Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân tại Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiện tượng di cư việc làm của người dân tại Việt Nam và phân tích các yếu tố tác động đến di cư việc làm của một cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- HUỲNH HIỀN HẢI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - Năm 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ------------------- HUỲNH HIỀN HẢI CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI CƯ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ NGỌC UYỂN TP.HỒ CHÍ MINH - Năm 2013
- i LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Các yếu tố tác động đến di cư việc làm của người dân tại Việt Nam” được chính tôi thực hiện, dựa trên kiến thức được học từ các môn học của nhiều thầy/cô, từ cơ sở nghiên cứu các lý thuyết liên quan, kế thừa, phát huy những điểm tốt và khai thác những điểm mới từ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, sử dụng Bộ dữ liệu Điều tra Mức sống Hộ gia đình 2010 của Tổng cục Thống kê. Luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Ngọc Uyển, không phải là một luận văn sao chép của tác giả khác. Tôi xin cam kết những điều nêu trên đây là đúng sự thật và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung có trong luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Lê Ngọc Uyển, quý Thầy/Cô trong khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) nơi tôi công tác, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. TP.HCM, ngày 03 tháng 10 năm 2013 Tác giả HUỲNH HIỀN HẢI
- ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ: ................................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:............................................................................................................... 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ...................................................................................................... 2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................................3 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................................................3 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: ............................................................................................................... 5 1.1. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ..........................................................................................................5 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về di cư ................................................................................................5 1.1.2. Mô hình Harris – Todaro ..................................................................................................... 13 1.1.3. Lý thuyết EG. Ravenstein (1885) ........................................................................................ 16 1.1.4. Lý thuyết về di cư của Everett S.Lee (1966) ....................................................................... 17 1.2. NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................................................................................... 19 1.2.1. Nghiên cứu “Từ nông thôn ra thành phố, tác động kinh tế - xã hội của việc di cư tại Việt Nam” (2011) của Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm.......................................................... 19 1.2.2. Nghiên cứu về “Giới tính, di cư và xu hướng nghề nghiệp ở Malaysia” (2011) của Arpita Chatto Padhyay ............................................................................................................................. 21 1.2.3. “Di cư việc làm ở các nước đang phát triển: Trường hợp của Paraguay và Argentina” (2003) của Emilio A. Parrado sử dụng mô hình............................................................................ 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG I .................................................................................................................. 24 Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 26 2.1. TỔNG QUAN DI CƯ Ở VIỆT NAM ........................................................................................ 26 2.1.1. Di cư giữa các vùng............................................................................................................. 26 2.1.2. Di cư giữa các tỉnh .............................................................................................................. 29 2.1.3. Luồng di cư thành thị - nông thôn ....................................................................................... 31 2.1.4. Di cư theo giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân ................................................................ 32 2.1.5. Đặc điểm của di cư tại Việt Nam giai đoạn 1989-2009 ...................................................... 34 2.2. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................................................ 37 2.3. KHUNG PHÂN TÍCH ............................................................................................................... 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG II ................................................................................................................. 41
- iii CHƯƠNG III: KẾT QUẢ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 43 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ .................................................................................................................. 43 3.2. KẾT QUẢ HỒI QUY ................................................................................................................. 51 3.3. KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 55 3.4. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................... 57 3.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 64 PHỤ LỤC .............................................................................................................................................. 66
- iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình về di dân của Everett S. Lee…………...…………………………18 Biểu 2.1. Di cư giữa các vùng trong điều tra biến động dân số & kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010………………………………………………………….…………………...26 Biểu 2.2. Nơi thực tế thường trú tại 1/4/2009 và 1/4/2010 chia theo các vùng kinh tế xã hội……………………………………………………………………………..………28 Bản đồ 2.1. Tỷ suất di cư thuần túy giữa các tỉnh……………..……………………...30 Biểu 2.3. Nơi thực tế thường trú tại 1/4/2009 và 1/4/2010 chia theo thành thị/nông thôn …………………………………………………………….…………………………..31 Biểu 2.4. Tỷ suất nhập cư chia theo thành thị/nông thôn 2007-2010…….………..….32 Hình 3.1: Tỷ suất di cư đặc trưng theo tuổi và giới tính, 2010………………….........32 Biểu 2.5. Tỷ suất di cư của dân số từ 5 tuổi trở lên trong 12 tháng trước thời điểm điều tra theo giới tính và trình độ học vấn, 2010………………………………………...…33 Biểu 2.6. Tỷ suất di cư của dân số từ 15 tuổi trở lên trong 12 tháng trước thời điểm điều tra chia theo giới tính và tình trạng hôn nhân, 2010………................……..……34 Sơ đồ 2.1: Khung phân tích về di cư việc làm……………………………..……...….40
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ: Cùng với sự năng động của nền kinh tế và sự đa dạng của đời sống dân cư, quá trình vận động của dân cư nước ta đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi cả nước, cùng với quá trình đô thị hóa là sự mở rộng hoặc phát triển mới các đô thị, các vùng nông thôn bị thu hẹp, bên cạnh đó là sự dịch chuyển của người dân giữa các vùng. Người dân có thể di cư từ nông thôn ra thành thị, thành thị này đến thành thị khác, nông thôn này đến nông thôn khác, và có thể di cư một lần hay nhiều lần trong đời. Hiện tượng di cư luôn chiếm nhiều mối quan tâm của các nhà kinh tế cũng như xã hội học do các vấn đền nảy sinh kèm theo. Di cư kéo theo nguồn cung lao động giảm đi ở nơi người di cư ra đi và tăng lên ở nơi họ chuyển đến. Bên cạnh sự thay đổi lực lượng lao động chân tay, di cư còn kéo theo sự di chuyển của lượng chất xám, nhân lực trí tuệ từ khu vực này đến khu vực khác. Di cư giúp cân bằng hoặc giảm cầu lao động tại khu vực có người di cư đến, làm giảm chi phí lao động và góp phần tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, di cư cũng làm gia tăng các vấn đề xã hội như bất ổn về an ninh, y tế, chính trị, …Lợi ích và chi phí của hiện tượng di cư tại nơi di cư đi và nơi di cư đến luôn ở trạng thái thiên lệch. Ở nước ta thời gian qua, việc di cư cũng có nhiều sự thay đổi. Vào năm 2010, các tỉnh có tỷ suất di cư thuần dương cao nhất thuộc về Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng nay thì đến năm 2012 có sự thay đổi và các tỉnh có to suất di cư thuần dương cao nhất thuộc về Lai Châu, Đà Nẵng, Đắk Nông, Bình Dương và Đồng Nai. Tỷ lệ người di cư ở các độ tuổi người trẻ trưởng thành chiếm to lệ lớn và hiện tượng nữ di cư nhiều hơn nam cũng tiếp tục được duy trì. Điều này cho thấy vấn đề di cư đang thật sự có nhiều thay đổi và chuyển biến không ngừng. Mỗi vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. Mỗi việc người dân di cư tại Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng của một hoặc nhiều yếu tố khác nhau, vậy những ai và những yếu tố nào của một cá nhân hoặc từ gia
- 2 đình họ có nhiều tác động đến việc di cư đi làm việc của họ, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến di cư việc làm? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích hiện tượng di cư việc làm của người dân tại Việt Nam và phân tích các yếu tố tác động đến di cư việc làm của một cá nhân Cụ thể là tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, quy mô hộ gia đình, diện tích nhà ở của hộ, thu nhập thuần của hộ ảnh hưởng đến di cư việc làm của thành viên trong hộ. Từ đó, luận văn kiến nghị những giải pháp liên quan đến quản lý dân số, thị trường lao động, chính sách cư trú, hạ tầng đô thị hay những vấn đề về quản lý nhà nước khác, cũng như những chính sách kinh tế - xã hội có liên quan. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là di cư việc làm của người dân tại Việt Nam. Đối tượng cụ thể là từng cá nhân người dân tại Việt Nam có sự di cư việc làm hoặc không di cư việc làm để phân tích các đặc tính cá nhân hay điều kiện sống cũa hộ gia đình liên quan đến di cư việc làm của họ. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về di cư của người dân tại Việt Nam (loại trừ di cư quốc tế ra khỏi nghiên cứu này). Đối tượng nghiên cứu là những người di cư việc làm (đi làm ăn xa và giúp việc), với những người không di cư việc làm dựa vào dữ liệu Khảo sát mức sống Hộ gia đình của Việt Nam năm 2010. Đề tài này nghiên cứu di cƣ trong phạm vi quốc gia bằng cách trích dữ liệu người di cư việc làm và dữ liệu người không di cư việc làm một cách ngẫu nhiên dựa trên bộ dữ liệu. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm phân tích mô tả các yếu tố cá nhân như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, cũng như các
- 3 yếu tố của hộ gia đình như quy mô thành viên hộ, diện tích nhà ở, thu nhập thuần của hộ, phân tích tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là di cư việc làm. Bằng phần mềm SPSS 16, sử dụng hồi quy Binary Logistic và sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất sự kiện di cư việc làm xảy ra với những thông tin biến độc lập có được từ việc xử lý bộ dữ liệu thô về Khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS - RESULT OF THE VIET NAM HOUSEHOLD LIVING STANDARDS SURVEY) năm 2010 Số quan sát được lấy trực tiếp từ danh sách 1.221 người di cư đi làm ăn xa hoặc giúp việc (gọi chung là di cư việc làm), và lấy số liệu 1.221 người cư ngụ trong hộ từ 37.012 người không di chuyển khỏi hộ (không di cư) theo phương pháp đánh số thứ tự và lấy dữ liệu quan sát ngẫu nhiên để phân tích, các thông tin cần quan tâm là tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, quy mô thành viên hộ, diện tích nhà ở của hộ và thu nhập thuần của hộ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận văn tập trung phân tích những yếu tố hành vi cá nhân và yếu tố về điều kiện sống của hộ để đánh giá tác động đến xác suất di cư việc làm, điều này có ích cho hoạt động nghiên cứu hành vi con người, xu hướng di chuyển của dân cư và những hành vi có tác động đến di cư để kịp điều chỉnh, định hướng và hoạch định phát triển nguồn lực con người, nguồn lực quan trọng nhất cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Đồng thời quan tâm điều chỉnh các chính sách liên quan. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận văn ngoài phần mở đầu, các phụ lục, bao gồm 3 chương: Chương I: trình bày cơ sở lý luận, bao gồm các lý thuyết liên quan, một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã được thực hiện. Chương II: Phương pháp nghiên cứu, bao gồm tổng quan về tình hình di cư tại Việt Nam, phương pháp nghiên cứu và khung phân tích
- 4 Chương III: sẽ trình bày kết quả thông qua các thống kê mô tả, trình bày kết quả hồi quy, nêu kết luận và kiến nghị. Phần này sẽ trình bày phần kết luận tóm lược những vấn đề mà đề tài đã giải quyết được. Đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị về những nghiên cứu tiếp theo hoặc chi tiết hơn về di cư tại Việt Nam.
- 5 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1.1. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN: 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về di cư: 1.1.1.1. Khái niệm di cư: Theo E. F. Baranov và Breev: “Di cư hiểu theo nghĩa rộng là bất kỳ một sự di chuyển nào của con người giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí, dạng hoạt động và ngành có sử dụng lao động”. V. I. Xtapoverop (1957) định nghĩa “Di cư được hiểu là sự thay đổi vị trí con người về mặt địa lý do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ một cộng đồng kinh tế - xã hội này sang một cộng đồng kinh tế - xã hội khác, trở về cộng đồng hoặc có sự thay đổi vị trí không gian của toàn bộ cộng đồng nói chung”. Nhìn chung các nhà khoa học coi di cư là sự chuyển động trong không gian của con người với mục đích di chuyển nên khó phân biệt được tính đặc thù của di cư trong tổng thể di chuyển giữa các vùng lãnh thổ. Về cơ bản, nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực chuyên ngành về di cư không nhất trí với định nghĩa di cư theo nghĩa rộng. Họ cho rằng các định nghĩa đó có thể quy tụ sự xáo trộn của con người có liên quan đến “sự chuyển động cơ học của dân cư”. Đó là cách hiểu đơn giản, không tín đến khoảng cách, thời gian, mục đích di chuyển. Thực tế nếu sự di chuyển của một người di cư chỉ mang tính xã hội nghề nghiệp và sự thay đổi địa vị hoặc nơi làm việc của họ trong phạm vi lãnh thổ của cùng một cộng đồng, thì sự di chuyển ấy không phải lúc nào cũng trùng hợp với những di chuyển của dân cư. Theo nghĩa hẹp, di cư là quá trình di chuyển của con người gắn liền với sự thay đổi chỗ ở thường xuyên, thay đổi vị trí, môi trường từ nơi đi tới nơi đến trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Tùy thuộc vào mức độ thời gian và tính liên tục mà di cư giữa các vùng có hình thức di cư trở lại và di cư không trở lại.Hình thức di cư trở lại gồm hai loại là di cư con lắc và di cư theo mùa. Hình thức di cư không trở lại là hình thức chuyển hẳn khỏi nơi cư trú thường xuyên.
- 6 Năm 1958, Liên hợp quốc định nghĩa di cư như sau: “Di cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị địa lý hành chính này và một đơn vị hành chính khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong khoảng thời gian nhất định. Sự thay đổi chỗ ở thể hiện ở khái niệm nơi xuất cư và nơi nhập cư. Về định nghĩa di cư, chúng ta cũng có một số khái niệm: thời khoảng di cư là khoảng thời gian từ lúc di cư đến thời điểm điều tra; dòng di cư là tập hợp tất cả các di chuyển có chung nơi đi và nơi đến và dòng di cư được xác định bởi hướng và cường độ; chênh lệch di cư là số chênh lệch giữa di chuyển đi và di chuyển đến tại một vùng xác định. Định nghĩa của Liên hợp quốc loại ra những người sống lang thang, dân du mục, di cư theo mùa và di cư con lắc (đi về trong ngày). Trên quan điểm thống kê, không phải tất cả hành động di cư, di cư theo mùa và di cư kiểu con lắc có thể xếp vào sự di chuyển của dân cư - tức di cư. Trong điều tra dân số ở các nước cũng như ở nước ta, người di cư được xác định là người thay đổi chỗ ở thường xuyên từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác trong khoảng thời gian xác định. Hiện nay, ở nước ta các nhà quản lý và nghiên cứu cũng đã có sự thống nhất rằng những người di chuyển ra khỏi địa bàn xã với thời gian 6 tháng trở lên mới gọi là di cư. 1.1.1.2. Đặc điểm về di cư: Di cư là một quá trình thay đổi nơi cư trú trong khoảng thời gian nào đó và nó do các yếu tố khác nhau tác động, việc tác động này thể hiện một số khía cạnh: + Sự chọn lọc về tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu thì việc di cư diễn ra ở những người trẻ bước vào độ tuổi lao động chiếm to lệ lớn. Thanh niên thích nghi và hòa nhập với cuộc sống mới, họ là lực lượng lao động mới, dễ dàng thay đổi hơn. Cũng chính vì tính chọn lọc trong tuổi tác mà những vùng nhập cư có cơ cấu tuổi trẻ hơn. + Sự chọn lọc theo giới tính , việc di cư nữ hoặc nam, nhiều hoặc ít hơn phụ thuộc vào không gian, thời gian khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu mà có thể có sự khác biệt.
- 7 - Tình trạng hôn nhân: Trong những lý luận về di cư, người ta cũng thường đề cập đến tình trạng hôn nhân, thông thường to lệ những người chưa có giá đình hoặc đang có gia đình là những đối tượng có to lệ lớn trong dân số. Ở những nước đang phát triển, thường người trẻ chưa lập gia đình di cư nhiều hơn. Điều này cũng giống như các nước đang phát triển thời kỳ trước.Tuy nhiên, ngày nay ở các nước phát triển, những người có gia đình cũng có khả năng di cư như những người có gia đình. - Nghề nghiệp, trình độ học vấn: Những người có trình độ học vấn hoặc có trình độ tay nghề thường dễ thay đổi công việc, do đó họ năng động hơn so với đối tượng khác. Những lao động lành nghề thường di cư nhiều hơn. Những người có chuyên môn có tỷ lệ cao hơn cả. Có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa trình độ học vấn và sự chọn lọc di cư. Nghiên cứu này sẽ xem xát vấn đề trình độ học vấn với di cư việc làm có sự tác động như thế nào. 1.1.1.3. Các chỉ tiêu về di cư. Khi nghiên cứu về vấn đề di cư người ta có thể có nhiều đại lượng để đo lường chúng, việc sữ dụng đại lượng nào cho nghiên cứu của mình tùy thuộc vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chúng ta có thể phân tích một số đại lượng sau đây: - Di cư thuần tuý: Số lượng di cư thuần túy của dân số: NM = (I –O) = (P1 – P0) – (B – D) NM: di cư thuần tuý P1 và P0: tổng dân số ở thời điểm t1 và t0. I và O: số lượng nhập cư và xuất cư giữa hai thời điểm; (I-O) là tăng cơ học. B và D: tổng số sinh và chết giữa hai thời điểm. (B-D) tăng tự nhiên. - Tỷ suất xuất cư: là số lượng người dân di chuyển ra khỏi một vùng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính là 1 năm) so với 1000 dân của vùng xuất cư trong năm tương ứng. O OR = *1000 P
- 8 O: số người xuất cư khỏi địa bàn P: dân số trung bình của địa bàn đó. - Tỷ suất nhập cư: là số lượng người nhập cư tới một vùng nào đó trong khoảng thời gian nhất định (thường tính là 1 năm) so với 1000 dân số trung bình của vùng nhập cư trong thời gian tương ứng. I IR = *1000 P I: số người nhập cư vào địa bàn P: dân số trung bình của địa bàn đó - Tỷ suất di cư thuần thuần tuý: đo lường sự tác động của di cư đến dân số. Sự tương quan giữa xuất cư và nhập cư tại một địa bàn sẽ làm cho trị số của tỷ số này âm (nếu số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư) hoặc dương (khi số người nhập cư nhiều hơn số người xuất cư) I −O NMR = *1000 P - Tỷ suất tổng di cư: số lượng người di cư ở một địa phương (không phân biệt theo xuất hay nhập cư) cũng có ý nghĩa quan trọng để đánh giá tình hình di cư của địạ. Trong trường hợp tỷ suất di cư thuần tuý NMR quá nhỏ (do số lượng xuất cư xấp xỉ số lượng nhập cư), người ta thường sử dụng chỉ tiêu tổng tỷ suất di chuyển để so sánh. Chỉ tiêu này phản ảnh tổng hợp cương độ di cư, di chuyển của người dân (bao gồm cả dòng di cư đến và dòng xuất cư đi). Chỉ tiêu này cũng phản ảnh khá tốt nhịp độ di cư: I +O TR = *1000 P
- 9 1.1.1.4. Quan hệ tác động qua lại giữa di cư và môi trường kinh tế, xã hội. Đời sống kinh tế xã hội luôn vận động và phát triển từng ngày. Di cư là một hiện tượng kinh tế - xã hội thực tiễn và phức tạp có nguyên nhân kinh tế xã hội sâu xa và nhiều mặt. Nó có thể tác động đến kinh tế, văn hóa, xã hội ở nơi đi và nơi đến, có thể tác động theo nhiều hướng với cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, di cư đã đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện phân công lao động xã hội, nhằm tạo ra năng xuất lao động cao. Vấn đế di cư cũng được nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới di sâu vào phân tích như Todaro, Everett Lee, Lipton,… Di cư không khải là mục đích tự thân mà là phương tiện để thực hiện các nhu cầu khác: thay đổi địa vị kinh tế - xã hội. Những nhà kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đánh giá cao vai trò của di cư, của tính năng xã hội của dân cư, vì cũng chính trong quá trình di cư mà các kinh nghiệm sản xuất, chinh phục tự nhiên và các kinh nghiệm xã hội được phổ biến trong cộng đồng. Trong lịch sử của di cư trên thế giới cũng như ở nước ta, dòng di cư tự do phổ biến trong mọi giai đoạn lịch sử và có thể nói, đó là dòng di cư có vai trò quan trọng nhất bởi vì tính kế hoạch, sự kiểm soát di cư của nhà nước phong kiến, tư bản chủ nghĩa trước đây và của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng có tác động tới một bộ phận người di cư. Cũng chính di cư tự do mới thể hiện rõ nhất những đặc điểm của di cư như tính chọn lọc. Trong thế giới hiện đại, đô thị có một vai trò đặc biệt trong sự phát triển xã hội của quốc gia, của các vùng lãnh thổ, là các cực phát triển của quốc gia, các vùng. Các thành phố lớn, nhất là các thành phố thủ đô là nơi hội tụ những tinh hoa của thời đại, những thành tựu về kinh tế, chính trị văn hóa xã hội mà một quốc gia dân tộc đạt được. Bởi vậy, di cư luôn hướng tới những thành phố lớn làm cho vấn đề di cư nông thôn – thành thị có một số sắc thái đặc biệt và quy mô lớn. Di cư có tác động rõ nét đến môi trường kinh tế xã hội ở cả nơi đi và nơi đến.
- 10 * Nơi đi: + Mặt tích cực: Di cư luôn hàm chứa trong lòng nó là sự di chuyển, sự ra đi, đi kiếm sống của cá nhân, gia đình và cộng chồng. Di cư cơ hội cho những người tìm được việc làm có thu nhập và phần đông số họ có thu nhập cao hơn so với nơi họ ra đi, góp phần nâng cao mức sống gia đình và giảm sự đói nghèo ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp. Trong điều kiện cụ thể của từng địa phương và giai đoạn phát triển, những lao động di chuyển này góp phần làm giảm sức ép dân số-lao động-việc làm ở một số vùng nông thôn. Đây là sự thay đổi cơ bản trong cuộc sống người dân về cả vật chất, tinh thần, văn hóa, xã hội. + Mặt tiêu cực: Vấn đề xuất cư cũng làm nảy sinh một số vấn đề đang quan tâm, dẫn đến những khó khăn nhất định đến nơi đi. Nó làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp do hậu quả trực tiếp của người lao động tự do đưa về nông thôn như nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, số đề. Một số cá biệt trong số người lao động tự do đã tiêm nhiễm thói hư tật xấu ở đô thị và chính họ mang về nông thôn những ung nhọt nói trên. Ảnh hưởng tới tổ chức xã hội, gia đình ở nông thôn. Một số người lao động ngoại (cả nam và nữ) đã có gia đình nhưng do cuộc sống ở thành phố cám dỗ nên đã đi con đường mại dâm, hoặc ngoại tình nên làm cho gia đình tan vỡ. Bên cạnh đó nó dẫn đến một sự thiếu hụt nhất định về lao động với việc làm tại các vùng xuất cư đi. * Nơi đến: + Mặt tích cực: Di cư có nhiều mặt tích cực của nó, việc di cư cũng góp phần to lớn trong điều tiết lao động, giải quyết các nhu cầu việc làm, đặc biệt là ở các thành phố lớn trong cả nước. Di cư, trong đó di cư việc làm là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết mối quan hệ “cung”, “cầu” về sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Ở mức độ nhất định, di cư nông thôn-thành thị góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các khu vực và ngành nghề kinh tế, có ý nghĩa làm tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của đất nước và vùng lãnh thổ. Ở thành phố, xét trên góc độ việc làm, lực lượng lao động di chuyển tự do vào thành phố làm việc, họ cũng có những nhu cầu “ bình dân”, những nhu cầu cho ăn,
- 11 sinh hoạt. Từ khi chuyển đổi cơ chế đến nay dòng người di chuyển tự do vào thành phố có nhiều loại, trong đó loại tìm việc làm theo thời vụ. Ngoài ra còn có dòng người tự do di chuyển về đoàn tụ gia đình, con cái, anh em…Như vậy việc di chuyển những người này về khía cạnh xã hội có ý nghĩa thực tiễn vào việc đảm bảo và cải thiện nhu cầu tình cảm gia đình, họ hàng và quan hệ cộng đồng trong dân cư. Đoàn tụ gia đình là điều kiện làm ổn định và tăng sức phát triển kinh tế hộ gia đình. + Mặt tiêu cực: làm quá tải sức sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông đường xá, nhà ở, ảnh hưởng tới môi trường và làm giảm mỹ quan đô thị. Lao động di chuyển tự do theo mùa vụ vào thành phố tìm việc làm và làm việc có thời gian di chuyển và lưu trú không cố định, nên khi di chuyển hầu hết lao động không khai báo tạm trú với chính quyền gây khó khăn cho việc quản lý nhân sự. Làm nảy sinh một số vấn đề xã hội phức tạp như: trật tự an ninh, xung đột xã hội người di cư và người địa phương gây nên một số hiện tượng cờ bạc, nghiện hút, mại dâm. Khi dòng di cư tự do nông thôn- thành thị với quy mô lớn sẽ làm tăng sức ép việc tăng thêm số người thất nghiệp ở các thành phố lớn. 1.1.1.5. Nguyên nhân, động cơ của di cư Vấn đề di cư thường liên quan đến kinh tế Nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý chỉ ra rằng kinh tế có ảnh hưởng quan trong đối với sự biến động của dân cư. Mọi sự thay đổi về kinh tế đều có thể tác động đến sự di chuyển của người dân từ địa phương này đến địa phương khác. Và sự di chuyển đấy thường liên quan đến nguyên nhân là kinh tế, kinh tế đề cập có thể là kinh tế vĩ mô, hay kinh tế gia đình của người di cư. Yếu tố bao trùm nhất cho nguyên nhân và mọi cuộc di chuyển dân cư ở nông thôn ra thành thị ở nước ta hiện nay là lý do kinh tế (thiếu việc làm, thu nhập quá thấp ở nơi đi). Việc đổi mới cơ chế quản lý, mở rộng quyền tự do làm việc cách sống đã tạo ra sự tiền đề cơ bản cho sự di chuyển. Các chính sách phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa ở các đô thị lớn tạo ra những cơ hội mở rộng việc làm có thu nhập cao hơn đã thúc đảy và làm tăng các dòng nhập cư vào đô thị, đặc biệt các đô thị lớn.
- 12 Sự phát triển của đô thị ngày càng diễn ra nhanh chóng. Với sự tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao ở khu vực đô thị, đã tạo nhiều việc làm mới. Đô thị có một sức hút hấp dẫn đối với lao động từ nông thôn tới. Sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị cũng là, một yếu tố quan trọng tác động đến hiện tượng di cư, lao động nông thôn vào đô thị tìm việc dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính sách về cư trú của người nhân ngày càng được thuận lợi. Việc giao lưu đi lại trong phạm vi cả nước, giữa thành thị - nông thôn được dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước đây. Do đó thông tin về việc làm đến với người lao động cần việc ở cả nông thôn và thành thị ngày nay càng nhanh, nhạy hơn rất nhiều. Ảnh hưởng của các yếu tố “đẩy” ở nơi xuất cư Hiện tượng lao động từ nông thôn ta các đô thị tìm việc là do nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động . Nó là kết quả tác động của “ lực đẩy ” từ các vùng nông thôn nghèo như: dư thừa lao động. thiếu đất canh tác. Đời sống thấp kém, cùng các tác động của “ lực hút “ từ khu đô thị có các điều kiện hoạt động kinh tế và sinh hoạt hấp dẫn hơn, có cơ hội tìm kiếm việc làm và thu nhập cao hơn ở nông thôn. Dưới đây phân tích những nhân tố chính tạo nên các “ lực đẩy ” và “lực hút” này. Quỹ đất đai ngày càng giảm, kể cả số lượng và chất lượng, chương trình sử dụng đất đai có hiệu quả lâu bền gặp phải khó khăn là khả năng đầu tư, đặc biệt là những vùng điều kiện tự nhiên khắc nhiệt và đời sống dân cư còn nghèo đói. Do thiếu việc làm và việc làm kém hiệu quả ở những vùng này, nên lao động phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc. Đời sống của những hộ nông dân những năm gần đây có khá lên, song còn một bộ phận dân cư không ít nằm trong diện đói nghèo.Những hộ nghèo, thậm chí cả những hộ có mức sống trung bình, đều thiếu việc làm.Tình trạng thiếu việc làm là phổ biến ở nông thôn. Ngoài ra, việc làm ở nông thôn lại có thu nhập không cao, chưa tìm được cơ sơ phát triển kinh tế hiệu quả. Mặt khác, do tồn tài của một số chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách giá cả, giá nông sản thấp hơn giá hàng công nghiệp, dịch vụ. Cùng với việc tìm phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tại địa phương,
- 13 họ phải di chuyển để tìm việc làm và làm việc ở nơi khác – đó là các thành phố - để tăng thêm thu nhập. Các yếu tố thuộc về “hút” ở đầu nhập cư Sự tăng trưởng kinh tế cao, cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực tư nhân (nhất là lĩnh vực xây dựng nhà ở) hiện nay đòi hỏi nhiều lao động giản đơn, nặng nhọc, cần nhiều người phục vụ và người buôn bán nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày ở đô thị. Đây cũng là một trong những sức hút về “cung” – “cầu” lao động ở thành phố tới dòng người lao động ngoại tỉnh đổ về các thành phố lớn ngày càng nhiều. Điều kiện kiếm tiền ở thành phố cao hơn nhiều so với nông thôn hiện nay là một lực hút quan trọng để người nông dân tới đô thị tìm và làm việc. 1.1.1.6. Các hình thái di cư + Theo mục đích di chuyển: di cư sản xuất và di cư phi sản xuất Mọi cuộc chuyển cư đều có mục tiêu di chuyển cụ thể + Theo giới hạn lãnh thổ: di cư nội địa và di cư quốc tế + Theo hướng di cư thành thị - nông thôn: bao gồm 2 chiều + Theo tính chất pháp lý: Di cư có tổ chức và di cư không có tổ chức + Theo di cư: Di cư tự nguyện, di cư hạn chế và di cư bắt buộc 1.1.2. Mô hình Harris – Todaro: Mô hình Harris – Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị. Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn. Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và thị trường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng suất cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi
- 14 mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị. Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau: Gọi: • Wr là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; • Le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằng với số lượng công nhân làm việc ở đô thị; • Lus là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực đô thị; • Wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mức lương tối thiểu của pháp luật). Ở trạng thái cân bằng, le Wr = wu lus Nói cách khác, mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với mức lương kỳ vọng ở đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia cho tổng số người đang có việc làm và cần tìm việc làm ở đô thị. Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra nếu: le Wr < wu lus Ngược lại, dòng di cư từ thành thị về nông thôn sẽ xảy ra nếu: le Wr > wu lus
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 357 | 90
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải tại công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Nội Bài
10 p | 157 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn