intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tại các NHTM Việt Nam thông qua những cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời của ngân hàng cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Căn cứ vào mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam đã xây dựng cùng với kết quả hồi quy, tác giả đề xuất những giải pháp cũng như những kiến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời tại các NHTM Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Trần Lƣơng Mộng Trinh CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Lƣơng Mộng Trinh, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều. Số liệu thống kê là trung thực. Nội dung và kết quả nghiên cứu này chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Mọi số liệu và trích dẫn của các tác giả khác đều đƣợc ghi chú nguồn tham khảo rõ ràng. Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …… Tác giả
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5 CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................................ 6 1.1 Khái niệm về tỷ suất sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ....... 6 1.2 Các tỷ số chủ yếu đo lƣờng khả năng sinh lời của NHTM .................................... 7 1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) .......................................................... 7 1.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................................... 8 1.2.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên .................................................................................... 9 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM ........................................ 10 1.3.1 Các yếu tố bên trong....................................................................................... 11 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài .................................................................................... 16 1.4 Cơ sở lý thuyết SCP (Structure – Conduct – Performance): ................................ 19 Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................... 21 CHƢƠNG 2 – MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................................................................................. 22 2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 22 2.1.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 22 2.1.2 Mô tả biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 22 2.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 26 2.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình: ........................................................................ 28 2.3.1 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 28 2.3.2 Lựa chọn mô hình hồi quy ............................................................................. 31 2.3.3 Tiến hành các thủ tục kiểm định .................................................................... 32
  4. Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................................... 34 CHƢƠNG 3 – SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................. 35 3.1 Sơ lƣợc về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 ......................................................................................................................... 35 3.1.1 Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu: ................................................................ 36 3.1.2 Hoạt động tín dụng và huy động vốn ............................................................. 38 3.1.3 Khả năng sinh lời của các ngân hàng ............................................................. 42 3.1.4 Thị phần của các ngân hàng. .......................................................................... 43 3.1.5 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ......................................................... 44 3.2 Phân tích thống kê mô tả: ..................................................................................... 44 3.2.1 Các biến bên trong .......................................................................................... 46 3.2.2 Các biến bên ngoài ......................................................................................... 51 3.3 Kết quả hồi quy mô hình ...................................................................................... 54 3.3.1 Hồi quy biến ROA theo các biến độc lập bên trong ...................................... 54 3.3.2 Hồi quy biến ROA theo các biến độc lập bên trong và bên ngoài ................. 57 3.3.3 Thảo luận các kết quả nghiên cứu .................................................................. 60 Tóm tắt chƣơng 3 ........................................................................................................... 64 CHƢƠNG 4 – CÁC GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................... 66 4.1 Đối với các NHTM ............................................................................................... 66 4.1.1 Gia tăng vốn chủ sở hữu ................................................................................. 66 4.1.2 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng và huy động vốn cùng với việc cải thiện hiệu quả tín dụng ............................................................................................................. 67 4.1.3 Nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản ........................................................ 70 4.1.4 Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí ................................................................. 71 4.2 Hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc .............................................. 72 4.2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ................................................ 72 4.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính cũng nhƣ hệ thống kế toán và thông tin báo cáo .................................................................................... 73 4.2.3 Tăng cƣờng công tác thống kê, lƣu trữ thông tin dữ liệu của hệ thống ngân hàng để làm cơ sở nâng cao khả năng dự báo trong ngành ..................................... 74 Tóm tắt chƣơng 4 ........................................................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 - Bảng mô tả tóm tắt các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu Bảng 3.1 – Số lƣợng các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Bảng 3.2 – Thống kê mô tả biến phụ thuộc (ROA) và các biến độc lập bên trong Bảng 3.3 – Kết quả phân tích hồi quy ROA theo các biến độc lập bên trong Bảng 3.4 – Kết quả phân tích hồi quy ROA theo các biến độc lập bên trong và bên ngoài. Bảng 3.5 – Tổng hợp kết quả hồi quy
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 – Mô hình thang đo: các yếu tố ảnh hƣởng đến ROA Hình 3.1 – Đồ thị thể hiện chỉ số tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013. Hình 3.2 – Biểu đồ thể hiện tổng dƣ nợ tín dụng và tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Hình 3.3 – Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Hình 3.4 – Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Hình 3.5 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ cân đối giữa dƣ nợ tín dụng và vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Hình 3.6 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian Hình 3.7 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ ETA và ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian. Hình 3.8 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ LTA, DTA và LIQ trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian. Hình 3.9 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ NETA và ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian. Hình 3.10 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ NIGI trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian. Hình 3.11 – Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trƣởng GDP (g) của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013 và tỷ lệ ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian. Hình 3.12 – Đồ thị thể hiện lãi suất thực (%) và tỷ lệ lạm phát (%) của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Hình 3.13 – Đồ thị thể hiện chỉ số HHI của mẫu nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2013.
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Trong suốt hai thập niên qua, sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các định chế tài chính ngày càng gia tăng bởi đây là một thƣớc đo quan trọng thể hiện “sức khỏe tài chính” và khả năng sinh lợi của các tổ chức này. Nếu một ngân hàng có khả năng sinh lợi kém chứng tỏ những nguồn lực chƣa đƣợc sử dụng một cách tối ƣu và ngân hàng chƣa tận dụng hết những cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Vậy những yếu tố nào ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng và chúng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc sử dụng các nguồn lực và việc tận dụng những cơ hội đó? Nói cách khác, những nhân tố nào hỗ trợ và những nhân tố nào gây trở ngại cho ngân hàng đạt mức lợi nhuận cao nhất? Trong số các định chế tài chính, ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một phần cốt lõi trong hệ thống tài chính ở Việt Nam nói riêng và các nƣớc đang phát triển nói chung. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhằm cung cấp tín dụng cho những ngƣời đi vay, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Do vậy, việc nắm rõ những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nói chung và tỷ suất sinh lời nói riêng là thực sự cần thiết và quan trọng, không chỉ đối với các nhà quản lý ngân hàng mà còn đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ những ngƣời làm chính sách. Trong các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời đƣợc nghiên cứu khá tỉ mỉ mặc dù mỗi bài nghiên cứu xác định các yếu tố khác nhau. Hầu hết chúng không quan tâm đến việc đo lƣờng lợi nhuận mà đều chú trọng đến các tỷ số cơ cấu vốn, các khoản vay không có khả năng thu hồi và việc kiểm soát chi phí là những yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận cao hay thấp. Bên cạnh những yếu tố nội tại bên trong ngân hàng, tỷ suất sinh lời của ngân hàng còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP), lãi suất, tỷ lệ lạm phát, mức độ cạnh tranh của thị trƣờng… thể hiện đặc điểm
  8. 2 của môi trƣờng kinh tế mà nó đang hoạt động. Những yếu tố này phụ thuộc vào các chính sách kinh tế và định hƣớng phát triển thị trƣờng tài chính của mỗi quốc gia. Đối với ngân hàng trung ƣơng ở nhiều nƣớc, việc kiểm soát sự ổn định tài chính chủ yếu đƣợc dựa vào các chỉ số an toàn tài chính (FSIs) đƣợc đƣa ra bởi Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), bao gồm các chỉ số lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, chất lƣợng tài sản, an toàn vốn,... Trong khi FSIs rất có ích trong việc đánh giá tình hình “sức khỏe” hiện tại của các định chế tài chính, chúng không thể định lƣợng đƣợc mối quan hệ liên kết tiềm ẩn giữa hoạt động của các định chế tài chính với nền kinh tế vĩ mô và những cú sốc có thể làm cho những tổ chức này rơi vào khủng hoảng. Từ thực tế trên, để hiểu rõ mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam, từ đó có thể xây dựng chính sách, định hƣớng trong hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực cùng với việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, nền kinh tế trong nƣớc cũng chịu không ít những tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ảnh hƣởng từ khủng hoảng kinh tế đã làm cho khu vực sản xuất kinh doanh bị trì trệ, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và thậm chí phá sản. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng kéo theo tỷ suất sinh lời của các ngân hàng cũng giảm đi. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tại các NHTM Việt Nam thông qua những cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời của ngân hàng cũng nhƣ kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc. Căn cứ vào mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam đã xây dựng cùng với kết quả hồi quy, tác giả đề xuất những giải pháp cũng nhƣ những kiến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời tại các NHTM Việt Nam
  9. 3 Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:  Những yếu tố nào đặc trƣng bên trong ngân hàng tác động đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam?  Những yếu tố kinh tế vĩ mô và cấu trúc thị trƣờng có tác động đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam?  Mức độ và chiều hƣớng tác động của các yếu tố trên, gồm cả những yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng, đối với tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Bài luận văn tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các NHTM Việt Nam trên mẫu gồm 23 ngân hàng (bao gồm cả NHTM nhà nƣớc và NHTM cổ phần) mà tác giả có thể thu thập đƣợc đầy đủ các số liệu từ các báo cáo tài chính của mỗi ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2013. Trong đó, 4 ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) gồm ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) và ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MH ) dù đã đƣợc cổ phần hóa nhƣng nhà nƣớc vẫn nắm quyền kiểm soát chính với tỷ lệ cổ phần lớn nhất nên vẫn đƣợc xếp trong khối NHTM nhà nƣớc. Các ngân hàng còn lại thuộc khối NHTM cổ phần với quy mô khác nhau (chi tiết xem phụ lục 1). Bên cạnh việc thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của ngân hàng, tác giả cũng thu thập số liệu về các chỉ số kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP, lãi suất thực, tỷ lệ lạm phát cùng với các chỉ số tài chính khác của Việt Nam theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (Worldbank). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 8. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở dữ liệu bảng cân đối (Balanced panel data). Kỹ thuật này cho phép nghiên cứu ảnh hƣởng
  10. 4 của sự phát triển kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận sau khi kiểm soát các đặc tính của ngân hàng, giúp giảm thiểu sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do cao hơn và hiệu quả cao hơn. Đặc điểm chung trong các nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của ngân hàng là sử dụng dạng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích. Do đó, trong bài nghiên cứu này, mô hình tuyến tính đƣợc sử dụng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê tổng hợp nhằm phân tích sơ lƣợc về tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian 2006 – 2013. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM ở Việt Nam là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Về lý thuyết, nghiên cứu này góp phần bổ sung những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và cung cấp một mô hình định lƣợng nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố đặc trƣng bên trong ngân hàng, cũng nhƣ các yếu tố kinh tế vĩ mô và cấu trúc tài chính đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Về phía các ngân hàng, nghiên cứu này có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đánh giá tỷ suất sinh lời của ngân hàng trong mối tƣơng quan với các yếu tố nội tại trong ngân hàng và các yếu tố từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Vì vậy, họ có thể nhận diện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ngân hàng. Bên cạnh đó, họ cũng có thể xác định đƣợc những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng dƣới tác động của các yếu tố vĩ mô. Qua đó, các nhà quản lý có một cơ sở vững chắc hơn trong việc hoạch định chiến lƣợc hoạt động và phát triển đúng đắn cho ngân hàng. Về phía các nhà làm chính sách, nghiên cứu này có thể giúp họ giải thích đƣợc sự tác động của những thay đổi trong môi trƣờng vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các NHTM một cách thuyết phục hơn. Từ đó, giúp cho họ có cơ sở trong việc hoạch định những chính sách kinh tế hợp lý nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM, ổn định thị trƣờng tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  11. 5 6. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 4 phần chính:  Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời của ngân hàng thƣơng mại.  Chƣơng 2: Mô hình, dữ liệu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thƣơng mại việt nam.  Chƣơng 3: Sơ lƣợc tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại việt nam và kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thƣơng mại việt nam.  Chƣơng 4: Các giải pháp nhẳm nâng cao tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thƣơng mại việt nam.
  12. 6 CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm về tỷ suất sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Tỷ suất sinh lời là chỉ số tài chính thể hiện khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn có của một doanh nghiệp để chuyển hóa thành lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Hay nói cách khác, tỷ suất sinh lời là thƣớc đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong kinh tế học, hiệu quả là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực để tối đa hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Dƣới gốc độ quản trị, hiệu quả đo lƣờng sự thích hợp của các mục tiêu đã chọn và mức độ mà chúng đƣợc thực hiện. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là những gì mà doanh nghiệp đạt đƣợc sau một quá trình hoạt động nhất định, kết quả cần đạt đƣợc cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp đó, trong khi kết quả thực tế có thể cao hơn hoạt thấp hơn so với mục tiêu ban đầu. Trong hoạt động của các NHTM, theo Nguyễn Việt Hùng (2008), hiệu quả đƣợc thể hiện qua hai khía cạnh. Đầu tiên là khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra hay giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác. Khía cạnh còn lại là xác xuất hoạt động an toàn của các ngân hàng. Qua đó cho thấy hai mục tiêu mà các ngân hàng luôn phải hƣớng đến đồng thời là lợi nhuận và sự an toàn, đây cũng chính là kết quả hoạt động kinh doanh mà ngân hàng mong muốn đạt đƣợc. Nhƣ vậy, nếu xét ở gốc độ kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể đƣợc hiểu là kết quả về lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ngân hàng mang lại trong một khoảng thời gian nhất định so với mục tiêu lợi nhuận ban đầu. Từ đó, khái niệm tỷ suất sinh lời của các NHTM có thể đƣợc phát biểu là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là các nguồn
  13. 7 vốn mà ngân hàng nắm giữ để tạo ra lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Về phƣơng diện này, tỷ suất sinh lời là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. 1.2 Các tỷ số chủ yếu đo lƣờng khả năng sinh lời của NHTM 1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển hóa tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Cụ thể, ROA cho biết một đồng lợi nhuận sau thuế đƣợc tạo ra từ bao nhiêu đồng tài sản. Lôïi nhuaän sau thueá ROA  (1.1) (Peter S.Rose, 1998) Toång taøi saûn ROA cao cho thấy hiệu quả chuyển đổi từ tài sản thành lợi nhuận trong hoạt động của ngân hàng tốt. Ngoài công thức (1.1), tỷ lệ ROA còn đƣợc tính nhƣ sau: Lôïi nhuaän sau thueá Doanh thu ROA   (1.2) Doanh thu Toång taøi saûn  ROA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản Trong đó, tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản là các thƣớc đo rất hữu ích khi phân tích khả năng sinh lời vì về mặt lý thuyết, những ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí tăng cao. Nếu tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp thì ngân hàng chỉ có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu. Khi chi phí tăng thì những ngân hàng này sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhƣ vậy, việc theo dõi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu không chỉ giúp nhà quản lý ngân hàng chủ động ứng phó với các cơ hội và nguy cơ từ thị trƣờng mà còn giúp các nhà đầu tƣ có thể nhận diện, đánh giá đƣợc tiềm lực của ngân hàng. Thông thƣờng, những ngân hàng nào có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao chứng tỏ ngân hàng đó có lãi cao hơn và khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả hơn những ngân hàng khác.
  14. 8 Bên cạnh đó, chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản thể hiện khả năng tạo ra doanh thu từ việc sử dụng các tài sản của ngân hàng là cao hay thấp, đồng thời giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát đƣợc hiệu quả từ hoạt động cho vay và đầu tƣ của ngân hàng. Qua đó cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một cách để đạt đƣợc ROA bền vững. Tóm lại ROA cung cấp cho nhà đầu tƣ thông tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ tổng tài sản của ngân hàng, bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu. ROA càng cao càng tốt vì nó chứng tỏ ngân hàng đang kiếm đƣợc nhiều tiền hơn từ lƣợng đầu tƣ ít hơn, hay nói cách khác là kết quả cao hơn trên chi phí ít hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ cũng cần chú ý đến tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng phải trả cho các khoản nợ vay. Nếu một ngân hàng không kiếm đƣợc nhiều hơn số tiền mà họ phải chi trả cho các hoạt động đầu tƣ, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Đây cũng chính là nhƣợc điểm của chỉ số ROA vì nó không thể hiện đƣợc mức sinh lời từ đồng vốn đầu tƣ của các cổ đông, hay khoản thu nhập ròng mà các cổ đông nhận đƣợc là bao nhiêu. 1.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE đo lƣờng thu nhập của các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vốn vào ngân hàng. Chỉ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của ngân hàng nào. Lôïi nhuaän sau thueá Lôïi nhuaän sau thueá Toång taøi saûn ROE    (1.3) Voán chuû sôû höõu Toång taøi saûn Voán chuû sôû höõu (Peter S.Rose, 1998) Toång taøi saûn  ROE  ROA  (1.4) Voán chuû sôû höõu Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của các cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn của cổ đông với vốn vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên tỷ số ROE của ngân hàng nào càng cao thì cổ phiếu của ngân hàng đó càng hấp dẫn nhà đầu tƣ.
  15. 9 Từ phƣơng trình (1.4), có thể thấy ROE phụ thuộc vào khả năng sinh lời của những tài sản mà ngân hàng nắm giữ và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. ROE tăng nếu hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng và/hoặc tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm. Mối quan hệ giữa ROA và ROE trong công thức trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phƣơng thức tài trợ của nó. Thậm chí một ngân hàng có ROA thấp có thể đạt đƣợc ROE khá cao thông qua việc sử dụng nhiều nợ và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu. 1.2.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên Tỷ lệ thu nhập cận biên đo lƣờng tính hiệu quả và khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ số này gồm các chỉ số thành phần sau: 1.2.3.1 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Tỷ lệ này giúp cho ngân hàng dự báo trƣớc khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất Thu nhaäp laõi - Chi phí laõi NIM  (1.5) (Peter S.Rose, 1998) Toång taøi saûn coù sinh lôøi NIM không tính đến phí dịch vụ cũng nhƣ những thu nhập ngoài lãi khác và chi phí hoạt động (nhƣ chi phí nhân sự, chi phí rủi ro tín dụng…), do đó không phản ánh đƣợc toàn diện tính sinh lời của cả ngân hàng. 1.2.3.2 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (MN) Tỷ lệ này đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ, và các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lƣơng, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Theo kinh nghiệm của hầu hết các NHTM ở các nƣớc, chênh lệch này thƣờng là âm vì chi phí ngoài lãi nhìn chung vƣợt quá nguồn thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm qua. Thu nhaäp ngoaøi laõi - Chi phí ngoaøi laõi NIM  (1.6) Toång taøi saûn coù sinh lôøi (Peter S.Rose, 1998)
  16. 10 1.2.3.3 Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) Chỉ tiêu NPM phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. NPM phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hƣớng trong quản lý. Tỷ lệ này chỉ ra rằng các ngân hàng có thể tăng thu nhập của ngân hàng và thu nhập của cổ đông bằng việc tăng cƣờng kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu. Toång thu nhaäp sau thueá NIM  (1.7) Toång thu töø hoaït ñoäng (Peter S.Rose, 1998) Trong các nghiên cứu trƣớc đây, kể cả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các tỷ số trên đã đƣợc sử dụng nhƣ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ví dụ nhƣ Vong và Chan (2006) sử dụng chỉ số ROA trong nghiên cứu của họ đối với các ngân hàng ở Macao; Naceur (2003) sử dụng các chỉ tiêu ROA và NIM để nghiên cứu cho các ngân hàng ở Tuynidi hay J.G. Garza-Garcia (2012) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Mexico với 2 chỉ số ROA và ROE… 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM Các NHTM hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận cũng nhƣ những doanh nghiệp bình thƣờng khác nhƣng nó còn giữ vai trò là một định chế tài chính trung gian cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Do đó có thể nói NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt. Nó hoạt động trong môi trƣờng tài chính với sản phẩm kinh doanh chủ yếu là tiền tệ, đây là lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc kiểm soát rất chặt chẽ. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NHTM là từ việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để có thể huy động đƣợc những nguồn vốn này, cơ sở cốt lỗi là ngân hàng phải tạo đƣợc niềm tin nơi ngƣời gửi tiền, hay còn gọi là khách hàng. Qua những đặc tính trên, có thể thấy hoạt động của NHTM không chỉ chịu ảnh hƣởng của các nhân tố về hiệu quả quản trị bên trong ngân hàng mà còn chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô và các chính sách quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Theo Peter S.Rose (1998), khả năng sinh lời của ngân hàng hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi việc nó đƣợc tổ chức nhƣ thế nào mà chất lƣợng công tác quản lý và các
  17. 11 điều kiện kinh tế tại thị trƣờng mà ngân hàng đó hoạt động có vai trò quan trọng hơn rất nhiều đối với sự thành công của ngân hàng. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM có thể đƣợc chia thành 2 nhóm là nhóm các nhân tố bên trong và nhóm các nhân tố bên ngoài. 1.3.1 Các yếu tố bên trong Các nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng bị chi phối bởi các quyết định quản trị của ngân hàng. Những quyết định quản trị đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nói cách khác, chất lƣợng quản trị sẽ đƣợc phản ánh trong tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Dù vậy, rất khó, thậm chí không thể, để đánh giá chất lƣợng quản trị một cách trực tiếp. Thay vào đó, tỷ suất sinh lời của ngân hàng đƣợc đánh giá phổ biến thông qua các chỉ số từ các báo cáo tài chính. 1.3.1.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Là một định chế tài chính trung gian, NHTM phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng… Do đó, tỷ suất sinh lời của ngân hàng tất yếu phụ thuộc vào quan điểm quản lý rủi ro của ngân hàng. Chúng ta có thể phân tích những rủi ro vốn có trong một ngân hàng và quan điểm quản lý rủi ro của nó bằng cách xem xét vốn chủ sở hữu và lƣợng dự trữ mà ngân hàng đó nắm giữ cùng với chính sách quản lý thanh khoản của nó. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hay còn đƣợc gọi là tỷ lệ an toàn vốn, đƣợc đo lƣờng bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Nó thể hiện mức độ an toàn và tình hình tài chính của ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động rất an toàn, đồng nghĩa với tỷ lệ nợ vay thấp và rủi ro thấp. Theo lý thuyết quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro và lợi nhuận, chúng ta thấy tồn tại mối quan hệ phủ định giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, Koehn và Santomero (1980) chỉ ra một quy luật khác, khi gia tăng tỷ lệ an toàn vốn, tức gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, sẽ làm giảm rủi ro. Điều này có thể khiến ngân hàng đối mặt với một rủi ro lớn hơn trong danh mục cho vay với hy vọng tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, cũng có thể phát sinh mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ
  18. 12 vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nhƣng dù là có tác động tích cực hay tiêu cực thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Theo Garcia-Herrero và cộng sự (2009), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có thể ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua các kênh truyền dẫn sau: thứ nhất là vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ làm gia tăng thị phần cho vay của ngân hàng, từ đó gia tăng lợi nhuận; thứ hai là ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì không cần tăng cƣờng huy động vốn nhiều nhƣ những ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp hơn, do đó giảm thiểu chi phí huy động vốn. Điều này ngụ ý rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tích cực đối với tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình về các yếu tố quyết định tỷ suất sinh lời của các ngân hàng tại 12 quốc gia đƣợc chọn từ châu Âu, ắc Mỹ và Úc, ourke (1989) nhận thấy một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ an toàn vốn và biến phụ thuộc này. Ông chỉ ra rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao, ngân hàng đạt lợi nhuận càng nhiều. Tƣơng tự nhƣ vậy, các nghiên cứu của erger (1995) và Anghazo (1997) kết luận rằng các ngân hàng có nguồn vốn mạnh đạt đƣợc nhiều lợi nhuận hơn so với những ngân hàng khác ở Mỹ. Trong bài nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của ngành ngân hàng tại 18 quốc gia Châu Âu trong thời kỳ 1986 – 1989, Molyneux và Thornton (1992) cũng thấy rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng nhƣng mối quan hệ này bị hạn chế trong phạm vi những ngân hàng quốc doanh. Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) đi đến một bài nghiên cứu toàn diện hơn khi xem xét các yếu tố quyết định tỷ suất sinh lời của ngân hàng tại 80 quốc gia, bao gồm cả những nƣớc phát triển và đang phát triển, trong suốt thời kỳ 1988 – 1995. Họ kết luận rằng những ngân hàng nƣớc ngoài có lợi nhận cao hơn những ngân hàng nội địa tại những nƣớc đang phát triển; trong khi đó, ở những nƣớc phát triển thì ngƣợc lại. Tuy vậy kết quả tổng quát vẫn chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của ngân hàng. 1.3.1.2 Tính thanh khoản Vì ngân hàng là một trung gian tài chính, vừa là ngƣời đi vay cũng vừa là ngƣời cho vay, nên không thể tránh khỏi việc ngân hàng dùng các khoản tiền gửi ngắn hạn để
  19. 13 tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn. Do vậy ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro thanh khoản do chênh lệch kỳ hạn thanh toán giữa các khoản đi vay và cho vay của mình. Để tránh thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng thƣờng xuyên dự trữ những tài sản có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, những loại tài sản đó lại gắn liền với tính sinh lợi thấp. Molyneux và Thornton (1992) cũng đã tìm đƣợc mối quan hệ nghịch chiều giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng, phù hợp với lập luận nói trên. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của ourke (1989) đã chỉ ra tính thanh khoản có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. 1.3.1.3 Các tỷ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn ên cạnh tỷ lệ an toàn vốn, nhiều bài nghiên cứu cũng đƣa các biến thể hiện cơ cấu tài sản và nguồn vốn vào phân tích. Hai biến thông dụng là tỷ số cho vay trên tổng tài sản và tỷ số vốn huy động trên tổng tài sản. Huy động và cho vay là hai hoạt động chính yếu của ngân hàng. Mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng là nguồn thu lợi nhuận chủ yếu và có vẻ ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận nhƣng những bài nghiên cứu khác lại không kết luận nhƣ vậy. Những ngân hàng có tỷ lệ cho vay quá cao có thể gặp khó khăn về thanh khoản và làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Trong khi nghiên cứu của Abreu và Mendes (2002) xem xét mối quan hệ tích cực giữa tỷ số cho vay và lợi nhuận thì nghiên cứu của ashir và Hassan (2003) và Staikouras và Wood (2004) chỉ ra rằng tỷ số cho vay cao thực chất tác động ngƣợc chiều tới lợi nhuận. Là nguồn vốn chủ yếu và rẻ nhất trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, tiền gởi của khách hàng đƣợc cho là có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng miễn là có đủ nhu cầu vay trên thị trƣờng. Tuy nhiên, nếu nhu cầu vay không đủ, tiền gởi trên thực tế làm giảm thu nhập để tạo nguồn vốn huy động dồi dào đòi hỏi phải tốn kém chi phí mở rộng mạng lƣới chi nhánh. 1.3.1.4 Chất lượng tài sản Chất lƣợng tài sản đƣợc đo bằng những khoản nợ không thu hồi đƣợc trên tổng cho vay, còn đƣợc gọi là tỷ lệ rủi ro tín dụng hay chất lƣợng tín dụng. Tỷ số này đƣợc cho là ngịch biến với lợi nhuận vì những khoản nợ xấu này rất tốn kém chi phí (chi phí dự phòng, chi phí phát mãi tài sản …). Nếu ngân hàng hoạt động trong môi trƣờng
  20. 14 nhiều rủi ro và thiếu kinh nghiệm kiểm soát hoạt động cho vay thì có thể dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Nghiên cứu của Garcia-Herrero và cộng sự (2009) kết luận rằng chất lƣợng tài sản kém sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, vì nó làm giảm nguồn thu từ lãi vay. Tƣơng tự, Bourke (1989), Miller và Noulas (1997) cũng thấy rằng sự tồn động của những khoản cho vay không có khả năng thu hồi càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng thấp. 1.3.1.5 Quy mô của ngân hàng Quy mô ngân hàng là kết quả của chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng, nhƣng một mình biến này không thể bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo lý thuyết hiệu ứng kinh tế theo quy mô, những ngân hàng có quy mô càng lớn thì có chi phí hoạt động càng thấp và lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, theo các bài nghiên cứu về vấn đề này, tác động của yếu tố quy mô đối với tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể là cùng chiều hay nghịch chiều. oyd và Runkle (1993), trong bài nghiên cứu của họ về tỷ suất sinh lời của ngân hàng, kết luận rằng tồn tại mối tƣơng quan nghịch giữa quy mô và lợi nhuận. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc trình bày bởi Miller và Noulas (1997) ở Mỹ, Naceur (2003) ở Tuynidi và Jiang cùng cộng sự (2003) ở Hong Kong. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng, những ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận đạt đƣợc càng nhỏ so với những ngân hàng nhỏ hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Staikouras và Wood (2004) lại chứng tỏ quy mô có thể ảnh hƣởng tiêu cực hoặc tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Họ thấy rằng đối với những ngân hàng lớn thì quy mô và lợi nhuận có mối quan hệ ngƣợc chiều nhau; ngƣợc lại đối với những ngân hàng nhỏ thì chúng có quan hệ thuận chiều. Điều này cho thấy thị trƣờng liên ngân hàng có tính cạnh tranh và hiệu quả vì những ngân hàng với một mạng lƣới huy động lớn không nhất thiết đạt đƣợc lợi thế về chi phí. Mặt khác, theo Peter S.Rose (1998), các ngân hàng nhỏ thuộc bất kỳ loại hình tổ chức nào cũng có thể cạnh tranh thành công với những ngân hàng lớn với điều kiện là họ chủ động tìm kiếm phƣơng thức để duy trì lợi nhuận và thị phần; hiệu ứng kinh tế theo quy mô thƣờng không phản ánh rõ nét với các ngân hàng có quy mô tƣơng đối khiêm tốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2