intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

22
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, đề tài đi vào hàm ý các chính sách quản trị kiểm soát các yếu tố này nhằm góp phần hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH PHÙNG THÙY DUNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHI MINH PHÙNG THÙY DUNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ngân hàng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THANH PHONG Tp.Hồ Chí Minh - năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung luận văn: “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi xin cam đoan nội dung của bài luận văn này chưa từng được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2019 Người viết cam đoan Phùng Thùy Dung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................................... 4 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng ............................................................ 4 1.6 Kết cấu của luận văn…………………………………………………………..5 1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ................................................ 5 *Tóm tắt chương 1…………………………………………………………...6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... ……………………………….7 2.1 Lý thuyết tổng quan về nợ xấu ........................................................................ 7 2.1.1 Khái niệm nợ xấu .......................................................................................... 7 2.1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu……………………………………………..8
  5. 2.1.2.1 Nguyên nhân từ ngân hàng……………………………………………….8 2.1.2.2 Nguyên nhân từ khách hàng………………………..…………………...11 2.1.2.3 Nguyên nhân từ nền kinh tế…………………………………………..…11 2.1.3 Ảnh hưởng của nợ xấu..…………………………………………………..13 2.1.3.1 Đối với nền kinh tế ..................................................................................13 2.1.3.2 Đối với ngân hàng thương mại…………………………………………..13 2.1.3.3 Đối với khách hàng……………………….……………………………..13 2.1.3.3 Đối với khách hàng………………………………………………………13 2.1.4 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu……………………………………………...133 2.1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn .......................................................................................13 2.1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu ............................................................................................144 2.1.4.3 Hệ số rủi ro tín dụng ...............................................................................144 2.1.4.4 Tỷ lệ xoá nợ ............................................................................................155 2.1.4.5 Dự phòng rủi ro tín dụng ........................................................................155 2.1.4.6 Thu nhập lãi cận biên ..............................................................................155 2.1.5 Các yếu tố tác động đến nợ xấu……………………………………………166 2.1.5.1 Nợ xấu trong quá khứ .............................................................................166 2.1.5.2 Các khoản dự phòng rủi ro .....................................................................167 2.1.5.3 Đòn bẩy tài chính ....................................................................................177 2.1.5.4 Quy mô ngân hàng ..................................................................................177 2.1.5.5 Khả năng sinh lời ......................................................................................18 2.1.5.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng. ....................................................................18 2.1.5.7 Tỷ lệ lạm phát ........................................................................................... 18 2.1.5.8 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP) ........................................................... 19 2.1.5.9 Tỷ lệ thất nghiệp .......................................................................................19 2.1.5.10 Tỷ giá hối đoái: .......................................................................................20
  6. 2.2 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại ................................................................................. 20 2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài ……………………………………………….20 2.2.2 Các nghiên cứu trong nước…………………………………………….…..26 *Tóm tắt chương 2…………………………………………………………...….28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 299 3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu…………………………………………….…..29 3.2 Quy trình thực hiện ........................................................................................ 33 3.2.1 Thu thập dữ liệu……………………………………………………………34 3.2.2 Thống kê mô tả…………………………………………………………….34 3.2.3 Phân tích, lựa chọn mô hình hiệu quả nhất………………………………...34 3.2.4 Kiểm tra và xử lý khiếm khuyết của mô hình……………………………..35 *Tóm tắt chương 3…………………………… ……………………………...37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM……………..38 4.1 Thực trạng nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại 25 NHTM Việt Nam……………………….. .................................................................................... 38 4.1.1 Thực trạng nợ xấu tại 25 NHTMCP Việt Nam .................................... 38 4.1.2 Dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu của 25 ngân hàng thương mại Việt Nam……. ..................................................................................................... 39 4.1.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến nợ xấu tại 25 ngân hàng thương mại Việt Nam……………………. ......................................................................................... 41 4.1.3.1 Quy mô ngân hàng……………………………………………………….41 4.1.3.2 Khả năng sinh lời………………………………………………………..42 4.1.3.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng……………………………………………..44 4.1.3.4 Tốc độ tăng trưởng GDP………………………………………..…….....45 4.1.3.5 Tỷ lệ lạm phát…………………………………………………………....47 4.1.3.6 Tỷ giá hối đoái…………………………………………………………...48 4.2 Kết quả mô hình nghiên cứu .......................................................................... 51
  7. 4.1.4 Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................50 4.1.5 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................51 4.1.6 Kiểm tra và xử lý khiếm khuyết của mô hình .............................................52 4.1.6.1 Kiểm tra ma trận hệ số tương quan……………………………………...53 4.1.6.2 Kiểm tra hệ số phóng đại phương sai……………………………….......53 4.1.6.3 Kiểm tra phương sai sai số thay đổi…………………………………….54 4.1.6.4 Tương quan chuỗi……………………………………………………….54 4.1.7 Các yếu tố thuộc về ngân hàng ....................................................................62 4.1.7.1 Nợ xấu ngân hàng trong quá khứ .............................................................. 62 4.1.7.2 Các khoản dự phòng rủi ro .......................................................................63 4.1.7.3 Đòn bẩy tài chính ......................................................................................63 4.1.7.4 Quy mô ngân hàng…………………..…………………………….....….63 4.1.7.5 Khả năng sinh lời trong quá khứ……………..……………………….…64 4.1.7.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng………..……………………………………64 4.1.8 Các yếu tố kinh tế vĩ mô .............................................................................65 4.1.8.1 Tỷ lệ lạm phát ........................................................................................... 65 4.1.8.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế........................................................................65 4.1.8.3 Tỷ giá hối đoái ..........................................................................................65 *Tóm tắt chương 4………………………………..…………………………..66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM …… .....................................................67 5.1 Định hướng phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam ............................... 67 5.2 Hàm ý chính sách xử lý và hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam… ………………………………………………………………………………68 5.2.1 Đối với NHTM Việt Nam ............................................................................68 5.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước, Chính phủ và VAMC…………..71 5.2.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam……………………...71 5.2.2.2 Kiến nghị đối với Chính phủ……………………………………….……73 5.2.2.3 Kiến nghị đối với VAMC…………………………………………….….74
  8. 5.3 Hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ...................... 74 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 755 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung viết tắt GDP Tổng sản phẩm quốc nội NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTW Ngân hàng trung ương NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ROA Return on asset (Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) TCTD Tổ chức tín dụng VAMC VietNam Asset Management Company (Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) VND Đồng Việt Nam USD Đồng đô la Mỹ
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập tác động đến nợ xấu của các ngân hàng trong các nghiên cứu trước đây………..………………………………………….29 Bảng 3.2: Bảng tóm tắt các biến trong phương trình mô hình hồi quy…………...32 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến............................................................... .50 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan ...................................................................... 53 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hệ số phóng đại phương sai ....................................... 53 Bảng 4.4: Kết quả ước lượng FGLS ...................................................................... 55 Bảng 4.5 Kết quả mô hình S-GMM và D-GMM ................................................... 56 Bảng 4.6: Kết quả ước lượng S-GMM................................................................... 59 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng D-GMM .................................................................. 60
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 ............. 38 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 ................................................................... 40 Biểu đồ 4.3: Tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 .............................................................................................................................. 41 Biểu đồ 4.4: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ cấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 ................................................................................................ 43 Biểu đồ 4.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007 – 2017 .................................................................................................. 44 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 ........................................................................................ 46 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 ..................................................................................................... 48 Biểu đồ 4.8: Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007- 2017.......................................................................................................................49
  12. TÓM TẮT “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Các biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM khá cụ thể và thiết thực, song để thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống NHTM, NHNN, cơ quan pháp luật và bản thân các khách hàng của các NHTM. Xuất phát từ thực tế trên, học viên muốn qua bài nghiên cứu của mình đưa ra những yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng, mức độ ảnh hưởng để đề ra những phương hướng và biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả cho hệ thống NHTM Việt Nam, góp phần cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Nghiên cứu luận văn này nhằm xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, căn cứ theo đó sẽ đưa ra giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam, phần nào giúp được môi trường hoạt động của các NHTM sẽ ngày càng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê và so sánh các số liệu thu thập, từ đó đưa ra luận điểm về thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và các yếu tố tác động đến nợ xấu. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Pooled OLS) tìm ra quy luật, mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu. Nhằm khắc phục những khuyết điểm của mô hình, học viên đã sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), mô hình tác động cố định (Fixed Effecs Model – FEM). Sau đó tiến hành so sánh các mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Kết quả ước lượng mô hình DGMM, có tám biến tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa thống kê, cụ thể các biến đó là: Tỷ lệ nợ xấu năm trước, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ đòn bẩy, quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời
  13. năm trước, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và tỷ giá đồng USD/VND. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến không có ý nghĩa thống kê là: tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng tại các NHTM Việt Nam, phân tích định lượng các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cho thấy những định hướng phát triển, mục tiêu xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030 và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần.
  14. Abstract “Factors affecting bad debt at Vietnamese commercial banks”. Bad debts at commercial banks have always been a hot issue in recent years. The measures proposed to limit bad debt ratio in commercial banks are quite specific and practical, but in order to implement these measures effectively, there needs to be a smooth coordination between the commercial banking system, the central bank and the central bank. law and customers of commercial banks themselves. Stemming from the above fact, students want to pass their research to give factors affecting the bad debt of banks, the level of influence to set out the directions and measures to prevent and limit and effectively handling bad debts for Vietnam's commercial banking system, contributing to banking activities in Vietnam to become healthier and more efficient. Studying this thesis to determine the factors affecting bad debts of Vietnamese commercial banks, based on that, it will provide solutions to limit and handle bad debts in Vietnam's commercial banking system, partly help The operating environment of commercial banks will be more and more convenient and efficient. Collecting research data from the financial statements of 25 Vietnamese commercial banks. Then use statistical methods and compare the collected data, thereby giving a thesis on the situation of bad debts in Vietnamese commercial banks and factors affecting bad debts. Participants use quantitative research methods through regression models based on table data by means of the least squares OLS (Pooled OLS) to find out the rule, the level of impact of factors on bad debt . In order to overcome the weaknesses of the model, students used random effects model (Random Effects Model - REM), fixed effect model (Fixed Effecs Model - FEM). Then compare the models to choose the most suitable model. Estimated results of the DGMM model, there are eight variables affecting bad debts of Vietnamese commercial banks and are statistically significant, namely
  15. those variables: NPL ratio last year, credit risk provision, billion leverage, bank size, previous year's profitability, inflation rate, income per capita growth rate and USD / VND exchange rate. In addition, the research results also show that the variables are not statistically significant: credit growth. On the basis of theoretical research, assessing the situation in Vietnamese commercial banks, quantitatively analyze the factors affecting bad debts in Vietnamese commercial banks. Research results of the thesis have shown the development orientations, bad debt handling goals of Vietnamese commercial banks in the period 2020-2030 and set out solutions to limit and handle bad debts. For Vietnamese commercial banks in particular and the banking system in general. Keywords: bad debt, joint stock commercial bank.
  16. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đang trong thời kỳ sáp nhập, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu. Sau sự tăng trưởng như vũ bão về mặt số lượng các NHTM trong vài năm trước, hệ quả của sự tăng trưởng quá nhanh là sự hiện diện của các ngân hàng yếu kém, hoạt động không còn hiệu quả. Hệ quả của việc gia tăng tín dụng quá cao nhưng không đáp ứng được về chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp lợi nhuận lớn cho các NHTM. Song có một thực tế không thể tránh khỏi đó là lợi nhuận càng cao thì tỷ lệ thuận với mức rủi ro cho các NHTM. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng cho các NHTM. Trong đó biểu hiện cụ thể nhất có thể kể đến đó là nợ xấu. Các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Hệ lụy sự hiện hữu của những khoản nợ xấu sẽ tác động làm giảm kết quả kinh doanh của các NHTM. Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra rất khốc liệt, đó là một thách thức đòi hỏi các NHTM luôn phải tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo dựng thương hiệu và thế mạnh của riêng từng ngân hàng. Hiện nay Chính phủ cũng rất quan tâm đến thực trạng về nợ xấu của các TCTD nói chung và của hệ thống NHTM nói riêng, gần đây nhất có thể kể đến là Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Có thể nhận thấy công tác xử lý nợ xấu tại các ngân hàng hiện nay đã và đang được triển khai rất khẩn trương và quyết liệt. Hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công trong công tác xử lý các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy vậy, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, các NHTM Việt Nam còn gặp phải những sai sót nhất định dẫn đến nợ xấu.
  17. 2 Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM năm 2016 có những biến chuyển khả quan, cụ thể tỷ lệ này chạm mức 2,46% trên tổng dư nợ cho vay, đã đạt yêu cầu mà Chính phủ đặt ra. Tiếp nối những nỗ lực trong năm 2016. Sang năm 2017, tiếp tục phát huy những thành quả trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đã giúp đưa tỷ lệ nợ xấu giảm dần chỉ còn 1,99%. Có được kết quả này là do việc kiểm soát và xử lý nợ xấu đã được triển khai quyết liệt đúng lộ trình theo các giải pháp tại phương án tái cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đặc biệt là các biện pháp đã được khuyến nghị trong Nghị quyết 42/2017/QH14 đã gặt hái được những thành công ấn tượng. Moody đã có nhận xét tốt về việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo thống kê, các khoản nợ xấu chủ yếu tập trung nhiều ở các NHTM yếu kém. Theo đánh giá một cách thận trọng của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, những khoản nợ xấu chờ xử lý và nợ xấu còn tiềm ẩn trong giai đoạn tái cơ cấu vẫn khá lớn. Nợ xấu tại các NHTM luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Các biện pháp được đưa ra để góp phần giảm bớt tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM khá cụ thể và thiết thực, song để thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống NHTM, NHNN, Cơ quan pháp luật và bản thân các khách hàng của các NHTM. Xuất phát từ thực tế trên, học viên muốn qua bài nghiên cứu của mình đưa ra những yếu tố tác động, mức độ ảnh hưởng đến nợ xấu để đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu một cách hữu hiệu cho hệ thống NHTM Việt Nam, góp phần cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Với các luận cứ đó học viên lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát
  18. 3 Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, đề tài đi vào hàm ý các chính sách quản trị kiểm soát các yếu tố này nhằm góp phần hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của NHTM Việt Nam. - Phân tích thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. - Xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tạị các NHTM Việt Nam. - Xây dựng mô hình kiểm định các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. - Từ kết quả nghiên cứu, xác định và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 như thế nào? - Các nguyên nhân nào gây nên nợ xấu tại các NHTM Việt Nam? - Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào và mức độ tác động của các yếu tố này đối với nợ xấu ra sao? - Ngân hàng thương mại Việt Nam phải làm gì để kiểm soát các yếu tố tác động đến nợ xấu trong thời gian sắp tới? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
  19. 4 Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài thực hiện nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của 25 NHTM (Phụ lục đính kèm). Sự lựa chọn các ngân hàng này dựa trên các tiêu chí như quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng, uy tín đối với khách hàng, số lượng chi nhánh, lịch sử hình thành. - Về thời gian nghiên cứu: Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của các NHTM, số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, Investing.com trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phối hợp hai phương pháp nghiên cứu, bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Sau khi thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam. Thực hiện phân tích trên dữ liệu thứ cấp của các NHTM bao gồm tổng hợp thống kê phân tích so sánh các số liệu thu thập qua các thời kỳ, từ đó đưa ra luận điểm về thực trạng nợ xấu, trong đó chú trọng nhấn mạnh phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. 1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu được thực hiện trên dữ liệu bảng của 25 NHTM và được phân tích thông qua các phương pháp sau: mô hình bình phương bé nhất OLS (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), mô hình tác động cố định (Fixed Effecs Model – FEM) tìm ra quy luật, mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu. Sau đó tiến hành so sánh giữa các mô hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2