intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển: nghiên cứu trường hợp Tỉnh Bình Thuận

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

29
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu: tìm hiểu sinh kế của cộng đồng ven biển tỉnh Bình Thuận, mà cụ thể là các tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế, sự khác nhau trong tiếp cận nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và theo đó là kết quả sinh kế của các nhóm hộ (hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá), thuộc cộng đồng ven biển tỉnh Bình Thuận. Từ đó đưa ra những gợi ý chính sách có thể giúp cải thiện sinh kế cho cộng đồng này, đặc biệt là đối với nhóm hộ nghèo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải thiện sinh kế cho cộng đồng ven biển: nghiên cứu trường hợp Tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------------------- VŨ THỊ XUÂN LỘC CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------------ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT VŨ THỊ XUÂN LỘC CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Tiến Khai 2 TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Tác giả Vũ Thị Xuân Lộc 3
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Tiến Khai, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã cung cấp cho tôi rất nhiều tài liệu tham khảo quan trọng, tận tình hướng dẫn, động viên và đưa ra những lời khuyên, lời góp ý, phê bình sâu sắc giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị nhân viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế TP.HCM đã nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình theo học tại chương trình. Xin được cảm ơn các anh Nguyễn Văn Minh, anh Trần Phương, chị Nguyễn Thị Lan đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát, phỏng vấn tại các điểm nghiên cứu, đồng thời đóng góp nhiều thông tin có giá trị cho nghiên cứu này. Xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các hộ gia đình về sự kiên nhẫn và trợ giúp cho việc hoàn thành nghiên cứu này. Sau cùng, là lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, những người luôn yêu thương, động viên, khích lệ và chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu này. 4
  5. Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Vũ Thị Xuân Lộc 5
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC CÁC HÌNH vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1 1.1. Bối cảnh vấn đề chính sách 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 3 1.5.1.Phương pháp nghiên cứu 3 1.5.2.Nguồn thông tin 3 1.6. Cấu trúc của luận văn 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Các khái niệm 5 2.1.1.Sinh kế 5 2.1.2.Sinh kế bền vững 5 2.1.3.Khung sinh kế 6 2.2. Các nghiên cứu trước về chủ đề liên quan 12 2.3. Thiết kế nghiên cứu 14 2.3.1.Chọn mẫu nghiên cứu 14 2.3.2.Khảo sát cơ sở 16 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 3.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu 17 3.1.1.Đặc điểm dân số 17 6
  7. 3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội 18 3.2. Phân tích các nguồn vốn và tài sản sinh kế 19 3.2.1.Vốn con người 19 3.2.2.Vốn tự nhiên 25 3.2.3.Vốn tài chính 27 3.2.4.Vốn vật chất 32 3.2.5.Vốn xã hội 35 3.3. Hoạt động và chiến lược sinh kế 37 3.4. Các nguồn gây tổn thương 38 3.4.1.Thiên tai 39 3.4.2.Môi trường xuống cấp và ô nhiễm nguồn nước 39 3.4.3.Cạn kiệt các loài thủy sản ven bờ do khai thác quá mức 39 3.5. Phân tích kết quả sinh kế 40 3.5.1.Thu nhập của hộ 40 3.5.2.Chi tiêu của hộ 41 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH43 4.1. Kết luận 43 4.1.1.Kết luận về sinh kế và và những khó khăn đối với nhóm hộ nghèo ven biển 43 4.1.2.Kết luận dựa trên nhóm giàu nghèo 44 4.2. Kiến nghị chính sách 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC 49 7
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1. Thống kê số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo theo vùng bình quân giai đoạn 2006- 2010 của tỉnh Bình Thuận 1 Bảng 2. 1. Tiêu chí xác định điểm khảo sát, nghiên cứu 14 Bảng 2. 2. Danh sách các điểm khảo sát 15 Bảng 3. 1. Đặc điểm dân số tại các thôn vùng nghiên cứu 17 Bảng 3. 2. Các chỉ tiêu về lao động trong hộ 19 Bảng 3. 3. Tình trạng học vấn của các thành viên trong hộ (%) 21 Bảng 3. 4. Tình trạng số người yếu, bệnh trong hộ 22 Bảng 3. 5. Tình trạng làm việc của các lao động trong các nhóm hộ 24 Bảng 3. 6. Tình hình đất đai của các nhóm hộ 25 Bảng 3. 7. Vị trí và chất lượng đất sản suất của các nhóm hộ 26 Bảng 3. 8. Tình trạng tiết kiệm chia theo nhóm hộ 27 Bảng 3. 9. Tình trạng vay tín dụng của các nhóm hộ 29 Bảng 3. 10. Tình trạng nhà ở của các nhóm hộ (%) 32 Bảng 3. 11. Tỷ lệ sở hữu phương tiện đi lại ở các nhóm hộ 33 Bảng 3. 12. Tài sản sản xuất của hộ chia theo nhóm hộ (%) 34 Bảng 3. 13. Thiết bị truyền thông của các nhóm hộ 35 Bảng 3. 14. Hoạt động của các nhóm hộ 37 Bảng 3. 15. Nguồn thu nhập chính chia theo nhóm hộ 40 Bảng 3. 16. Cơ cấu chi tiêu của các nhóm hộ (%) 41 8
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Khung sinh kế bền vững 6 Hình 2. 2. Trình tự khảo sát cơ sở 16 Hình 3. 1. Số nhân khẩu trung bình và số lao động trung bình 20 Hình 3. 2. Mục đích tiết kiệm của hộ gia đình 28 Hình 3. 3. Số vốn vay trung bình của các nhóm hộ 30 Hình 3. 4. Số nguồn vay chia theo nhóm hộ 31 Hình 3. 5. Lý do không vay vốn của các hộ 32 Hình 3. 6. Tham gia các tổ chức đoàn hội 36 Hình 3. 7. Cơ cấu nguồn thu của hộ 41 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU • Bối cảnh vấn đề chính sách Cùng với cả nước, trong hơn một thập kỷ qua, với những sự nỗ lực không ngừng, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những thành công to lớn trong cuộc chiến chống đói nghèo, tỷ lệ nghèo đói đã giảm một cách hết sức ấn tượng từ 38,89% trong năm 1994 xuống còn 3,9% vào năm 2010. Nếu chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010, thì toàn tỉnh đã giảm được 21.384 hộ nghèo. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào kết quả giảm nghèo của địa phương, có thể thấy rằng tuy số hộ thoát nghèo khá cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo có mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo lại rất lớn (trên 60%), tỷ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo mới ở con số tương đối cao (10-12%), bình quân hàng năm có trên 2.000 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới. 9
  10. Là một tỉnh ven biển, với 192 km chiều dài bờ biển, Bình Thuận có đến 7/10 huyện, thị xã, thành phố với 36/127 xã, phường, thị trấn ven biển. Tuy chỉ chiếm 25,22% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhưng vùng ven biển lại là nơi tập trung đến 66,3% dân cư sinh sống. Tỷ lệ nghèo bình quân giai đoạn 2006-1010 như Bảng 1.1 cho thấy ở dải ven biển tỷ lệ nghèo tuy thấp hơn so với vùng núi nhưng do tập trung đông dân cư nên đây lại là nơi tập trung phần lớn số người nghèo của tỉnh. Bảng 1. 1. Thống kê số hộ nghèo và tỷ lệ nghèo theo vùng bình quân giai đoạn 2006- 2010 của tỉnh Bình Thuận Vùng Tổng số hộ Số hộ nghèo Tỷ lệ Toàn tỉnh (127 xã) 267.173 24.286 9,09% Vùng núi, đồng bằng 96.037 9.699 10,1% (91 xã) Vùng ven biển (36 xã) 171.136 14.587 8,52% Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Sở LĐTBXH Bình Thuận Dân cư các vùng ven biển có sinh kế gắn chặt với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, như nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các sinh kế này phụ thuộc rất lớn vào môi trường ven biển và tương tác nhau trong môi trường đó. Khu vực ven biển lại là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai, suy thoái môi trường mà đặc biệt gần đây là các tác động của biến đổi khí hậu. Do vậy, các sinh kế ven biển vốn dĩ đã rất nhạy cảm, nay lại càng trở nên dễ tổn thương hơn nữa. Điều đó đưa đến cuộc sống hết sức bấp bênh cho phần lớn cư dân ven biển, mà đặc biệt là những người nghèo. Họ đang ngày càng khó có thể tự mình thoát khỏi đói nghèo. Do đó, giảm tỷ lệ nghèo đói vùng ven biển gắn với việc giúp cộng đồng ven biển tìm kiếm và xây dựng các sinh kế bền vững, thích ứng với những biến đổi của môi trường để thoát nghèo một cách bền vững là vấn đề chính quyền tỉnh Bình Thuận luôn quan tâm. 10
  11. • Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu: tìm hiểu sinh kế của cộng đồng ven biển tỉnh Bình Thuận, mà cụ thể là các tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế, những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sinh kế, kết quả sinh kế, sự khác nhau trong tiếp cận nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và theo đó là kết quả sinh kế của các nhóm hộ (hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá), thuộc cộng đồng ven biển tỉnh Bình Thuận. Từ đó đưa ra những gợi ý chính sách có thể giúp cải thiện sinh kế cho cộng đồng này, đặc biệt là đối với nhóm hộ nghèo. • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: sinh kế và sự khác nhau về sinh kế giữa các nhóm hộ. Sinh kế sẽ tập trung nghiên cứu cụ thể các nguồn tài sản sinh kế, bối cảnh dễ tổn thương, các chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế của các nhóm hộ (hộ nghèo, hộ trung bình và hộ khá). Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại 7 thôn thuộc 7 xã của 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển tỉnh Bình Thuận. • Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Sinh kế của các hộ dân cộng đồng ven biển tỉnh Bình Thuận là gì? Câu hỏi 2: Sự khác nhau về sinh kế giữa các nhóm hộ là gì? Câu hỏi 3: Những thuận lợi, khó khăn của nhóm hộ nghèo trong tiếp cận các nguồn vốn sinh kế là gì? Câu hỏi 4: Chính quyền có thể làm gì để giúp nhóm hộ nghèo cải thiện sinh kế? • Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin 11
  12. • Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng khung phân tích sinh kế của DFID (Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh) làm khung phân tích chính. Số liệu và các nguồn thông tin sau khi thu thập theo khung phân tích sinh kế sẽ được phân tích theo các phương pháp sau: Phương pháp thống kê mô tả: Từ số liệu và thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành xử lý trên phần mềm Excel, sau đó xây dựng các biểu bảng, biểu đồ để phân tích và đánh giá về sinh kế của các nhóm hộ. Mục đích của phương pháp nhằm mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng các nguồn vốn sinh kế, mô tả những nhân tố thuận lợi và cản trở trong tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, đặc biệt là đối với nhóm hộ nghèo. Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh các nhóm hộ với nhau về điều kiện và khả năng tiếp cận nguồn vốn sinh kế. Trên cơ sở đó phân tích mức độ ảnh hưởng, nguyên nhân của hạn chế giữa các nhóm hộ. Phương pháp phân tích định tính: Phân tích định tính các vấn đề liên quan đến những khó khăn trở ngại, các nhân tố hỗ trợ hay cản trở nhóm hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế. • Nguồn thông tin Thông tin thứ cấp: Được thu thập chủ yếu từ các cơ quan sau: • UBND tỉnh Bình Thuận 12
  13. • Cục thống kê Bình Thuận • Sở Lao động - TBXH tỉnh Bình Thuận • UBND các xã có điểm nghiên cứu Thông tin sơ cấp Thông tin từ điều tra đánh giá sinh kế, phỏng vấn hộ trực tiếp tại các điểm nghiên cứu. • Cấu trúc của luận văn Đề tài nghiên cứu gồm 4 chương. Chương 1 trình bày bối cảnh vấn đề chính sách, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Tổng quan cơ sở lý thuyết và thiết kế nghiên cứu được trình bày trong Chương 2. Chương 3 sẽ trình bày, phân tích và thảo luận các kết quả thu được từ điều tra, khảo sát thực tế tại các điểm nghiên cứu. Các kết luận và kiến nghị chính sách của đề tài sẽ được trình bày trong Chương 4. 13
  14. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU • Các khái niệm • Sinh kế Sinh kế (livelihood) bao gồm các tài sản (tự nhiên, thực thể, nhân lực, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và khả năng tiếp cận đến các yếu tố này (được các thể chế và các quan hệ xã hội hỗ trợ) mà tất cả cùng với nhau quyết định cuộc sống mà một cá nhân hoặc một hộ đạt được. Một sinh kế có thể được miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi để kiếm sống cũng như để đạt được những mục tiêu và ước nguyện của họ. • Sinh kế bền vững Tính bền vững: Yếu tố được xem là bền vững khi mà nó có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai, đối phó và phục hồi được sau các áp lực và sốc mà không làm huỷ hoại các nguồn lực tạo nên sự tồn tại của yếu tố này. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Các sinh kế bền vững là những sinh kế có thể đối phó và phục hồi sau những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng, tài sản và quyền, trong khi không hủy hoại nền tảng tài nguyên thiên nhiên (Chambers & Conway, 1992). Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con 14
  15. người làm trung tâm, Dễ tiếp cận, Có sự tham gia của người dân, Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, Tổng thể, Thực hiện ở nhiều cấp, Trong mối quan hệ với đối tác, Bền vững và Năng động. • Khung sinh kế • Khái niệm Hình 2. 1. Khung sinh kế bền vững 15
  16. Nguồn: DFID (2000) Bản thân sinh kế không thể mô tả một cách đầy đủ các mối quan hệ mà thực tế vẫn đang tác động đến hoạt động sinh kế. Điều này có nghĩa là sinh kế không tồn tại độc lập, bản thân nó vận động và chịu tác động của các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh kế cần xem xét trong khuôn khổ những mối quan hệ, tương tác và kết quả của những tương tác này – đó chính là khung sinh kế. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội. Khung sinh kế bao gồm ba hợp phần chính, đó là tài sản sinh kế, chiến lược (hoạt động), và kết quả. Ba hợp phần có tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau dưới tác động của môi trường sinh kế (Scoones, 1998; Ellis, 2000). Chiến lược sinh kế bao gồm các hoạt động như là phương tiện để mưu sinh của các nông hộ (Ellis, 2000). Nói cách khác, các chiến lược sinh kế phản ánh các phương án kết hợp các hoạt động, các sự lựa chọn có thể để tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên hiện có nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của nông hộ (bao gồm các hoạt động sản xuất, chiến lược đầu tư, sự lựa chọn cho tái sản xuất, v.v). Trong khung sinh kế, năm nguồn vốn hay tài sản – tự nhiên, vật chất, con người, xã hội và tài chính – được thể hiện như là cơ sở cốt lõi cho các hoạt động sinh kế. Tuy nhiên, chúng lại bị ảnh hưởng bởi một chuỗi các yếu tố liên kết với nhau bao gồm “hoàn cảnh dễ tổn thương”: các vấn đề liên quan đến tự nhiên, môi trường, thị trường, chính trị, v.v. Năm nguồn vốn cũng bị ảnh hưởng và có thể tác động lên các chính sách, thể chế của nhà nước. • Các nội dung của khung sinh kế Các nguồn vốn và tài sản sinh kế 16
  17. Khái niệm: Nguồn vốn và tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển. Nguồn vốn và tài sản sinh kế được chia làm 5 nhóm chính là: vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên. Vốn con người: bao gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của con người với tư cách là nguồn lao động xã hội như: trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khỏe, thời gian và khả năng tham gia lao động,… mà một người có khả năng huy động để đạt được những kết quả sinh kế. Vốn con người của hộ gia đình có thể huy động rất đa dạng phụ thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính, giáo dục, kỹ năng, sức khỏe,…Vốn con người có một vị trí rất quan trọng trong các nguồn vốn của hộ gia đình, do nó quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác (tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội). Các chỉ số về vốn con người của hộ gia đình bao gồm: • Quy mô nhân khẩu • Cơ cấu nhân khẩu: tuổi, giới tính, thành phần, dân tộc • Kiến thức và giáo dục: số năm đi học, trình độ giáo dục • Trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng • Tình trạng sức khỏe, khuyết tật 17
  18. • Quỹ thời gian sử dụng • Lực lượng lao động: số người trong độ tuổi lao động, số người làm việc • Phân công lao động, tình trạng việc làm Vốn tài chính Vốn tài chính được dùng để định nghĩa cho các nguồn lực tài chính hộ gia đình hoặc cá nhân con người có được như vốn vay, tín dụng, tiết kiệm, thu nhập, trợ cấp,…Khi xem xét về vốn tài chính, có ba vấn đề chính cần khảo sát: những phương tiện và dịch vụ tài chính hiện có, phương thức tiết kiệm của người dân và các dạng thu nhập mà hộ gia đình có được. Các chỉ số về vốn tài chính bao gồm: • Thu nhập bằng tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm, tiền của người dân gửi về,… • Tiết kiệm bằng tiền mặt, gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm và những dạng tích lũy khác • Các hoạt động tạo thu nhập phụ • Những chi trả từ phúc lợi xã hội như lương hưu, một số khoản miễn giảm và một số dạng trợ cấp của nhà nước. 18
  19. • Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính về tín dụng và các nguồn phi chính thức Vốn vật chất Vốn vật chất là những yếu tố có tính chất “hiện vật” bao gồm các công trình cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản và tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như: phương tiện đi lại, công cụ sản xuất, nhà ở, hệ thống thủy lợi hay giao thông. Các chỉ số về vốn vật chất bao gồm: • Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh,… • Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại • Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị, máy móc chế biến • Các thiết bị truyền thông của hộ như đài, tivi, máy vi tính,… Vốn xã hội Là khái niệm đề cập đến mạng lưới các mối quan hệ xã hội, các tổ chức và các nhóm 19
  20. chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó có được những cơ hội và lợi ích. Thông qua các mối quan hệ này có thể cải thiện các nguồn vốn khác. Trong tài liệu hướng dẫn về sinh kế bền vững (DFID, 1999), tầm quan trọng của vốn xã hội được coi là “tài nguyên của phương sách cuối cùng” – bộ đệm có thể giúp hộ gia đình đối phó với một cú sốc và là “một mạng lưới an toàn để đảm bảo sự sống còn trong thời kỳ bất ổn sâu”. Các chỉ số về vốn xã hội bao gồm: • Các mạng lưới kinh tế và xã hội thiết lập từ các nhóm bạn bè, họ hàng, láng giềng,… • Các cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường, các mạng lưới buôn bán • Các cơ hội tiếp cận thông tin và các nguồn tài nguyên • Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa phương như tham gia vào các tổ chức đoàn thể và chính quyền. Vốn tự nhiên Vốn tự nhiên bao gồm những yếu tố liên quan (thuộc về) tự nhiên như: khí hậu, địa hình, đất đai, sông ngòi, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,…mà con người bị phụ thuộc, sử dụng để tạo ra phương tiện cho sự tồn tại (Ellis, 2000). Có mối quan hệ chặt chẽ giữa 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1