intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:142

30
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu đề tài nhằm xác định và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy quyết định đình công tự phát của công nhân tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đánh giá khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các doanh nghiệp trong các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hạn chế khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- LÊ HOÀNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CÔNG TỰ PHÁT TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LÊ HOÀNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CÔNG TỰ PHÁT TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------ Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này với sự hướng dẫn của TS. Đinh Công Khải là hoàn toàn do tôi thực hiện từ việc thu thập số liệu tại các Khu Chế xuất và Công nghiệp trên địa bàn TP. HCM đến việc xử lý và viết kết quả nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác và các tài liệu được trích dẫn, có nguồn gốc rõ ràng. TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2018 Tác giả Lê Hoàng Minh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Chương 1:TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ........................................................................ 5 1.6 Kết cấu của Luận văn ......................................................................................... 5 Chương 2:TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC ...................................................................................................................... 7 2.1 Các khái niệm ..................................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm về đình công ................................................................................ 7 2.1.3 Quan hệ lao động.......................................................................................... 9 2.1.4 Tranh chấp lao động ..................................................................................... 9 2.1.5 Đại diện người lao động ............................................................................. 10 2.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 11 2.2.1 Lý thuyết về tính tự phát trong hoạt động phản kháng và phong trào xã hội 11 2.2.2 Lý thuyết thương lượng .............................................................................. 12 2.2.3 Mô hình xã hội học..................................................................................... 13 2.2.4 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................................ 14 2.2.5 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom ....................................................... 15 2.3 Tổng quan một số các nghiên cứu tiêu biểu ...................................................... 15
  5. 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 15 2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 16 2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................................... 17 2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát ............................. 17 2.4.1.1 Lãnh đạo .............................................................................................. 17 2.4.1.2 Công đoàn ............................................................................................ 19 2.4.1.3 Thương lượng, tranh chấp lao động ...................................................... 20 2.4.1.4 Tiền lương, thưởng, phụ cấp ................................................................. 22 2.4.1.5 Phúc lợi ................................................................................................ 23 2.4.1.6 Môi trường và điều kiện làm việc ......................................................... 24 2.4.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................... 26 Tóm tắt Chương 2 .................................................................................................. 27 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 28 3.1 Các thang đo trong mô hình nghiên cứu ............................................................ 28 3.2 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 32 3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ........................................................................................ 32 3.2.2 Nghiên cứu chính thức................................................................................ 33 3.3 Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................... 34 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài................................................................... 34 3.3.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................. 34 3.3.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................... 35 3.4 Quy mô và cách chọn mẫu ................................................................................ 35 3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 36 3.5.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Croncbach’s Alpha.................................... 36 3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 37 3.5.3 Phân tích hồi quy Binary Probit .................................................................. 37 Tóm tắt Chương 3 .................................................................................................. 38 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................... 40
  6. 4.1 Thực trạng về đình công tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................................................... 40 4.1.1 Đặc điểm các cuộc đình công ..................................................................... 44 4.1.2 Tính chất của các cuộc đình công tự phát ................................................... 45 4.1.3 Kết quả giải quyết các vụ đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 .............................................................................. 46 4.3 Kết quả nghiên cứu chính thức ......................................................................... 49 4.3.1 Thống kê mô tả........................................................................................... 49 4.3.2 Kết quả kiểm định các biến......................................................................... 52 4.3.2.1 Đánh giá kết quả bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................ 52 4.3.2.2 Đánh giá kết quả bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ...................... 54 4.3.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .................................................................. 57 4.3.4 Kết quả mô hình phân tích hồi quy Binary Probit ....................................... 59 4.3.4.1 Thống kê mô tả .................................................................................... 59 4.3.4.2 Ma trận hệ số tương quan ..................................................................... 60 4.3.4.3 Kết quả ước lượng hồi quy Probit......................................................... 61 4.3.4.4 Kết quả kiểm định độ chính xác của mô hình ....................................... 65 4.3.4.5 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ...................................................... 66 4.3.4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 66 4.3.4.7 Kiểm định sự khác biệt trên các biến kiểm soát .................................... 70 Tóm tắt Chương 4 .................................................................................................. 71 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 72 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 72 5.2 Khuyến nghị ..................................................................................................... 74 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT A/C Anh/Chị BCHCĐ Ban chấp hành công đoàn BCHCĐCS Ban chấp hành công đoàn cơ sở BHXH Bảo hiểm xã hội CNLĐ Công nhân lao động CN Công nhân DN Doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài HĐLĐ Hợp đồng lao động Hepza Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM ILO Tổ chức lao động quốc tế KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KCX&CN Khu chế xuất và công nghiệp LĐ Lao động NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động Sở LĐ&TB XH Sở Lao động và Thương binh Xã hội TP Thành phố TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh TULĐTT Thoả ước lao động tập thể UBND Uỷ ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 26 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài ...................................................................... ...34 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................... 57
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến đình công tự phát ............................... 25 Bảng 3.1 Thang đo nhân tố Lãnh đạo ......................................................................... 28 Bảng 3.2 Thang đo nhân tố Công đoàn ...................................................................... 29 Bảng 3.3 Thang đo nhân tố Thương lượng, tranh chấp lao động ................................ 30 Bảng 3.4 Thang đo nhân tố Tiền lương, thưởng, phụ cấp ........................................... 30 Bảng 3.5 Thang đo nhân tố Phúc lợi .......................................................................... 31 Bảng 3.6 Thang đo nhân tố Môi trường, Điều kiện làm việc ...................................... 32 Bảng 3.7 Phân bổ mẫu điều tra .................................................................................. 33 Bảng 4.1 Tình hình đình công tại các khu chế xuất và công nghiệp 2010-2016 .......... 40 Bảng 4.2 Thống kê số vụ đình công tại các KCX&CN giai đoạn 2010 - 2016 ............ 43 Bảng 4.3 Giới tính của công nhân .............................................................................. 49 Bảng 4.4 Độ tuổi của công nhân ................................................................................ 50 Bảng 4.5 Trình độ của công nhân............................................................................... 50 Bảng 4.6 Thu nhập của công nhân ............................................................................. 51 Bảng 4.7 Số lượng công nhân tham gia đình công tự phát.......................................... 51 Bảng 4.8 Số lượng công nhân là người thành phố ...................................................... 52 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định của các biến................................................................... 53 Bảng 4.10.Hệ số KMO đo lường các biến giải thích lần 2 .......................................... 55 Bảng 4.11 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2......................................... 55 Bảng 4.12 Thống kê mô tả ......................................................................................... 59 Bảng 4.13 Ma trận hệ số tương quan .......................................................................... 60 Bảng 4.14 Kết quả ước lượng .................................................................................... 62 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định độ chính xác ................................................................ 65 Bảng 4.16 Kết quả ước lượng sự khác biệt ................................................................. 70
  10. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01: Bảng câu hỏi phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ công đoàn cơ sở Phụ lục 02: Danh sách lãnh đạo và cán bộ công đoàn cơ sở tham gia phỏng vấn Phụ lục 03: Bảng khảo sát cho nghiên cứu sơ bộ Phụ lục 04: Bảng khảo sát cho nghiên cứu chính thức Phụ lục 05: Thống kê mô tả về thông tin cá nhân của công nhân Phụ lục 06: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Phụ lục 07: Phân tích nhân tố khám phá EFA Phụ lục 08: Kết quả phân tích hồi quy Binary Probit
  11. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay, đình công tự phát đang là một trong những vấn đề nóng bỏng và là một hiện tượng quan hệ lao động tự nhiên trong nền kinh tế thị trường. Nó biểu hiện một sự bế tắc trong quan hệ lao động, khi có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động mà sự xung đột này không được giải quyết kịp thời. Bản chất của đình công tự phát thường thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 5,4 triệu công nhân lao động (CNLĐ) làm việc tại hơn 136 nghìn doanh nghiệp (DN) vào năm 2016, lực lượng lao động này có vị thế quan trọng trong việc đóng góp 30% tổng thu ngân sách quốc gia hàng năm1. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp (DN) thu hẹp quy mô, một bộ phận DN chưa chấp hành pháp luật về lao động, sự thiếu hiểu biết của một số CNLĐ… đã dẫn đến các cuộc đình công tự phát, ngừng việc tập thể, tranh chấp lao động, ảnh hưởng an ninh chính trị và kinh tế của Thành phố… Theo Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, năm 2016, trên địa bàn xảy ra 54 vụ ngừng việc tập thể với 19 nghìn công nhân tham gia, với nguyên nhân liên quan các DN vi phạm quyền lợi của CNLĐ trong số đó có 14 vụ ngừng việc tập thể diễn ra tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ 25,9%. Mặc dù xu hướng các cuộc đình công tự phát tự phát, ngừng việc tập thể tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây đã có xu hướng giảm rõ rệt như năm 2012 xảy ra 22 vụ, năm 2014 đã giảm còn 15 vụ và năm 2016 là 10 vụ thì với việc vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao các vụ ngừng việc tập thể hiện vẫn đang là một thách thức không hề nhỏ đối với Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (Hepza). Câu hỏi đặt ra là làm sao để hạn chế các vụ đình công tự phát, ngừng việc tập thể để nó không còn là một trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào TP. Hồ Chí Minh sẽ vẫn là một 1 Trích trên báo điện tử CafeF đăng ngày 02/05/2017, download từ http://cafef.vn/infographics-thanh-pho-ho-chi-minh-dau-tau-kinh-te-cua-ca-nuoc- 20170430204855345.chn
  12. 2 trong những mục tiêu quan trọng của các khu chế xuất và công nghiệp nói riêng và toàn thành phố nói chung. Đã có một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến đình công tự phát trên các khía cạnh khác nhau như: Về nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu của Ke (2013) về đình công tự phát tại Trung Quốc cho thấy rằng giới tính, thu nhập, bảo hiểm xã hội, loại hình doanh nghiệp có tác động đến khả năng đình công tự phát của công nhân. Đồng ý với quan điểm này trong nghiên cứu của Martin (1986), Martin và Sinclair (2001) về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến đình công tự phát của cá nhân đã chỉ ra rằng tuổi, giới tính và công đoàn có ảnh hưởng đến đình công tự phát của cá nhân. Trong một nghiên cứu gần đây của Do Quynh Chi và Di van den Broek (2015) về vai trò của công đoàn trong các cuộc đình công tự phát tại Việt Nam đã chỉ ra rằng đình công tự phát là do công đoàn chưa thể hiện đúng vai trò của mình trong nỗ lực giải quyết các xung đột giữa NSDLĐ và NLĐ, điều này cũng thể hiện rõ trong một nghiên cứu trước đây của Clarke (2006) về các đặc tính của đình công tự phát tại Việt Nam. Gần đây nhất trong nghiên cứu của Anner và Liu (2016) về đình công tự phát tại Việt Nam từ 2010 đến 2012 đã chỉ ra rằng đình công tự phát chịu ảnh hưởng của những yếu tố như tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể, loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ lao động nhập cư, năm thành lập công ty và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Về các nghiên cứu trong nước, nghiên cứu của Jan Jung - Min Sunoo (2007) về một số giải pháp phòng ngừa đình công tự phát tại các doanh nghiệp ở Việt Nam đã chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới đình công tự phát là do mức lương thấp hay NSDLĐ không tăng lương hoặc trả mức thưởng như đã cam kết, buộc làm thêm giờ quá nhiều, không được trả lương cho những giờ làm thêm, không được kí hợp đồng lao động, và không được đóng bảo hiểm xã hội. Trong những nghiên cứu gần đây hơn như nghiên cứu của Vương Vĩnh Hiệp (2014) về đình công tự phát tại các Khu Công nghiệp tỉnh Khánh Hoà đã chỉ ra rằng đình công tự phát là do thiếu hiểu biết pháp luật, thái độ và quan điểm của NLĐ. Mặt khác vai trò của công đoàn cơ sở, mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ, văn hoá của NSDLĐ, môi trường và điều kiện làm việc, tiền
  13. 3 lương, thưởng cũng là những yếu tố tác động đến đình công tự phát. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Oanh (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát của công nhân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước tại Long An đã cho thấy tiền lương, thưởng, phúc lợi, vai trò của lãnh đạo, hiểu biết pháp luật của NLĐ có tác động đến đình công tự phát. Gần đây nhất trong luận án của Trần Trọng Nghĩa (2016) về các yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế đình công tự phát của các doanh nghiệp dệt may tại huyện Đức Hòa, Long An đã chỉ ra rằng phúc lợi và sự quan tâm của ban giám đốc, điều kiện và thời gian làm việc của công nhân, thu nhập và đảm bảo việc làm cũng như phát triển nghề nghiệp cho công nhân là những yếu tố chính giúp hạn chế đình công tự phát. Điểm chung trong các nghiên cứu trong và ngoài nước là tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát trên khía cạnh của doanh nghiệp mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện dự báo về quyết định đình công tự phát xét trên khía cạnh của công nhân. Ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về quyết định đình công tự phát tại các doanh nghiệp trong các Khu Chế xuất và Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Chính những điều này đã tạo động lực để tác giả hình thành đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát và đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả tập trung vào các mục tiêu chính sau: - Xác định và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy quyết định đình công tự phát của công nhân tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. - Đánh giá khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các doanh nghiệp trong các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hạn chế khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
  14. 4 Để trả lời cho các mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài gồm: - Các yếu tố nào tác động đến khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát của công nhân tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh? - Khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát trong các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh như thế nào? - Các chính sách nào là cần thiết để giảm thiểu khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là công nhân trong các khu chế xuất và công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh có tham gia và không tham gia đình công tự phát. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng bảng khảo sát với các câu hỏi mở trên 6 lãnh đạo doanh nghiệp, 6 cán bộ tổ chức công đoàn (cán bộ Công đoàn cấp cơ sở) và 20 công nhân tại các công ty trong khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát của công nhân. Sau khi thảo luận sẽ thực hiện việc chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp hơn dựa trên góp ý của lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ công đoàn và công nhân. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện sau khi nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ đã cho kết quả khẳng định rằng các câu hỏi cũng như các nhân tố dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đình công tự phát của công nhân là phù hợp và có độ tin cậy cao. Từ đây, tác giả sẽ tiến hành đối chiếu bảng hỏi với các khung lý thuyết, nghiên cứu đi trước để một lần nữa khẳng định bảng hỏi là phù hợp với chủ đề nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách khảo sát trực tiếp thông qua hình thức phỏng vấn các công nhân tại các khu chế xuất và công nghiệp theo kích cỡ mẫu tuân theo các tiêu chí chọn mẫu. Kết quả nghiên cứu
  15. 5 sẽ được thực hiện trên phần mềm SPSS và Stata để kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha, phân tích EFA. Sau đó sẽ sử dụng hồi quy Binary Probit để ước lượng và dự đoán khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp của công nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là cơ sở khoa học để khuyến nghị các doanh nghiệp tại các khu chế xuất và công nghiệp cũng như là một tài liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp đang có ý định hoạt động tại các khu chế xuất và công nghiệp hiểu rõ hơn về những đòi hỏi mang tính chính đáng, đúng pháp luật của công nhân, từ đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp đem lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động. 1.6 Kết cấu của Luận văn Luận văn có cấu trúc gồm 5 chương chính: Chương 1. Tổng quan về nghiên cứu. Tác giả tập trung giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu của nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và kết cấu của đề tài. Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi trước. Chương này tác giả trình bày khái quát những lý thuyết liên quan về đình công tự phát, các học thuyết về thương lượng, tính tự phát trong hoạt động phản kháng, mô hình xã hội học.Từ đây, tác giả đưa ra các giả thuyết cũng như mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên các học thuyết và các nghiên cứu đi trước. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này tác giả sẽ tập trung trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và kiểm định các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, EFA. Từ đó, sử dụng mô hình Binary Probit để ước lượng và dự đoán khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát tại các khu chế xuất và công nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
  16. 6 Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này tác giả sẽ phân tích kết quả nghiên cứu cũng như tính toán khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát dựa trên số liệu thu thập được. Chương 5. Kết luận và khuyến nghị chính sách. Dựa vào kết quả nghiên cứu trong chương 4, tác giả sẽ đưa ra kiến nghị và một số giải pháp giúp các doanh nghiệp đã và đang hoạt tại các khu chế xuất và công nghiệp cũng như các doanh nghiệp đang có ý định tham gia những phương hướng để hạn chế tối đa khả năng xảy ra quyết định đình công tự phát, đồng thời đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  17. 7 Chương 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Khái niệm về đình công Theo Bộ Luật Lao động 2012 định nghĩa "Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động". Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa "Đình công là việc tạm dừng công việc được thực hiện bởi một hoặc nhiều nhóm người lao động nhằm thực thi hoặc đòi hỏi hoặc bày tỏ bất bình hoặc hỗ trợ các người lao động khác trong nhu cầu hoặc bất bình của họ”. Phân loại đình công Đình công hợp pháp: Theo Điều 210, 211, 212, 213 của Bộ Luật Lao động 2012 quy định một cuộc đình công là hợp pháp khi các điều kiện sau được đáp ứng: Chủ thể lãnh đạo đình công: Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công tự phát do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động. Nội dung đình công: Các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ Luật Lao động 2012. Trình tự đình công gồm có các bước sau: 1. Lấy ý kiến tập thể lao động: Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của Ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản. 2. Ra quyết định đình công: Ra quyết định đình công phải có các nội dung sau đây:
  18. 8 a) Kết quả lấy ý kiến đình công; b) Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; c) Phạm vi tiến hành đình công; d) Yêu cầu của tập thể lao động; e) Họ tên của người đại diện cho Ban chấp hành công đoàn và địa chỉ liên hệ để giải quyết. 3. Tiến hành đình công: Đến thời điểm bắt đầu đình công, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu của tập thể lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công. Đình công bất hợp pháp: Theo Điều 215 của Bộ Luật Lao động 2012 thì những trường hợp sau đây được xem là đình công bất hợp pháp: 1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; 2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công; 3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của bộ luật này; 4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định; 5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công. 2.1.2 Khái niệm về người lao động Theo Điều 3, điều 5 của Bộ Luật Lao động 2012, người lao động là người đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động có các quyền sau đây: a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao
  19. 9 động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể; c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động; d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; e) Đình công. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động; Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế. 2.1.3 Quan hệ lao động Theo Điều 7 của Bộ Luật Lao động 2012, quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau. Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. 2.1.4 Tranh chấp lao động Theo Điều 3 khoản 7 của Bộ Luật Lao động 2012, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
  20. 10 Theo Điều 3 mục 8 của Bộ Luật Lao động 2012 tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác. Theo Điều 3 mục 9 của Bộ Luật Lao động 2012 tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 2.1.5 Đại diện người lao động Đại diện lao động được hiểu là tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc người đứng đầu do tập thể lao động bầu ra tham gia vào pháp luật lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của tập thể lao động. Theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa liên bang Đức, các hình thức đại diện của tập thể lao động bao gồm 4 hình thức: - Công đoàn; - Hội đồng xí nghiệp; - Hội đồng giám sát; - Đại diện của nhóm người lao động. Tuy nhiên, Bộ Luật Lao động 2012 không thừa nhận hình thức đại diện lao động do tập thể lao động cử ra. Theo đó, pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận các hình thức đại diện lao động gồm: “Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là BCHCĐCS hoặc BCHCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở”. Hình thức đại diện lao động trong Bộ Luật Lao động 2012 có những đặc trưng cơ bản: - Luôn phát sinh, tồn tại gắn liền với quan hệ lao động. Ở đâu có quan hệ lao động xác lập giữa người lao động và người sử dụng lao động ở đó có hình thức đại diện lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2