Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn trong tỉnh Bến Tre
lượt xem 5
download
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre và đưa ra những giải pháp giúp người dân nông thôn có ý định sử dụng nước sạch.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn trong tỉnh Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HẠ CHÍ ĐIỀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TRONG TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HẠ CHÍ ĐIỀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN TRONG TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH PHI HỔ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Hạ Chí Điền
- ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Nước sạch là nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của con người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong bảo vệ sức khoẻ và cả điều kiện sinh hoạt cho nhân dân cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, chính vì vậy nhà nước có nhiều chương trình nước sạch và được các tổ chức thế giới hỗ trợ, tài trợ cho Việt Nam chúng ta như: Ngân hàng thế giới (world bank WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank ADB), Dự án Úc tài trợ không hoàn lại về dự án nước sạch và vệ sinh nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng nước sạch của người dân còn thấp so với quy định trong tiêu chí nông thôn mới hiện nay là 50% hộ sử dụng nước sạch, vì thế mục tiêu nghiên cứu là xây dựng mô hình về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch. Cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định. Trên cơ sở lý thuyết về vai trò ý định đối với hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch, nghiên cứu đã khảo sát 180 người dân nông thôn chưa sử dụng nước sạch trong tỉnh Bến Tre, trong đó có 150 người hiểu biết về nước sạch nhằm xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch tại Bến Tre. Phương pháp phân tích nhân tố đã được sử dụng với 27 biến ban đầu đại diện cho 5 nhóm nhân tố. qua các bước kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá đã loại bỏ 6 biến còn 21 biến đại diện cho 5 nhóm nhân tố đó là nhóm “Nhận thức môi trường”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “ Sự tiện lợi của nguồn nước khác”, “ Quy chuẩn chủ quan” và nhân tố “ Sự lợi ích của nước sạch” . Kết quả hồi quy cho thấy có 4 nhóm nhân tố đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch trong đó tác động mạnh nhất là nhân tố Lợi ích nguồn nước khác, tiếp theo là Nhận thức môi trường, tiếp theo là Nhận thức kiểm soát hành vi và cuối cùng nhân tố Quy chuẩn chủ quan. Từ kết quả phân tích trên, nghiên cứu đưa ra những kiến nghị nhằm tăng Nhận thức môi trường cho thấy yếu tố Nước mặn sâm nhập sâu vào nội đồng, nước
- iii mưa ngày càng bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt dần, tình trạng thiếu nước sạch phục vụ cho người dân nông thôn ngày càng nhiều. Đối với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn nên có chính sách hỗ trợ giá nước, giá đấu nối đồng hồ cho hộ gia đình chính sách và có hướng đầu tư thêm đường ống nước vào sâu hơn trong khu dân cư để mọi người đều tiếp cận được nước sạch và có nhiều chương trình truyền thông nước sạch đến với người dân, về phía tỉnh cần có những biện pháp nhằm ngăn mặn xâm nhập sâu vào nội đồng và có biện pháp trữ ngọt vào mùa khô.
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ........................................................ vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... ix LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... x Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 1.6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 Chương 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................... 6 2.1. Giải thích các khái niệm .............................................................................. 6 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết ............................................................................. 6 2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA).............................................................. 6 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) ............................................................ 7 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) .................................................... 8 2.2.4. Lý thuyết về cầu(Demand) ..................................................................... 8 2.2.4.1. Các khái niệm ................................................................................... 8 2.2.4.2. Tác động của thu nhập tới cầu ......................................................... 9 2.3. Các nghiên cứu liên quan ............................................................................ 10 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 11
- v 2.4.1. Sự hấp dẫn của sản phẩm thay thế ........................................................ 11 2.4.2. Nhận thức về vệ sinh môi trường .......................................................... 12 2.4.3. Các yếu tố về nhân khẩu học................................................................. 12 2.4.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ............................................... 13 2.5. Phân tích từng nhân tố trong mô hình đề xuất ............................................ 14 2.5.1. Nhận thức hữu ích của nước sạch ......................................................... 14 2.5.2. Sự hấp dẫn sản phẩm thay thế ............................................................... 16 2.5.3. Quy chuẩn chủ quan .............................................................................. 17 2.5.4. Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) ..................................................... 18 2.5.5. Nhận thức môi trường ........................................................................... 18 2.5.6. Truyền thông nước sạch ........................................................................ 20 2.5.7. Ý định sử dụng nước sạch (nước máy) ................................................. 21 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 27 3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 27 3.2. Xây dựng thang đo ..................................................................................... 28 3.3. Bảng hỏi phỏng vấn, điều tra ...................................................................... 29 3.4. Phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu ...................................................... 29 3.5. Thông tin về mẫu thu thập số liệu nghiên cứu ............................................ 29 Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................... 30 4.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 30 4.2. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................ 30 4.3. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 31 4.3.1. Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng của cá nhân được khảo sát ...... 31 4.3.2. Thống kê mô tả và tần số về đặc trưng có liên quan nước sạch ............. 33 4.4. Phân tích độ tin cậy ..................................................................................... 34 4.5. Phân tích nhân tố khám phá ....................................................................... 35 4.5.1. Mô tả thang đo đo lường và số biến quan sát ...................................... 35 4.5.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)......................................... 35 4.5.3. Kết quả của mô hình EFA .................................................................... 37
- vi 4.5.4. Các giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích EFA ................................ 40 4.6. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................ 40 4.6.1. Xây dựng mô hình hồi quy.................................................................... 40 4.6.2. Phân tích các kiểm định ........................................................................ 41 4.6.2.1. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ........................................ 41 4.6.2.2. Kiểm định hệ số hồi quy.................................................................. 42 4.6.2.3. Kiểm định phương sai phần dư không đổi ...................................... 42 4.6.3. Nhận xét kết quả hồi quy ...................................................................... 44 4.6.3.1. Hệ số hồi quy chưa chưa chuẩn hoá ................................................ 44 4.6.3.2. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá ......................................................... 44 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 46 5.1. Kết luận và đóng góp đề tài ........................................................................ 46 5.1.1. Kết luận ................................................................................................. 46 5.1.2. Đóng góp của đề tài............................................................................... 46 5.2. Kiến nghị chính sách .................................................................................. 47 5.3. Các hạn chế và hướng nhiên cứu của đề tài ................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 54
- vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT TRA Theory of Reasoned Action TPB Theory of Planned Behavior NS-VSMTNT Nước sạch – vệ sinh môi trường nông thôn EFA Exploratory Factor Analysis Sig Significance IT intent BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Unicef United Nations Children's Fund KMO Kaiser – Meyer- Olkin measure UBND Uỷ ban nhân dân TAM Technology Acceptance Model PBC Perceived Behavirol Control
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng gia tăng hộ nông thôn sử dụng nước qua các năm .................. 15 Bảng 2.2: Thang đo Nhận thức sự hữu ích của nước sạch ..................................... 16 Bảng 2.3: Thang đo sự tiện lợi của nguồn nước khác. ......................................................17 Bảng 2.4: Thang đo quy chuẩn chủ quan............................................................................18 Bảng 2.5: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi .............................................................18 Bảng 2.6: Thang đo nhận thức môi trường .........................................................................20 Bảng 2.7: Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch qua các năm...................................................21 Bảng 2.8: Thang đo Ý định sử dụng nước sạch .................................................................22 Bảng 4.1: Các biến đặc trưng và thang đo ............................................................. 35 Bảng 4.2: Thống kê thang đo và số biến quan sát trong phân tích nhân tố ........... 35 Bảng 4.3: KMO và kiểm định Bartlett ................................................................... 37 Bảng 4.4: Phương sai trích ..................................................................................... 37 Bảng 4.5: Ma trận nhân tố đã xoay trong kết quả phân tích nhân tố lần 4 ............ 38 Bảng 4.6: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá. ............................................................................................................................... 40 Bảng 4.7: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy đa biến ................................. 41 Bảng 4.8: Tóm tắt mô hình ..................................................................................... 41 Bảng 4.9: Phân tích phương sai (ANOVA) ........................................................... 42 Bảng 4.10: Hệ số hồi quy ....................................................................................... 42 Bảng 4.11: Kiểm định tương quan hạng Spearman ............................................... 43 Bảng 4.12: Vị trí quan trọng của các yếu tố ............................................................ 45
- ix DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Thuyết hanh vi hợp lý (TRA) .................................................................. 7 Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định(TPB) .............................................................. 7 Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM ....................................................... 8 Hình 2.4: Quan hệ giữa giá cả và lượng cầu ............................................................ 9 Hình 2.5: Sự thay đổi cầu hàng hóa bình thường................................................... 10 Hình 2.6: Sự thay đổi của cầu hàng hóa thứ cấp .................................................... 10 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ................................................ 13 Hình 2.8: Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 25 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27 Hình 4.1: Khảo sát về tuổi của người được phỏng vấn .......................................... 31 Hình 4.2: Kết quả khảo sát về trình độ học vấn ..................................................... 31 Hình 4.3: Kết quả khảo sát về nghề nghiệp ........................................................... 32 Hình 4.4: Kết quả khảo sát về thu nhập ................................................................. 32 Hình 4.5: Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết về nước sạch (nước máy) .......... 33 Hình 4.6: Kết quả khảo sát về nguồn nước sử dụng .............................................. 34 Hình 4.7: Kết quả khảo sát thời gian lấy nước để sử dụng .................................... 34
- 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông cửu Long. Những năm gần đây, được sự quan tâm, cùng những chính sách đổi mới của các cấp lãnh đạo về mọi mặt đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực kinh tế. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành thị cũng như nông thôn được triển khai tạo tiền đề thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển. Các khu công nghiệp mọc lên, nuôi thuỷ sản phát triển mạnh, dẫn đến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, nước sạch sinh hoạt ngày càng thiếu, đặt biệt vào mùa khô người dân Bến Tre ở các huyện ven biển thiếu nước sạch (ngọt) trầm trọng, họ phải đổi nước từ ở những vùng khác chở đến để sử dụng mà chưa được xử lý, chưa được sạch, từ đó nhà nước có nhiều nhà máy nước xây dựng để phục vụ nhân dân. Người dân nông thôn đa phần sử dụng nước mặt (nước sông, rạch) được bơm trực tiếp dưới sông lên chứa vào lu có dung tích 40- 60 lít, sử dụng trực tiếp hoặc xử lý sơ bộ bằng hóa chất trước khi sử dụng, mặt khác do nuôi trồng thủy sản ven các sông, nuôi gia súc gia cầm, chất lượng nước thay đổi theo mùa, người dân khi sử lý nước không đủ thiết bị xác định được nguồn nước cần xử lý theo tiêu chuẩn nào mà đưa lượng hóa chất lớn vào để xử lý chung dẫn đến lượng hóa chất dư trong nước cao mà xử lý không hiệu quả. Nước mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, dân cư nông thôn tích trữ nước mưa bằng ống hồ hoặc bồn chứa có dung tích 500 - 1.500 lít, chỉ đủ ăn uống trong thời gian rất ngắn. Nước ngầm được người dân nông thôn khai thác rất ít, thông thường là giếng đào (giếng đất, giếng ống bê tông) có đường kính 0,8 - 1m độ sâu từ 2 - 4m. Chất lượng nước đang giảm dần do bổ cập trực tiếp từ nước mưa, nước mặt nên nhiễm bẩn rất cao, nhiều nơi trước đây khai thác sử dụng cho sinh hoạt nhưng hiện nay không thể tiếp tục khai thác được.
- 2 Người dân nông thôn thường sử dụng 3 nguồn nước để uống đó là nước giếng đào, nước mưa và nước đổi. Số hộ sử dụng nước sông chiếm khoảng 1,9%. Trong mùa mưa có 98,1% dùng nước mưa để uống nhưng sang mùa nắng tỉ lệ này chỉ còn 44,8%. Vào mùa khô có đến 41% hộ dân nông thôn mua nước để uống, chủ yếu những hộ không có dụng cụ trữ nước mưa và không có nguồn nước thay thế. Các nguồn nước chính để nấu ăn là giếng đào, nước mưa và nước đổi từ những người chở bằng xe máy kéo. Về giếng đào tỉ lệ sử dụng để nấu ăn là 35,2% vào mùa khô nhưng tỉ lệ này lại dưới 10% vào mùa mưa. Nước sông chỉ có một số ít sử dụng. Trong khi có đến 83,8% hộ dùng nước mưa để nấu ăn trong mùa mưa và sang mùa nắng tỉ lệ này còn khoảng 5,7%. Do vậy, có đến 55,2% số hộ dân không có nguồn nước nấu ăn phải dùng nước đổi để nấu ăn. Để tắm rửa nguồn nước chính cũng là nước mưa và nước giếng đào, có đến 24,8% phụ nữ dùng giếng đào để tắm trong mùa mưa và tỉ lệ là 62,9% trong mùa nắng. Giải thích về điều này những người được phỏng vấn nói rằng họ không có nguồn nước khác thay thế (17,1% trong mùa mưa và 64,8% trong mùa nắng). Để giặt quần áo thì hầu hết những người được phỏng vấn đều xác nhận là dùng nước giếng đào và nước mưa giặt giũ quần áo. Từ những khó khăn về nguồn nước sạch cho người dân nông thôn, tỉnh đã có các dự án xây dựng nhà máy nước sạch và dụng cụ chứa nước mưa như: dự án WB, Dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đem lại nước sạch cho người dân nông thôn. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, người dân chúng ta đang sử dụng nguồn nước không được tốt, chất lượng nước ngày càng xấu đi, lượng chất hữu cơ trong nước tăng, lượng ôxy hòa tan giảm. Nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm có hai nguyên nhân chính, đó là ô nhiễm do tự nhiên và ô nhiễm do con người, mà ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Trong đó, đáng kể là chất thải, nước thải con người (như phân, nước, rác); chất thải, nước thải từ các nhà máy, khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản; chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; chất thải khu
- 3 giết mổ, chế biến thực phẩm và nguy hại nhất là chất thải phóng xạ. Phần lớn lượng chất thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, các lò giết mổ và ngay cả một số bệnh viện cũng chưa được trang bị hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống xử lý này chưa đạt chuẩn. Do đó, nhiều ao hồ và sông ngòi bị ô nhiễm nặng - là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày và khi người dân sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể gây ra một số bệnh như: Bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, phụ khoa, viêm mắt, viêm da, ghẻ lở và các bệnh khác. Có một số bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, tiền bạc và thậm chí sinh mạng con người. Để hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến nguồn nước sinh hoạt như: Bệnh tiêu chảy/kiết lỵ, bệnh ghẻ ngứa, bệnh giun sán, bệnh sốt xuất huyết, số rét, bệnh phụ khoa, bệnh đau mắt và một số bệnh khác. Từ những bệnh trên đều có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt cho nên nhà nước có các chương trình cấp nước cho người dân nông thôn phù hợp với từng vùng, nếu là vùng tập trung thì xây dựng mô hình cấp nước tập trung, nếu dân cư phân tán thì có dự án hỗ trợ dụng cụ chứa nước mưa, nước sạch. Để thực hiện chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 đạt 95% hộ nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 65% hộ nông thôn sử dụng nước sạch. Nguồn từ: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bến Tre, 2013 Vì thế để góp phần đạt tiêu chí nông thôn mới và đạt chỉ tiêu chiến lược quốc gia nước sạch cần có một nghiên cứu cụ thể dựa trên bằng chứng thực nghiệm để tìm ra những nhân tố tác động đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn Bến Tre từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp.
- 4 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre và đưa ra những giải pháp giúp người dân nông thôn có ý định sử dụng nước sạch. - Mục tiêu cụ thể: + Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch (nước máy) của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre. + Đưa ra các giải pháp giúp người dân nông thôn có ý định sử dụng nước sạch (nước máy). 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Mức độ tác động của các yếu tố nào đến ý định sử dụng nước sạch (nước máy) của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch (nước máy).của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre? - Những giải pháp nào giúp người dân nông thôn tỉnh Bến Tre đều sử dụng nước sạch (nước máy)? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: Ý định sử dụng nước sạch (nước máy) của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch (nước máy) của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre Không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu ý định sử dụng nước sạch người dân nông thôn ở các nhà máy cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn Bến Tre. Thời gian: Số liệu thứ cấp trong 5 năm (2010; 2011; 2012; 2013; 2014) Số liệu sơ cấp thu thập năm 2014 từ những người dân nông thôn chưa sử dụng nước sạch từ các nhà máy nước tập trung.
- 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu về ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn tỉnh Bến Tre luận văn sử dụng phương pháp thống kế mô tả. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0. Số liệu sơ cấp được thu nhập thông qua điều tra trực tiếp khoản 180 hộ gia đình nông thôn. 1.6. Cấu trúc luận văn Chương 1: Giới thiệu Chương này tác giả tóm tắt nội dung nghiên cứu của luận văn đưa ra vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình đề xuất Nội dung chương này tác giả đưa ra khung lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nước sạch của người dân nông thôn Bến Tre. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này tác giả trình bày cụ thể phương pháp nghiên cứu để phân tích các yếu tố và cách thu thập số liệu để nghiên cứu. Chương 4: Phân tích dữ liệu Chương này tác giả trình bày kết quả phân tích của luận văn. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Chương này tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu và kiến nghị chính sách.
- 6 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 2.1. Giải thích các khái niệm - Nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ kim loại và ions hoà tan với một vi lượng rất nhỏ. - Nước hợp vệ sinh là nước được sử dụng trực tiếp hay sau khi lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng sau: + Không màu + Không mùi + Không vị lạ + Không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người + Có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát các loại hình công nghệ cấp nước như: Giếng đào; giếng khoan; nước mưa; nước máy; nước sông, suối, ao, hồ. - Ý định Theo Ajzen, I. (1991, tr. 181) ý định được xem là “Bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi” 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Quan hệ giữa ý định và hành vi đã được kiểm chứng thực nghiệm rất nhiều nghiên cứu ở các lĩnh vực (Ajzen, 1991, trang 186). Yếu tố ảnh hưởng chính đến ý định sử dụng nước sạch (nước máy) là thái độ cá nhân hộ gia đình và quy chuẩn chủ quan (áp lực XH). Thái độ của cá nhân được đo lường bởi niềm tin và sự nhận định với kết quả hành vi đó. Ajzen, 1991, trang 188 định nghĩa quy chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi.
- 7 Niềm tin đối với những thuộc tính của nước sạch (nước máy) Thái độ Nhận thức về niềm tin đối với nước sạch Xu hướng sử dụng Hành vi Áp lực xã hội thúc đẩy làm theo ý muốn những người ảnh hưởng Quy chuẩn chủ quan Niềm tin về những ảnh hưởng và nghĩ rằng mình nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Hình 2.1: Thuyết hành vi hợp lý (TRA) - Nguồn: Chutter M. Y., 2009 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) Boldero 1995, Taylor và Todd 1995, Tamas, Mosler 2005 đã áp dụng TPB đối với hành vi sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Các nghiên cứu đều cho thấy thái độ có ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng nước sạch. Lý thuyết hành vi dự định của TPB (Ajzen, 1991) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người ít có sự kiểm soát. Một nhân tố nữa mà Ajzen cho là có ảnh hưởng đến ý định của con người là yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc người dân nông thôn dễ dàng tham gia sử dụng nước sạch (nước máy) hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi trên có bị kiểm soát hay hạn chế hay là không (Ajzen, 1991, trang 183). Thái độ Xu hướng Quyết định Qua chuẩn chủ quan hành vi hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi Hình 2.2: Lý thuyết hành vi dự định (TPB) Nguồn: Ajzen, I. The theory of planned be haviour, 1991.
- 8 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn tỉnh Bến Tre được xem là một chính sách an sinh xã hội đúng đắng nhằm phục vụ cho người dân nông thôn thiếu nước sinh hoạt, để cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho người dân sử dụng thì Chương trình có sử dụng một số công nghệ như lắng đứng lọc hở, lắng đứng lọc trọng lực, nước được xử lý bằng phèn và clor và hàng tháng có nhân viên của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh xuống nhà máy nước để lấy mẫu xét nghiệm. Sự hữu ích trong việc giải thích ý định chấp nhận sản phẩm, dịch vụ mới là mô hình chấp nhận TAM. (Teo, T., Su Luan, W., và Sing, C.C., 2008). Nhận thức sự hữu Ý định sử dụng ích của nước sạch nước sạch Nhận thức tính dễ Thái độ hướng đến dàng sử dụng việc sử dụng Hình 2.3: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Nguồn: Chutter M. Y., 2009) Nhận thức sự hữu ích của nước sạch là mức độ sử dụng công nghệ đặc thù riêng cho ngành nước sẽ nâng cao kết quả thực hiện của họ và đem lại sự an tâm khi sử dụng. Nhận thức tính dễ sữ dụng là cấp độ mà một người dân nông thôn tin rằng sử dụng công nghệ, hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực. 2.2.4 Lý thuyết về cầu (Demand) 2.2.4.1. Các khái niệm Người tiêu dùng quyết định mua bao nhiêu hàng hóa hoặc dịch vụ căn cứ vào rất nhiều yếu tố như giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ đó, thị hiếu của họ, giá cả của các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan, thu nhập, thông tin và các chính sách của
- 9 Chính phủ ... Để hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng chúng ta sử dụng một khái niệm cơ bản của kinh tế học đó là cầu. Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoản thời gian nhất định. Như vậy cầu bao gồm hai yếu tố hợp thành đó là ý muốn mua và khả năng mua. Nếu bạn muốn mua một chiếc xe đạp điện nhưng bạn không có tiền thì cầu của bạn đối với chiếc xe đạp điện đó bằng không. Tương tự, nếu bạn có nhiều tiền nhưng bạn không muốn mua chiếc xe đạp điện thì cầu của bạn cũng không tồn tại. Như vậy cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ chỉ tồn tại khi người tiêu dùng vừa muốn mua hàng hóa, dịch vụ đó và sẳn sàng chi trả tiền cho hàng hóa, dịch vụ đó. Lượng cầu hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại một mức giá nhất định với các yếu tố khác không đổi. Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng đồ thị P P1 P2 D1 0 Q1 Q2 Q Hình: 2.4 Quan hệ giữa giá cả và lượng cầu 2.2.4.2. Tác động của thu nhập tới cầu Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng, cầu đối với hầu hết các hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập cao hơn người tiêu dùng có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa như được trình bày dưới đây. Cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 349 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn