intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn mong muốn đi nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố cấu thành quyết định trong việc chọn lựa nhà cung cấp Hàn Quốc hiện nay nhằm giúp cho nhà cung cấp Hàn Quốc có định hướng phát triển chính xác khi đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác được với các nhà cung cấp phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- NGUYỄN QUANG CHIẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP HÀN QUỐC CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- NGUYỄN QUANG CHIẾN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP HÀN QUỐC CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG TP.HỒ CHÍ MINH – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu trong bài được dẫn giải từ các nguồn rõ ràng và trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những nội dung mà mình trình bày trong luận văn dưới đây. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 6 năm 2014 Tác giả Nguyễn Quang Chiến
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1: TỔNG QUAN .....................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3 1.5 Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu ..........................................................................4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................6 2.1 Mô hình lựa chọn nhà cung cấp trong tổ chức ................................................6 2.2 Nghiên cứu Dickson – 1966 ............................................................................9 2.3 Nghiên cứu Weber – 1991 ...............................................................................11 2.4 Tổng hợp lý thuyết ..........................................................................................15 2.5 Chất lượng .......................................................................................................19 2.6 Giá cả ...............................................................................................................22
  5. 2.7 Giao hàng.........................................................................................................23 2.8 Dịch vụ ............................................................................................................23 2.9 Năng lực kỹ thuật ............................................................................................ 24 2.10 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................25 2.11 Mô hình nghiên cứu.......................................................................................25 Chương 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................27 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................27 3.2 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................27 3.3 Thông tin về mẫu ............................................................................................. 28 3.4 Thiết kê nghiên cứu .........................................................................................28 3.5 Thang đo và bảng câu hỏi................................................................................30 3.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................37 Chương 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................................40 4.1 Phân tích thống kê mô tả .................................................................................40 4.2 Phân tích độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha ...................................40 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA(Exploratory Factor Analysis) ....................43 4.4 Mô hình điều chỉnh ..........................................................................................51 4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................................51 4.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................................................57 4.7 Phân tích ANOVA ...........................................................................................59
  6. Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................68 5.1 Tóm tắt nghiên cứu ..........................................................................................68 5.2 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................69 5.3 Kiến nghị .........................................................................................................71 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu .........................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp điểm đánh giá các yếu tố (Dickson, 1966) ............................ 10 Bảng 2.2 Tổng hợp bài báo trong các tạp chí được khảo sát (Weber, 1991) ........12 Bảng 2.3 Xếp hạng quan trọng các yếu tố dựa trên các nghiên cứu (Weber, 1991) ............................................................................................................................... 14 Bảng 2.4 So sánh số lượng bài báo giữa 2 giai đoạn “1966-1990” và “1990-2001” ............................................................................................................................... 16 Bảng 2.5: So sánh thứ hạng các yếu tố 2 giai đoạn 1990-2001 và 1966-1990 .....17 Bảng 3.1: Thang đo chất lượng .............................................................................31 Bảng 3.2: Thang đo giá cả .....................................................................................32 Bảng 3.3: Thang đo giao hàng...............................................................................33 Bảng 3.4: Thang đo dịch vụ ..................................................................................34 Bảng 3.5: Thang đo kỹ thuật .................................................................................35 Bảng 3.6: Thang đo chất lượng loại bỏ .................................................................36 Bảng 3.7: Thang đo giá cả loại bỏ .........................................................................36 Bảng 3.8: Thang đo giao hàng loại bỏ...................................................................36 Bảng 3.9: Thang đo kỹ thuật .................................................................................37 Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập .....................................41 Bảng 4.2: Hệ số tương quan biến tổng của các biến chất lượng ...........................41 Bảng 4.3: Hệ số tương quan biến tổng của các biến giá cả ...................................42 Bảng 4.4: Hệ số tương quan biến tổng của các biến giao hàng ............................ 42
  8. Bảng 4.5: Hệ số tương quan biến tổng của các biến dịch vụ ................................ 42 Bảng 4.6: Hệ số tương quan biến tổng của các biến kỹ thuật ............................... 43 Bảng 4.7: Kết quả phân tích KMO và Bartlett lần 1 .............................................43 Bảng 4.8: Kết quả phân tích phương sai lần 1 ......................................................44 Bảng 4.9: Ma trận hệ số nhân tố đã xoay lần 1 .....................................................45 Bảng 4.10: Kết quả phân tích KMO và Bartlett lần 2 ...........................................46 Bảng 4.11: Kết quả phân tích phương sai lần 2 ....................................................46 Bảng 4.12: Ma trận hệ số nhân tố đã xoay lần 2 ...................................................47 Bảng 4.13: Kết quả phân tích KMO và Bartlett lần 3 ...........................................48 Bảng 4.14: Kết quả phân tích phương sai lần 3 ....................................................49 Bảng 4.15: Ma trận hệ số nhân tố đã xoay lần 3 ...................................................50 Bảng 4.16: Phân tích tương quan giữa các yếu tố và quyết định cuối cùng.........52 Bảng 4.17: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 và Durbin-Watson ..53 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định ANOVA ............................................................... 54 Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy theo phương pháp Enter ...........................54 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các giả thuyết........................................................58 Bảng 4.21: Kết quả phân tích Homogeneity cho biến phân loại bộ phận .............59 Bảng 4.22: Kết quả phân tích ANOVA cho biến phân loại bộ phận ....................60 Bảng 4.23: Kết quả phân tích Homogeneity cho biến phân loại loại hình............61 Bảng 4.24: Kết quả phân tích ANOVA cho biến phân loại loại hình ...................61
  9. Bảng 4.25: Kết quả phân tích Homogeneity cho biến phân loại quy mô ..............62 Bảng 4.26: Kết quả phân tích ANOVA cho biến phân loại quy mô .....................63 Bảng 4.27: Kết quả phân tích Bonferroni cho biến phân loại quy mô ..................64 Bảng 4.28: Kết quả phân tích Homogeneity cho biến phân loại lịch sử ...............65 Bảng 4.29: Kết quả phân tích ANOVA cho biến phân loại lịch sử ......................65 Bảng 4.30: Kết quả phân tích Bonferroni cho biến phân loại lịch sử ...................66
  10. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Quá trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp ........................................6 Hình 2.2 Vòng lặp “Kế hoạch-Làm-Kiểm-Sửa” ...................................................20 Hình 2.3 Quan điểm cũ về chất lượng và chi phí ..................................................20 Hình 2.4 Quan điểm hiện tại về chất lượng và chi phí ..........................................21 Hình 2.5 Quan điểm về chất lượng và chi phí .......................................................21 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................25 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..............................................................................27 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh............................................................. 51 Hình 4.2: Biểu đồ phân tán của giá trị phần dư và giá trị dự đoán .......................55 Hình 4.3: Biểu đồ tần số của giá trị phần dư .........................................................56 Hình 4.4: Biểu đồ tần số của giá trị phần dư .........................................................57
  11. TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày nay Việt Nam đang trở thành điểm đến kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư và sản xuất của thế giới. Trong bối cảnh kinh tế mở cửa như hiện nay thì cơ hội kinnh doanh là vô cùng to lớn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp thế giới. Trước đây Nhật Bản luôn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn FDI luôn dẫu đầu. Trong những năm gần đây thì các nhà đầu tư Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 đầu tư vào thị trường Việt Nam. Với xu hướng đó thì việc tìm hiểu chính xác nhu cầu và mong muốn mà các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm ở các nhà cung cấp nước ngoài luôn là bài toán cấp thiết hiện nay. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn muốn mang đến sản phẩm tốt nhất cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam cũng luôn mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thông qua việc hợp tác trao đổi kỹ thuật. Luận văn mong muốn đi nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố cấu thành quyết định trong việc chọn lựa nhà cung cấp Hàn Quốc hiện nay nhằm giúp cho nhà cung cấp Hàn Quốc có định hướng phát triển chính xác khi đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác được với các nhà cung cấp phù hợp.
  12. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay Việt Nam ngày càng thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư và công ty nước ngoài đến đây phát triển kinh doanh và sản xuất. Với lợi thế là quốc gia đông dân, năng động và có chi phí cạnh nhất tranh trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn trong 5 năm tới. Theo Cafébiz.vn với bài viết “Quốc gia nào đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam”, ngày 3 tháng 12 năm 2012, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với 3931,5 triệu USD, chiếm 54,2% tổng vốn đăng kí cấp mới. Tiếp đó là Hàn Quốc 693,1 triệu USD, chiếm 9,6% (CafeBiz.vn, “Quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam). Với xu hướng đầu tư mới cho thấy các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có sự tập trung và đầu tư nhiều hơn đối với Việt Nam. Báo đầu tư đăng ngày 12/7/2013 cũng đã có bài viết “Nhà đầu tư Hàn Quốc dốc vốn vào Việt Nam” (Baodautu.vn). Lý giải cho lý do này chính là các chính sách miễn giảm thuế được hứa hẹn trong quá trình đàm phán chính thức cho Hiệp Định FTA giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong năm 2012 (Trungtamwto.vn). Cơ quan báo chí đại diện của chính phủ Việt Nam cũng đã có bài viết gần đây nói về vốn đầu tư của Hàn Quốc tính từ năm 1991 đến năm 2007 đứng đầu danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (Vietnamembassy- slovakia.vn) Và mới đây vào ngày 10/9/2013 tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye cũng đã có chuyến thăm chính thức thành phố Hồ Chí Minh một thành phố “biểu tượng cho sự phát triển ngoạn mục của Việt Nam” (Vietnamnet.vn). Tổng thống cũng cho biết sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc mong muốn đến Việt Nam đầu tư và kinh doanh. Là nhà phân phối chính thức của các hãng điện tử trên thế giới, tôi xác định cho mình chiến lược phải là cầu nối giúp các doanh nghiệp sản xuất trong nước tiếp cận
  13. 2 với nhà cung cấp quốc tế một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Hiện tại công ty tôi là nhà phân phối chính thức cho các hãng sản xuất của Mỹ và Nhật, … nhưng các hãng của Hàn Quốc thì chỉ mới có 1 hãng vì uy tín và chất lượng của doanh nghiệp Hàn Quốc thì vẫn chưa tạo được tiếng tăm lớn như Mỹ và Nhật Bản. Nhưng với những hãng lớn như SamSung, LG, Hyndai, … thì tên tuổi đã bắt đầu có tiếng vang và hơn nữa trong tương lai với dòng vốn đầu tư lớn từ Hàn Quốc đổ vào Việt Nam, tôi tin rằng đây sẽ là cơ hội để công ty chúng tôi làm đối tác kinh doanh của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp của Việt Nam đánh giá như thế nào về các sản phẩm và hàng hóa cung cấp bởi các doanh nghiệp Hàn Quốc. Các tên tuổi lớn như SamSung, LG, Hyndai đã có vị thế nhất định trong bản đồ thương hiệu của người Việt nhưng đâu là các yếu tố để các doanh nghiệp Việt lựa chọn nhà cung cấp đến từ Hàn Quốc. Đó chính là lý do chính mà đề tài luận văn mà tôi muốn nghiên cứu chính là “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”. Ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu chỉ mới khảo sát các yếu tố quyết định việc lựa chọn nhà cung cấp của đối tượng cá nhân tiêu dùng, chưa hề có nghiên cứu khảo sát về các yếu tố hay hành vi lựa chọn nhà cung cấp của tổ chức doanh nghiệp. Nghiên cứu gần đây được khảo sát là vào năm 2008 của ĐINH THỊ HỒNG THÚY với sự hướng dẫn của TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN với đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của sinh viên TP.HCM”. Nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Parasuraman với thang đo Servqual nổi tiếng. Tuy nhiên hành vi quyết định của doanh nghiệp là phức tạp và khắt khe hơn so với cá nhân, dẫn đến các yếu tố quyết định sự lựa chọn cũng sẽ khác. Do đó đề tài nghiên cứu được khảo sát ở đây chính là: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài nghiên cứu này với mong muốn tìm hiểu và khám phá các yếu tố tạo nên quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp, từ đó có thể có
  14. 3 những giải pháp hay đề xuất tốt hơn giúp doanh nghiệp có được sự lựa chọn chính xác và hợp lý hơn. Các câu hỏi đặt ra cho việc thực hiện đề tài chính là: 1/ Các yếu tố nào dẫn đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp? 2/ Hệ số tác động của các yếu tố lên quyết định lựa chọn của doanh nghiệp? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ các vấn đề liên quan đến các yếu tố dẫn đến quyết định lựa chọn của doanh nghiệp. Hai mục tiêu cụ thể cần nghiên cứu đó là:  Xác định các nhân tố quan trọng có sức ảnh hưởng lớn lên quyết định lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp Hồ Chí Minh.  Hàm ý cho nhà cung cấp Hàn Quốc và nhà phân phối trong định hướng chiến lược sản phẩm và công ty để tiếp cận doanh nghiệp tốt nhất. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp. - Khách thể nghiên cứu: Các nhân viên thu mua, nhân viên kỹ thuật và quản lý cấp cao tại doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung thực hiện tại các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. - Mẫu nghiên cứu  Kích thước mẫu: 129 nhân viên đang làm việc trong các doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh đã có kinh nghiệm mua và sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp Hàn Quốc  Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, ngoài ra còn có phân chia theo nhóm bộ phận. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức  Nghiên cứu sơ bộ tập trung vào kỹ thuật phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm với một số nhân viên thu mua, kỹ thuật và giám đốc. Nội dung dựa
  15. 4 vào các yếu tố trong nghiên cứu Dickson và nghiên cứu của Weber. Tác giả đã chọn ra 5 yếu tố quan trọng nhất và được chấp nhận nhiều nhất: Chất lượng, giá cả, giao hàng, dịch vụ và năng lực kỹ thuật. Tuy nhiên thang đo này chỉ là dựa theo các nghiên cứu trên thế giới cho các nhà cung cấp chung chung, chưa có một nghiên cứu nào dựa trên nhà cung cấp riêng biệt là Hàn Quốc. Do đó phương pháp thảo luận nhóm được dùng để khảo sát các yếu tố của nhà cung cấp Hàn Quốc được chọn lựa bởi nhà cung cấp tại Việt Nam. Sau đó phương pháp phỏng vấn tay đôi sẽ được thực hiện nhằm đánh giá lại bảng câu hỏi về tính hợp lý và đầy đủ.  Sau nghiên cứu sợ bộ, bảng câu hỏi và các yếu tố sẽ được chỉnh sửa nếu có để phù hợp. Tiếp đó nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp hay gởi qua mail cho cho các nhân viên mua hàng, thu mua, giám đốc công ty. - Xử lý dữ liệu: xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. - Quy trình phân tích dữ liệu:  Thống kê mô tả.  Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Chronbach’s Alpha.  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính.  Phân tích hồi quy tuyến tính. 1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU Thông qua khảo sát thực tế về hành vi quyết định của doanh nghiệp, nghiên cứu mong muốn đem đến các kết quả cụ thể sau: - Đóng góp về mặt lý thuyết:  Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng lên quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh.  Đưa các trọng số của các yếu tố trong mô hình quyết định lựa chọn nhà cung cấp để xác định mức độ ảnh hưởng.
  16. 5 - Đóng góp về mặt thực tiễn:  Giúp doah nghiệp Hàn Quốc cũng như là nhà phân phối xác định tốt định hướng chiến lược để phát triển ở thị trường Việt Nam.  Là nghiên cứu định lượng đầu tiên trên nhà cung cấp Hàn Quốc, giúp tạo tiền đề cho các nghiên cứu kiểm chứng lặp lại và sâu hơn về sau. A. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc tại Việt Nam. Từ đó giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc và nhà phân phối hiểu rõ hơn về lý do quyết định lựa chọn nhà cung cấp hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam. Các nghiên cứu về sau có thể lặp lại hoặc sâu hơn để giải thích các yếu tố còn thiếu trong mô hình. B. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu gồm có 5 chương với bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu Chương 5: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
  17. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình lựa chọn nhà cung cấp trong tổ chức Monczka, 2005 đã chỉ ra các bước lựa chọn nhà cung cấp trong báo cáo khoa học của mình vào năm 2005. Chất lượng bộ hồ sơ các nhà cung cấp sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chất lượng của các bước lựa chọn nhà cung cấp. Chính vì vậy mà trong phần mở đầu này, tác giả sẽ chỉ ra phương pháp tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách hệ thống chi tiết. Hình 2.1 chỉ ra quá trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp. Hình 2.1: Quá trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp (Nguồn: Abraham Mendoza (2007, trang7) Bước 1: Xác định nhu cầu cho việc lựa chọn nhà cung cấp Bước đầu tiên trong quá trình này chính là phải xác định chính xác nhu cầu mà doanh nghiệp cần tìm kiếm ở nhà cung cấp cho sản phẩm hay dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp mình. Đối với những sản phẩm khác nhau và những giai đoạn khác nhau, nhu cầu của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp cũng sẽ thay đổi chứ không hề cố định. Các nhà cung cấp truyền thống nếu không có đủ năng lực đáp ứng vẫn phải bị loại và tìm kiếm nhà cung cấp mới. Lấy ví dụ: Khi phát triển sản phẩm mới, việc thay đổi trong bộ hồ sơ các nhà cung cấp hiện tại có thể sẽ thay đổi vì chất lượng không đảm bảo, kết thúc hợp đồng cung cấp, thị trường khách hàng thay đổi, khả năng của nhà cung cấp hiện tại không đủ đáp ứng hay không hiệu quả so với nhu cầu gia tăng. Tình huống này sẽ xảy ra khác nhau với mỗi doanh nghiệp.
  18. 7 Bước 2: Xác định các yêu cầu và tiêu chí cho nhà cung cấp Các yếu tố và tiêu chí này ngày nay rất nhiều và trở nên mâu thuẫn nhau trong việc lựa chọn các nhà cung cấp. Ví dụ: Một hàng hóa không thể vừa đảm bảo rẻ nhất với chất lượng tốt nhất… Chỉ có thể là cạnh tranh nhất so với các nhà cung cấp cùng sản phẩm. Chính vì vậy việc lựa chọn các yếu tố cần thiết và quan trọng được xác định trong quy trình lựa chọn nhà cung cấp là rất khó khăn. Trải qua nhìu gian đoạn từ những năm 1966 của Dickson, các nhà khoa học đã cố gắng đi tìm ra bộ các yếu tố quan trọng nhất để giúp cho việc đánh giá các nhà cung cấp có thể chính xác nhất. Các nhà khoa học khác có thể được kế đến ở đây đó là: Weber 1991, Hossein, Dadashza, và Muthu 2004, gần đây nhất là Laura 2011, họ đã có sự lựa chọn các yếu tố của mình dựa trên yếu tố đặc thù công ty và ngành công nghiệp mà công ty đó đang tham gia. Trong mục 2.1, chúng ta sẽ đi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn về các lý thuyết này. Bước 3: Quyết định chiến lược lựa chọn Việc lựa chọn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược tiếp cận hợp lý trong quá trình tuyển lựa nhà cung cấp. Lấy ví dụ cho 1 vài chiến lược lựa chọn sẽ là: Một nhà cung cấp so với nhiều nhà cung cấp khác, nội địa so với quốc tế, và ngắn hạn so với hợp đồng cung cấp dài hạn. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ giả định rằng việc lựa chọn 1 nhà cung cấp sẽ là chiến lược không phù hợp trong hầu hết tất cả trường hợp của doanh nghiệp. Một nhà cung cấp sẽ giúp giảm thiểu tối đa tổng chi phí bằng việc chọn lựa ra nhà cung cấp tốt nhất cho hàng hóa hay linh kiện đầu vào. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào duy nhất một nhà cung cấp sẽ mang đến rủi ro vô cùng lớn khi có sự cố trong việc cung cấp hàng. Ví dụ điển hình đó chính là trường hợp của Toyota vào năm 1977 với cuộc khủng hoảng van phanh xe ô tô. Dây chuyền sản xuất của Toyota đã buộc phải dừng lại vài ngày vì sự cố hỏa hoạn của nhà cung cấp duy nhất (Aisin Seiki). Nhà máy này chính là nguồn hàng duy nhất cung cấp van phanh xe cho tất cả xe của Toyota (Nishiguchi and Beaudet, 1998). Chi phí cho sự kiện này ước lượng khoản
  19. 8 $195 triệu và 70 ngàn chiếc xe. Chính vì vậy mà sau này Toyota luôn có ít nhất 2 nhà cung cấp cho mỗi linh kiện của mình (Treece, 1997). Chiến lược nhiều nhà cung cấp sẽ giúp tạo ra khả năng linh động cao bởi vì yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Hơn nữa, để chắc chắn cho sản phẩm luôn ổn định thì việc làm việc với nhiều nhà cung cấp sẽ là quan trọng vì các nhà cung cấp sẽ cạnh tranh để đáp ứng cho doanh nghiệp về các yếu tố như là giá cả và chất lượng (Jayaraman, 1999). Bước 4: Nhận biết nhà cung cấp tiềm năng Sự quan trọng của các sản phẩm sẽ ảnh hưởng lên nguồn lực tốn bao nhiêu thời gian trong việc nhận biết nhà cung cấp tiềm năng. Lấy ví dụ những nguồn lực chính của doanh nghiệp sẽ phải tốn thời gian tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng khi mà có yêu cầu cao về tính quan trọng của sản phẩm. Và Monckza, 2005 cũng đã có nghiên cứu cung cấp hướng dẫn về cách nhận biết này. Bước 5: Giới hạn số nhà cung cấp cho việc lựa chọn Với nguồn lực hạn chết của mỗi doanh nghiệp, nhân viên mua hàng cần có cái nhìn tổng thể trên các nhà cung cấp tiềm năng để giảm số lượng nhà cung cấp trước khi tiến hành phân tích và đánh giá chuyên sâu. Các yếu tố trong việc lựa chọn nhà cung cấp ở bước 2 sẽ quyết định trong việc giảm bớt này. Howard đã định nghĩa quá trình giảm bớt này chính là việc chọn ra các nhà cung cấp thỏa mãn các điều kiện cơ bản trước khi được phân tích kỹ (Treece, 1997). Bước 6: Quyết định phương pháp cho lựa chọn cuối cùng Có nhiều cách khác nhau hiện tại để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Vì bài nghiên cứu này muốn dựa trên phương pháp AHP nên sẽ tập trung phân tích phương pháp này. Các phương pháp khác có mặt tiến bộ nhưng cũng có mặt kém riêng, nhưng trong bài nghiên cứu này tác giả không đề cập đến chi tiết các phương pháp do giới hạn về mặt thời gian. Bước 7: Lựa chọn nhà cung cấp và tiến đến các thỏa thuận Bước cuối trong quá trình lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp chính là việc lựa chọn rõ ràng lần cuối những nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất các yêu cầu chiến lược
  20. 9 chọn cung cấp của doanh nghiệp. Quyết định này thường được kèm với việc phân bổ số lượng đặt hàng cho các nhà cung cấp. 2.2. Nghiên cứu Dickson – 1966 Nghiên cứu của Dickson năm 1966 dựa trên bảng câu hỏi được gởi tới 273 nhân viên và quản lý bộ phận mua hàng. Những ứng viên này được lựa chọn từ danh sách thành viên của Hiệp hội quốc gia của các nhà quản lý mua hàng. Danh sách này bao gồm tất cả thành viên ở Mỹ và Canada. Sau đó có tất cả 170 thư trả lời được gởi về, chiếm 62.3%, và bảng 2.1.1 dưới đây sẽ tổng hợp lại 23 yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Điểm số ở bảng 2.1 được đánh giá từ 0 – 4 (không quan trọng nhất – quan trọng nhất)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2