Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ
lượt xem 10
download
Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp cho Chi cục Thuế quận Bình Thủy gia tăng số lượng khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HỮU TRỊ NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HỮU TRỊ NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HOÀNG HẢI YẾN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
- I LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….tháng ….. năm 2019 Người thực hiện Phạm Hữu Trị
- II MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………..I MỤC LỤC……………………………………………………………....II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………….………………....III DANH MỤC BẢNG…………………………………………………...IV DANH MỤC HÌNH…………………………………………………….V TÓM TẮT TIẾNG VIỆT……………….…………………………….VI ABSTRACT…………………………………………………………...VII CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.2 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 .3 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 3 1.4.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 3 1.4.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.6 Đối tượng và phạm vi ghiên cứu ...................................................................... 3 1.7 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 4 1.8 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG ............................................................................. 5 2.1 Tổng quan về hóa đơn điện tử .......................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm hóa đơn điện tử ............................................................................ 5 2.1.2 Sự cần thiết phải sử dụng hóa đơn điện tử .................................................... 7 2.1.2.1 Hóa đơn điện tử là điều kiện cần cho thương mại điện tử toàn cầu........... 7 2.1.2.2 Quảng bá thương hiệu ................................................................................ 7
- III 2.1.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa.............................................. 8 2.1.2.4 Tính minh bạch của doanh nghiệp ............................................................. 8 2.1.3 Cơ sở pháp lý về hóa đơn điện tử.................................................................. 9 2.2 Lược khảo các nghiên cứu về hóa đơn điện điện tử ...................................... 10 2.3 Nền tảng lý thuyết ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng .......................... 12 2.3.1 Mô hình lý thuyết hành vi mua hàng dự định (Theory of planned behavior: model-TPB) .......................................................................................................... 12 2.3.2 Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ .............................. 13 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 15 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 15 3.1.1 Nghiên định tính .......................................................................................... 16 3.1.2 Nghiên cứu định lượng................................................................................ 17 3.2 Thang đo......................................................................................................... 18 3.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo ............................................................................ 18 3.2.2 Xây dựng thang đo ...................................................................................... 19 3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................ 20 3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng ........................................................................... 20 3.4.1 Cỡ mẫu ........................................................................................................ 20 3.4.2 Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 21 3.4.3 Thiết kế phiếu khảo sát ............................................................................... 21 3.4.4 Phương pháp thực hiện khảo sát ................................................................. 22 3.5 Các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 23 3.6 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 27 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................................... 27 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................................... 29 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu quả mong đợi ..................................... 29
- IV 4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 1) ............ 30 4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 2) ............ 30 4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan .......................................... 31 4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức rủi ro ......................................... 32 4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo kiểm soát hành vi ....................................... 32 4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 1) ......................... 33 4.2.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 2) ......................... 33 4.3 Phân tích nhân tố khám phá ........................................................................... 34 4.4 Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................... 37 4.4.1 Phân tích sự khác biệt của loại hình doanh nghiệp về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử............................................................................................................ 38 4.4.2 Phân tích sự khác biệt lĩnh vực kinh doanh về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử ................................................................................................................... 39 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO XU HƯỚNG CHẤP NHẬN SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ............................................................................ 41 5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 41 5.1.1 Định hướng sử dụng hóa đơn điện tử .......................................................... 41 5.1.2 Tóm lược kết quả nghiên cứu ..................................................................... 42 5.2 Nhóm giải pháp nâng cao xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử ...................... 44 5.2.1 Giải pháp đẩy mạnh cảm nhận về hiệu quả mong đợi từ doanh nghiệp ..... 44 5.2.2 Giải pháp tăng nhận thưc về tính dễ sử dụng của hóa đơn điện tử ............. 45 5.2.3 Giài pháp về thay đổi chuẩn chủ quan của khách hàng .............................. 46 5.2.4 Giải pháp giảm cảm nhận rủi ro của khách hàng khi sử dụng hóa đơn điện tử........................................................................................................................... 46 5.2.5 Giải pháp kiểm soát hành vi của khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử ...... 47 5.2.6 Giải pháp tăng chuẩn chủ quan sử dụng hóa đơn điện tử ........................... 48 5.2.7 Giải pháp tăng niềm tin sử dụng hóa đơn điện tử ....................................... 48 5.3 Một số giải pháp bổ trợ đối với cơ quan thuế ................................................ 49
- V 5.4 Kiến nghị ........................................................................................................ 50 5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 51 5.5.1 Hạn chế của để tài ....................................................................................... 51 5.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ....................................................... 51 5.6 Kết luận .......................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................54 PHỤ LỤC...................................................................................................55
- VI DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CQT Cơ quan Thuế CCT Chi cục Thuế HĐĐT Hóa đơn điện tử NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách Nhà nước NNT Người nộp thuế TTTT Thanh toán trực tuyến TMĐT Thương mại điện tử
- VII DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu.................................................... 25 Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa biến quan sát ...................................................... 19 Bảng 3.2: Tỷ lệ phát phiếu khảo sát ..................................................................... 22 Bảng 4.1: Kiểm định độ tin cậy thang đo hiệu quả mong đợi ............................. 29 Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 1) .... 30 Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy thang đo dễ sử dụng hóa đơn điện tử (lần 2) .... 31 Bảng 4.4: Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan .................................. 31 Bảng 4.5: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức rủi ro .................................. 32 Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 1) .................. 33 Bảng 4.7: Kiểm định độ tin cậy thang đo nhận thức niềm tin (lần 2) .................. 33 Bảng 4.8: Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett's ............................................. 35 Bảng 4.9: Hệ số tải nhân tố .................................................................................. 35 Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố ......................................................................... 36 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................................... 38 Bảng 4.12: Kiểm định sâu Anova về loại hình doanh nghiệp ............................. 39 Bảng 4.13: Kiểm định sâu Anova về lĩnh vực kinh doanh .................................. 40 Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ....................................................... 43
- VIII DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)............................................ 13 Hình 2.2: Mô hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ....... 14 Hình 3.1: Khung nghiên cứu ................................................................................ 18 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 26 Hình 4.1: Tỷ trọng loại hình doanh nghiệp .......................................................... 27 Hình 4.2: Tỷ trọng lĩnh vực, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .................. 28
- IX TÓM TẮT TIẾNG VIỆT Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ thực hiện 3 mục tiêu gồm đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ và kiến nghị một số giải pháp giúp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo xu hướng phát triển của công nghiệ thông tin và thương mại điện tử. Đề tài tổng hợp cơ sở lý luận về hóa đơn điện tử, lý thuyết về hành động hợp lý và lý thuyết chấp nhận ứng dụng công nghệ, lược khảo các nghiên cứu liên quan về xu hướng sử dụng hóa điện tử để đề xuất mô hình nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 116 doanh nghiệp tại quận Bình Thủy, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu khảo sát. Dữ liệu khảo sát được sử dụng để kiểm định thang đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA). Dữ liệu tiếp tục được sử dụng phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Từ kết quả kiểm định thống kê, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Từ khóa: Ảnh hưởng, xu hướng, sử dụng, hóa đơn, điện tử, quận Bình Thủy.
- X ABSTRACT Study the factors affecting the trend of using electronic invoices in Binh Thuy district in Can Tho city, perform 3 objectives including measuring factors affecting the use of electronic invoices at enterprises in the district Binh Thuy, Can Tho city, determines the influence of factors on the trend of using electronic invoices at enterprises in Binh Thuy district in Can Tho city and proposing some solutions to help businesses use Use electronic invoices according to the development trend of information technology and e-commerce. The thesis synthesizes the theoretical basis of electronic invoices, the theory of rational action and the theory of technology application acceptance, the review of related studies on the trend of using electronic chemistry to propose tissue research picture. Research data was collected from 116 enterprises in Binh Thuy district, by direct interview method through survey questionnaire, method of measuring reliability of scale (Cronbach Alpha), analyzing factor of discovery ( EFA) and multivariate regression analysis to test the research model. The quantitative research results show that there are 6 factors affecting the trend of using electronic invoices in Binh Thuy district in Can Tho city. From the results of statistical verification, the study proposes a number of solutions to increase the trend of using electronic invoices in Binh Thuy district in Can Tho city. Keywords: Affect, tendency, use, the bill, electronic, Binh Thuy district.
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu và rộng với các nền kinh tế, các tổ chức kinh tế trên toàn thế giới, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi phương thức sản xuất, phương thức quản lý của Nhà nước với những đột phá chưa từng có về công nghệ liên quan đến internet, công nghệ đám mây ... tác động mạnh mẽ đến mội quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân trên toàn thế giới. Mọi doanh nghiệp muốn thành công điều phải áp dụng công nghệ thôn tin, tự động hóa để tăng năng suất và giải chi phí. Hóa đơn điện tử là một trong những sản phẩm của công nghệ thông tin, sử dụng hóa đơn điện tử không chỉ là một giải pháp của nhà nước mà còn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghệp. Hoạt động thương mại điện tử đang diễn ra ở hầu hết mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thì hóa đơn điện tử là giải pháp tốt giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu gia tăng các giao dịch hàng hóa và thanh toán điện tử. Với tầm nhìn đến năm 2020 của ngành Tài chính thông qua Nghị đinh 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, 90% doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng hoàn toàn là hoá đơn điện tử thay thế cho hoá đơn giấy truyền thống. Lợi ích của hóa đơn điện tử là dễ thấy và đã được nhắc đến nhiều trong một vài năm trở lại đây như: tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; giảm thiểu tình trạng giả mạo hóa đơn; thuận lợi cho công tác quản lý; gia tăng lợi ích với khách hàng, giao dịch thanh toán điện tử từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong khi đó, rào cản lớn nhất là tư duy cũ và tâm lý ngại thay đổi từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại, doanh nghiệp không thể giữ cách thức cũ, bởi việc thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Để có đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử, một trong những điều kiện tiên quyết mà các doanh nghiệp phải có được hệ thống máy móc và trang thiết bị, hạ tần internet đảm bảo cho việc vận hành và sử dụng hóa đơn này. Ngoài ra, còn phải có nhân lực với trình độ chuyên môn để có thể sử dụng, cập nhật các phiên bản mới để hệ thống hoạt động một cách thường xuyên và liên lục phù hợp với nhu cầu quản lý. Như vậy, việc chậm trễ trong việc xuất hàng hóa và ảnh hưởng tới công việc kinh doanh là điều rất dễ xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động tài
- 2 chính của doanh ngiệp. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, điều kiện để thực hiện các giao dịch điện tử khắt khe và phức tạp hơn nên việc triển khai chậm hơn. Hóa đơn điện tử được tạo ra bằng phần mềm tin học phải có chứng thư kĩ thuật số, hạ tầng ngành Viễn thông cũng như các điều kiện khác từ phía các doanh nghiệp, như phải kết nối dữ liệu cơ quan thuế và cơ quan liên quan thì mới có thể sử dụng. Trong khi đó cụm từ “Hóa đơn điện tử” được phổ biến rộng rải từ các kênh thông tin đại chúng, lợi ích và điều kiện để thực hiện thì đa phần các doanh ngiệp trong đó có ngân hàng thương mại nói chung đều tìm hiểu và nhận thức được. Riêng, đối với các doanh nghiệp đóng trụ sở tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận hóa đơn điện tử còn nhiều hạn chế, tính đến cuối năm 2018 chỉ có 1% các doanh ngiệp, tổ chức kinh tế đã sử dụng hóa đơn điện tử, trong số các đơn vị đã sử dụng hóa đơn điện tử có đến 90% là các đơn vị hoạt động trọng lĩnh vực công như trường học, trung tâm y tế... (Chi cục Thuế quận Bình Thủy, 2018). Theo lộ trình đến năm 2020 tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đoan điện tử, các doanh nghiệp phải có bước chuẩn bị tốt để chuyển từ hóa đơn truyền thống sang hóa đơn điện tử. Các bài báo, nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính chỉ dừng lại ở việc việc quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử, chưa có nghiên cứu nào về xu hướng hay các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp ở một địa phương cụ thể. Do đó, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ, nhằm tìm hiểu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử và xây dựng các giải pháp phù hợp để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi từ sử dụng hóa đơn truyền thống sang sử dụng hóa đơn điện tử, phù hợp với xu hướng thương mại điện tử và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trọng công tác quản lý tài chính. 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu Trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian giao dịch, sự an toàn trong giao dịch, đó là những lợi ích đa số các doanh nghiệp đều biết và cố gắn tiếp cận, đưa vào các giao dịch trong doanh nghiệp. Sử dụng hóa đơn điện tử là một phần ứng dụng công nghệ thông tin theo xu thế thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, điều này phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại của
- 3 doanh nghiệp và điều kiện pháp lý, và các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ. Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện từ tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử và đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng hóa đơn điện tử phù hợp hợp với điều kiện nội tại của doanh nghiệp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện từ của các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ nhằm đề xuất giải pháp cho Chi cục Thuế quận Bình Thủy gia tăng số lượng khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Xác định xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 3: Kiến nghị một số giải pháp giúp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo xu hướng phát triển của công nghiệ thông tin và thương mại điện tử. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ như thế nào? Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ? Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo xu hướng phát triển của công nghiệ thông tin và thương mại điện tử? 1.5 Đối tượng và phạm vi ghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp.
- 4 Phạm vi không gian nghiên cứu: Quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Phạm vi thời gian nghiên cứu: Tháng 3 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019. Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cho đề tài này là: Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng hộp cơ sở lý thuyết, cơ sở lý luận cho nghiên cứu, lược khảo các nghiên cứu trước đây liên quan đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, thảo luận nhóm chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử để xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu chính thức. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến 1.7 Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn đối với Chi cục Thuế quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Đề tài này có những ý ngĩa cụ thể như sau: Thứ nhất: Đây là nghiên cứu đầu tiên về việc sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Từ đó, Chi cục Thuế có những chính sách, giải pháp hợp lý nhằm duy trùy và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng hóa đơn điện tử nói riêng và thương mại điện tử nói chung. Thứ hai: Xác định mức độ tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu sẽ là cơ sở để Chi cục Thuế xây dựng định hướng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Thứ ba: Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp.
- 5 CHƯƠNG 2 CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG 2.1 Tổng quan về hóa đơn điện tử 2.1.1 Khái niệm hóa đơn điện tử Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ, qui định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hóa đơn điện tử là một hình thức thanh toán điện tử. Phương pháp lập hoá đơn điện tử được sử dụng bởi các đối tác kinh doanh, chẳng hạn như khách hàng và nhà cung cấp, để trình bày và kiểm tra các tài liệu giao dịch giữa nhau và đảm bảo các điều khoản của thỏa thuận thương mại của họ được đáp ứng. (Alex Groznik, 2015) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử (Thông tư số 32/2011/TT-BTC) Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Nghị định 119/2018/NĐ-CP). Hóa đơn điện tử chỉ đơn giản là quá trình thanh toán và nhận hóa đơn trực tuyến. Hóa đơn điện tử được tạo ra bằng kỹ thuật số bởi máy tính và ứng dụng phần mềm. Hóa đơn điện tử không chỉ là thế hệ dữ liệu, mà còn là hệ thống cho phép các hóa đơn này được thanh toán điện tử. Hóa đơn điện tử thường được tạo ra bởi một giải pháp phần mềm tài chính hoặc kế toán và sau đó được gửi đến người trả tiền qua email hoặc cổng thông tin dựa trên web. Cổng thanh toán điện tử và thanh toán điện tử này thường cho phép người trả tiền truy cập các bản sao hóa đơn điện tử của họ và quản lý hoặc cập nhật thông tin. (Rino Ardhian Nugroho, 2018). Việc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- 6 Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua hàng hóa dịch vụ theo định, dữ liệu hóa đơn được lập dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, giao dịch điện tử, kế toán, thuế. Dữ liệu hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử được nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc cấp mã xác thực của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử dựa trên thông tin của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập trên hóa đơn. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, hộ, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn. Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau: Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền của người bán hàng, cung cấp dịch vụ kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế. (Thông tư 39/2014/TT-BTC)
- 7 2.1.2 Sự cần thiết phải sử dụng hóa đơn điện tử 2.1.2.1 Hóa đơn điện tử là điều kiện cần cho thương mại điện tử toàn cầu Thời đại công nghệ thông tin ngày phất triền, cùng đó doanh nghihệp ứng dụng thương mại điện tử là cơ hội mở rộng kinh doanh, hợp tác với các doanh nghiệp trên toàn cầu. Giờ đây, doanh nghiệp có thể kết nối kinh doanh với doanh nghiệp bất kỳ trên thế giới thông qua internet. Các thủ tục hành chính cần thiết đang dần được điện tử hóa như với hóa đơn. Một giao dịch thương mại điện tử với một số loại phần mềm có thể tiến hành trong vài phút. Người mua chuyển khoản qua internet banking, người bán gửi hóa đơn điện tử gần như tự động, tức thì cho khách hàng. Trong hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp toàn cầu, hóa đơn điện tử được xem là yếu tố cần thiết để giao dịch và gia tăng được uy tín của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang dùng hóa đơn giấy, doanh nghiệp đối tác ở bên kia bán cầu dùng hóa đơn điện tử. Sự khác biệt này chính là một rào cản hợp tác của đôi bên. Chính vì vậy, có thể xem hóa đơn điện tử là một xu hướng tất yếu của thời đại mà doanh nghiệp cần nhanh chóng hòa nhập. 2.1.2.2 Quảng bá thương hiệu Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ, thời gian qua, ngành Tài chính đã đầu tư nghiên cứu nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Nhìn từ thực tế cho thấy, kết quả đạt được, nhất là trong cải cách thuế đã và đang có sức lan tỏa rộng lớn, từ việc đầu tư xây dựng và vận hành tốt website, truyền thông về phương pháp khai, nộp thuế điện tử đến việc quán triệt về đạo đức, thái độ của công chức ngành trong thực hiện chuyên môn... Tất cả những nỗ lực ấy khiến cho việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp không còn nặng nề. Quản lý thuế điện tử đã không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cơ quan thuế mà sâu xa còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Qua thời gian một số doanh nghiệp nhận thấy hóa đơn điện tử là loại hình hóa đơn có tính bảo mật rất cao và tính minh bạch lớn. Hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ, vừa đơn giản lại vừa được bảo mật tuyệt đối. Đặc biệt, phần mềm hóa đơn điện tử cho phép doanh nghiệp có thể tạo mẫu hóa đơn và phát hành hóa đơn tại chỗ ngay trong ngày mà không cần
- 8 phải đến cơ quan thuế. Trong khi đó, nhà quản lý doanh nghiệp vẫn dễ theo dõi chứng từ thanh toán, nhận giấy báo và truy nhập nhận hóa đơn nhanh chóng; khai báo và quyết toán thuế thuận tiện, truy lục hóa đơn, tránh thất thoát, cháy hỏng hóa đơn và bảo vệ môi trường… Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tự thiết kế mẫu hoá đơn, chủ động đưa hình ảnh thương hiệu của đơn vị mình lên hóa đơn để quảng bá về thương hiệu của mình. 2.1.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải áp dụng công nghệ thông tin, tự động hóa để tăng năng suất và giảm chi phí. Theo xu hướng công nghệ hóa, doanh nghiệp đã và đang cải tiến theo hướng tự động hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành doanh nghiệp, quản trị tài chính và quản trị sản xuất. Đặc biệt doanh nghiệp đang chuyển sáng sử dung hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cùng với sự phát triển nhanh chống của công nghệ, việc áp dụng hóa đơn điện tử là tất yếu và phù hợp với các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới như Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking..., giúp triển khai dễ dàng và thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Lúc đầu khi doanh nghiệp mới triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ gặp phải những rắc rối, khó khăn nhất định. Tuy nhiên, khi đã sử dụng quen thì không chỉ hóa đơn điện tử kết hợp với các phần mềm quản lý, sẽ thấy được rất nhiều tiện ích, tiết kiệm được thời gian, chi phí và doanh nghiệp vương tầm đến một mô hình hoạt động hiện đại, năng động. 2.1.2.4 Tính minh bạch của doanh nghiệp Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn quá trình phát hành, lưu trữ và sử dụng hóa đơn. Bên cạnh đó, với phần mềm hóa đơn điện tử có xác thực của CQT, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản như tạo, lập hóa đơn ngay trên máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh sau đó gửi trực tiếp cho khách hàng qua mạng internet. Với các mã số xác thực có trên mỗi hóa đơn, CQT cũng dễ dàng tra cứu được tình trạng sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp để thanh kiểm tra chặt chẽ hơn. Thêm vào đó, trong thời gian qua, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy đã gây ra nhiều rắc rối, sai sót, rườm rà. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn