intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến t ỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG VĂN LÀNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG VĂN LÀNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Thân Thị Thu Thủy. Số liệu được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào cho đến thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2017 Tác giả Đặng Văn Lành
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu .....................................................................................4 1.6. Cấu trúc nghiên cứu...........................................................................................4 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .............................................. 5 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................................5 2.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................5 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................5 2.2. Tỷ suất sinh lợi tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................7 2.2.1. Khái niệm ..........................................................................................................7 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường ........................................................................................8 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ...11 2.3.1. Tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản ............................................................................11
  5. 2.3.2. Tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu thuần ...........................................................11 2.3.3. Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định .............................................................................12 2.3.4. Tỷ lệ chi phí quản lý........................................................................................13 2.3.5. Quy mô doanh nghiệp .....................................................................................13 2.3.6. Quy mô doanh thu ...........................................................................................14 2.3.7. Thời gian hoạt động ........................................................................................15 2.3.8. Giới tính người quản lý ...................................................................................15 2.3.9. Quy mô lao động .............................................................................................16 2.3.10. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................16 2.4. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................................................................17 2.4.1. Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) ................17 2.4.2. Nghiên cứu của Syed Ali Raza và cộng sự (2011) .........................................18 2.4.3. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) .......................18 2.4.4. Nghiên cứu của Saeedi và Mahmoodi (2011) .................................................19 2.4.5. Nghiên cứu của Becker và cộng sự (2010) .....................................................20 2.4.6. Nghiên cứu của Olutunla và Obamuyi (2008) ................................................20 2.4.7. Nghiên cứu của Teruel và Solano (2007) .......................................................20 Kết luận chương 2 ...................................................................................................21 Chương 3: MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........ 22 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................22 3.2. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................23 3.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................24 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................25 3.4.1. Dữ liệu .............................................................................................................25 3.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu .........................................................................................25 3.5. Mô tả và giải thích các biến nghiên cứu .........................................................26 Kết luận chương 3 ...................................................................................................30 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 31
  6. 4.1. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang ............................................31 4.1.1. Tình hình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................................31 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh ..................................................................................32 4.1.3. Quy mô của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................33 4.1.4. Kết quả kinh doanh của các DNNVV tỉnh Kiên Giang năm 2015 .................34 4.2. Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang ........................................................................................................................35 4.2.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) ................................................35 4.2.2. Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................36 4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang ...................................................................................37 4.3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .......................................37 4.3.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu .......................................................................39 4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy ...............................................................................42 4.3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................44 Kết luận chương 4 ...................................................................................................48 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH KIÊN GIANG ........................ 49 5.1. Kết luận .............................................................................................................49 5.2. Giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang .........................50 5.2.1. Khai thác lợi thế quy mô tài sản của doanh nghiệp ........................................50 5.2.2. Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp ........................................51 5.2.3. Phát huy lợi thế ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ............................51 5.2.4. Tuyển dụng và khai thác tiềm năng lao động của doanh nghiệp ....................52 5.2.5. Quản lý tốt chi phí quản lý ..............................................................................52 5.2.6. Thiết lập tỷ lệ nợ phải trả hợp lý .....................................................................53 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................54
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Phụ lục 1: Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu Phụ lục 2: Kiểm định mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL Phụ lục 3: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đvt Đơn vị tính EPS Earning Per Share Thu nhập trên mỗi cổ phiếu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội OLS Ordinary Least Square Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất ROA Return On Asset Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROS Return On Sale Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Tỷ số giá thị trường của các khoản nợ và Tobin’Q vốn cổ phần trên giá trị thay thế cho toàn bộ tài sản TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định TSSL Tỷ suất sinh lợi UBND Ủy ban nhân dân VIF Variance Inflation Factor Độ phóng đại phương sai
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới ............................6 Bảng 2.2: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ........................................6 Bảng 3.1: Các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu ...........................................27 Bảng 4.1: Số lượng DNNVV đăng ký mới tại Kiên Giang giai đoạn 2013 - 2015 ..31 Bảng 4.2: Số lượng DNNVV tại tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013 - 2015 ................32 Bảng 4.3: Cơ cấu DNNVV tại tỉnh Kiên Giang năm 2015 .......................................32 Bảng 4.4: Số lượng DNNVV phân theo lĩnh vực kinh doanh tại tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013 - 2015 .......................................................................................................33 Bảng 4.5: Lao động và vốn của DNNVV tại tỉnh Kiên Giang năm 2015 ................34 Bảng 4.6: Cơ cấu tài sản DNNVV tỉnh Kiên Giang năm 2015 ................................34 Bảng 4.7: Kết quả kinh doanh DNNVV tỉnh Kiên Giang năm 2015 .......................35 Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................38 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy ban đầu các yếu tố ảnh hưởng đến ROA .......................40 Bảng 4.10: Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ROA.......................................................................................40 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy ban đầu các yếu tố ảnh hưởng đến ROE ......................41 Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ROE .......................................................................................42 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến ROA, ROE với vòng lặp Robustness sau khi hiệu chỉnh ..................................................................................43 Bảng 4.14: Thống kê về thời gian hoạt động của DNNVV tỉnh Kiên Giang ...........46
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................22 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................23 Hình 4.1: ROA của DNNVV tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013 - 2015 .....................36 Hình 4.2: ROE của DNNVV tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2013 - 2015......................37 Hình 4.3: Giới tính người quản lý và ngành nghề của DNNVV ..............................39
  11. TÓM TẮT Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu chính là nhận diện và đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài sử dụng TSSL trên tài sản (ROA) và TSSL trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường TSSL tại DNNVV. Mô hình nghiên cứu đề xuất 10 yếu tố (biến độc lập) có ảnh hưởng đến TSSL của các DNNVV bao gồm: Tỷ lệ nợ phải trả; Tỷ lệ nợ phải thu; Tỷ lệ đầu tư TSCĐ; Tỷ lệ chi phí quản lý; Quy mô DN; Quy mô doanh thu; Thời gian hoạt động; Giới tính người quản lý; Quy mô lao động; Ngành nghề. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật hồi quy đa biến với mẫu nghiên cứu gồm 866 DNNVV tại tỉnh Kiên Giang. Ở mức ý nghĩa thống kê 5%, kết quả nghiên cứu cho thấy: Các biến trong mô hình hồi quy giải thích được 50,13% sự thay đổi ROA của DN. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ROA, xếp hạng theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Quy mô DN; (2) Quy mô doanh thu; (3) Ngành nghề; (4) Quy mô lao động; (5) Tỷ lệ chi phí quản lý. Trong đó, bốn yếu ảnh hưởng cùng chiều với ROA gồm: Quy mô doanh thu; Ngành nghề; Quy mô lao động; Tỷ lệ chi phí quản lý. Và một yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với ROA là quy mô DN. Các biến trong mô hình hồi quy giải thích được 47,84% sự thay đổi ROE của DN. Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ROE, xếp hạng theo thứ tự mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Quy mô DN; (2) Quy mô doanh thu; (3) Ngành nghề; (4) Quy mô lao động; (5) Tỷ lệ chi phí quản lý; (6) Tỷ lệ nợ phải trả. Trong đó, 5 yếu tố ảnh hưởng cùng chiều với ROE gồm: Quy mô doanh thu; Ngành nghề; Quy mô lao động; Tỷ lệ chi phí quản lý; Tỷ lệ nợ phải trả. Và một yếu tố ảnh hưởng ngược chiều với ROE là quy mô DN. Cuối cùng, tác giả trình bày khuyến nghị chính sách, những hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  12. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, DNNVV đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê hiện nay, cả nước có trên 600.000 DNNVV, chiếm khoảng 97% số lượng DN, đóng góp 43,2% GDP cả nước, giải quyết việc làm cho 5,12 triệu lao động (Tổng Cục Thống kê, 2016). Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này. Hiện tỉnh Kiên Giang có hơn 5.700 DN đang hoạt động, trong đó DNNVV chiếm khoảng 95% số lượng DN toàn tỉnh. DNNVV có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giải quyết việc làm cho những lao động chưa qua đào tạo ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đa số DNNVV luôn chấp hành tốt quy định của pháp luật hiện hành về thuế, lao động. Một số lĩnh vực sản xuất như khai thác - chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc thú y - thủy sản, xây dựng, vật liệu xây dựng đã được các DNNVV phát triển rất mạnh. Tỷ lệ đóng góp của các DNNVV khá cao trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, 2016). Tỉnh Kiên Giang chú trọng triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm từng bước giúp DNNVV nâng cao TSSL cụ thể như: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 11/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020; Nghị quyết 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh 2016 - 2017. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV tỉnh Kiên Giang còn có một số hạn chế như quy mô nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu vốn kinh doanh; Chủ DNNVV có ít kiến thức, kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, kinh nghiệm thương trường và xúc tiến thương mại, thiếu điều kiện để thay đổi công nghệ mới; một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: thủy - hải sản, gạo... gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ,
  13. 2 chịu sức ép cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng từ các nước xuất khẩu lớn; thiếu sự hỗ trợ đồng bộ từ chính quyền. Những hạn chế trên làm cho các DNNVV tỉnh Kiên Giang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh như khả năng cạnh tranh thấp và thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại… Qua đó, làm giảm TSSL tại các DNNVV. Do đó, để giúp các DNNVV tỉnh Kiên Giang hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, có TSSL cao hơn thì cần nghiên cứu về DNNVV để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trên và giúp DNNVV tỉnh Kiên Giang nâng cao TSSL hơn trong tương lai. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các DN nhỏ và vừa tỉnh Kiên Giang” là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. - Mục tiêu cụ thể: (1) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang; (2) Đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang; (3) Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: (1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến TSSL tại DNNVV tỉnh Kiên Giang? (2) Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang ra sao?
  14. 3 (3) Những giải pháp nào là cần thiết để hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Các DNNVV tại tỉnh Kiên Giang. Về thời gian: Giai đoạn 2013 - 2015. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy bội bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Đề tài sử dụng dữ liệu điều tra DNNVV năm 2015 của Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang. Dữ liệu được sàng lọc, mã hóa và xử lý bằng phần mềm Stata/SE 12.0. Các kỹ thuật kiểm định mô hình hồi quy bội được sử dụng để đảm bảo độ tin cậy của mô hình nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để mô tả các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu thông qua các giá trị như: trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Phương pháp so sánh: Sử dụng để phân tích sự tăng trưởng về số lượng DNNVV tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2013 - 2015. - Phương pháp phân tích và tổng hợp Sử dụng để phân tích và tổng hợp kết quả phân tích nghiên cứu định lượng để chỉ ra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến TSSL của DNNVV, làm căn cứ đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang.
  15. 4 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu giúp nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Từ đó, các nhà quản lý DN có những giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực, tối đa hóa lợi nhuận, nâng TSSL, phát huy thế mạnh hiện có của DN, xây dựng chính sách cho phù hợp với DN của mình. Đồng thời tham chiếu đến các chính sách của Chính phủ để đưa ra những nhận xét và đề xuất các giải pháp hỗ trợ DNNVV. 1.6. Cấu trúc nghiên cứu Nghiên cứu được kết cấu thành 5 chương với các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV. Trình bày khái niệm, cơ sở phân loại DNNVV, xác định các chỉ tiêu đo lường và các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV. Đồng thời, lược khảo tài liệu nghiên cứu trước đây có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Chương 3: Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Trình bày quy trình nghiên cứu; mô hình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; dữ liệu và cở mẫu nghiên cứu; mô tả và giải thích các biến nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này giới thiệu tổng quan về DNNVV tỉnh Kiên Giang. Trình bày thực trạng TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang và đồng thời thảo luận kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Chương 5: Kết luận và giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các DNNVV tỉnh Kiên Giang. Đồng thời đề xuất các giải pháp hỗ trợ các DNNVV, nêu lên những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  16. 5 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1. Khái niệm DNNVV là những DN có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu. Căn cứ vào quy mô hoạt động DNNVV có thể chia thành ba loại đó là DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa. Mỗi quốc gia có tiêu chí riêng để xác định DNNVV khác nhau. Ví dụ như ở Đức, DNNVV được định nghĩa là những DN có số lao động dưới 500 người, ở Bỉ là 100 người. Đến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về DNNVV chuẩn hóa hơn như DN có dưới 50 lao động được gọi là DN nhỏ, DN có trên 250 lao động được gọi là DN vừa. Ngược lại, ở Hoa Kỳ, những DN có số lao động dưới 100 người được gọi là DN nhỏ, dưới 500 người là DN vừa. Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV được định nghĩa DNNVV như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. 2.1.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Phân loại DNNVV cũng dựa trên độ lớn hay quy mô của DN và phụ thuộc vào nhiều tiêu thức. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) các DN được chia theo quy mô sau: (1) DN siêu nhỏ: là DN có không quá 10 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 100.000 USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 100.000 USD; (2) DN nhỏ: là DN có không quá 50 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 3.000.000 USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 3.000.000 USD;
  17. 6 (3) DN vừa: là DN có không quá 300 lao động, tổng tài sản trị giá không quá 15.000.000 USD, tổng doanh thu hàng năm không quá 15.000.000 USD. Mỗi quốc gia thường có tiêu chí riêng để xác định DNNVV cho phù hợp với nước mình. Ví vụ như ở Mỹ, Úc, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore và Malaysia DNNVV được xác định dựa trên các tiêu chí như bảng 2.1. Bảng 2.1: Tiêu chí xác định DNNVV ở một số nước trên thế giới Phân Tổng số vốn Quốc gia loại Số lao động hoặc giá trị tài Doanh thu /năm DNNVV sản DN nhỏ 1-99 người Úc Không quy định Không quy định DN vừa 100- 499 người DN nhỏ < 49 người Dưới 1 triệu mác Đức Không quy định DN vừa < 499 người 1-100 tr mác DN nhỏ 5-19 người Indonesia 70 triệu Rupi Không quy định DN vừa 20-29 người
  18. 7 2.2. Tỷ suất sinh lợi tại doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.2.1. Khái niệm Lợi nhuận là để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN và một trong những tiêu chí quan trọng nhất. Sau khi đã trừ tất cả các chi phí hoạt động của DN phần còn lại là lợi nhuận. Để tồn tại, ổn định và phát triển trong một môi trường năng động, các DN kinh doanh phải thay đổi bằng cách đi vào mở rộng quy mô hoạt động trên cơ sở thường xuyên và liên tục để tạo ra đủ lợi nhuận. Lợi nhuận là linh hồn của DN mà không có thì không thể tồn tại. Lợi nhuận có thể được coi như một tấm gương phản chiếu về hiệu suất hoạt động của các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là số tuyệt đối mà hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn vào để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, dựa trên báo cáo của kết quả hoạt động thông qua lợi nhuận của năm trước, định hướng phát triển tương lai và là cơ hội cho các dự án đầu tư mới. Tuy nhiên, có thể sẽ không phản ánh đúng mức độ hiệu quả kinh doanh vì lợi nhuận tuyệt đối không chỉ chịu sự tác động bởi quy mô kinh doanh mà còn chịu tác động của bản thân chất lượng kinh doanh. Ví dụ, chắc hẳn lợi nhuận DN lớn phải nhiều hơn khi so sánh hiệu quả hoạt động dựa trên lợi nhuận của một DN nhỏ mới ra đời với một DN lớn có mạng lưới kinh doanh rộng. Chính vì thế, cần phải sử dụng các TSSL để đánh giá đúng đắn kết quả kinh doanh. TSSL là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lợi, liên quan đến lượng thu nhập đạt được với các nguồn lực sử dụng để tạo ra chúng, kết quả là một số tương đối, trong đó tử số là biến lợi nhuận và mẫu số là nguồn hình thành nên lợi nhuận. Có nhiều cách để xác định TSSL, tùy vào mối quan hệ của các chỉ tiêu có liên quan với lợi nhuận. Để phân tích TSSL nhiều nhà phân tích thường tập trung phân tích thông qua hai loại tỷ số: (i) TSSL trên tổng tài sản; (ii) TSSL trên vốn chủ sở hữu. Ý nghĩa TSSL: (1) Là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của DN, xác định khả năng thành công của DN, thước đo này cho phép so sánh hiệu quả giữa các DN trong cùng ngành; (2) Đo lường khả năng sinh lợi cũng như sức mạnh tài chính của DN; (3) Đo lường tính hiệu quả của công tác quản trị.
  19. 8 Tỷ lệ này sử dụng kết hợp cả báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán, do đó có thể đánh giá TSSL dưới các góc độ khác nhau. Tất cả mọi DN đều rất quan tâm và không ngừng nâng cao TSSL của DN. Toàn bộ những cải tiến kỹ thuật, những đổi mới về biện pháp áp dụng trong quản lý DN, nội dung, phương pháp khi TSSL được tăng lên đều mới đem lại ý nghĩa. TSSL càng cao, DN càng có điều kiện đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, tái sản xuất mở rộng, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. 2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường 2.2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (Return On Assets - ROA) TSSL trên tài sản đo lường việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của một DN. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của DN là huy động vốn, đầu tư và sản xuất kinh doanh. TSSL trên tài sản nối kết các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động đầu tư của một DN không kể đến việc DN đã dùng nguồn vốn nào để phục vụ cho các hoạt động đầu tư của mình. Để việc sản xuất và bán hàng hóa cũng như dịch vụ cho khách hàng được xác định là thành công các DN sử dụng ROA để đo lường. Nếu các nhà quản lý sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối để đánh giá giữa hai DN thì sẽ không khách quan. Chưa chắc lợi nhuận nhiều là DN kinh doanh tốt vì còn phải phụ thuộc vào quy mô DN, quy mô lớn thì số tuyệt đối của lợi nhuận sẽ nhiều hơn. Do đó các nhà quản lý sẽ sử dụng tỷ số ROA để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản. ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế của DN trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho tổng giá trị tài sản bình quân của DN trong cùng kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn của DN tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính ROA: Lợi nhuận sau thuế ROA = x 100% (2.1) Tổng tài sản bình quân Nếu ROA lớn hơn 0, thì có nghĩa DN làm ăn có lãi. ROA càng cao cho thấy DN làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu ROA nhỏ hơn 0, thì DN làm ăn thua lỗ. Mức lãi
  20. 9 hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị tổng tài sản bình quân của DN. ROA cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh của DN có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động uyển chuyển linh hoạt giữa các khoản mục tài sản để tạo ra một khoản lợi nhuận cao nhất. Tổng tài sản đang sụt giảm hoặc là lợi nhuận tăng nhanh đột biến cũng ảnh hưởng đến ROA cao bất thường và cũng là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh đang có vấn đề, các nhà quản trị cần xem xét phân tích những dấu hiệu bất thường đó thông qua việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán, đối chiếu với sự di chuyển các loại vật tư, hàng hóa, tài sản..., các nhà quản lý có thể tìm ra nhiều nguyên nhân, dấu hiệu bất thường của hoạt động DN. Trong phân tích tài chính, ROA được chia thành 2 yếu tố là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất vòng quay tài sản. ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Tỷ suất vòng quay tài sản Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần ROA = x Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Việc phân tích tỷ số này cung cấp thông tin hữu ích về DN một cách tổng quát trong đó vòng quay tài sản thấp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hay ngược lại một DN sử dụng lợi nhuận trên doanh thu thấp nhưng vòng quay tổng tài sản cao. Bằng cách giữ cho chi phí thấp, DN có thể tăng lợi nhuận từ một mức doanh thu nào đó, như vậy làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy khả năng kiểm tra mức chi phí liên quan đến doanh thu. Lượng tài sản DN càng bé để tạo ra một lượng doanh thu nhất định thì mức vòng quay tài sản càng lớn. Mức quay vòng tài sản đo lường khả năng của DN trong việc kiểm soát đầu tư trong một doanh thu nhất định. 2.2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) TSSL trên vốn chủ sở hữu đo lường thu nhập bằng tiền mà các nhà đầu tư có thể nhận được khi đã đầu tư vào DN, là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ đánh giá chỉ tiêu này và đưa ra quyết định có đầu tư hay không.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0