intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (sơ bộ và chính thức) để tiến hành nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH QUANG PHONG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRỊNH QUANG PHONG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ CÀ MAU Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã số: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THÁI HOÀNG Tp. Hồ Chí Minh - 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố trong bất kì công trình nào. TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018 Tác giả thực hiện TRỊNH QUANG PHONG
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................1 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ...........................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ...................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3 1.7. Bố cục của nghiên cứu ...................................................................................4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................6 2.1. Thực phẩm an toàn ........................................................................................6 2.1.1. Khái niệm .................................................................................................6 2.1.2. Phân loại TPAT ........................................................................................7 2.1.2.1. Thực phẩm không gây hại ...................................................................8 2.1.2.2. Thực phẩm hữu cơ ...............................................................................8 2.1.2.3. Thực phẩm xanh ..................................................................................8
  5. 2.2. Thực trạng ATTP tỉnh Cà Mau ......................................................................9 2.3. Các nghiên cứu về ý định mua TPAT .........................................................10 2.3.1. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT trong nước .................................10 2.3.2. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT nước ngoài .................................13 2.4. Ý định mua TPAT và các mối liên hệ giữa các yếu tố ................................15 2.4.1. Ý định mua .............................................................................................15 2.4.2. Các mối liên hệ giữa các yếu tố ..............................................................17 2.4.2.1. Mối liên hệ giữa yếu tố sự quan tâm đến sức khỏe ...........................17 2.4.2.2. Mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức về chất lượng ..............................18 2.4.2.3. Mối liên hệ giữa yếu tố sự quan tâm đến môi trường ATTP ............19 2.4.2.4. Mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức về hệ thống bán hàng ................19 2.4.2.5. Mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức về giá bán ...................................20 2.4.2.6. Mối liên hệ giữa nhóm tham khảo.....................................................21 2.5. Mô hình nghiên cứu .....................................................................................22 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................23 3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................23 3.2. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ....................................25 3.3. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................26 3.3.1. Phân tích định tính các yếu tố nhận thức ................................................26 3.3.2. Phân tích định lượng sơ bộ các yếu tố nhận thức ...................................28 3.4. Xác định quy mô mẫu ..................................................................................30 3.5. Phương pháp chọn cỡ mẫu và thu thập dữ liệu ...........................................30 3.5.1. Phương pháp chọn cỡ mẫu .....................................................................30 3.5.2. Thu thập dữ liệu ......................................................................................31
  6. 3.6. Phương pháp xử lý dữ liệu ...........................................................................31 3.6.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu nghiên cứu ...........................................31 3.6.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ Cronbach’s Alpha ...............31 3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ...........................................................32 3.6.4. Phân tích tương quan Pearson ................................................................33 3.6.5. Phân tích hồi quy bội ..............................................................................33 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................35 4.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu và các biến nghiên cứu ............................35 4.1.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu nghiên cứu ...........................................35 4.1.2. Phân tích dữ liệu thống kê các biến nghiên cứu .....................................37 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................49 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................43 4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ...................................................................49 4.5. Phân tích tương quan Pearson......................................................................50 4.6. Phân tích hồi quy bội ...................................................................................51 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................55 5.1. Kết luận ........................................................................................................55 5.2. Kiến nghị......................................................................................................57 5.3. Ý nghĩa của nghiên cứu ...............................................................................63 5.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai .........63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ATTP An toàn thực phẩm ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm TPAT Thực phẩm an toàn TP Thực phẩm VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo định danh về các khái niệm trong mô hình ............................25 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu theo giới tính.........................................................35 Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu theo tuổi ................................................................36 Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn ............................................36 Bảng 4.4: Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập ........................................................37 Bảng 4.5: Giá trị trung bình của các nhóm nhân tố ................................................38 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................39 Bảng 4.7: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test ........................................................43 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ..............................................44 Bảng 4.9: Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm ..........................................................47 Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................50 Bảng 4.11: Tóm tắt mô hình ...................................................................................52 Bảng 4.12: Phân tích phương sai ANOVA .............................................................52 Bảng 4.13: Kết quả mô hình hồi quy bội ................................................................53
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016) .........................11 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Ngô Phạm Ý Uyên (2017) ..............................13 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của A.H. Aman và cộng sự (2012) ........................14 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Justin Paul và cộng sự (2012) .........................15 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu mới .........................................................................22 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ..............................................................................24 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA ....................................49
  10. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG Chương 1 - giới thiệu sự cần thiết, mục tiêu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng, phạm vi và bố cục của nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Kinh tế phát triển khiến nhu cầu của người dân ngày càng cao, đặc biệt là trong nhu cầu ăn uống không còn như câu nói “ăn no, mặc ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp”. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vẫn chưa được nhiều người chú ý đến, do thực phẩm (TP) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và tạo năng lượng cho sự phát triển của cơ thể con người. M i người chúng ta ai cũng đều nhận thấy tầm quan trọng của việc n uống, đó là nhu cầu hàng ngày không thể thiếu được. Tuy nhiên, nếu như nguồn TP không đảm bảo VSATTP, thì sức khoẻ con người ngày càng bị ảnh hưởng. Thực tế cho thấy TP nhiều khi lại là nguồn gây ra bệnh và làm cho sức khỏe con người bị ảnh hưởng. Đó là các loại TP không an toàn từ quy trình sản xuất các loại đồ ăn, đồ uống kém chất lượng, chất lượng không được đảm bảo và không sản xuất đúng theo những thành phần nguyên vật liệu cũng như quy trình sản xuất đã đăng ký với cơ quan chức năng, về quy trình quảng cáo, nhãn mác không đúng với sự thật vẫn thường xuyên diễn ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản không theo những quy định của các cơ quan chức năng, từ đó gây ra ô nhiễm môi trường, thiên nhiên xung quang, cũng như là các chất tồn dư, các hóa chất này trong TP, việc bảo quản và sử dụng không hợp lý dẫn đến ngộ độc TP, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Đây là vấn đề gây ra nhiều lo lắng trong người tiêu dùng và toàn xã hội. (Tuyên truyền về VSATTP, 2016). Hàng năm ở Việt Nam thường tổ chức các hội nghị về phòng chống các bệnh về ung thư. Trong năm 2017 có tổ chức hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư được tổ chức tại Huế, hội nghị này do Hội Ung thư Việt Nam, Bệnh viện
  11. 2 Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp tổ chức. Phát biểu tại hội nghị Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thăng, Phó giám đốc bệnh viện Trung ương Huế cho biết “bệnh ung thư đang là một gánh nặng y tế toàn cầu. Ước tính thì m i năm, trên toàn thế giới đã có trên 12 triệu người mắc căn bệnh về ung thư và 7 triệu ca mắc bệnh ung thư đã tử vong, xếp thứ 2 về tổng số người tử vong đứng sau bệnh tim mạch. Ở đất nước Việt Nam, thì hàng năm có khoảng 126 ngàn ca mắc căn bệnh về ung thư, trong đó có khoản 94 ngàn ca mắc bệnh ung thư đã tử vong (theo thống kê ngành y tế). Thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư, nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu là do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và nguồn TP có chứa chất gây hại không đảm bảo vệ sinh”. Còn ở tỉnh Cà Mau thì theo kết quả kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau tình hình VSATTP đối với các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày, hầu hết đều đạt chất lượng thấp. Điển hình như: nước đá 78.42%, nước uống đóng chai 84.84%, bún, phở 63.33%. Đặc biệt, các loại thực phẩm đường phố có tiêu chuẩn vệ sinh cực kỳ thấp, chỉ 17.16% chất lượng cho phép. Bên cạnh đó đời sống xã hội ngày một phát triển, trình độ hiểu biết, nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề an toàn khi sử dụng thực phẩm càng được ưu tiên hơn bao giờ hết. Và ở TP. Cà Mau với tình trạng kinh tế xã hội phát triển cũng là nơi tiêu dùng thực phẩm an toàn (TPAT) nhiều hơn ở nông thôn. Mặc dù các sản phẩm TPAT trên thị trường không phải là chưa có, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đông đảo người tiêu dùng, vì thế vẫn còn rất nhiều những cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh đã, đang và sẽ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này. Vì vậy, việc nghiên cứu về TPAT cho tỉnh Cà Mau hiện nay là vấn đề cấp thiết. Theo thực tế thì cũng có một số nghiên cứu trước đã thực hiện nghiên cứu về TPAT như: nghiên cứu của Lê Thùy Hương được thực hiện tại Hà Nội, nghiên cứu thực hiện ở TP. Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Thu Hiền, nhưng nghiên cứu về TPAT lại chưa được thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Cà Mau. Từ những lý do trên, tác
  12. 3 giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng. - Đưa ra các ý kiến đóng góp cho nhà sản xuất, kinh doanh trong ngành thực phẩm tại Cà Mau. Từ đó cải thiện tình hình ATVSTP tại Cà Mau, nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành sản xuất và kinh doanh TPAT tại Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng TP. Cà Mau? (2) Chiều hướng tác động của các yếu tố đến ý định mua TPAT như thế nào? (3) Mức độ tác động của những yếu tố đến ý định mua TPAT như thế nào? (4) Những hàm ý có thể đưa ra để nâng cao ý định mua TPAT của người tiêu dùng tại TP. Cà Mau? 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. 1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu - Phạm vi khảo sát: Người tiêu dùng TPAT tại thành phố Cà Mau. - Dữ liệu được thu thập tại thành phố Cà Mau theo từng giai đoạn: nghiên cứu định tính từ 01/7/2017 – 15/7/2017, nghiên cứu định lượng sơ bộ 01/8/2017 – 15/8/2017, nghiên cứu chính thức thời gian 1 tháng từ 1/9/2017 đến hết tháng 9/2017. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và định lượng.
  13. 4 - Phương pháp nghiên cứu định tính: được thực hiện với kỷ thuật phỏng vấn sâu 10 người tiêu dùng TPAT khu vực thành phố Cà Mau. Các dữ liệu thu thập được sử dụng để điều chỉnh mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm. - Phương pháp nghiên cứu định lượng + Nghiên cứu sơ bộ: được tiến hành khảo sát 80 người tiêu dùng TPAT. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được trực tiếp gửi đến người tiêu dùng trả lời. Thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy, đo giá trị bằng Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. + Nghiên cứu chính thức: nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu là 250 đối tượng. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được trực tiếp gửi đến người trả lời. Thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy và đo giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng phương pháp hồi quy bội. Phần mềm SPSS 20.0 được dùng để xử lý dữ liệu. 1.7. Bố cục của nghiên cứu Nghiên cứu được trình bày thành 5 chương Chương 1: Giới thiệu chung: chương này trình bày sự cần thiết, mục tiêu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng, phạm vi và bố cục của nghiên cứu cũng được trình bày trong chương này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết: chương này trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu khái niệm về TPAT, thực trạng ATTP tại Cà Mau, ý định mua và các nghiên cứu trước về ý định mua TPAT. Các giả thuyết sẽ được hình thành và cuối cùng là mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: chương này trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế thang đo, mẫu, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu.
  14. 5 Chương 4: Kết quả nghiên cứu: chương này trình bày các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: phân tích thống kê mẫu và các biến trong nghiên cứu, kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA từ đó điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu, phân tích tương quan Pearson cuối cùng là phân tích hồi quy bội. Chương 5: Kết luận và kiến nghị: trình bày tổng hợp lại kết quả nghiên cứu đã đạt được và đưa ra một số đề xuất kiến nghị. Ý nghĩa, hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài cũng được nêu rõ trong chương này.
  15. 6 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 2 - trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu: một số khái niệm, thực trạng ATTP tại Cà Mau, các nghiên cứu trước, ý định mua và các mối liện hệ giữa các yếu tố. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được hình thành. 2.1. Thực phẩm an toàn 2.1.1. Khái niệm Thực phẩm là “sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” (Luật ATTP Việt Nam số 55/2010/QH12, 2010). Thực phẩm an toàn là “thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” (Luật ATTP Việt Nam số 55/2010/QH12, 2010). Trên thị trường thực phẩm, có nhiều cách gọi khác nhau về TPAT như: “Thực phẩm sạch”, “Thực phẩm an toàn”. Đối với thực phẩm không an toàn còn có cách gọi là “Thực phẩm bẩn”. Thuật ngữ “Thực phẩm sạch” hay “Thực phẩm bẩn” là cách gọi thông thường, dân dã để nói về chất lượng và tính an toàn của thực phẩm đối với sức khỏe con người, tuy cách gọi này chưa chính xác. Còn thuật ngữ “Thực phẩm an toàn”, “Thực phẩm không an toàn” được sử dụng một cách chính thống trong các tài liệu nghiên cứu, các sách, báo và trong sản xuất, chế biến thực phẩm, cũng như trong các tiêu chuẩn chất lượng, các văn bản pháp luật hay các hợp đồng giao dịch chính tắc. Theo bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ cho rằng “những mặt hàng, những loại TP như rau tươi bao gồm tất cả các loại rau chúng ta sử dụng hàng ngày như: củ, thân, lá, hoa quả đảm bảo về chất lượng đúng với đặc tính giống của nó, hàm lượng các loại hóa chất độc hại và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo
  16. 7 đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được xem là rau đảm bảo ATVSTP, gọi là rau an toàn”. Theo Trung tâm chứng nhận phù hợp, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam rau an toàn được quy định thì các chất sau đây chứa trong rau không vượt quá tiêu chuẩn cho phép: dư lượng thuốc hóa học, ký sinh trùng và số lượng vi sinh vật, dư hàm lượng nitrat, dư hàm lượng các kim loại nặng như: chì kẽm, đồng, thủy ngân,… Theo Hội Nông dân Việt Nam, TPAT là không chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh cấm hoặc vượt quá giới hạn cho phép. Không chứa các tác nhân sinh học gây bệnh (vi rút, ký sinh trùng, vi sinh vật). Không chứa các loại tạp chất (kim loại, thủy tinh, vật cứng,…). TP phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Được các cơ quan có thẳm quyền kiểm tra, đánh giá xác nhận về ATTP. Từ các khái niệm trên, có thể thấy, TPAT là những TP được sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong điều kiện đảm bảo TP không gây mất an toàn về sức khỏe, tính mạng, tài sản cho người sử dụng. TPAT được phân thành các loại khác nhau. Theo Rongduo Liu, Zuzanna Pieniak, Wim Verbeke (2013) “Thái độ và hành vi của người tiêu dùng đối với TPAT tại Trung Quốc”, TPAT bao gồm TP không gây hại, TP xanh và TP hữu cơ. Nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn (2010) “Sản xuất nông phẩm, TP theo công nghệ sạch” cho rằng TP sạch được chia làm ba loại gồm: TP không gây hại; TP sinh thái (hay còn gọi là TP xanh) và TP hữu cơ. 2.1.2. Phân loại TPAT Tác giả đồng ý với quan điểm của Rongduo Liu, Zuzanna Pieniak, Wim Verbeke (2013), nghĩa là, TPAT bao gồm TP không gây hại, TP xanh và TP hữu cơ. Một số quan điểm về TP không gây hại, TP hữu cơ, TP xanh như sau:
  17. 8 2.1.2.1. Thực phẩm không gây hại Theo Huang, Wu, Rong, You, & Jiang (1999) “Thẩm định chất lượng môi trường cho vùng sản xuất rau không gây hại”, TP không gây hại là TP có chất lượng tốt, bổ dưỡng và an toàn, có tồn dư các hóa chất độc hại như phân bón, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, nitrat ở dưới mức giới hạn cho phép, được thiết lập bởi các tiêu chuẩn quốc gia. 2.1.2.2. Thực phẩm hữu cơ Theo tổ chức nông nghiệp và TP thế giới (FAO) “TP hữu cơ là những TP được nuôi trồng trong điều kiện tự nhiên không có hóa chất, kháng sinh, công nghệ biến đổi gen hay bất kỳ hóa chất tổng hợp nào”. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn có những tranh luận về thuật ngữ “Thực phẩm hữu cơ”. 2.1.2.3. Thực phẩm xanh Theo Zhang và cộng sự (2002) “Đánh giá thị trường nông sản không gây hại và các chính sách có liên quan” cho rằng, TP xanh được hiểu theo khái niệm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. M i giai đoạn của quá trình sản xuất TP xanh phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền. TP xanh được chia ra 2 cấp, gồm cấp AA và cấp A. Theo Qin, Li, và Tần (2003) “Sự khác nhau và mối quan hệ giữa TP hữu cơ, TP xanh, TP không gây hại”, TP đạt tiêu chuẩn cấp A coi như đạt tiêu chuẩn TP không ô nhiễm môi trường, an toàn với sức khỏe con người, tức là đạt yêu cầu “an toàn, vệ sinh”, nếu đạt cấp AA coi như đạt tiêu chuẩn TP hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thực phẩm xanh phải được sản xuất và chế biến trong môi trường tuyệt đối không có ô nhiễm. Các nguyên liệu nông sản, gia súc, gia cầm, thuỷ sản, quá trình trồng trọt, chăn nuôi và gia công đều phải phù hợp quy trình sản xuất quy định. Ví dụ, phải khoanh một vùng đồng ruộng chuyên dùng để sản xuất TP xanh, phải chọn giống tốt có sức kháng bệnh cao, dùng phương pháp thiên dịch để chữa bệnh, dùng
  18. 9 phân bón hữu cơ đã ủ hoại để bón, không dùng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và các hoá phẩm khác, khiến cho tàn dư các chất gây ô nhiễm môi trường trong TP tồn tại thấp nhất. Từ khái niệm về các loại TPAT ở trên, có thể thấy, TP hữu cơ là loại TP mà trong quá trình sản xuất không được sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hóa học và không chứa chất kích thích tăng trưởng/ tăng trọng, TP xanh cần phải được trồng trong môi trường hoàn toàn không ô nhiễm. Do vậy, TP hữu cơ, TP xanh là những loại TP có rất ít trên thị trường, giá thành rất cao, không có nhiều doanh nghiệp thương mại bán lẻ TPAT kinh doanh loại TP này. TP không gây hại là loại TP trong quá trình sản xuất được sử dụng một số chất hóa học nhằm phòng và chống bệnh cho cây trồng/ vật nuôi, những loại TP này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc sử dụng các hóa chất như hàm lượng, thời gian trước thu hoạch... nhằm đảm bảo sản phẩm không gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Loại TP không gây hại có năng suất cao hơn TP hữu cơ và TP xanh, giá thành không chênh lệch nhiều so với TP thông thường, nên các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh loại TPAT này là chủ yếu, những mặt hàng TPAT mà các doanh nghiệp thương mại bán lẻ kinh doanh phải được các cơ quan chứng nhận đảm bảo VSATTP. Loại TPAT này sẽ khác với loại TPAT do các hộ gia đình tự trồng trọt, chăn nuôi, cung ứng ra thị trường nhưng không được các cơ quan chức năng chứng nhận ATTP. 2.2. Thực trạng ATTP tỉnh Cà Mau “Hoạt động sản xuất, buôn bán thực phẩm cũng như tiêu dùng thực phẩm tại tỉnh Cà Mau hiện đang phát triển khá mạnh. Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5.388 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm (có 615 cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, 1.418 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 3.355 cơ sở dịch vụ ăn uống). Trong đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, tuyến tỉnh quản lý 100%. Tuy nhiên, đối với tuyến huyện còn khá ít, chỉ khoảng 40%, trong thời gian qua, qua kiểm tra, đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm như: cơ sở không đảm bảo
  19. 10 ATVSTP, vệ sinh cơ sở không đạt, trang thiết bị dùng để chế biến thực phẩm không đảm bảo, tại các khu chợ tình trạng bán thức ăn sống, chín được bày bán xen lẫn, không có dụng cụ che đậy rất mất vệ sinh, nhiều loại rau, củ, quả, cá, thịt,…được bày bán trên những tấm ni - lông hay những mảnh ván kê tạm bợ dưới nền đất ẩm ướt. Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh, ao tù,… hoặc sử dụng dụng cụ chế biến, bảo quản thô sơ, cũ kỹ rất mất vệ sinh. Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và cảm quan, chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá TPAT, không bị nhiễm thuốc trừ sâu, chất độc hại. Mặc dù biết nguy cơ mất ATVSTP là rất cao, nhưng do nhu cầu hằng ngày người tiêu dùng đành phải chấp nhận sử dụng.” 2.3. Các mô hình nghiên cứu về ý định mua TPAT trong và ngoài nước 2.3.1. Một số mô hình nghiên cứu về TPAT trong nước Trên thực tế thì đã có rất nhiều mô hình nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng” cụ thể là một số nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh”. “Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu để điều chỉnh, bổ sung thang đo. Tiếp theo, tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi phân tích những biến không phù hợp sẽ bị loại bỏ, tác giả phân tích hồi quy để xây dựng mô hình hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy có 5 yếu tố có tác động dương đến ý định mua TPAT: sự quan tâm đến sức khỏe, nhóm tham khảo, nhận thức về chất lượng, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về giá bán. Trong đó, sự quan tâm đến sức khỏe có tác động mạnh nhất và cảm nhận về chất lượng có tác động yếu nhất.”
  20. 11 Mô hình nghiên cứu: Sự quan tâm đến sức khỏe Nhận thức về chất lượng Sự quan tâm tới môi trường Ý ĐỊNH MUA Nhận thức về THỰC PHẨM sự sẵn có AN TOÀN Nhóm tham khảo Nhận thức về giá bán Chuẩn mực chủ quan Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2016) (Nguồn: mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền, 2016) Nghiên cứu của Ngô Phạm Ý Uyên (2017) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Nha Trang”. “Nghiên cứu này với 5 thành phần nhân tố ban đầu mà tác giả đề xuất gồm: nhận thức về giá bán, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm đến sức khỏe, lòng tin đối với truyền thông, nhận thức về sự sẵn có TPAT. Sau quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA từ kết quả khảo sát với 200 người tiêu dùng đã hình thành được 6 nhân tố, trong đó có một nhân tố mới được đề xuất, đó là nhân tố sự quan tâm đến an toàn thực phẩm tách từ nhân tố sự quan tâm đến sức khỏe, tuy nhiên nhân tố sự quan tâm đến an toàn thực phẩm đã bị loại sau khi chạy hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cả 5 nhân tố nhận thức về giá bán, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2