intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa Việt Nam năm 2012

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá khả năng sản xuất của nông dân sản xuất lúa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa cho người nông dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa Việt Nam năm 2012

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ TRỒNG LÚA VIỆT NAM NĂM 2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ TRỒNG LÚA VIỆT NAM NĂM 2012 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật hộ trồng lúa Việt Nam năm 2012'' là nghiên cứu do tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Phương Thanh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 5 1.4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu ....................................... 5 1.5. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 7 2.1. Các khái niệm ............................................................................................. 7 2.2. Đo lường hiệu quả kỹ thuật ........................................................................ 9 2.2.1. Phân tích bao dữ liệu ........................................................................... 11 2.2.2. Phân tích biên ngẫu nhiên ................................................................... 12 2.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật .............................................. 15 2.4. Phương pháp xác định các yếu tố quyết định hiệu quả kỹ thuật .............. 18 2.5. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ......................................................... 19 2.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 19
  5. 2.5.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 22 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................ 27 3.1. Dữ liệu ...................................................................................................... 27 3.2. Mô hình ước lượng và các biến số nghiên cứu ........................................ 28 3.3 Phương pháp ước lượng ............................................................................ 38 3.3.1. Phương pháp hiệu chỉnh OLS ............................................................. 38 3.3.2. Phương pháp biến đổi OLS ................................................................. 39 3.3.3. Phương pháp ước lượng hợp lý tối đa ................................................. 39 3.4. Các kiểm định liên quan ........................................................................... 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 43 4.1. Hiện trạng sản xuất của hộ trồng lúa trong mẫu khảo sát VHLSS 2012 . 43 4.2. Hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ................................................................. 47 4.2.1. Kiểm định giả thuyết ........................................................................... 47 4.2.2. Kết quả ước lượng ............................................................................... 49 4.2.3. Thảo luận về mức độ hiệu quả kỹ thuật .............................................. 51 4.2.4. Thảo luận về các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật .................... 53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 56 5.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................... 56 5.2. Hàm ý chính sách ..................................................................................... 57 5.3 Giới hạn của đề tài ..................................................................................... 58 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng DEA: Phân tích bao dữ liệu DMU: Đơn vị ra quyết định MLE: Ước lượng hợp lý tối đa SFA: Phân tích biên ngẫu nhiên TE: Hiệu quả kỹ thuật VHLSS: Bộ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Hiệu quả kỹ thuật khi sử dụng ít hơn ít nhất là một đầu vào ...................... 8 Bảng 2.2 Hiệu quả kỹ thuật khi tạo ra nhiều hơn ít nhất là một đầu ra .................... 9 Bảng 2.3 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan ............................................................. 23 Bảng 3.1 Danh sách biến trong mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ................. 31 Bảng 3.2. Danh sách biến trong mô hình phi hiệu quả kỹ thuật .............................. 35 Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình sản xuất biên ..................... 43 Bảng 4.2 Thống kê mô tả theo diện tích đất canh tác ............................................. 45 Bảng 4.3 Thống kê mô tả theo giới tính chủ hộ ....................................................... 45 Bảng 4.4 Thống kê mô tả theo vùng ĐBSH và ĐBSCL .......................................... 46 Bảng 4.5 Hệ số VIF của các biến giải thích mô hình phi hiệu quả kỹ thuật .......... 47 Bảng 4.6 Kiểm định giả thuyết cho mô hình hàm sản xuất biên và hệ số của các biến giải thích trong mô hình phi hiệu quả kỹ thuật ................................................ 49 Bảng 4.7 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên cho 3316 hộ trồng lúa Việt Nam năm 2012 .................................................................................................................. 50 Bảng 4.8 Mức độ hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa của các hộ nông dân Việt Nam năm 2012 ......................................................................................................... 51 Bảng 4.9 Hiệu quả kỹ thuật trung bình giữa vùng ĐBSH và vùng ĐBSCL ............ 52 Bảng 4.10 Hiệu quả kỹ thuật theo diện tích đất canh tác ......................................... 53 Bảng 4.11 Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật .............. 54
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Đo lường hiệu quả kỹ thuật ...................................................................... 10 Hình 2.2 Mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên .................................................... 14 Hình 3.1 Mô hình biên sản suất theo OLS, MOLS, COLS và MLE ....................... 39
  9. MỞ ĐẦU Nghiên cứu này ước lượng hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa Việt Nam năm 2012 bằng mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên và xem xét tác động của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp tiếp cận một giai đoạn. Dữ liệu nghiên cứu từ Bộ Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2012 do Tổng cục thống kê cung cấp. Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào diện tích đất canh tác và phân bón đối với sản lượng lúa. Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ trồng lúa được ước tính là 81,81%. Các yếu tố như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, thực hiên gieo trồng trên hai vụ một năm, khu vực sản xuất thuộc vùng ĐBSH, ĐBSCL có ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, kết quả không thể hiện được sự tác động của số lượng thành viên trong hộ, sự hỗ trợ từ các dự án của chính phủ đến hiệu quả kỹ thuật.
  10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là tại các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và an ninh lương thực, tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo báo cáo “Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), tại Việt Nam, năm 2012, nông nghiệp đóng góp 22,1% vào GDP , gần 30% giá trị xuất khẩu và thu hút trên 60% lực lượng lao động. Và theo đánh giá thực trạng 10 năm từ 2001-2010 của báo cáo “Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011-2020” của Bộ NN&PTNN cho thấy, tăng trưởng GDP nông nghiệp đã giảm từ 3,8%/năm giai đoạn 2000-2005 xuống còn 3,4%/năm giai đoạn 2006-2011 và chỉ còn 2,7%/năm trong năm 2012 bởi thiên tai, dịch bệnh, chi phí sản xuất liên tục tăng, và giá cả nông sản giảm là yếu tố cơ bản làm giảm tăng trưởng của ngành. Từ năm 1989, Việt Nam lại bắt đầu xuất khẩu gạo trở lại và từng bước trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Việc quan tâm đến lợi ích của nông dân cùng với các chính sách đổi mới đã làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển. Phát triển nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả luôn được Đảng, Nhà nước ta đặt ở vị trí trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy có nhiều sự quan tâm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tăng mức đầu tư để khuyến khích nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, so với tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp thì mức đầu tư chưa tương xứng. Theo hai báo cáo trên của Bộ NN&PTNN, một nghịch lý là khi tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp khá cao nhưng tổng vốn đầu tư cho ngành chỉ chiếm khoảng 13,8% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2000, giảm còn 7,5% vào năm 2005 và còn 6,45% vào năm 2008; 6,15% vào năm 2010 và năm 2011 chỉ ở mức 5,98%, và cũng chỉ
  11. 2 đáp ứng được 40% nhu cầu của toàn ngành. Năm 2012, vốn đầu tư cho nông nghiệp có tăng, nhưng cũng chỉ đáp ứng từ 50 đến 60% nhu cầu của khu vực nông nghiệp. Hơn nữa, trong nhiều báo cáo khoa học cho thấy sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang phải đối mặt với việc sử dụng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường,… ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tăng trưởng nông nghiệp. Cũng theo báo cáo trên của Bộ NN&PTNN, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp, trong đó cây lương thực, nhất là lúa vẫn chiếm tỷ trọng chính. Lúa gạo cũng là loại cây trồng nông nghiệp rất quan trọng ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, được biết đến là nước có giá trị gạo xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Lúa gạo không chỉ được sử dụng như là loại lương thực chính đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đóng góp vào quá trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực mà còn giải quyết việc làm cho hàng triệu người dân Việt Nam. Trong 90 triệu người dân Việt Nam, gần 75% số đó là nông dân và 60% là nông dân trồng lúa. Điều này cho thấy trồng lúa quan trọng cho đời sống của đa số dân cư nông thôn tại Việt Nam, là ngành chủ lực trong cơ cấu cây trồng và phân công lao động xã hội. Theo Nguyễn Văn Bộ (2013), trung bình trên thế giới có 1,2 hecta đất sản xuất nông nghiệp trên một đầu người, trong khi con số này ở Việt Nam chỉ là 0,104 hecta, bằng 8,7% trung bình thế giới. Để nuôi sống dân số đang tăng lên có thể áp dụng nhiều biện pháp như tăng diện tích thông qua khai hoang các vùng đất mới, tăng vụ và thâm canh. Tuy nhiên với Việt Nam, đất sản xuất nông nghiệp nói chung và đất sản xuất cây lương thực cây thực phẩm nói riêng không những không tăng mà còn đang giảm đi nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn năm 2000 - 2007, diện tích đất trồng lúa đã giảm đi 361.935 hecta do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi đất cho các mục đích sử dụng khác. Diện tích đất canh tác lúa giảm nhưng vấn đề mấu chốt là nông dân ở những vùng lúa chuyên canh cần phải duy trì sản xuất lúa trên diện tích đã quy hoạch này để đảm bảo cung cấp một lượng
  12. 3 lúa gạo nhất định hàng năm. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào lợi ích thu được từ chính những diện tích sản xuất lúa này - nếu sản xuất không có hiệu quả thì sẽ rất khó buộc người sản xuất tiếp tục trồng lúa và diện tích trồng lúa sẽ có thể giảm. Trong thời gian hiện nay, với chủ trương giảm diện tích đất trồng lúa nhưng để vẫn duy trì được mức sản lượng lúa, đòi hỏi năng suất lúa phải được cải thiện. Theo Balu và Carlos (1996), năng suất đóng góp trên 80% sản lượng cây trồng, 20% còn lại là do tăng diện tích. Trước những thách thức để tăng sản lượng, người nông dân bắt buộc phải tăng năng suất bằng cách cải thiện giống, tăng cường đầu tư cho phân bón và thủy lợi, cải tiến kỹ thuật canh tác. Trong báo cáo của mình, Nguyễn Văn Bộ (2013) đã chỉ ra Việt Nam là nước sử dụng phân bón hóa học vào hạng cao nhất thế giới dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng; tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất, và một số vùng tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ khoảng 10-20%. Tức là hàng năm chúng ta sử dụng rất nhiều phân bón để thúc đẩy tăng sản lượng cây trồng, nhưng cách mà chúng ta làm không hiệu quả mà còn gây nên tình trạng lãng phí. Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng không cân đối giữa giống cây trồng và nhu cầu dinh dưỡng cho cây và đất không hợp lý cũng là trở ngại để tăng năng suất. Vì vậy, kết hợp một cách hợp lý các yếu tố đầu vào trong trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa là yêu cầu cần thiết, để tạo ra mức sản lượng tối ưu, được thể hiện thông qua hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất. Trong một nền kinh tế, nơi mà các nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm và cơ hội để áp dụng các công nghệ mới còn nhiều khó khăn, người nông dân có thể sản xuất kém hiệu quả thì phần không hiệu quả kỹ thuật đó có thể được cải thiện mà không đòi hỏi phải bổ sung thêm các yếu tố đầu vào hoặc sử dụng công nghệ mới. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả những đặc điểm của hộ nông dân và những tác động khách quan từ bên ngoài đến quá trình sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông dân sản xuất, những lý do cản trở sự tăng trưởng năng suất. Việc xác định hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ là một bước hỗ
  13. 4 trợ quan trọng trong việc ra quyết định phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ nông dân và, do đó, hỗ trợ nông dân sản xuất hiệu quả hơn để nâng cao thu nhập. Do vậy, bài nghiên cứu này sẽ tiến hành tính toán hiệu quả kỹ thuật và xem xét những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong ngành sản xuất lúa tại Việt Nam. Nghiên cứu này là cơ sở khoa học đề xuất hàm ý chính sách trợ giúp cho các hộ sản xuất lúa nhằm giúp cho các hộ nâng cao hiệu quả sản xuất của mình. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo như các nghiên cứu của Khai và Yabe (2011), Lê Hoàng Việt Phương (2012) qua các năm 2006, 2008. Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra người dân trồng lúa chưa đạt hiệu quả kỹ thuật, đồng thời cung cấp những bằng chứng về sự tác động tích cực của một số yếu tố đầu vào sản xuất đến khả năng làm tăng sản lượng lúa, các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả kỹ thuật; Tuy nhiên kết quả tính toán có nhiều sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất bởi việc sử dụng cơ sở dữ liệu và phương pháp tiếp cận, phạm vi và thời gian nghiên cứu khác nhau. Do đó, kết quả của những nghiên cứu này chưa thể phản ánh cho hiệu quả sản xuất lúa của hộ nông dân trồng lúa ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu *Mục tiêu chung: Đánh giá khả năng sản xuất của nông dân sản xuất lúa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa cho người nông dân. *Mục tiêu cụ thể: (1) Ước tính hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa đối với từng hộ gia đình. (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất (được gọi là các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật) của nông dân sản xuất lúa.
  14. 5 (3) Đề xuất biện pháp cải thiện hiệu quả kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất sản xuất lúa gạo trong sản xuất nông nghiệp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này trả lời cho câu hỏi: (1) Các hộ nông dân có đạt hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa năm 2012 hay không? Mức độ hiệu quả kỹ thuật của các hộ gia đình sản xuất lúa là bao nhiêu? (2) Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả kỹ thuật, hạn chế khả năng sản xuất của hộ nông dân trồng lúa? 1.4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu Đề tài tập trung vào đối tượng được nghiên cứu là các hộ gia đình có tham gia sản xuất ở Việt Nam trong năm 2012; trong đó được chia làm hai nhóm chính là: nhóm các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân/hộ gia đình tham gia sản xuất lúa như trình độ giáo dục, tuổi, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ, vùng miền… và nhóm yếu tố đầu vào sử dụng để sản xuất như đất đai, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị, lao động. Về phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng phương pháp tham số với mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên translog và mô hình phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng với quy trình tiếp cận một giai đoạn bằng phần mềm Stata. Về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam – VHLSS năm 2012 do Tổng Cục thống kê cung cấp. Dữ liệu cung cấp khá đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, trong đó có những thông tin liên quan đến trồng lúa và đặc điểm của cá nhân hoặc hộ gia đình có thể sử dụng để phục vụ cho mục đích phân tích định lượng của nghiên cứu.
  15. 6 1.5 Bố cục của đề tài Trong bài nghiên cứu, bố cục gồm 5 chương như sau: Chương 1– Giới thiệu đề tài nghiên cứu nêu lên tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phương pháp và dữ liệu để thực hiện. Chương 2 - Tổng quan lý thuyết, bao gồm: (1) Cơ sở lý thuyết về hiệu quả, hiệu quả kỹ thuật, phương pháp tiếp cận tham số và phi tham số, mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật – hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và cách đo lường hiệu quả kỹ thuật. (2) Xem xét những yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật, đồng thời, (3) tổng hợp một số nghiên cứu liên quan về vấn đề hiệu quả kỹ thuật trong và ngoài nước. Chương 3 - Mô hình nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật, bao gồm đưa ra mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên ước lượng hiệu quả kỹ thuật, mô hình phi hiệu quả kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu này. Đồng thời, giải thích các biến được sử dụng trong mô hình và phương pháp tính toán và các kiểm định liên quan được thực hiện. Chương 4 - Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận, bao gồm mô tả thống kê nguồn dữ liệu được sử dụng để khái quát về thực trạng sản xuất lúa của hộ nông dân Việt Nam trong năm 2012, trình bày và phân tích kết quả từ các mô hình hồi quy để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu được quan tâm. Chương 5 - Tóm lược nội dung và kết quả nghiên cứu được thực hiện, đưa ra những đề xuất hàm ý cho chính sách về vấn đề hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trồng lúa tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng trình bày những hạn chế trong quá trình thực hiện và phát triển ý tưởng cho những nghiên cứu tiếp theo.
  16. 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về hiệu quả Hiệu quả là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất sản xuất và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế. Các tài liệu nghiên cứu về vấn đề hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp thường tập trung vào việc đánh giá người nông dân sử dụng nguồn lực có hay không hiệu quả hơn khi áp dụng công nghệ tiên tiến và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như thế nào từ trình độ kiến thức đã có. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng xem xét các vấn đề khác như: giá của một sản phẩm nông nghiệp có bằng với giá trị mà người tiêu dùng sẵn lòng mua đối với sản phẩm này hay không (hiệu quả phân bổ) và trang trại có đang hoạt động ở mức tối ưu để đảm bảo sản xuất với chi phí bình quân tối thiểu. Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng những phương pháp khác nhau và cách đo lường khác nhau cho các vấn đề trên. Định nghĩa hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả trong sản xuất, theo định nghĩa của Farrell (1957) là hiệu quả kinh tế, tức là khả năng cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định. Hiệu quả bao gồm có hai phần là hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và hiệu quả phân bổ (allocative efficiency). Hiệu quả kỹ thuật được xem như là thước đo khả năng của đơn vị sản xuất để tối đa hóa mức đầu ra từ một tập hợp các yếu tố đầu vào với điền kiện áp dụng một công nghệ xác định. Trong khi đó, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng của họ sử dụng các cách kết hợp các đầu vào tại mức giá đầu vào tốt nhất, với một trình độ công nghệ xác định. Don Hansen và cộng sự (2007, trang 534) cũng đưa ra một định nghĩa về hiệu quả kỹ thuật như sau: “Năng suất là có liên quan với hiệu quả đầu ra sản xuất, và nó giải quyết cụ thể các mối quan hệ của đầu ra và các yếu tố đầu vào được sử
  17. 8 dụng. Thông thường, có rất nhiều cách kết hợp khác nhau giữa các yếu tố đầu vào để tạo ra một mức sản lượng. Tổng hiệu quả sản xuất là điểm mà tại đó hai điều kiện được thỏa mãn: (1) đối với bất kỳ sự kết hợp của yếu tố đầu vào mà tạo ra được một mức sản lượng nhất định, không có bất kỳ một đầu vào nào được sử dụng hơn mức cần thiết để tạo ra mức sản lượng đó, và (2) cùng với điều kiện đầu tiên, và là cách kết hợp ít gây tốn kém về chi phí nhất. Điều kiện đầu tiên được hình thành bởi các mối quan hệ kỹ thuật và do đó, được gọi là hiệu quả kỹ thuật”. Koopmans (1951), hiệu quả kỹ thuật có thể được hiểu là khả năng của nhà sản xuất hạn chế sự lãng phí, dư thừa trong sản xuất, hay sử dụng các đầu vào để tạo ra một mức sảng lượng cao nhất có thể, hoặc với một mức đầu ra cho trước sử dụng các đầu vào thấp nhất có thể. một nhà sản xuất không hiệu quả về mặt kỹ thuật là khi sản xuất lượng đầu ra như nhau nhưng sử dụng nhiều hơn ít nhất một đầu vào, hoặc sử dụng các đầu vào tương tự nhau nhưng sản xuất ít hơn ít nhất một đầu ra. Để mô tả rõ hơn định nghĩa hiệu quả kỹ thuật, Kebede (2001) đã đưa ra một minh họa cho việc sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật như sau: Bảng 2.1 Hiệu quả kỹ thuật khi sử dụng ít hơn ít nhất là một đầu vào Yếu tố đầu vào Người nông dân 1 Người nông dân 2 Đất trồng (ha) 1 0.8 Nước (m3) 5.000 5.000 Ngô (kg) 4.000 4.000 Đậu (kg) 1.000 1.000 Nguồn: Kebede (2001) Trong bảng 2.1, người nông dân thứ nhất sử dụng 1 hecta đất và 5.000m3 nước để sản xuất 4.000 kg ngô và 1.000 kg đậu. Nông dân thứ hai sử dụng 0,8 ha đất (sử dụng ít hơn 0.2 hecta so với nông dân thứ nhất) và 5.000 m3 nước để sản xuất đầu ra tương tự. Nông dân thứ hai được xem là đạt hiệu quả kỹ thuật hơn nông dân thứ nhất vì đầu ra tương tự được sản xuất bằng nhau nhưng sử dụng ít hơn
  18. 9 một đầu vào là diện tích đất. Hay nói cách khác, nông dân thứ nhất về mặt kỹ thuật không hiệu quả hơn so với nông dân thứ hai, tức là mức độ phi hiệu quả kỹ thuật của nông dân thứ nhất là cao hơn so với nông dân thứ hai. Bảng 2.2 Hiệu quả kỹ thuật khi tạo ra nhiều hơn ít nhất là một đầu ra Yếu tố đầu vào Người nông dân 1 Người nông dân 2 Đất trồng (ha) 1 1 Nước (m3) 5.000 5.000 Ngô (kg) 4.000 4.000 Đậu (kg) 1.000 1.500 Nguồn: Kebede (2001) Trong bảng 2.2, nông dân thứ nhất sử dụng 1 hecta đất và 5.000 m3 nước để sản xuất 4.000 kg ngô và 1.000 kg đậu. Nông dân thứ hai sử dụng số lượng tương tự của các yếu tố đầu vào tương tự để sản xuất 4.000 kg ngô và 1.500 kg đậu. Nông dân thứ hai được xem là có kỹ thuật hiệu quả hơn so với nông dân thứ nhất vì ít nhất trong một đầu ra, là đậu, được sản xuất nhiều hơn dù cùng mức sử dụng các nguyên liệu đầu vào như nông dân thứ nhất. Tương tự như vậy, chúng ta có thể nói rằng nông dân thứ nhất là không hiệu quả về mặt kỹ thuật so với nông dân thứ hai, tức là mức độ phi hiệu quả kỹ thuật của nông dân thứ nhất là cao hơn so với nông dân thứ hai. 2.2.Đo lường hiệu quả kỹ thuật Theo Farrell (1957), đo lường hiệu quả kỹ thuật có thể thực hiện bằng cách trình diễn mối quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra mà không cần quan tâm đến yếu tố giá cả của chúng. Với giả định lợi nhuận thu được là không đổi về quy mô (Constant returns to scale) cho phép các đặc điểm kỹ thuật liên quan được biểu diễn trên đường đẳng lượng YY’ thể hiện cách kết hợp các đầu vào tối ưu để sản xuất ra một đơn vị đầu ra. Vì vậy, mỗi cách kết hợp đầu vào nằm trên đường đẳng lượng được xem là có
  19. 10 hiệu quả kỹ thuật. Các điểm kết hợp ở phía trên bên phải của đường đẳng lượng, chẳng hạn như điểm P, được coi là không hiệu quả về mặt kỹ thuật vì các đơn vị đầu vào được sử dụng là quá nhiều để sản xuất một đơn vị đầu vào. Vì vậy đoạn RP đo lường phi hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tại điểm P, thể hiện số lượng các đầu vào không cần thiết nếu vẫn có thể sản xuất một đơn vị đầu ra ngoài việc sử dụng các đầu vào đó. Theo đó, mức độ phi hiệu quả kỹ thuật tại điểm P được đo bằng tỷ 𝑅𝑃 𝑂𝑅 𝑅𝑃 lệ của , do đó, hiệu quả kỹ thuật được đo bằng =1− . 𝑂𝑃 𝑂𝑃 𝑂𝑃 Cách đo lường hiệu quả kỹ thuật của Farell được thực hiện theo kế hoạch định hướng đầu ra (input-oriented scheme). Hình 2.1 Đo lường hiệu quả kỹ thuật Nguồn: Farrell (1957) Một cách phân tích khác để đo lường hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra được trình bày trong nghiên cứu của Lovell (1993). Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ
  20. 11 ra rằng cách đo lường hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu vào hay định hướng đầu ra đều cho kết quả tương tự nhau Từ ý tưởng cơ bản về cách đo lường hiệu quả kỹ thuật của Farrell, có rất nhiều nghiên cứu mở rộng và phát triển nó với nhiều cách tiếp cận khác nhau như đo lường hiệu quả kỹ thuật theo sản lượng, chi phí, lợi nhuận… với kỹ thuật tính toán khác nhau. Những kỹ thuật này có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Một trong số đó là cách phân loại theo phương pháp tham số và phi tham số, được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu ngày nay. Trong bài nghiên cứu này, các lý thuyết tiếp cận nổi bật về phương pháp đo lượng hiệu quả kỹ thuật có rất nhiều; tuy nhiên, phương pháp ước lượng tham số - phân tích biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier analysis - SFA) và phương pháp ước lượng phi tham số - phân tích bao dữ liệu (Data enveloping analysis - DEA) được sử dụng phổ biến. Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp này là: DEA là một phương pháp ước lượng phi tham số trong khi SFA là phương pháp ước lượng tham số 2.2.1. Phân tích bao dữ liệu (DEA) Charnes, Cooper và Rhodes (1978) đề xuất phương pháp DEA trên ý tưởng của Farrell (1957) về đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các đơn vị ra quyết định (DMU) trong cùng một ngành dựa vào một kỹ thuật tuyến tính toán học để ước lượng hiệu quả kỹ thuật với đường biên sản xuất. Tập hợp những DMU có hiệu quả kỹ thuật cao nhất sẽ hình thành nên đường biên hiệu quả kỹ thuật của tập hợp các DMU được quan sát. Giá trị hiệu quả kỹ thuật của từng DMU cụ thể trong mẫu quan sát được đo lường trên cơ sở so sánh hiệu quả kỹ thuật thực tế của đơn vị đó với giá trị biên hiệu quả kỹ thuật ở trên. Với cách tiếp cận này, không có sự ràng buộc về dạng hàm đối với đường biên hiệu quả và không cần bất kỳ giả định về phân phối của điểm hiệu quả, không tính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2