Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình trạng nghèo đói đang diễn ra và tập trung phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của các hộ dân sống tại Phú Yên, xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình sống tại khu vực; đề nghị chính sách XĐGN cho tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Vấn đế nghiên cứu ..................................................................................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3 3. Các giả thuyết trong nghiên cứu ................................................................................ 3 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4 6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐÓI ................................................ 6 1. Khái niệm về nghèo đói ............................................................................................. 6 2. Cách xác định nghèo đói............................................................................................ 7 3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ......................................................................... 9 3.1. Việc làm của hộ .................................................................................................... 10 3.2. Diện tích đất canh tác............................................................................................ 11 3.3. Trình độ học vấn ................................................................................................... 11 3.4. Số thành viên trong hộ .......................................................................................... 12 3.5. Giới tính của chủ hộ.............................................................................................. 12 3.6. Tín dụng chính thức.............................................................................................. 14 3.7. Dân tộc thiểu số .................................................................................................... 15 3.8. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 16 4. Mô hình nghiên cứu đề nghị .................................................................................... 17 4.1. Qui mô hộ ............................................................................................................. 17 4.2. Đất đai................................................................................................................... 17 4.3. Nguồn vốn............................................................................................................. 17 4.4. Tình trạng việc làm ............................................................................................... 17 4.5. Trình độ hoc vấn của chủ hộ ................................................................................ 18 4.6. Giới tính của chủ hộ.............................................................................................. 18 4.7. Thành phần dân tộc............................................................................................... 18 i
- 4.8. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 18 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI Ở PHÚ YÊN ...... 19 1. Tổng quan về tỉnh Phú Yên ..................................................................................... 19 2. Nguồn số liệu dùng để phân tích ............................................................................. 20 3. Đánh giá sự tác động các nhân tố đến nghèo đói ở Phú Yên .................................. 20 3.1. Qui mô hộ gia đình ............................................................................................... 21 3.2. Đất canh tác .......................................................................................................... 23 3.3. Trình độ học vấn................................................................................................... 24 3.4. Giới tính của chủ hộ.............................................................................................. 27 3.5. Thành phần dân tộc............................................................................................... 28 3.6. Nguồn vốn............................................................................................................. 31 3.7. Cơ sở hạ tầng ........................................................................................................ 33 3.8. Việc làm ................................................................................................................ 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 39 1. Mô hình kinh tế lượng ............................................................................................. 39 2. Kết quả hồi quy........................................................................................................ 40 Chương 4: CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO CHO PHÚ YÊN ............................... 44 1. Tạo công ăn việc làm cho người dân ....................................................................... 44 2. Thực hiện chương trình giảm nghèo khu vực miền núi nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ...................................................................................................... 44 3. Thúc đẩy giáo dục và đào tạo nghề cho thanh niên................................................. 45 4. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư trong dân ....................................... 46 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU.............................................................. 47 KẾT LUẬN................................................................................................................. 48 ii
- DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BCVN : Báo cáo Việt Nam BCPTVN : Báo cáo phát triển Việt Nam BCPTTG : Báo cáo phát triển Thế Giới BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội D HNTB : Duyên hải nam trung bộ ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng Sông Hồng ĐTMSHGĐ : Điều tra mức sống hộ gia đình GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GSO : Tổng cục thống kê ILO : Tổ chức lao động Quốc tế KTVN : Kinh tế Việt Nam MDPA : Dự án phân tích hiện trạng nghèo đói ở ĐBSCL NHCS : Ngân hàng chính sách NHCS&PTXH : Ngân hàng chính sách và phát triển xã hội NHNN&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn PPA : Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân PTTH : Phổ thông trung học PYSO : Chi cục thống kê Phú Yên RPGA : Báo cáo đói nghèo và quản trị nhà nước có sự tham gia của người dân TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động UNDP : Chương trình phát triển Liên Hợp quốc VHLSS : Cuộc điều tra mức sống của các hộ gia đình ở Việt Nam WB : Ngân hàng Thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo iii
- DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Bảng 1 : Mức đóng góp vào Tổng thu nhập năm 2004 ........................................... 10 Bảng 2 : Tỷ lệ (%) đi học tính trong nhóm nghèo và giàu năm 2004 ..................... 11 Bảng 3a : Thời gian làm việc nhà của Nam và Nữ.................................................... 13 Bảng 3b : Loại công việc theo giới ........................................................................... 14 Bảng 4 : Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số............................................................. 17 Bảng 5 : Chi tiêu thực bình quân đầu người trong một năm .................................. 22 Bảng 6 : Số thành viên trung bình của hộ ............................................................... 23 Bảng 7 : Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ phân theo nhóm và khu vực ..... 24 Bảng 8 : Số năm đi học trung bình của chủ hộ........................................................ 26 Bảng 9 : Trình độ học vấn và bằng cấp cao nhất của chủ hộ .................................. 27 Bảng 10 : Tiền lương, số năm đi học, mức chi tiêu và trị giá khoản vay trung bình của chủ hộ theo gới tính ................................................................... 28 Bảng 11 : Dân tộc thiểu số phân theo huyện và thành phố ở Phú Yên ..................... 29 Bảng 12 : Số năm đi học trung bình của chủ hộ theo thành phần dân tộc................. 30 Bảng 13 : Mức chi tiêu bình quân theo nhóm dân tộc............................................... 31 Bảng 14 : Thị phần vốn vay của hộ ........................................................................... 31 Bảng 15 : Trị giá khoản vay trung bình của hộ theo nhóm chi tiêu .......................... 32 Bảng 16 : Khả năng tiếp cận vốn vay của hộ thuộc nhóm nghèo và không nghèo ... 33 Bảng 17 : Tình trạng việc làm của hộ........................................................................ 35 Bảng 18 : Chi tiêu bình quân đầu người và loại hình nghề nghiệp của chủ hộ......... 36 Bảng 19 : Số giờ làm việc và tiền lương của chủ hộ ................................................. 37 Bảng 20 : Các nguyên nhân khiến chủ hộ không đi làm ........................................... 38 Bảng 21 : Kết quả hồi qui logit.................................................................................. 40 Bảng 22 : Mô phỏng xác suất nghèo của hộ gia đình................................................ 41 Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổng quan Tỉnh Phú Yên ................................................................. 19 Hình 1 : Mô phỏng xác suất nghèo theo hệ số tác động biên từng nhân tố ............ 41 Phụ lục 1 : Mô hình logit phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói ở Phú Yên. Phụ lục 2 : Kết quả hồi qui logit. iv
- MỞ ĐẦU Nghèo diễn ra khá phổ biến và là vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo nhà kinh tế trưởng của WB, ông Justin Lin “ nghèo đói đang đe dọa 1/5 dân số thế giới, lớn hơn nhiều so với dự báo ”. Việt Nam được xem như là một điểm sáng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói hiện nay đang diễn ra ngày càng phức tạp và có sự khác biệt giữa các vùng miền, nghiên cứu về nghèo đói giúp các nhà làm chính sách có cơ sở đưa ra những quyết định một cách xác thực hơn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Do đó, việc có nhiều nghiên cứu hơn về nghèo đói ở cấp vùng, cấp địa phương theo nhiều cách tiếp cận khác nhau kể cả định tính và định lượng là hết sức cần thiết cho Việt Nam. Với ý nghĩa đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở tỉnh Phú Yên” nhằm xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ gia đình, từ đó có vài gợi ý trong việc thiết lập một khuôn khổ nhóm chính sách XĐGN cho tỉnh. 1. Vấn đề nghiên cứu Những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo là một câu chuyện thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam giảm nhanh từ 58% (1993) xuống còn 10% (2005). Nhưng Việt Nam có lẽ không nên sớm thỏa mãn với những thành công nổi bật này vì Việt Nam hiện nay vẫn là quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, năm 2006 thu nhập bình quân đầu người là 722 USD/người (cập nhật báo cáo chính phủ nhiệm kỳ 2002 – 2007, báo thanh niên ngày 20/3/2007). Tiếp tục giảm nghèo ở Việt Nam sẽ là một thách thức và ngày càng khó khăn hơn vì cần có những biện pháp mạnh hơn để trợ giúp những nhóm cư dân bị thiệt thòi trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, các hộ nông dân vẫn chiếm đa số trong những người nghèo, nghèo đói chủ yếu vẫn diễn ra ở vùng nông thôn nhưng sẽ tập trung nhiều hơn ở vùng xâu vùng xa, và sẽ ảnh hưởng mạnh đến các dân tộc thiểu số vùng cao trong những năm tới. Hiện tượng tái nghèo rất dễ xảy ra nếu có 1
- những biến động kinh tế cả bên trong lẫn bên ngoài (Báo cáo cập nhật nghèo, 06/2006). Theo GSO (2004), có hơn 90% người nghèo sống và làm việc ở nông thôn và khoảng 45% dân nông thôn sống dưới mức nghèo. Họ là những người có trình độ học vấn thấp, sống cam chịu, có ít đất hoặc không có đất, hoạt động sản xuất nhỏ mang tính tự cung tự cấp, đi làm thuê, thu nhập bấp bênh và chịu nhiều rủi ro. Đây là một thách thức đối với Việt Nam trên tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới bên ngoài. Từ lâu miền Trung trong mắt mọi người đây là một vùng đất nghèo nàn, lạc hậu và chịu nhiều thiên tai nhất so với các vùng khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến với miền Trung ai ai trong chúng ta cũng thấy được sự khó khăn mà miền Trung đang gặp phải đó là: địa hình hiểm trở, đất đai bạc màu, sông ngòi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Thời gian qua, kinh tế miền Trung đã có sự chuyển mình một cách ấn tượng. Bằng chứng là miền Trung đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhưng cũng chỉ tập trung ở một số tỉnh như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định. Riêng Phú Yên, thời gian qua cũng đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chưa đủ để giúp Phú Yên thoát khỏi một tỉnh nông nghiệp. Sự phát triển chung ở Phú Yên chưa là động lực giúp nhóm cộng đồng người nghèo thoát nghèo, nhất là nhóm dân tộc thiểu số vùng cao thuộc các huyện miền núi nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thốn về mọi mặc. Một nghiên cứu nghèo đói ở Phú Yên nhằm giúp người nghèo thoát nghèo và hòa nhập tốt với cộng đồng là hết sức cần thiết. Có nhiều công trình nghiên cứu tình trạng nghèo đói của hộ ở cấp vùng, cấp địa phương khác nhau. Riêng Phú Yên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận theo hướng định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến nghèo đói hộ gia đình dựa trên bộ số liệu điều tra cụ thể. Chính lẽ đó, đề tài “Các nhân tố tác động đến nghèo đói hộ gia đình tại tỉnh Phú Yên” sử dụng phương pháp định lượng phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói để từ đó đưa ra một số gợi ý về chính sách cho các nhân tố có liên quan. 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này có thể tóm tắt như sau: • Đánh giá tình trạng nghèo đói đang diễn ra và tập trung phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của các hộ dân sống tại Phú Yên. • Xác định các nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình sống tại khu vực. • Đề nghị chính sách XĐGN cho tỉnh. 3. Các giả thiết trong nghiên cứu Nghiên cứu nghèo đói cấp hộ là một vấn đề phức tạp và khó khăn, để đơn giản và đảm bảo tính khoa học. Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy người chủ hộ làm đại diện cho hộ trong mẫu nghiên cứu. Nghĩa là, mọi phân tích liên quan đến hộ chúng tôi sẽ tập trung vào người chủ hộ. Để đo lường nghèo đói chúng tôi chọn biến chi tiêu thực bình quân của hộ làm đại diện để phân tích nghèo đói và giả định rằng chi tiêu thực bình quân của hộ phản ánh sự nghèo đói của hộ và có sự giống nhau giữa các thành viên trong hộ. Các nhân tố kinh tế - xã hội có thể tác động đến nghèo đói cấp hộ là: Qui mô hộ, trình độ văn hóa của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, thành phần dân tộc, đất đai, tiếp cận vốn, tiếp cận cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích các nhân tố cốt yếu là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ, từ đó kiểm định sự tác động của từng nhân tố đến xác suất rơi vào nghèo đói của nhóm 20% những hộ có mức chi tiêu thực trung bình thấp nhất trong cuộc điều tra mức sống hộ năm 2006. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu • Phạm vi nghiên cứu là tất cả các huyện, thành phố của tỉnh Phú Yên. • Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia đình sống trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu • Phương pháp mô tả định tính sử dụng thông tin và số liệu từ các công trình nghiên cứu nghèo đói cấp vùng có liên quan trước đây. • Sử dụng số liệu thống kê của GSO và PYSO làm cơ sở cho những mô tả cần thiết trong phân tích. 3
- • Kế thừa những kết quả nghiên cứu và những lý thuyết liên quan đến nghèo đói của nhiều tác giả. • Phương pháp định lượng: xây dựng mô hình kinh tế lượng đa biến xác định các nhân tố kinh tế, xã hội chủ yếu có liên quan dựa trên các nhận định và kinh nghiệm rút ra từ các công trình nghiên cứu trước có tác động đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình tại Phú Yên. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 4 chương: Phần mở đầu: Giới thiệu chung các vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết trong nghiên cứu cũng như các phương pháp nghiên cứu mà đề tài này ứng dụng. Chương 1: “Cơ sở lý thuyết về nghèo đói” trong chương này chúng tôi đưa ra một số khái niệm và định nghĩa về nghèo đói thường hay sử dụng nhất cho việc nghiên cứu nghèo đói. Cách xác định nghèo đói, các nguyên nhân chung gây ra nghèo đói cũng được phân tích tại chương này. Cuối cùng là phần mô hình nghiên cứu đề nghị cho việc phân tích nghèo đói của hộ gia đình tại Phú Yên. Chương 2: “Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở Phú Yên” Sử dụng bộ số liệu VHLSS 2006 để mô tả các nhân tố có thể tác động đến tình trạng nghèo đói của hộ gia đình ở Phú Yên như: Qui mô hộ, diện tích đất canh tác của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, tính dân tộc, nguồn vốn vay của hộ, tiếp cận cơ sở hạ tầng và tình trạng việc làm của hộ để làm cơ sở cho việc chọn mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu này. Chương 3: “Kết quả nghiên cứu” trình bày kết quả hồi qui dựa trên các biến rút ra từ chương 2 bằng mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm định sự tác động của các nhân tố đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ. Chương 4: “Chính sách giảm nghèo cho Phú Yên” dựa trên các kết quả rút ra từ chương 3 để từ đó đưa ra nhóm các chính sách giảm nghèo cho Phú Yên. Kết luận: Trình bày các kết luận chung rút ra từ nghiên cứu. 4
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGHÈO ĐÓI 1. Khái niệm về nghèo đói Không có một định nghĩa duy nhất về nghèo, và do đó không có một phương pháp hoàn hảo để đo lường về nghèo đói. Có nhiều cách và phương pháp xác định nghèo đói khác nhau, nhưng nhìn chung các phân tích nghèo đói đều hướng đến người nghèo và tìm cách giúp họ có cơ hội thoát nghèo. Chính vì thế, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ điểm qua một số khái niệm về nghèo đói, chứ không hướng đến việc đưa ra một định nghĩa hay khái niệm về nghèo đói và cũng không có tham vọng tìm ra một chuẩn nghèo cho riêng Phú Yên, một số khái niệm và định nghĩa dưới đây chúng tôi chọn lọc từ nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả sao cho phù hợp với tình hình của Việt Nam cũng như ứng dụng được vào mô hình nghiên cứu. Theo báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội Nghị Tư Vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, Hà Nội, 2 -3/12/2003 thì: “nghèo đói là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện, thu nhập hạn chế, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng, v.v..” “Nghèo là đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, không có đủ đất đai, không có trâu bò, không có TV, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa bệnh,…” (BLĐTBXH, 2003) WB (1990), định nghĩa nghèo là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu”. Xét về mặt phúc lợi WB (2001) cho rằng “nghèo có nghĩa là khốn cùng, nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Họ thường bị các thể chế nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó”. Theo Robert McNamara “nghèo là sống ở mức ranh giới ngoài cùng của tồn tại, những người nghèo là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê”. 5
- Theo nhận thức về đói nghèo của nhóm người nghèo trong nghiên cứu đói nghèo vùng ven biển Miền Trung và Tây Nguyên (2003): “hộ nghèo là hộ có một ngôi nhà xây tạm bợ không mái ngói, không tường gạch, thường xuyên có người ốm, không có hoặc có ít gia súc, không có vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm kinh doanh, không có các tài sản có giá trị, có mảnh đất nhỏ và cằn cỗi, có quá nhiều con nhỏ, là người già và cô đơn, bị mất mùa hoặc có thuyền đánh cá không may mắn, không có đủ thức ăn trong ba tháng, phải kiếm củi hoặc làm thuê để sống qua ngày”. Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở), nghèo tương đối có thể được xem như là: “việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó”. Nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mức chi tiêu thực bình quân làm thước đo nghèo đói của các nhóm hộ gia đình so với mức chung của khu vực. Chính vì lẽ đó, định nghĩa nghèo tương đối là phù hợp cho việc ứng dụng làm cơ sở để phân tích nghèo đói tại tỉnh Phú Yên. 2. Cách xác định nghèo đói Theo nhiều nghiên cứu nghèo đói trên thế giới các chuyên gia dựa vào biến thu nhập và chi tiêu để xác định nghèo đói. Tương tự, trong nhiều nghiên cứu nghèo đói cấp vùng tại Việt Nam, các tác giả lấy chi tiêu thực của hộ làm cơ sở đánh giá nghèo đói là một cách tiếp cận hiệu quả hơn bao giờ hết. Đối với Việt Nam thu nhập là một lĩnh vực rất khó xác định và tương đối phức tạp, thu nhập của người dân nhất là những người sống ở nông thôn đến từ nhiều nguồn, nhiều thời điểm khác nhau và không ổn định. Thu nhập từ lương chiếm một tỷ trọng khá nhỏ và đôi khi không đáng kể. Thậm chí, ngay cả những người mang về thu nhập chính cho hộ cũng không nhớ chính xác là bao nhiêu và từ đâu. Chính vì thế, việc lấy thu nhập làm thước đo xác định nghèo đói là một điều khá khó khăn và phức tạp. Trong điều kiện đó chi tiêu hộ là một thước đo hiệu quả vì chi tiêu có tính ổn định hơn trong ngắn hạn thường một tháng hoặc một năm (ngoại trừ các khoản chi tiêu đột biến: bệnh tật, chi khẩn cấp,..). Thêm vào đó, chi tiêu được các thành viên trong hộ kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết. Với ý nghĩa đó, khi xác định nghèo đói các nhà nghiên cứu xây dựng một chuẩn nghèo dựa trên 6
- biến chi tiêu thực bình quân, sau đó kiểm tra xác suất rơi vào nghèo đói của hộ dựa trên ngưỡng chi tiêu này. Chuẩn nghèo mới nhất đối với Việt Nam là chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 được xây dựng dựa trên cơ sở mức chi tiêu hộ gia đình, trong đó chi tiêu cho lương thực thực phẩm đảm bảo năng lượng bình quân 2.100 kcal/người/ngày là yếu tố cốt lỗi trong việc xây dựng chuẩn nghèo. Cho đến nay, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005. Có thể chỉ ra hai chuẩn nghèo được chính phủ Việt Nam đưa ra gần đây nhất. Theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt “chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005”, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng; ở khu vực nông thôn đồng bằng 100.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị từ 150.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn mức thu nhập 200.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Theo PYSO (2006), tỷ lệ hộ nghèo lương thực, thực phẩm của tỉnh là 6,5%. Điều này cho thấy hiện nay tại Phú Yên vẫn còn hộ nghèo. Như cách tiếp cận ban đầu để đánh giá nghèo đói người ta sử dụng biến chi tiêu làm thước đo trong phân tích. Chính vì thế, trong nghiên cứu này chúng tôi xác định nghèo đói bằng cách chia hộ gia đình thành 5 nhóm tương đối dựa trên biến chi tiêu thực bình quân của bộ số liệu VHLSS (2006), người chủ hộ sẽ đại diện cho hộ. Những hộ thuộc vào nhóm 20% có mức chi tiêu thấp nhất thì được xem là hộ nghèo. Một điểm khác biệt trong cách tiếp cận này là chúng ta không quan tâm đến chuẩn nghèo do GSO hay một tổ chức nào đưa ra. Một lý do khác cho thấy cách tiếp cận này là phù hợp vì chúng ta không có cơ sở để biết được chính xác mức chuẩn nghèo cụ thể cho từng vùng tại Phú Yên là bao nhiêu, sự nghèo đói là phức tạp và có sự khác biệt giữa các vùng miền. Việc chia hộ gia đình 7
- thành 5 nhóm chi tiêu là một cách kế thừa từ nhiều nghiên cứu cũng như luận chứng khoa học của các tác giả, tổ chức đã từng nghiên cứu nghèo đói thành công tại Việt Nam và trên thế giới. 3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Nghèo đói là vấn đề đang được chính phủ và các tổ chức hết sức quan tâm, thời gian qua ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về nghèo đói cũng như liên quan đến nghèo đói từ cấp vùng đến cấp địa phương theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó cho thấy tình trạng nghèo đói của Việt Nam diễn ra phức tạp ở mỗi vùng miền. Mô hình nghèo đói dường như không có mẫu số chung, nhưng xét cho cùng nghèo đói là do những nguyên nhân sau: Theo BCVN tấn công nghèo đói (2003), bản chất đa chiều của nghèo đói đối với Việt Nam là: từ mức thu nhập và chi tiêu thấp, chăm sóc sức khỏe kém, thiếu thốn về y tế và giáo dục, tiếp đến là những khía cạnh phi vật chất như: khoảng cách về giới, sự không an toàn, thiếu quyền lực của người nghèo. Theo WB (2007) các nhân tố có thể gây ra tình trạng nghèo đói: “Sự cách biệt về địa lý, thiếu nguồn lực về đất đai, điều kiện tự nhiên, quản lý nhà nước yếu kém, bất bình đẳng, cơ sở hạ tầng khu vực, khả năng tiếp cận hàng hoá dịch vụ công, quy mô hộ, tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng việc làm, tính dân tộc,.v.v..”. Theo RPGA (2003), nguyên nhân nghèo đói ở khu vực ven biển miền trung là do: “Điều kiện tự nhiên, diện tích đất canh tác, cơ sở hạ tầng, trình độ giáo dục, giới tính, dân tộc, và quản lý nhà nước”. Nguyên nhân nghèo đói ở vùng Tây Nguyên ngoài các nguyên nhân như ở vùng ven biển miền Trung thì vùng này còn có thêm hai nguyên nhân nữa đó là: “sự di dân tự do và giá cả nông sản bấp bênh”. Theo TS. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng và Lương Quốc Duy thì các nguyên nhân có thể gây ra nghèo đói: “1. Nghề nghiệp, tình trạng việc làm và trình độ học vấn; 2. Thiếu khả năng tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất đai; 3. Những đặc điểm về nhân khẩu học; 4. Sự cách biệt về xã hội; 5. Những hạn chế về người dân tộc thiểu số; 6. Thiếu ý chí vươn lên và thái độ tiêu cực với cuộc sống”. 8
- 3.1. Việc làm của hộ Việc làm cho người dân là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu một quốc gia nào đó tình trạng thất nghiệp xảy ra thường xuyên với tỷ lệ cao thì chắc chắn nền kinh tế của quốc gia ấy đang đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội. Mọi chính sách của chính phủ đều hướng đến mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người dân nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Ở Việt Nam, tình trạng người dân sống vùng nông thôn thiếu việc làm hay làm không hết thời gian đang là một vấn đề đau đầu và nan giải đối với các nhà làm chính sách. Theo nhiều báo cáo, hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam khoảng 12% tổng số người đến tuổi lao động có khả năng lao động. Có khoảng 73% người dân Việt Nam sống ở nông thôn và chiếm 93% số người nghèo của cả nước. 23% người trồng lúa và gần 1/5 nông dân là người nghèo (Báo cáo cập nhật tình hình KTVN, WB, Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ, Sapa, 2008). Theo MDPA (2004), hơn nửa số người nghèo ở một số tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đang làm thuê trong nông nghiệp và đây là nguồn thu nhập chính của họ. Thu nhập của người nghèo phần lớn đến từ nông nghiệp. Theo Báo Lao Động số 244 (04/9/2006), Việt Nam vẫn là một quốc gia có thu nhập trên đầu người thấp, đại bộ phận người dân có mức thu nhập chỉ trên ngưỡng nghèo chút ít, nên rất dễ tái nghèo nếu có những chấn động kinh tế. Nông nghiệp là khu vực nhạy cảm, sử dụng 69% lực lượng lao động và 45% dân nông thôn sống dưới mức nghèo. Bảng 1 Mức đóng góp vào tổng thu nhập năm 2004 (%) Các nhóm thu nhập Nghèo Gần nghèo Trung Gần giàu Giàu Tổng nhất nhất bình nhất nhất số Lao động nông nghiệp 55,5 46,1 37,3 28,5 14,7 26,9 Lao động hưởng lương 25,6 27,9 29,3 32,1 32,6 31,1 Lao động tự túc phi nông nghiệp 7,7 13,1 19,3 22,4 26,0 21,8 Các loại hình lao động khác 11,1 12,9 14,1 17,0 26,7 20,3 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách KTVN (2006) 9
- 3.2. Diện tích đất canh tác Đất là nguồn sống và là tài sản có giá trị tạo thu nhập đối với nhiều hộ nông dân. Mất tài sản này là đồng nghĩa với nguy cơ giảm thu nhập và bị ảnh hưởng khi có các biến động. Theo BCPTVN (2000), đất đai là tài sản quan trọng của những hộ nghèo, là nguồn tạo ra thu nhập cho hộ. Việc có ít đất hoặc mất đất đồng nghĩa với thu nhập giảm và có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói. Theo MDPA (2004), tại ĐBSCL nhóm những hộ nông dân không có đất canh tác có tỷ lệ nghèo cao hơn các nhóm khác trong vùng. 3.3. Trình độ học vấn Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng cho mọi người trong việc tiếp thu kiến thức và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất kể cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Các quốc gia phát triển thường có trình độ giáo dục cao. Giáo dục được xem như là chìa khoá dẫn đến thành công và là con đường ngắn nhất giúp người nghèo thoát nghèo hiệu quả. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy giáo dục có liên quan khá mật thiết với nghèo đói và luôn luôn có ý nghĩa trong mọi phân tích. Theo BCPTVN (2000), người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin. Trẻ em của các hộ nghèo ít có khả năng được đi học, và bị rơi vào vòng nghèo đói do các thế hệ trước để lại. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nghèo giảm xuống khi trình độ học vấn tăng lên, và gần 90% số người nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Những người chưa hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học có tỷ lệ nghèo cao nhất (57%). Ngược lại, rất hiếm có trường hợp nào đã tốt nghiệp đại học lại thuộc diện nghèo đói (4%). Sự giảm nghèo luôn đi kèm với những cải thiện trong việc tiếp cận giáo dục. Bảng 2 Tỷ lệ (%) đi học tính trong nhóm nghèo và giàu năm 2004. Tiểu học Trung học cơ sở Phổ thông trung học Nhóm nghèo nhất 85 78 60 Nhóm giàu nhất 99 95 81 Nguồn: BCPTVN (2007). 10
- 3.4. Số thành viên trong hộ Theo BCPTVN (2000), các hộ có nhiều trẻ em thường thuộc vào nhóm các hộ nghèo, số trẻ em trong hộ cao đồng nghĩa với việc tăng số miệng ăn trong gia đình trong khi làm giảm thu nhập bình quân của hộ, đồng thời làm gia tăng chi phí chăm sóc y tế và giáo dục (23% trong tổng chi tiêu lương thực), những chi phí này đối với các hộ nông dân là một gánh nặng và là nguyên nhân làm cho sự nghèo khổ gia tăng. Các PPA cũng cho thấy rằng các hộ gia đình nghèo thường cho con thôi học khi gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn hoặc bất ổn định. Nhiều nghiên cứu nghèo đói chỉ ra rằng, phần lớn các gia đình sống ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo thường đông con hơn những gia đình sống ở thành thị. Các gia đình này có nguy cơ rơi vào đói nghèo cao và khó có cơ hội thoát nghèo trong một điều kiện tương tự. 3.5. Giới tính của chủ hộ Giới tính là một vấn đề thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có nhiều nghiên cứu về giới tính đã chỉ ra rằng: giới tính có quan hệ mật thiết với sự bình đẳng giữa nam và nữ. Sự bất bình đẳng về giới tính thể hiện rất khác nhau giữa các nước trên thế giới, vấn đề trọng nam khinh nữ xảy ra phổ biến trong suốt chiều dài lịch sử và diễn ra khắp mọi nơi. Đối với Việt Nam, thời gian qua chính phủ đã dành ưu tiên cho mục tiêu phát triển nhằm thúc đẩy sự bình đẳng nhất là bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ. Đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc nâng cao tỷ lệ phụ nữ được đến trường và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan lập pháp của chính phủ, quyền lợi của người phụ nữ được nhà nước bảo trợ. Tuy nhiên, còn quá nhiều việc liên quan về giới mà chính phủ Việt Nam phải làm đang ở phía trước. Theo báo cáo WB và UNDP (2005) Việt Nam xếp thứ 87 trên 144 nước được xếp hạn theo chỉ số phát triển về giới. Theo MDPA (2004), tiền công của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp ít hơn hai phần ba so với mức của nam giới. Tại một số tỉnh ĐBSCL phụ nữ gặp bất lợi đặc biệt khi có sự chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm. 11
- Theo BCPTTG (2000/2001), ở Nam Á phụ nữ có số năm đi học bằng một nửa số năm đi học của nam giới, và tỷ lệ theo học trung học của phụ nữ chỉ bằng một phần ba của nam. Theo ILO (2006), có 1,2 tỉ người lao động trên toàn thế giới là phụ nữ. Tại Nam Á, chỉ có 3 trong số 10 phụ nữ có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ thường ở mức cao. (60%) phụ nữ làm những công việc có thu nhập thấp, nhiều khi thu nhập không đủ vực dậy chính bản thân và giúp gia đình họ thoát nghèo. Cũng theo ILO (2006), có 27% số phụ nữ có việc làm ở Đông Á và 37% ở Đông Nam Á làm việc dưới dạng “thành viên làm việc trong gia đình không được hưởng lương”. Bảng 3a Thời gian làm việc nhà của nam và nữ Không làm (%) Số giờ trung bình/ngày Nam giới 45,4 1,6 Nữ giới 21,9 2,2 Nguồn : BCPTVN (2007) WB (2003), Việt Nam có 83% nữ và 85% nam tham gia vào lực lượng lao động. Tuy nhiên, điều này không thể nói lên được sự bất bình đẳng về giới trong việc tham gia các cơ hội phát triển kinh tế, lao động tạo thu nhập và thời gian của phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam có truyền thống chịu thương chịu khó, điều này được thể hiện sâu sắc qua câu thơ của Tú Xương “Quanh năm buôn bán ở quen sông, nuôi đủ năm con với một chồng“. Phần lớn phụ nữ làm trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 57% phụ nữ và nam giới làm công việc đồng án, 70% công nhân làm trong ngành giày da, may mặc tại các khu công nghiệp là nữ (Nguyễn Chiến Thắng, 2004). 12
- Bảng 3b Loại công việc theo giới (%) Loại công việc Phụ Nữ Nam giới Lãnh đạo 19 81 Chuyên viên cao cấp 41,5 58,5 Chuyên viên 58,5 41,5 Nhân viên 53,1 46,9 Nghề tự do, bảo vệ, bán hàng 68,7 31,3 Nông lâm, thuỷ sản, đồng ruộng 37,6 62,4 Thợ thủ công và người bán hàng 34,7 65,3 Lắp máy, vận hành 26,9 73,1 Việc giản đơn 49,8 50,2 Chung 48,4 51,6 Nguồn: Báo cáo bình đẳng giới Việt Nam, WB, UNDP (2005) 3.6. Tín dụng chính thức Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng giúp người nghèo vượt ra khỏi đói nghèo bằng cách nuôi sống các hoạt động tạo thu nhập. Nhưng vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào thông thường như hạt giống hay phân bón mà vốn còn giúp người nghèo nắm quyền kiểm soát các tài sản khác, giúp cho tiếng nói của họ có trọng lượng hơn trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ đoàn thể. Báo cáo hội nghị thế giới về tín dụng tổ chức tại Halifax, Canada (11/2006), hiện nay trên thế giới có khoảng từ 1-1,2 tỷ người, sống với mức thu nhập không quá 1USD/ngày. Tín dụng nhỏ được coi là giải pháp hữu hiệu để giúp nhóm đối tượng này thoát cảnh nghèo đói. 13
- Thông cáo của ủy ban Nobel (2006), “không thể có hòa bình lâu dài cho đến khi đông đảo dân chúng tìm được con đường ra khỏi lầm than. Vi tín dụng là một trong những con đường ấy… mỗi người trên trái đất vừa có khả năng vừa có quyền được sống một cuộc sống đàng hoàng” Tín dụng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói. Tín dụng được coi là công cụ để đạt mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế. Tín dụng giúp cho người dân khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, lao động, phát triển các ngành nghề truyền thống, nghề mới để từ đó tiến tới thoát nghèo và làm giàu. 3.7. Dân tộc thiểu số Theo báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (2003), dân tộc thiểu số là những nhóm người sẽ vẫn còn trong tình trạng nghèo trong tương lai dài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có 61% dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo (Báo cáo cập nhật KTVN, 2004), đến năm 2010 Việt Nam có khoảng 37% người nghèo là dân tộc thiểu số, trong đó nghèo lương thực chiếm ½ trong số những người nghèo. Đặc biệt báo cáo cũng chỉ ra rằng nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên sẽ chiếm tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả nước. Theo Epprecht và Heinimann (2004), đại đa số dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở những vùng xa xôi có tỷ lệ nghèo đói cao. Theo Báo cáo cập nhật KTVN (2006), dân tộc thiểu số đại bộ phận làm trong nông nghiệp, sự đóng góp các hoạt động khác vào thu nhập là rất ít, nguồn thu nhập này khá bấp bênh. Trong khi đó, nhóm dân tộc người Kinh-Hoa có xu hướng chuyển dần về nhóm thu nhập hưởng lương và nhóm phi nông nghiệp. Theo BCPTVN (2000), những khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ, cùng với những khó khăn về địa lý làm cho người dân tộc thiểu số hạn chế trong mối quan hệ giao lưu với thế giới bên ngoài và hầu như không có điều kiện tiếp xúc với những sáng kiến cải tiến về kỹ thuật và thông tin. 14
- Bảng 4 Phân phối tỷ lệ nghèo theo dân số Phần trăm Tỷ lệ Khoảng cách Đóng góp vào dân số nghèo nghèo tỷ lệ nghèo Kinh – Hoa 86,5 10,2 2,0 55,6 Dân tộc thiểu số 13,5 52,2 15,4 44,4 Chung 100 15,9 3,8 100 Nguồn: Báo cáo cập nhật tình hình KTVN tại Sapa (06/2008). 3.8. Cơ sở hạ tầng Theo Glewwe, Gragnolati, và Zamm (2002), những hộ sống tại các xã có đường giao thông thuận tiện có thu nhập cao hơn 16% so với những hộ sống tại xã không có đường giao thông. Theo Balisacan, Pernica và Estirada (2003), cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng gián tiếp trong việc nâng cao mức sống của các hộ nghèo và các hộ trên mức nghèo một ít. Theo MDPA (2004), Những vùng gần đường giao thông có chi phí vận chuyển thấp hơn nên bán sản phẩm có lợi nhuận cao hơn. Các tỉnh có hạ tầng giao thông tốt hơn thường có tỷ lệ nghèo thấp hơn. Larsen, Phạm Lan Hương và Rama (2004), chỉ ra rằng nếu tăng thêm 1 điểm phần trăm GDP chi vào cơ sở hạ tầng thì làm giảm tương ứng tỷ lệ nghèo khoảng 0,5%. Theo BCPTVN (2000), ở khu vực nông thôn và thành thị sự giảm đói nghèo đã đi kèm với những cải thiện trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và giáo dục. Số những người không được sử dụng các dịch vụ giao thông vận tải thuộc nhóm hộ nghèo nhất. Ở những khu vực không có giao thông cơ giới, tỷ lệ nghèo nhiều gấp 1,5 lần so với các khu vực có giao thông cơ giới. Báo cáo nghèo Việt Nam (2004), chỉ ra rằng cứ chi 1 tỷ đồng cho đường nông thôn thì có 687 người sẽ thoát nghèo. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn