intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng thể của bài nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  DƯƠNG NGUYỄN PHI HÙNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU QUẢ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  DƯƠNG NGUYỄN PHI HÙNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU QUẢ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của Kiểm toán Nội bộ trong các Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu do chính bản thân tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Giảng viên TS. Nguyễn Thị Thu Hiền. Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các nội dung được tác giả tham khảo, kế thừa và phát triển đều được trích dẫn và ghi nguồn đầy đủ, chính xác trong Danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả Dương Nguyễn Phi Hùng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................I MỤC LỤC ..................................................................................................................... II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... VI TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ 7 ABSTRACT OF THE THESIS .................................................................................... 9 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1 Lý do thực hiện đề tài .................................................................................................. 2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4 Giả thuyết .................................................................................................................... 5 Đóng góp mới của nghiên cứu .................................................................................... 5 Về mặt lý thuyết ....................................................................................................... 5 Về mặt thực tiễn ....................................................................................................... 6 Kết cấu bài nghiên cứu ................................................................................................ 6
  5. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 7 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .............................................................. 7 1.2. Nghiên cứu nước ngoài ................................................................................... 9 1.3. Nghiên cứu trong nước .................................................................................. 11 1.4. Khe hỏng nghiên cứu ..................................................................................... 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 14 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của KTNB .............................................. 14 2.1.1. Bối cảnh thực tế trên thế giới ................................................................ 14 2.1.2. Bối cảnh thực tế tại Việt Nam ................................................................ 15 2.2. Khái niệm và vai trò của KTNB .................................................................... 16 2.3. Khuôn mẫu lý thuyết và các lý thuyết liên quan ............................................ 21 2.3.1. Khuôn mẫu lý thuyết về KTNB............................................................... 21 2.3.2. Các lý thuyết liên quan .......................................................................... 23 2.3.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm (“Agency Theory”) ............................................. 23 2.3.2.2. Lý thuyết định chế (“Institutional Theory”) ...................................... 24 2.3.2.3. Lý thuyết truyền thông (“Communication Theory”).......................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 28 3.1. Giới thiệu chung và mô hình nghiên cứu ...................................................... 28 3.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 28 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 30 3.1.2.1. Năng lực của KTVNB ......................................................................... 30
  6. 3.1.2.2. Tính độc lập của KTVNB ................................................................... 31 3.1.2.3. Chất lượng của KTNB ........................................................................ 33 3.1.2.4. Sự hỗ trợ từ nhà quản trị.................................................................... 34 3.1.2.5. Hiệu quả của KTNB ........................................................................... 35 3.1.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 36 3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 38 3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 38 3.2.1.1. Phỏng vấn chuyên gia ........................................................................ 38 3.2.1.2. Thực hiện cuộc khảo sát..................................................................... 39 3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 42 3.2.2.1. Phân tích dữ liệu định tính ................................................................. 42 3.2.2.2. Phân tích dữ liệu định lượng ............................................................. 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 46 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 46 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ..................................................................... 46 4.2.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu ............................................................... 46 4.2.2. Số liệu thống kê mô tả thang đo............................................................. 49 4.2.3. Kiểm tra độ tin cậy ................................................................................ 55 4.2.4. Tiếp cận giả định Phương pháp Bình phương nhỏ nhất (OLS Assumption) 56 4.2.4.1. Kiểm định phân phối chuẩn ............................................................... 56 4.2.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................... 56
  7. 4.2.5. Kết quả hồi quy ...................................................................................... 59 4.3. Kết quả của dữ liệu và phân tích ................................................................... 62 4.3.1. Năng lực của KTVNB (COMP) ............................................................. 62 4.3.2. Tính độc lập của KTVNB (INDP) .......................................................... 66 4.3.3. Chất lượng công việc của KTNB (QUA) ............................................... 70 4.3.4. Sự hỗ trợ của nhà quản trị (MGTS) ....................................................... 75 4.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................... 76 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .............................. 78 5.1. Kết luận của bài nghiên cứu .......................................................................... 78 5.2. Khuyến nghị của bài nghiên cứu ................................................................... 80 5.3. Đề xuất nghiên cứu trong tương lai .............................................................. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACCA Association of Chartered Hiệp hội Kế toán Công chứng Certified Accountants Anh Quốc CIA Certified Internal Auditor Bằng cấp chuyên môn Kiểm toán Nội bộ Quốc tế DN Doanh nghiệp KTNB Kiểm toán Nội bộ KTVNB Kiểm toán viên Nội bộ IIA The Institude of Internal Auditors Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ IPPF International Professional Khung Thông lệ Thực hành các Practices Framework Chuẩn mực Kiểm toán Nội bộ Quốc tế IT Information Technology Công nghệ thông tin SPPIA Standard for the Professional Chuẩn mực Thực hành Kiểm toán Practice of Internal Auditing Nội bộ Chuyên nghiệp SPSS Statistical Package for Social Phần mềm phân tích dữ liệu SPSS Sciences
  9. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của Kiểm toán Nội bộ trong các Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 Học viên cao học: Dương Nguyễn Phi Hùng Khóa: 25 Giảng viên hướng dẫn luận văn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Lý do chọn đề tài: Kiểm toán nội bộ đã trở nên phổ biến tại các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các hiệp hội nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ cũng đang phát triển và hoàn thiện bộ chuẩn mực dành cho kiểm toán nội bộ. Nghiên cứu thực nghiệm về kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp tại Việt Nam là cần thiết nhưng chưa thực sự được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp theo trình tự phương pháp định tính trước, phương pháp định lượng để kiểm định mô hình. Kết quả nghiên cứu: Nhân tố năng lực, tính độc lập, công việc của kiểm toán viên nội bộ và sự hỗ trợ của nhà quản trị ảnh hưởng đến tính hiệu quả của Kiểm toán Nội bộ trong các Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận và hàm ý: Tùy vào mỗi quốc gia và tình hình phát triển của nền kinh tế tại quốc gia đó mà các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của Kiểm toán Nội bộ sẽ tác động theo các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các yếu tố đều đóng góp tích cực vào sự hiệu quả của Kiểm toán Nội bộ tại các Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân nhắc
  10. giữa lợi ích và chi phí trong quá trình phát triển bộ phận Kiểm toán Nội bộ tại doanh nghiệp mình để đạt được sự hiệu quả cao nhất. Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, tính hiệu quả, năng lực, độc lập, chất lượng công việc, sự hỗ trợ của nhà quản lý. Học viên cao học Dương Nguyễn Phi Hùng
  11. SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Hapiness ABSTRACT OF THE THESIS Thesis title: Factors determining effectiveness of internal audit in Enterpises in Ho Chi Minh City Major: Accounting Code: 60340301 Student: Duong Nguyen Phi Hung Course: 25 Advisor: Nguyen Thi Thu Hien (Dr.) Reason for writing: Internal audit became popular in enterpirse in the world. Professional associations for intenal audit are also developing and completing the standard for internal audit. Experimental research on internal audit at enterprises in Vietnam is necessary but not really interest. Problems: Research the factors determining effectiveness of internal audit in Enterprises in Ho Chi Minh City. Method: The author uses mixture of qualitative and quantitative methods in this thesis. The thesis used a combination of research methodologies to solve the objectives in the order that the qualitative methodology was first adopted and then quantitative methods to re-examine the research model. Result: Competence of internal audit team, independence of internal audit team, quality of internal audit work and management supports are positively associated with the effectiveness of internal audit in Enterprises in Ho Chi Minh City. Conclusion: Depending on each country and the development of each economics, the factors affecting the effectiveness of the internal audit will impact on difference levels. However, all factors contribute positively to the effectiveness of Internal Audit at
  12. Enterprises. Enterprises need to consider the benefits and costs in the process of developing the Internal Audit department in their enterprises to achieve the highest efficiency. Key words: Internal audit, effectiveness, competence, independence, quality, management supports. Student Duong Nguyen Phi Hung
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Saren, (2009) đã nêu lên câu hỏi: “Khi nào chúng ta có thể nói về KTNB hiệu quả” trong việc trình bày quan điểm tương lai của các nghiên cứu về KTNB. Nhìn vào các tài liệu hiện có, có rất nhiều câu trả lời phù hợp cho câu hỏi này. Các câu trả lời khác nhau có thể gây ra sự tranh cãi hoặc can thiệp trong việc thiết lập một hướng dẫn chung để xác định tính hiệu quả của KTNB (Mihret & Yismaw, 2007; Arena & Azzone, 2009; Mihret và cộng sự, 2010; George và cộng sự, 2015). Các nhà nghiên cứu trước đây đã thiết lập mối quan hệ giữa KTNB với: o Môi trường DN, sự hỗ trợ của nhà quản trị cấp cao, chất lượng của KTVNB, và chất lượng của công việc KTNB (Albercht và cộng sự, 1988); o Cấp bậc, hành vi và thái độ của nhà quản trị trong tổ chức (Yee và cộng sự, 2008); o Sự hợp tác giữa KTVNB và kiểm toán viên độc lập, sự hỗ trợ của nhà quản trị, và việc thiết lập tổ chức (Arena & Azzone, 2009); o Sự thành thạo, tính khách quan, hiệu suất và việc ứng dụng công nghệ thông tin (Wubishet & Dereje, 2014); và o Chất lượng của KTNB, năng lực của nhóm KTNB, tính độc lập của KTNB, và sự hỗ trợ của nhà quản trị (George và cộng sự, 2015) có thể được xem như việc thiếu thống nhất giữa các yếu tố để xác định tính hiệu quả của KTNB. Tóm lại, bài nghiên cứu xác định các yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả của KTNB theo khuôn khổ được tạo ra bởi George và cộng sự (2015) bao gồm năng lực của KTVNB, tính độc lập của KTVNB, và sự hỗ trợ của nhà quản trị. Do đó, nghiên cứu này nhắm đến việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. 2 Lý do thực hiện đề tài Sau cuộc khủng hoảng tài chính, kéo theo sự suy thoái toàn cầu, các nhà quản lý trên thế giới đã đánh giá lại các mô hình và thấy được vai trò của kiểm toán rủi ro cũng như KTNB ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, nhất là ở các nước phương Tây, vai trò của KTNB ngày càng trở nên quan trọng. Các công ty chủ động hơn trong việc xác định rủi ro, nhất là rủi ro trọng yếu, đồng thời, họ cũng đang xây dựng các phương pháp, chương trình, cách thức tiếp cận kiểm toán có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vai trò của KTNB còn rất mờ nhạt. Đây không là vấn đề riêng tại Việt Nam, mà hầu hết các nước đang phát triển, ưu tiên hàng đầu vẫn là mục tiêu tăng trưởng là lợi nhuận. Các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro và KTNB chưa được chú trọng một cách đầy đủ. Điều này nên được quan tâm, cải thiện trong tương lai. Hiện nay, Việt Nam đang phổ biến hai loại hình kiểm toán là Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập. Trong khi đó, KTNB chưa nhận được quan tâm thích đáng. Quốc hội đã xây dựng và ban hành Luật kiểm toán độc lập, Luật Kiểm toán Nhà nước nhưng văn bản quy định về KTNB vẫn sử dụng Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT ban hành năm 1997, quy định này không còn phù hợp với điều kiện hiện nay. Có quy định về thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên cho hai loại hình kiểm toán là Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập nhưng chưa có quy định, hướng dẫn liên quan đến KTNB, do vậy vị trí, vai trò của kiểm toán viên nội bộ chưa được đề cao. Với loại hình kiểm toán kiểm toán độc lập có Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) là tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng riêng loại hình KTNB vẫn bị buông lỏng, chưa có một tổ chức, hiệp hội nghề tập hợp nhằm quản lý, đào tạo và kiểm tra chất lượng. Qua những tổng hợp và phân tích trên, tác giả nhận thấy “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của Kiểm toán Nội bộ trong các Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài cần thiết nghiên cứu hiện nay với mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến KTNB và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đố đó đến
  15. 3 tính hiệu quả của KTNB. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị giúp các DN hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của bộ phận KTNB trong phạm vi DN. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng thể của bài nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả của bộ phận KTNB tại các DN này, cụ thể như sau: o Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; o Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB dưới góc nhìn của các KTVNB và những bộ phận có liên quan. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết các mục tiêu trên là: o Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? o Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến tính hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của bài viết này là tính hiệu quả của KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  16. 4 Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu đã giới hạn khu vực địa lý nghiên cứu về các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với trọng tâm là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực có ảnh hưởng bởi KTNB. Người viết đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB, bao gồm năng lực của KTVNB, tính độc lập của KTVNB, chất lượng công việc của KTVNB; và sự hỗ trợ của nhà quản trị liên quan đến KTNB. Theo Điều 134, Luật Doanh nghiệp 2014: “Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần - Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban KTNB trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.” Do đó, người viết nhận thấy, ban kiểm soát trong các DN tại Việt Nam đang thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ. Phạm vi của bài nghiên cứu bao gồm bộ phận KTNB và ban kiểm soát trong các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. 5 Giả thuyết Dựa vào khoảng cách giữa các lý thuyết, các nhà nghiên cứu cố gắng phát triển theo hướng dẫn của giả thuyết nghiên cứu. Theo các bài nghiên cứu trước đây, người viết đưa ra bốn giả thuyết nghiên cứu được các nhà nghiên cứu trước thực hiện tại địa phương, quốc gia nơi bài nghiên cứu được thực hiện. Theo đó, người viết tiếp tục kế thừa và phát triển triển các giả thuyết và mô hình này trên các đối tượng thuộc các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. H1: Năng lực của KTVNB ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong các DN. H2: Tính độc lập của KTVNB ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong các DN. H3: Chất lượng của công việc KTNB ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong các DN. H4: Sự hỗ trợ của nhà quản trị ảnh hưởng tích cực đến tính hiệu quả của KTNB trong các DN. Đóng góp mới của nghiên cứu Về mặt lý thuyết o Hiệu chỉnh lại thang đo phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng việc khảo sát và phỏng vấn ý kiến chuyên gia. o Các nghiên cứu về KTNB tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại còn khá ít. Do đó, thông qua bài nghiên cứu này, người viết đưa ra các kết luận mới về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của KTNB tại các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó, đề xuất một số kiến nghị và đưa ra hướng nghiên cứu trong tương lai.
  18. 6 o Bài nghiên cứu xác định phạm vi nghiên cứu trong tương lai thông qua việc tạo tiền đề cho việc nghiên cứu chi tiết hơn trong lĩnh vực này Về mặt thực tiễn o Kiểm định lại các lý thuyết đã có về tính hiệu quả của KTNB trong môi trường DN Việt Nam bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. o Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản trị DN nhận diện cũng như kiểm soát các yếu tố tác động đến tính hiệu quả của KTNB trong DN. Từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp cho DN của mình cũng như nâng cao tính hiểu qua của hệ thống KTNB. Kết cấu bài nghiên cứu Luận văn bao gồm năm (5) chương, được tóm tắt như sau: o Chương một, giới thiệu về các thông tin chung của bài luận văn, đặt vấn đề, mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, tầm quan trọng của bài nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu và kết cấu luận văn; o Chương hai, cơ sở lý luận về kiểm toán, vai trò của KTNB, thông tin chung về lĩnh vực nghiên cứu; lý thuyết về KTNB, tính hiệu quả của KTNB, khuôn mẫu lý thuyết, và khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế; o Chương ba, phương pháp nghiên cứu bao gồm chiến lược nghiên cứu và giải thích về chiến lược; triết lý nghiên cứu; thiết kế bài nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu được áp dụng; tổng thể và mẫu của bài nghiên cứu; phương pháp thu thập dữ liệu; mối quan hệ giữa nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và nguồn dữ liệu; phương pháp phân tích và giải thích dữ liệu; o Chương bốn, đề cập kết quả nghiên cứu và các trao đổi về kết quả này; o Chương năm, đưa ra các tóm tắt, khuyến nghị và ý tưởng cho các bài nghiên cứu sau.
  19. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Nền kinh tế thế giới ngày một chuyển mình với nhiều hình thái khác nhau, đòi hỏi cần có một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt trong lĩnh vực báo cáo tài chính. Hiện nay, các nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ đã được thực hiện khá nhiều. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu cụ thể vẫn chưa được làm sáng tỏ v à quan tâm đúng mức. Đồng thời, các khuyến nghị liên quan đến các bài nghiên cứu này mang tính chất tổng quát. Ở Việt Nam, KTNB cũng được đánh giá và nghiên cứu qua một vài bài nghiên cứu của các tác giả là học viên cao học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học lớn. Phần lớn tập trung nghiên cứu về tính chất của KTNB, các biện pháp hoàn thiện hệ thống KTNB tại các DN. Số lượng các nghiên cứu áp dụng việc kết hợp mô hình định tính và định lượng vẫn còn rất ít. 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây Ngày nay, vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế hiện đại ngày một quan trọng sau khi tách bạch lợi ích của nhà quản lý và chủ sở hữu trong các tập đoàn lớn được cho là nguyên nhân dẫn đến xung đột lợi ích giữa nhà quản lý và chủ sở hữu (Adams, 1994). Sự tồn tại của hệ thống quản trị DN được tổ chức tốt nhất để theo dõi và thúc đẩy hệ thống quản trị tốt trong mô hình tổ chức của các DN (Belay, 2007). KTNB (“KTNB”) là một phần quan trọng trong cấu trúc quản trị DN, trong đó bao gồm bởi các hoạt động giám sát được thực hiện bởi Ban Giám đốc và ủy ban kiểm toán để nâng cao tính trung thực của báo cáo tài chính. Vai trò của KTNB tăng lên do hậu quả của sự thất bại của các công ty vào khoảng đầu thế kỷ XX (Moeller, 2004; Swinkels, 2012; Gamage, và cộng sự, 2014). Al-Twaijry và cộng sự (2003) cho rằng DN có được bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ đạt được hai (2) giá trị. Thứ nhất, KTNB cải thiện hoạt động của tổ chức và quản trị rủi ro. Thứ hai, KTNB giúp tổ chức ngăn ngừa và phát hiện những sai sót hoặc gian lận, và bảo vệ tài sản của DN. Tầm quan trọng của KTNB đã được xác nhận trong nhiều quy
  20. 8 định khác nhau như Đạo luật Sarbanes Oxley (2002) và Nguyên tác Quản trị DN của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2004). DN có thể không nhận ra vai trò của lý thuyết và thực tiễn của KTNB ở các nước đang phát triển, vấn đề này được xác nhận bởi các bài nghiên cứu thực tiễn tại các nước Libya, Tanzania, Kenya, và Ethiopia (Abu-Azza, 2012; Ramachandran và cộng sự, 2012; Changwony & Rotich, 2015; Wubishet & Dereje, 2014). Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã chú trọng vai trò của KTNB và KTVNB (“KTVNB”) đối với các hoạt động của DN hơn so với trước đó (George và cộng sự, 2015; Baharud- din và cộng sự, 2014; Changwony & Rotich, 2015). Trong khi đó, sự chú trọng này đã làm gia tăng các vấn đề như đánh giá tính hữu hiệu và hiệu quả của KTNB (Arena & Azzone, 2009; Mihret, 2010; Mihret & Yismaw, 2007; Abu-Azza, 2012; Belay, 2007; Wubishet & Dereje, 2014; Ramachandran và cộng sự, 2012; Endaya & Hanefah, 2013; George và cộng sự, 2015). Trong môi trường kinh doanh thay đổi, bộ phận KTNB xem xét xu hướng tổ chức và tập trung vào phương pháp tư vấn, trong đó, tổ chức hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hơn độ chính xác được ghi nhận (Karapetrovic & Willborn, 2000). KTNB đã thay đổi từ hệ thống kiểm tra độ chính xác số học của quá trình kế toán để góp vào giá trị tăng thêm (Staciokas & Rupsys, 2005). Vai trò tăng thêm giá trị đang giúp DN đạt được mục tiêu kinh tế, hữu hiệu và hiệu quả (Al-Twaijry và cộng sự, 2003; Arena & Azzone, 2009). Mặt khác, giá trị tăng thêm cũng bị ảnh hưởng bởi tính hiệu quả của KTNB (Mihret A.G., 2011; Mihret và cộng sự, 2010; Mihret & Woldeyohannis, 2008). Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, bộ phận KTNB không phải lúc nào cũng có hiệu quả (Al-Twaijry và cộng sự, 2003; Mihret và cộng sự, 2010; Mihret & Yismaw, 2007; Wubishet & Dereje, 2014; Ramachandran và cộng sự, 2012). Một số nhà nghiên cứu đã ủng hộ việc tiếp cận tính hiệu quả của KTNB thông qua những phạm vi khác nhau (Abu-Azza, 2012; Al-Twaijry và cộng sự, 2003; Mihret và cộng sự, 2010; Mihret
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2