...........................................................................64 3.2.1.3. Chính sách tín dụng .........................................................................................66 3.2.1.4. Kiểm soát sau cho vay .....................................................................................67 3.2.2. Đối với sản phẩm ................................................................................................68 3.2.3. Kiến nghị .............................................................................................................69
- 3.2.3.1. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ...............69 3.2.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ..........................................................70 3.2.3.3. Đối với Chính Phủ ...........................................................................................71 Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................................72 KẾT LUẬN ............................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Agribank TPHCM : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh CBTD : Cán bộ tín dụng CIC : Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam CP : Chính Phủ KH : Khách hàng GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nội địa HĐTD : Hợp đồng tín dụng HGĐ : Hộ gia đình IPCAS : Intra-Bank Payment and Customer Accounting System - Hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TCTD : Tổ chức tín dụng TSĐB : Tài sản đảm bảo UBND : Ủy ban nhân dân XHTD : Xếp hạng tín dụng
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của KH và số ngày quá hạn .............................13 Bảng 1.2. Tóm tắt các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng HGĐ ..............25 Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động Agribank TPHCM thời gian từ 2012-2014 ..........................28 Bảng 2.2 . Dư nợ Agribank TPHCM thời gian từ 2012-2014 .................................................29 Bảng 2.3. Dư nợ phân theo thời gian vay ................................................................................31 Bảng 2.4. Dư nợ HGĐ phân theo hình thức đảm bảo .............................................................32 Bảng 2.5. Nợ quá hạn, nợ xấu hộ gia đình ..............................................................................33 Bảng 2.6. Dư nợ hộ gia đình phân tích theo nhóm nợ.............................................................33 Bảng 2.7. Dư nợ xấu HGĐ Agribank TPHCM phân theo TSĐB ...........................................34 Bảng 2.8. Dư nợ HGĐ phân theo mục đích vay vốn...............................................................35 Bảng 2.9. Cơ cấu nợ của hộ gia đình .......................................................................................36 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình xét duyệt cấp tín dụng....................................................................42 Hình 2.2. Sơ đồ đo lường khả năng trả nợ của KH trước khi giải ngân..................................43 Bảng 2.10. Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu ................................................................49 Bảng 2.11. Phân tích mẫu dữ liệu theo khả năng trả nợ của HGĐ..........................................51 Bảng 2.12. Phân bổ giá trị các biến định lượng .....................................................................52 Bảng 2.13. Tổng hợp các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ .....................55 Hình 3.1. Thiết kế quy trình ứng dụng ....................................................................................64
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thị phần mạng lưới của Agribank TPHCM .......................................................27 Biểu đồ 2.2:Nguồn vốn huy động Agribank TPHCM thời gian từ 2012-2014 .......................28 Biểu đồ 2.3 . Dư nợ Agribank TPHCM thời gian từ 2012-2014.............................................29 Biểu đồ 2.4. Dư nợ HGĐ tại Agribank TPHCM thời gian từ 2012-2014 ...............................30 Biểu đồ 2.5. Dư nợ hộ gia đình phân theo thời gian vay.........................................................32
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập cho NHTM đồng thời là hoạt động tiềm ẩn rủi ro, có thể dẫn đến phá sản nếu việc quản lý không hiệu quả. Chất lượng tín dụng tác động đến lợi nhuận và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của NH. Tại Việt Nam, tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM, chiếm tỷ trọng hơn 80% tổng thu nhập do đó rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống NH và nền kinh tế. Agribank được biết đến là một trong những thương hiệu NH lớn nhất Việt Nam. Trong những năm vừa qua bên cạnh việc phát triển tín dụng doanh nghiệp Agribank đã chú trọng quan tâm đến HGĐ như là đối tượng KH đầy tiềm năng, là chiến lược phát triển của NH. Theo định hướng phát triển đó, Agribank TPHCM đã không ngừng đẩy mạnh tiếp cận HGĐ. Song song với việc tăng trưởng tín dụng thì nhận diện và đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ là vấn đề cấp bách nhằm phát hiện sớm các nguy cơ rủi ro tín dụng giúp NH chủ động điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để mang lại hiệu quả cho hoạt động NH từ tín dụng HGĐ thì việc phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ, đưa ra những giải pháp, khuyến nghị về khả năng trả nợ vay là cấp thiết, bởi vì: - Đo lường khả năng trả nợ vay của HGĐ đánh giá mức độ rủi ro của HGĐ, từ đó có chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng HGĐ đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng. - Việc đánh giá và đo lường khả năng trả nợ của HGĐ hiện tại dựa vào kinh nghiệm của CBTD để phân tích thông tin HGĐ cung cấp, hệ thống XHTD, lịch sử trả nợ vay của HGĐ từ đó ước lượng xác suất HGĐ không thể hoàn trả nợ một phần hoặc toàn bộ khi đến hạn đã cam kết chưa kết hợp phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ từ những nhóm HGĐ có đặc điểm tương tự đã và đang
- 2 có quan hệ tín dụng tại NH để đưa ra những đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, chưa ước lượng khả năng trả nợ của KH từ lúc giải ngân đến khi thu nợ. Chính vì những lý do đó mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm các vấn đề sau: - Nghiên cứu, phân tích những nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM nhằm trả lời những câu hỏi: + Những nhân tố nào tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM. + Mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM. - Từ kết quả nghiên cứu, phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM: + Áp dụng cho công tác thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM nhằm giúp NH hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. + Đưa ra những giải pháp tăng khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ tại Agribank TPHCM. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu và đánh giá HGĐ tại Agribank TPHCM. - Dữ liệu nghiên cứu: đề tài giới hạn dữ liệu nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- 3 Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập cơ sở dữ liệu HGĐ tại Agribank TPHCM. Sử dụng mô hình logit để đo lường khả năng trả nợ vay của HGĐ: Pr(Di = 1) = Pr(D*o>0) = F(β0 + β1Xi1 + … + βnXin + Ɛi) Trong đó: - Di = 1 nếu HGĐ trả được nợ, Di = 0 nếu HGĐ không trả được nợ. - X1, … ,Xn: các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của khách hàng. - β1, … , βn: các hệ số hồi quy của hàm Logit - Ɛi: sai số 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về khả năng trả nợ vay ngân hàng của hộ gia đình Chương 2. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh Chương 3. Giải pháp tăng khả năng trả nợ vay của hộ gia đình tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
- 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VAY NGÂN HÀNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH 1.1. Khả năng trả nợ của hộ gia đình 1.1.1. Khái niệm hộ gia đình HGĐ tồn tại hầu hết các nước trên thế giới. HGĐ đã tồn tại qua nhiều phương thức, vẫn đang tiếp tục phát triển với nhiều quan niệm khác nhau về HGĐ. Trong từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người chung huyết tộc và người làm công. Theo Haviland, W.A. (2003), định nghĩa HGĐ được hiểu là household. Household nghĩa là HGĐ bao gồm một hay nhiều người sống trong cùng một mái nhà, các thành viên có cùng chung huyết thống hoặc có cùng mối quan hệ với pháp luật, cùng nhau sản xuất kinh doanh. HGĐ là một người hoặc một nhóm người hoặc nhóm người có cùng huyết thống hoặc không, sống chung trong một gia đình, cùng lao động mang lại nguồn thu nhập (Isaac Dambula and Ephraim N.B. Chibwana, 2004). Hộ là một nhóm người có chung huyết thống hoặc không cùng chung huyết thống ở trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ (Vũ Hồng Quang, 2008). Tại Việt Nam, bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “HGĐ mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong gia đình nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực gia đình, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.” Có nhiều định nghĩa khác nhau về HGĐ nhưng đều có hai điểm chung: một là, các thành viên có chung tài sản, hai là, cùng góp sức để hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- 5 Trong phạm vi bài viết này, tác giả định nghĩa HGĐ là một nhóm người cùng góp sức, tài sản cùng sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. 1.1.2. Đặc điểm hộ gia đình - Về vốn: Nguồn vốn của HGĐ chủ yếu là nguồn vốn tự có do các thành viên của HGĐ đóng góp. Để có nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh chủ yếu từ nguồn tự có và vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã hội. Việc tự huy động vốn của HGĐ để đầu tư và phát triển sản xuất là rất khó khăn do HGĐ chỉ có thể huy động vốn từ các kênh: vốn tự có và vay mượn. Số lượng thành viên HGĐ thường cố định, ít biến đổi nên nguồn vốn tự có của HGĐ được xác định trước, ít có biến đổi bất thường trừ trường hợp thành viên HGĐ được nhận tài sản thừa kế mà được thỏa thuận là tài sản chung của hộ. HGĐ thông thường sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, không có phương án kinh doanh cụ thể như doanh nghiệp nên khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của HGĐ rất khó khăn do phải có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi mới được NH chấp nhận cho vay vốn. HGĐ phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện của HGĐ xác lập, thực hiện nhân danh HGĐ. HGĐ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Tài sản chung của HGĐ do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập nên hoặc được tăng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ. - Về lao động Lao động của HGĐ chính là các thành viên của HGĐ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân, thường không thuê đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề thành thạo. Bên cạnh đó, do tính chất lao động của HGĐ là các thành viên trong HGĐ tự góp vốn và sức lao động để cùng nhau sản xuất nên trình độ quản lý còn hạn
- 6 chế, thiếu tính chuyên nghiệp do chủ hộ vừa là người quản lý vừa là người trực tiếp tham gia vào quá trình gia đình, còn mang nhiều “tính gia đình trị”. Lao động HGĐ tự quản lý, phân công lao động, thời gian cho phù hợp giữa công việc và thời gian của từng thành viên HGĐ, việc phân công này không mang tính bắt buộc, các thành viên trong HGĐ có thể linh hoạt hoán chuyển cho nhau. Chưa có sự tách bạch rõ ràng về công việc, nhiệm vụ giữa các thành viên. Người quản lý vừa là chủ hộ thiếu kiến thức về kinh tế, xã hội, nắm bắt những thay đổi của thị trường còn chậm, quản lý chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu kiến thức. Lao động HGĐ thông thường không qua đào tạo, chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân và truyền đạt trực tiếp từ người đi trước, người lao động sẽ phản ứng chậm trước những sự cố bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất, ít có cải tiến trong quá trình sản xuất. Lao động HGĐ ở Việt Nam chính là các thành viên của HGĐ, thông thường không qua đào tạo, làm việc dựa vào kinh nghiệm được truyền đạt từ người đi trước và đúc kết kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, ta thấy rằng đặc trưng cơ bản của HGĐ là sự tự nguyện của từng thành viên, trong đó mỗi thành viên vừa là chủ thể gia đình, vừa là người lao động trực tiếp, quá trình lao động dựa vào lao động của HGĐ. - Về quy mô Quy mô gia đình của HGĐ chủ yếu là quy mô nhỏ, do điều kiện về nguồn, khả năng quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường… nên HGĐ rất khó mở rộng quy mô. Thông thường quy mô của HGĐ phụ thuộc vào chu kỳ sống của gia đình. HGĐ thường có quy mô nhỏ ở giai đoạn hình thành mối quan hệ (hôn nhân,…) và sau đó quy mô của HGĐ sẽ mở rộng hơn với sự xuất hiện của những thành viên mới trong gia đình (trẻ em,…). Theo kết quả điều tra của Tổng cục điều tra dân số và nhà ở tại Việt Nam (2014), quy mô HGĐ tại Việt Nam chủ yếu từ 2-4 người, chiếm tỷ trọng 72%, trong đó tỷ trọng này tại khu vực thành thị chiếm 76%. - Về khả năng tiếp cận thông tin thị trƣờng
- 7 Một trong những yếu tố làm cho khả năng cạnh tranh của HGĐ bị hạn chế là tình trạng thiếu thông tin thị trường về sản phẩm, thị trường công nghệ, máy móc thiết bị nên sự cải tiến về phương thức gia đình cũng như sản phẩm chưa thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Mặt khác, HGĐ thường không kịp thời cập nhật, nắm bắt những biến động của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nên HGĐ thường phản ứng chậm trước sự biến động của thị trường. - Về ngành nghề hộ gia đình HGĐ hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề: nông – lâm – ngư – diêm nghiệp – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Gắn với mỗi ngành nghề sẽ chịu những tác động khác nhau từ môi trường bên ngoài từ đó tác động đến khả năng trả nợ vay của HGĐ. HGĐ tại Việt Nam sản xuất kinh doanh ở hầu hết các ngành nghề: nông nghiệp, dịch vụ, bán buôn… Tuy hiện tại tỷ trọng HGĐ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, điều này thể hiện ở sự giảm xuống khá nhanh cả về số lượng và tỷ trọng của nhóm HGĐ nông – lâm- thủy sản và sự tăng lên của nhóm HGĐ công nghiệp – xây dựng, dịch vụ (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013). 1.1.3. Vai trò của hộ gia đình Là đơn vị kinh tế độc lập, HGĐ hoàn toàn làm chủ các tư liệu sản xuất. Chính vì vậy HGĐ có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả kinh tế cao nhất. Những vai trò quan trọng của HGĐ được tổng hợp cụ thể như sau: 1.1.3.1. Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế Với ưu thế số lượng nhiều và phân bố rộng khắp trong các ngành, lĩnh vực và địa phương nên HGĐ đóng góp lớn vào GDP và tăng trưởng kinh tế. HGĐ, bằng quá trình sản xuất kinh doanh của mình đã cung cấp một khối lượng lớn hàng hóa cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, HGĐ còn là đơn vị tiêu thụ hàng hóa dịch vụ, là một thị trường lớn của nền kinh tế, giải quyết đầu ra cho quá trình sản xuất, làm cho quá trình tái sản xuất được thông suốt.
- 8 Theo Ducan Ironmonger (2000), HGĐ tự chủ về sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đất đai, tài nguyên và các công cụ lao động cũng được giao khoán. Chính họ sẽ dùng mọi cách thức, biện pháp sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu dài. Họ cũng biết tự đặt ra định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra công ăn việc làm, vừa cung cấp được sản phẩm cho tiêu dùng của chính mình và cho toàn xã hội. Ở Việt Nam, HGĐ được phân bố từ nông thôn đến thành thị, khi quyền quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên lâu dài được giao cho HGĐ thì vai trò sử dụng lao động, tận dụng tiềm năng đất đai, tài nguyên, khả năng thích ứng với thị trường càng rõ rệt. HGĐ có toàn quyền tổ chức sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp hưởng kết quả lao động sản xuất, có trách nhiệm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tạo thu nhập cho HGĐ vừa đóng góp vào GDP. 1.1.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự phát triển của các HGĐ sẽ thu hút những người lao động chưa có việc làm và có thể thu hút lượng lớn lao động thời vụ vào hoạt động gia đình kinh doanh. HGĐ là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên thị trường, hoà nhập với thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó HGĐ đã từng bước tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Để theo đuổi mục đích lợi nhuận, các HGĐ phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch toán kinh tế để hoạt động gia đình có hiệu quả, đưa HGĐ đến một hình thức phát triển cao hơn. Richard Swedberg (2011), kinh tế HGĐ có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường, từ đó có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội. HGĐ cũng là lực lượng thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn. Tại Việt Nam, HGĐ sản xuất nông nghiệp tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhưng trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, có hàm lượng chất xám cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ,
- 9 bán buôn….HGĐ từng bước tự thay đổi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội (Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013). 1.1.3.3. Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước Với một lực lượng sản xuất hùng hậu hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại giá trị cho nền kinh tế là rất lớn, là nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua các chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước như chính sách thuế (HGĐ vừa đóng vai trò là người sản xuất hàng hóa vừa đóng vai trò là người tiêu thụ hàng hóa). Nghiên cứu của Morgan và Baerwaldt (1971) cho thấy nguồn vốn luân chuyển của HGĐ mang lại nguồn thu nhập lớn cho Chính Phủ. Ở Việt Nam, HGĐ là một thành phần kinh tế không thể thiếu của nền kinh tế, là khách hàng quan trọng của các NHTM. Với vai trò vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ hàng hóa HGĐ đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua đóng thuế; tiêu dùng của HGĐ… 1.1.3.4. Góp phần phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống cũng như đóng góp vào quá trình đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới Nhờ sự phát triển của các HGĐ mà các ngành nghề truyền thống được phục hồi và phát triển đồng thời nhiều ngành nghề mới cũng xuất hiện; lao động thủ công được khôi phục và phát triển, nhiều sản phẩm thủ công, mỹ nghệ được sản xuất để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, với tính linh hoạt của mình, các HGĐ đi tiên phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng như các sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các HGĐ thường xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. HGĐ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, là cầu nối, trung gian để chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa tại nông thôn, đây cũng là nơi tích tụ nguồn vốn nhàn rỗi, tiếp nhận những khoa học công nghệ mới trên cơ sở giữ gìn, phát huy những truyền thống lâu đời. 1.1.3.5. Tạo công ăn việc làm cho xã hội, giảm áp lực về tỷ lệ thất nghiệp Sự xuất hiện ngày càng nhiều các HGĐ ở các thành phố, địa phương góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư nhàn rỗi trong xã hội và ổn định kinh tế - xã hội.
- 10 Vai trò của các HGĐ không chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, quan trọng hơn và có ý nghĩa then chốt là tạo công ăn việc làm. HGĐ là thành phần kinh tế tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động giúp người lao động có điều kiện làm việc, có thu nhập ổn định và có điều kiện để cải thiện đời sống. Xét ở khía cạnh khác HGĐ còn đóng vai trò đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị xã hội, giảm bớt các tệ nạn trong xã hội. 1.1.4. Khái niệm khả năng trả nợ vay của hộ gia đình Khả năng trả nợ vay của HGĐ xét trong mối quan hệ tín dụng NH là việc đánh giá HGĐ có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay cho NH trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian nhất định hay không. Việc xác định khả năng trả nợ vay của HGĐ thường dựa trên tiêu chuẩn nhất định do bên cấp tín dụng lựa chọn. Trong Basle Committee on Banking Supervision – 2006, Ủy ban Basel về giám sát hoạt động NH định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng có một trong các dấu hiệu hoặc tất cả các dấu hiệu sau: - Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc NH bán tài sản (nếu có) để hoàn trả; - Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời hạn quá hạn trên 90 ngày. Hiện tại, khả năng trả nợ vay của khách hàng dựa trên biểu hiện của khách hàng để đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc có khả năng trả nợ. Tại Việt Nam nhận định biểu hiện khả năng trả nợ của khách hàng: trước khi cho vay thì biểu hiện thông qua lịch sử trả nợ vay của khách hàng trong quá khứ đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với NH kết hợp với phân tích những thông tin do khách hàng cung cấp hay chỉ dựa trên những thông tin khách hàng cung cấp kết hợp với phân tích và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Sau khi cho vay thì biểu hiện qua thực tế trả nợ vay của khách hàng. Nhóm chuyên gia tư vấn (Advisory Expert Group - AEG) – Liên hợp quốc định nghĩa “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 844 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn