Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình miền Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung
lượt xem 5
download
Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích thống kê và định lượng số liệu từ bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 của Tổng Cục Thống kê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình miền Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH MIỀN BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình miền Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung” là nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hồng Hạnh
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................... 4 5. Kết cấu luận văn. ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN. ........................................................ 6 1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng. .................................................................................. 6 1.1.1 Định nghĩa. ................................................................................................................. 6 1.1.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng. ................................................................................ 6 1.1.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu. .................................................. 7 1.2 Lý thuyết đầu tư giáo dục. ........................................................................................ 10 1.3 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình. .................................................................... 11 1.4 Các nghiên cứu liên quan. ........................................................................................ 12 1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước. ..................................................................................... 12 1.4.2 Các nghiên cứu trong nước. ..................................................................................... 14 1.5 Khung phân tích của nghiên cứu. ............................................................................. 17 1.6 Tổng quan về chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Việt Nam. ........................ 18 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH. ................................................................. 23 2.1 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết. .......................................................................... 23 2.2 Mô hình và dữ liệu nghiên cứu. ............................................................................... 24 2.2.1 Mô hình nghiên cứu. ................................................................................................ 24 2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu. .................................................................................................. 25 2.3 Cơ sở chọn lựa các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. .......................................... 26 2.3.1 Chi tiêu giáo dục của các hộ..................................................................................... 26 2.3.2 Chi tiêu bình quân của hộ gia đình. .......................................................................... 26 2.3.3 Chi tiêu thực phẩm bình quân. ................................................................................. 27 2.3.4 Chi tiêu y tế. ............................................................................................................. 28 2.3.5 Giới tính của chủ hộ. ................................................................................................ 28 2.3.6 Dân tộc của chủ hộ. .................................................................................................. 29 2.3.7 Trình độ học vấn của chủ hộ. ................................................................................... 29 2.3.8 Tuổi của chủ hộ. ....................................................................................................... 29 2.3.9 Quy mô hộ gia đình. ................................................................................................. 30 2.3.10 Nơi sinh sống của hộ gia đình. ................................................................................. 30 2.3.11 Giới tính của trẻ. ....................................................................................................... 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ........................................................................... 34
- 3.1 Mô tả đặc điểm hộ gia đình trong mẫu quan sát. ..................................................... 34 3.1.1 Trình độ học vấn của chủ hộ. ................................................................................... 34 3.1.2 Tuổi của chủ hộ. ....................................................................................................... 35 3.1.3 Quy mô hộ gia đình. ................................................................................................. 35 3.2 Tổng quan về chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình. ............................................... 36 3.2.1 Chi tiêu bình quân hộ gia đình. ................................................................................ 36 3.2.2 Chi tiêu thực phẩm bình quân. ................................................................................. 36 3.2.3 Chi tiêu y tế. ............................................................................................................. 37 3.2.4 Chi tiêu giáo dục của hộ cho 3 cấp học. ................................................................... 38 3.2.5 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của chủ hộ. .................................................... 39 3.2.6 Chi tiêu giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ. ...................................................... 40 3.2.7 Chi tiêu giáo dục phân theo nơi sinh sống của hộ gia đình. ..................................... 41 3.2.8 Chi tiêu giáo dục phân theo giới tính của trẻ. .......................................................... 41 3.3 Kết quả định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. ............................ 42 3.3.1 Các bước kiểm định và hồi quy................................................................................ 43 3.3.2 Giải thích kết quả của mô hình hồi quy. .................................................................. 45 3.3.2.1. Chi tiêu bình quân hộ gia đình. ........................................................................... 46 3.3.2.2. Chi tiêu thực phẩm bình quân.............................................................................. 47 3.3.2.3. Chi tiêu y tế. ........................................................................................................ 47 3.3.2.4. Dân tộc của chủ hộ. ............................................................................................. 48 3.3.2.5. Trình độ học vấn của chủ hộ. .............................................................................. 48 3.3.2.6. Tuổi của chủ hộ. .................................................................................................. 49 3.3.2.7. Quy mô hộ gia đình. ............................................................................................ 49 3.3.2.8. Giới tính trẻ. ........................................................................................................ 50 3.3.2.9. Nơi sinh sống của hộ gia đình. ............................................................................ 50 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 51 4.1 Kết luận. ................................................................................................................... 51 4.2 Các khuyến nghị. ...................................................................................................... 53 4.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới. ................................................ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 58 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 61
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu có liên quan……………………………………14 Bảng 1.2: Chi tiêu bình quân giáo dục của các hộ gia đình ở các vùng kinh tế Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: 1.000đồng)………………………………………19 Bảng 1.3: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam (đơn vị tính: %)……………………………………………………………..20 Bảng 2.1: Thông tin nguồn dữ liệu được trích lọc cho vùng 3……………………25 Bảng 2.2: Tóm tắt đặc điểm các biến trong mô hình và kỳ vọng dấu......…………32 Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: lớp)…………………………………………………………………………………34 Bảng 3.2: Thống kê mô tả quy mô hộ gia đình (đơn vị tính: người)………………35 Bảng 3.3: Chi tiêu bình quân hộ gia đình phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng)……………………………………………………………………..….36 Bảng 3.4: Chi tiêu thực phẩm bình quân của hộ phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng)…………………………………………………………..………..37 Bảng 3.5: Chi tiêu cho y tế phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng)…………………………………………………………………………37 Bảng 3.6: Chi tiêu giáo dục cho phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: 1.000 đồng)………………………………………………………………………………38 Bảng 3.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong chi tiêu bình quân phân theo cấp học của trẻ (đơn vị tính: %)……………………………………………………………39 Bảng 3.8: Chi tiêu trung bình cho giáo dục phân theo giới tính chủ hộ (đơn vị tính: 1.000đồng)…………………………………………………………………………39 Bảng 3.9: Chi tiêu cho giáo dục phân theo dân tộc của chủ hộ (đơn vị tính: 1.000đồng)………………………………………………………………………...40 Bảng 3.10: Chi tiêu cho giáo dục phân theo khu vực sống của hộ gia đình (đơn vị tính: 1.000đồng)……………………….………………………………………….41 Bảng 3.11: Chi tiêu cho giáo dục phân theo giới tính của trẻ (đơn vị tính: 1.000đồng)…………………………………………………………..…………….42
- Bảng 3.12: Kết quả hồi quy bốn mô hình…………………………………………44 Bảng 3.13: Kết quả hồi quy bốn mô hình sau khi hiệu chỉnh…………………….45
- DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Đường tiêu dùng theo thu nhập……………………………………….…..8 Hình 1.2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu…………….…..8 Hình 1.3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ………………..9 Hình 1.4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp…………………..…10 Hình 1.5: Khung phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục…..18 Hình 1.6: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam năm 2010 (đơn vị tính: %)………………………………..………………….21 Hình 1.7: Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục trong tổng chi tiêu ở các vùng kinh tế Việt Nam qua các năm (đơn vị tính: %).………………………………………………..22
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tại các quốc gia trên thế giới, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà ở mọi thời đại giáo dục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển xã hội, giảm nghèo đói, và là nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế. Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu và luôn dành sự đầu tư đặc biệt cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Becker (1993) cho rằng đối với cá nhân thì với nền tảng giáo dục tốt sẽ tạo ra lợi thế cho cá nhân ở nhiều mặt trong cuộc sống như là tăng năng suất lao động, khả năng tiếp cận với công nghệ, và là yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập cao hơn. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với đó là chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Đánh giá mức sống của người dân, trước tiên cần đánh giá các nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống như ăn uống, giáo dục, y tế…Trong đó, chi tiêu cho giáo dục là một trong những chỉ tiêu đặc biệt của hộ gia đình vì nó không mang lại lợi ích trước mắt và cho chính bản thân họ nhưng có tác dụng về sau. Khi mức sống của người dân tăng lên thì hộ gia đình không còn phải lo nhiều đến cái ăn, cái mặc thông thường, họ hướng đến những lợi ích cao hơn là lo cho con cái. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hộ gia đình càng quan tâm đến chất lượng giáo dục của con em thì họ càng chi tiêu cho nó nhiều hơn, và xem đó như một khoản đầu tư mang lại lợi ích trong tương lai. Với nguồn thu nhập nhất định, hộ gia đình cũng phải cân nhắc giữa chi tiêu như thế nào cho các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, bên cạnh việc chi tiêu giáo dục cho con em học tại các bậc học khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm kinh tế- xã hội của từng hộ gia đình. Trong những năm gần đây nước ta luôn chú trọng việc nâng cao mức sống của người dân. Thể hiện qua việc cố gắng cải cách chính sách tiền lương nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Theo số liệu thống kê từ Bộ Nội vụ, từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung cho người lao động
- 2 trong khu vực hành chính sự nghiệp đã điều chỉnh 8 lần từ 210.000 đồng/tháng lên đến 1.050.000 đồng/tháng, với mức tăng gần 5 lần. Việc tăng lương này phần nào đáp ứng mức chi tiêu của các hộ gia đình. Nhưng liệu việc tăng lương, tăng chi tiêu này thì người dân có tăng chi tiêu cho giáo dục không và tỷ lệ tăng này so với tăng chi tiêu là như thế nào? Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 69,05% dân số sống ở nông thôn thường có thu nhập thấp (Tổng Cục thống kê, 2010). Và trong những năm gần đây thì quá trình đô thị hóa càng nhanh làm cho dân thành thị tăng nhanh chóng dẫn đến thu nhập của người dân thành thị tăng nhanh từ 24,12% (2000) tăng lên 30,50% (2010) (Tổng Cục thống kê, 2010). Sự khác nhau về thu nhập của các hộ gia đình nông thôn và thành thị đang là mối bận tâm của chính phủ. Tuy nhiên, ở mức độ hộ gia đình thì tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình này cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm để có những chính sách giáo dục cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên 90.790 km2, chiếm 28% diện tích tự nhiên cả nước và chia làm 2 tiểu vùng: Bắc Trung bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Dân số trung bình theo thống kê 2012 là 10,09 triệu người, chiếm 11,39% dân số cả nước (Tổng Cục Thống kê). Kinh tế vùng này những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác lâm nghiệp, thủy sản và nông nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên lại không được thuận lợi. Với địa hình là dãi đất hẹp nhất Việt Nam được tạo bởi vùng núi cao phía tây, sườn bờ biển ở phía đông đã tạo nên những con sông ngắn và dốc. Bên cạnh đó, hầu hết các cơn bão vào Việt Nam tập trung ở vùng này đã tạo nên những cơn lũ vét không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản suất của người dân mà còn tàn phá cơ sở vật chất, hạ tầng làm cho cuộc sống người dân sau những cơn bão trở nên khánh kiệt. Vì nạn chặt phá rừng bừa bãi và đánh bắt hải sản
- 3 không có quy hoạch nên dù có rừng vàng, biển bạc thì cuộc sống của người dân vùng này vẫn còn nhiều khó khăn, trừ một số thành phố lớn.Vậy có phải vì cuộc sống khó khăn mà người dân vùng này đầu tư cho con cái họ đi học nhiều hơn hay ít hơn các vùng khác và tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với các chi tiêu khác như thực phẩm, y tế thì như thế nào? Mức chi tiêu giáo dục cho con em trong hộ gia đình là một chỉ số có thể đại diện cho sự quan tâm của hộ về giáo dục cho trẻ. Các yếu tố kinh tế-xã hội của hộ gia đình, đặc điểm của trẻ ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu giáo dục là một vấn đề cần quan tâm xem xét và đánh giá, từ đó kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách giáo dục nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục. Đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam” nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam dựa trên cơ sở phân tích thống kê và định lượng số liệu từ bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010 của Tổng Cục Thống kê. Để đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi như sau: - Các yếu tố kinh tế - xã hội nào ảnh hưởng đến mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam? - Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng lên thì tỷ lệ tăng chi tiêu cho giáo dục như thế nào và cấp học nào là bị tác động mạnh nhất? - Chi tiêu lương thực thực phẩm và chi tiêu cho y tế có ảnh hưởng đến đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình hay không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: các hộ gia đình miền Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam.
- 4 Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trong phạm vi thời gian, không gian như sau: (i) Về thời gian: nghiên cứu mức chi tiêu cho giáo dục trong năm 2009 theo bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010. (ii) Về không gian: Trong khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị. 4. Phương pháp nghiên cứu. Cơ sở dữ liệu: đề tài sử dụng nguồn số liệu chính là dữ liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục Thống kê và nguồn dữ liệu được thu thập từ Tổng Cục Thống kê. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau: - Phương pháp thống kê mô tả: dùng để xử lý, so sánh, tổng hợp các số liệu và đưa ra những nhận xét cơ bản. - Phương pháp phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy đa biến xác định các nhân tố tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của các hộ. 5. Kết cấu luận văn. Bài luận này gồm có các chương như: Phần mở đầu sẽ giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn. Chương 1 – Cơ sở lý thuyết và thực tiển sẽ giới thiệu về cơ sở lý luận làm nền tảng cho bài nghiên cứu và tóm tắt các nghiên cứu liên quan. Chương 2 – Phương pháp và mô hình sẽ trình bày các mô hình kinh tế, sự lựa chọn mô hình của tác giả cho nghiên cứu này, trình bày cơ sở dữ liệu và phân tích để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Chương 3 – Kết quả nghiên cứu sẽ trình bày kết quả của mô hình và phân tích kết quả. Chương 4 – Kết luận và khuyến nghị. Nội dung chương này sẽ tóm lược lại những kết quả đáng chú ý của đề tài và đặc biệt là kết quả phân tích định lượng. Từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị, hàm ý về chính sách về mức chi tiêu giáo dục của hộ gia
- 5 đình. Ngoài ra, chương này cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN. Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết dùng để làm nền tảng cho các phân tích trong bài nghiên cứu. Ngoài ra, nội dung trong chương cũng trình bày và phân tích một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan mà tác giả đã tham khảo để lựa chọn các biến đưa vào trong mô hình nghiên cứu. 1.1 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng. 1.1.1 Định nghĩa. - Theo James F. Engel và các cộng sự (2005): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau hành động đó”. Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu hành vi tiêu dùng là một quá trình mà một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ. Quá trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và các hành động mua sắm, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. 1.1.2 Lý thuyết về lựa chọn tiêu dùng. Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), lý thuyết tiêu dùng thể hiện những quyết định lựa chọn tiêu dùng mang tính chất duy lý của người tiêu dùng cho các loại hàng hóa. Trong điều kiện ràng buộc về ngân sách hộ gia đình, người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo tối đa hóa mức hữu dụng của mình. Max u(x) với điều kiện p*x≤ I Trong đó, x=(x1, x2,…,xn) là rổ hàng hóa tiêu dùng và x1, x2,…,xn là các loại hàng hóa. p=(p1, p2,…,pn) là giá của rổ hàng hóa và p1, p2,…,pn là giá của từng loại hàng hóa trong rổ. I: Ngân sách của người tiêu dùng.
- 7 Với mức giá p của thị trường và ngân sách I cố định, người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất. Vấn đề này được thực hiện dựa trên một số giả định cơ bản như thông tin thị trường hoàn hảo, người tiêu dùng chấp nhận giá và giá của hàng hóa có dạng tuyến tính. 1.1.3 Lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu. Vào thế kỷ XIX, một nhà thống kê người Đức, Ernet Engel (1821-1896) đã thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm về ngân sách gia đình để đưa ra kết luận về các mô hình chi tiêu tiêu dùng, đó là chi phí cho các hàng hóa và dịch vụ khác nhau của các hộ gia đình ở những mức thu nhập khác nhau. Theo nghiên cứu của Engel, khi thu nhập tăng lên, tỷ trọng thu nhập chi cho các hàng hóa thiết yếu như thực phẩm thì giảm và chi cho các hàng hóa xa xỉ như các hàng hóa và dịch vụ công nghiệp lại tăng. Hay nói cách khác, các gia đình nghèo thường dành tỷ trọng tương đối lớn trong thu nhập của họ cho các nhu cầu cần thiết, trong khi các gia đình giàu lại dành phần lớn thu nhập cho các nhu cầu xa xỉ. Sự thay đổi này trong các mô hình chi tiêu tiêu dùng với sự gia tăng thu nhập của các hộ gia đình được gọi là quy luật Engel. Để đơn giản, ta sẽ mô tả và giải thích mối quan hệ giữa thu nhập và số lượng hàng hóa thay cho chi tiêu và giả định là giá của hàng hóa là không thay đổi. Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần luợt là Px và Py, đường ngân sách tương ứng là I1 và đường đẳng ích là U1. Điểm phối hợp tối ưu là E(x1,y1) là tiếp điểm của đường ngân sách và đường đẳng ích. Nếu thu nhập tăng lên là I2, giá của các sản phẩm không đổi là Px và Py thì đường ngân sách sẽ là I2. Điểm phối hợp tối ưu mới là F(x2,y2) là tiếp điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích U2. Nối các điểm E, F ta sẽ được tiêu dùng theo thu nhập (ICC). Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối điểm tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi, giá của sản phẩm không đổi.
- 8 Y I2/Py ICC I1/Py F E U2 U1 0 X I1/Px I2/Px Hình 1.1: Đường tiêu dùng theo thu nhập. Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income-Consumption Curve): Đường tiêu dùng – thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng với từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là không đổi. I ICC F I2 E I1 0 X X1 X2 Hình 1.2: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng thiết yếu. Như vậy, đường cong tiêu thụ - thu nhập (ICC) có thể được sử dụng để giải thích các mối quan hệ giữa mức độ thu nhập của người tiêu dùng với số lượng mua của một mặt hàng và được gọi là đường cong Engel.
- 9 Độ dốc của đường cong Engel ICC như hình 1.2 là ΔI / ΔX với ΔI viết tắt của sự thay đổi trong thu nhập và ΔX cho sự thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa X và tỷ lệ này sẽ có dấu dương. Điều quan trọng cần lưu ý là độ dốc của đường cong Engel trong hình 1.2 tăng lên khi thu nhập tăng lên. Điều này cho thấy rằng với mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng hàng hóa mua sẽ giảm dần. Như vậy, đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa thiết yếu thì số lượng mua của hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ giảm dần. I ICC F I2 E I1 X 0 X1 X2 Hình 1.3: Đường cong Engel trong trường hợp X là hàng hóa xa xỉ. Các đường cong Engel rút ra trong hình 1.3 có hướng lên trên dốc nhưng là lõm. Điều này cho thấy rằng độ dốc của đường cong Engel (ΔI / ΔX) đang giảm với sự gia tăng thu nhập. Nghĩa là, với mỗi mức tăng bằng nhau trong thu nhập, thì số lượng hàng hóa mua sẽ tăng cao hơn. Như vậy, trong trường hợp này, số lượng mua của hàng hóa tăng lên cùng với sự gia tăng thu nhập nhưng với tốc độ nhanh hơn. Hàng hóa như vậy được gọi là xa xỉ.
- 10 I ICC F I2 E I1 X 0 X2 X1 Hình 1.4: Đường cong Engel đối với X là hàng hóa cấp thấp. Đối với hàng hóa cấp thấp thì độ dốc của đường cong Engel có hệ số âm (hình 1.4), nghĩa là khi thu nhập tăng lên thì người ta sẽ giảm chi tiêu cho hàng hóa này. Như vậy, dựa vào hình dạng của đường Engel của từng loại hàng hóa ta có thể biết đó là sản phẩm thiết yếu, sản phẩm xa xỉ hay là sản phẩm cấp thấp. 1.2 Lý thuyết đầu tư giáo dục. Lý thuyết vốn con người liên quan đến giáo dục như là một sự đầu tư để tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Schultz, 1961, Becker, 1993). Việc đầu tư thêm cho giáo dục sẽ tạo ra lợi ích về mặt nâng cao thu nhập trong tương lai đồng thời đòi hỏi chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội vì không làm việc trong thời gian đi học. Mỗi người sẽ so sánh những chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội với lợi ích trong tương lai của việc đầu tư cho đi học. Việc đầu tư sẽ tiếp tục miễn là tỷ lệ biên lợi nhuận cao hơn chi phí bây giờ đã bỏ ra. Việc đầu tư cho giáo dục sẽ tăng theo kỳ vọng lợi nhuận đạt được trong tương lai và giảm theo chi phí đi học. Becker (1993) và Schultz (1961) nhận định hai đối tượng có học vấn khác nhau thường có những thu nhập khác nhau. Từ sự khác biệt trong thu nhập đó, cha mẹ sẽ có
- 11 những quyết định cho con cái đi học trong bao nhiêu năm tùy thuộc vào nhận thức của từng cha mẹ đối với thu nhập của con cái họ trong tương lai. Các nhu cầu học tập của trẻ em có thể được biểu diễn như là một hàm của tiền lương của các thành viên hộ gia đình, chi phí cho giáo dục, thu nhập hộ gia đình chưa được hưởng và một tập hợp các đặc điểm của trẻ em, gia đình và thị trường lao động địa phương. Các giả định về sự quan tâm của cha mẹ và nguồn vốn có giới hạn tạo ra mối quan hệ giữa trình độ học vấn của cha mẹ và thu nhập của hộ đến việc đầu tư giáo dục cho trẻ. Cha mẹ có học vấn cao sẽ quan tâm nhiều đến phúc lợi của con cái của họ (Becker và Tomes, 1993). Giáo dục của cha mẹ có thể đại diện cho hành vi của họ đối với việc học của trẻ và các yếu tố giáo dục của cha mẹ có thể phản ánh các khoản đầu tư cho trẻ em học tiểu học. Giáo dục của người mẹ cũng có thể đại diện cho thu nhập cố định, chi phí cơ hội của mẹ trong thị trường lao động và sản xuất của hộ gia đình. 1.3 Hành vi ra quyết định của hộ gia đình. Khi ra quyết định cho một vấn đề nào đó của hộ gia đình thì liệu đó là quyết định của người chủ hộ hay của tập thể các thành viên trong hộ gia đình đó? Trong nghiên cứu của Douglas (1983) về quá trình ra quyết định của hộ gia đình thì quyết định này được xem xét bởi các yều tố sau: - Quá trình này dựa trên ý kiến của một số thành viên trong gia đình chứ không phải là ý kiến riêng của chủ hộ và việc này đảm bảo tối đa lợi ích của các thành viên trong gia đình cũng như hạn chế các quyết định gây bất lợi. - Việc ra quyết định của hộ gia đình còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tư vấn của người bán hàng… hay các điều kiện sống cũng như các môi trường kinh tế - xã hội, các chính sách quy định quyền và nghĩa vụ mà hộ gia đình đó bị tác động. Vì thế mà việc ra quyết định cho một vấn đề nào đó nói chung và cho việc chi tiêu giáo dục hay thực phẩm nói riêng của hộ gia đình cần xem xét nhiều nhân tố từ các yếu tố bên trong hộ gia đình đến các yếu tố từ bên ngoài xã hội.
- 12 1.4 Các nghiên cứu liên quan. 1.4.1 Các nghiên cứu ngoài nước. Meng Zhao và Paul Glewwe (2007), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc nhập học của cá nhân trong hộ gia đình ở miền nông thôn ở Trung Quốc. Nghiên cứu này cho rằng nhu cầu cho số năm đi học của hộ gia đình là một hàm các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi ích của việc học thêm gồm bốn nhóm: Đặc tính cá nhân của trẻ (giới tính, tuổi, tình trạng dinh dưỡng), đặc điểm hộ gia đình (trình độ học vấn của cha và mẹ, nhận thức về giáo dục giới tính của cha và mẹ, mong muốn của cha mẹ về trình độ đạt được của trẻ, chi tiêu bình quân), đặc điểm công cộng (khoảng cách từ nhà đến trường) và đặc điểm của trường học, giáo viên (học phí, số phòng thí nghiệm khoa học, thư viện, kinh nghiệm, lương của giáo viên). Bài nghiên cứu đã sử dụng hồi quy probit để ước lượng số năm đi học của trẻ. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ và thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đến số năm hoàn thành đi học của trẻ em. Trình độ giáo dục và thái độ đối với giáo dục của trẻ của các bà mẹ cũng có tác động mạnh mẽ. Các phòng thí nghiệm khoa học và kinh nghiệm của giáo viên cũng tác động tích cực đối với việc học của trẻ. Aysit Tansel (1999), nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến việc nhập học của các bé trai và gái ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra các yếu tố quyết định thành tựu giáo dục ở cấp tiểu học, trung học, phổ thông và cao hơn. Bài nghiên cứu đã sử dụng hồi quy probit để ước lượng số năm đi học của trẻ với các bậc như 0, 2, 5, 8, 11, 15 và nhiều năm học hơn. Trong đó, đối với những ai không biết chữ thì nhận giá trị 0, biết chữ mà không tốt nghiệp ở bất cứ trường nào thì có giá trị là 2, tốt nghiệp cấp tiểu học, trung học, phổ thông thì nhận giá trị 5, 8, 11 năm học còn tốt nghiệp đại học hoặc cao hơn thì có 15 hoặc nhiều năm đi học hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các yếu tố cá nhân và hộ gia đình như thu nhập của hộ gia đình, giáo dục của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, các yếu tố đặc điểm cộng đồng như khu
- 13 vực nông thôn – thành thị, khoảng cách đến các trung tâm tàu điện ngầm, thành phần lao động địa phương, sự di dân để giải thích việc nhập học của các trẻ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này đã sử dụng hai mô hình cho từng giới tính của trẻ là trai hay gái để giải thích thêm những yếu tố trên tác động tới bé trai và gái như thế nào. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ở bậc tiểu học thì tỷ lệ nhập học cao ở cả bé trai và bé gái. Tuy nhiên ở vùng Đông Nam thì tỷ lệ bỏ học của bé gái nhiều hơn. Và chỉ một nữa học sinh tốt nghiệp tiểu học đăng ký học trung học. Biến thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đến việc đi học của trẻ và hệ số biến này ở bé gái lớn hơn mô hình của bé trai. Điều này cho thấy giáo dục là hàng hóa thông thường. Biến số năm đi học của cha mẹ cũng như nghề nghiệp của cha mẹ có liên quan mạnh mẽ đến thành tựu học tập của trẻ và các biến này cũng tác động đến các bé gái mạnh hơn các bé trai. Sự tác động của giáo dục cha mẹ đối với các bé gái thì tăng dần ở các cấp học cao hơn còn ở các bé trai thì hầu như là không có thay đổi. Bên cạnh đó các hộ gia đình ở thành thị thường cho con mình đi học cao hơn các hộ gia đình ở nông thôn. Tilak, Jandhyala B.G (2002), nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ. Theo đó, Tilak đã ước lượng chi tiêu cho giáo dục cho đứa trẻ của các hộ gia đình nông thôn ở Ấn Độ phụ thuộc vào các yếu tố như thu nhập của hộ, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của chủ hộ, giới tính của trẻ, quy mô hộ gia đình, đẳng cấp và tôn giáo của hộ, các chỉ số phát triển của làng xã nơi hộ gia đình sống và các khoản trợ cấp. Kết quả cho thấy thu nhập của hộ gia đình có tác động tích cực đối với chi tiêu cho giáo dục của trẻ, quy mô hộ gia đình làm tăng chi tiêu hộ gia đình nhưng mang tính gánh nặng, tiêu cực. Các yếu tố còn lại không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến chi tiêu cho giáo dục của hộ. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác như Mauldin và cộng sự (2001), nghiên cứu chi tiêu của cha mẹ đối với giáo dục của con cái với kết quả số tiền mà bố mẹ chi cho việc học của con cái phụ thuộc vào thu nhập sau thuế của cha mẹ, trình độ học vấn của cha mẹ, tuổi của cha mẹ, nơi sinh sống của gia đình (nông thôn hay thành thị). Hay
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn