Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và dự báo khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 4
download
Bài nghiên cứu nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính và cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cấu trúc vốn và dự báo khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ TRẦN THỊ DUY CẤU TRÚC VỐN VÀ DỰ BÁO KHẢ NĂNG LÂM VÀO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------ TRẦN THỊ DUY CẤU TRÚC VỐN VÀ DỰ BÁO KHẢ NĂNG LÂM VÀO KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Văn Lương. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng dữ liệu, thông tin được đăng tải trên các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 04 tháng 06 năm 2014 Tác giả TRẦN THỊ DUY
- MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1 Sự cần thiết của đề tài .....................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................2 1.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2 1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2 1.5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu ............................................................................2 1.6 Bố cục của đề tài: ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...........................................................4 2.1 Kiệt quệ tài chính............................................................................................. 4 2.2 Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đang rơi vào kiệt quệ tài chính: ...........4 2.2.1 Phân tích các chỉ số tài chính ...................................................................4 2.2.2 Phân tích sự thay đổi và ổn định các khoản mục trên báo cáo tài chính ....................................................................................................................6 2.3 Nghiên cứu thực nghiệm về dự báo kiệt quệ tài chính.................................6 2.3.1 Dự đoán xác suất kiệt quệ tài chính theo mô hình Zscore .......................7 2.3.2 Dự đón xác suất kiệt quệ tài chính theo mô hình Oscore ......................10 Kết luận chương 2 ................................................................................................ 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21 3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu:............................................................................21 3.2 Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................23 3.2.1 Mô hình nghiên cứu: ..............................................................................23 3.2.2 Định nghĩa biến: ......................................................................................24
- CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÂM VÀO TÌNH TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN HOSE BẰNG MÔ HÌNH LOGISTIC ............................................................................................28 4.1 Thống kê mô tả. ............................................................................................. 28 4.1.1 Ngành dầu khí .........................................................................................28 4.1.2 Ngành thủy sản .......................................................................................29 4.1.3 Ngành y tế và thiết yếu ...........................................................................30 4.1.4 Ngành thương mại ..................................................................................31 4.1.5 Ngành vận tải ..........................................................................................32 4.1.6 Ngành xây dựng ......................................................................................33 4.1.7 Ngành sản xuất-kinh doanh ...................................................................34 4.1.8 Ngành khác ..............................................................................................35 4.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình-Lựa chọn biến phụ thuộc phân loại tốt nhất khi phối hợp cùng với các thành phần cấu trúc vốn tối ưu. ...................36 4.2.1.Kiểm định Hosmer&Lemeshow ............................................................36 4.2.2. Đánh giá mức độ giải thích của mô hình hồi quy- Giá trị R2 (Nagelkerke R 2 ) ..............................................................................................37 4.2.3 Đánh giá độ chính xác của mô hình hồi quy ........................................38 4.2.4 Kiểm định AIC ........................................................................................39 4.3 Phân tích từng ngành. ...................................................................................40 4.3.1 Ngành dầu khí .........................................................................................40 4.3.2 Ngành thương mại ..................................................................................43 4.3.3 Ngành sản xuất-kinh doanh ...................................................................46 4.3.4 Ngành xây dựng ......................................................................................49 4.3.5 Ngành vận tải ..........................................................................................52 4.3.6 Ngành y tế và thiết yếu ...........................................................................55 4.3.7 Ngành thủy sản .......................................................................................58 4.3.8 Ngành khác ..............................................................................................61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................65
- 5.1 Kết luận: .........................................................................................................65 5.2 Hạn chế của mô hình và hướng mở rộng đề tài: ........................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP Cổ phiếu GTTT Giá trị thị trường HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HAX Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội LPS Luật phá sản TTCK Thị trường chứng khoán
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tác động của các biến trong cấu trúc vốn tối ưu lên xác suất lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty. .......................................................... 18 Bảng 2. Kết quả kiểm định Hosmer&Lemeshow .............................................36 Bảng 3. Đánh giá mức độ giải thích của mô hình hồi quy ............................... 37 Bảng 4. Đánh giá độ chính xác của mô hình hồi quy .......................................38 Bảng 5. Kết quả kiểm định AIC .........................................................................39 Bảng 4.3.1.1: Hồi quy logistics ............................................................................40 Bảng 4.3.1.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................40 Bảng 4.3.1.3: Classification model .....................................................................41 Bảng 4.3.1.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 41 Bảng 4.3.1.5: Phân tích đường cong ROC: .......................................................42 Bảng 4.3.2.1: Kết quả hồi quy ............................................................................43 Bảng 4.3.2.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................43 Bảng 4.3.2.3: Đo lường độ chính xác của mô hình ...........................................44 Bảng 4.3.2.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 44 Bảng 4.3.2.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 45 Bảng 4.3.3.1: Kết quả hồi quy ............................................................................46 Bảng 4.3.3.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................47 Bảng 4.3.3.3: Classification Model .....................................................................47 Bảng 4.3.3.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 47 Bảng 4.3.3.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 48 Bảng 4.3.4.1: Kết quả hồi quy ............................................................................49 Bảng 4.3.4.2 Kiểm định Hosmer&Lemeshow ...................................................49 Bảng 4.3.4.3: Classification model .....................................................................50 Bảng 4.3.4.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 50 Bảng 4.3.4.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 51 Bảng 4.3.5.1: Kết quả hồi quy ............................................................................52
- Bảng 4.3.5.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................53 Bảng 4.3.5.3: Classification model .....................................................................53 Bảng 4.3.5.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 53 Bảng 4.3.5.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 54 Bảng 4.3.6.1: Kết quả hồi quy ............................................................................55 Bảng 4.3.6.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................55 Bảng 4.3.6.3: Classification model .....................................................................56 Bảng 4.3.6.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 56 Bảng 4.3.6.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 57 Bảng 4.3.7.1: Kết quả hồi quy ............................................................................58 Bảng 4.3.7.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................58 Bảng 4.3.7.3: Classification model .....................................................................59 Bảng 4.3.7.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 59 Bảng 4.3.7.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 60 Bảng 4.3.8.1: Kết quả hồi quy ............................................................................61 Bảng 4.3.8.2: Kiểm định Hosmer&Lemeshow..................................................62 Bảng 4.3.8.3: Classification model .....................................................................62 Bảng 4.3.8.4: Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................. 62 Bảng 4.3.8.5: Phân tích đường cong ROC ........................................................ 63
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết của đề tài Nhu cầu đầu tư, cho vay và mua bán chứng khoán của các thành phần kinh tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, với khuynh hướng toàn cầu hoá hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009 kéo theo tình hình phá sản và kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của cả thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam như nhu cầu ở thị trường xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm, tỷ giá USD biến động lớn điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, nhu cầu đầu tư ở Việt Nam sụt giảm và đây là nguyên nhân khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản, xây dựng điêu đứng. Với sự sụt giảm của TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến nay và số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động, thu hẹp quy mô gia tăng đột biến thì nhu cầu bức thiết đặt ra là cần phải quản trị rủi ro để làm sao tối thiểu hóa tổn thất trong mỗi quyết định tài chính. Để thực hiện được điều này, đối với các nhà đầu tư việc kiểm tra tình hình sức khỏe tài chính của đối tượng đầu tư trước khi ra quyết định đầu tư, đối với bản thân doanh nghiệp việc xây dựng một hệ thống cảnh báo rủi ro nhằm tránh nguy cơ kiệt quệ tài chính cho doanh nghiệp là một bước rất quan trọng. Trên các thị trường tài chính phát triển, khi đưa ra quyết định tài chính, các nhà đầu tư thường dựa vào kết quả đánh giá doanh nghiệp của một tổ chức xếp hạng tín dụng. Ở Việt Nam, hiện cũng đã có nhiều mô hình nghiên cứu về vấn đề này cả định tính và định lượng. Luận văn trình bày phương pháp đánh giá khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp trên mối quan hệ với cấu trúc vốn tối ưu thông qua phương pháp phân tích hồi quy Logistic. Từ số liệu thực tế các chỉ tiêu tài chính, tác giả đánh giá khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính cho một số doanh nghiệp niêm yết trên Sàn HOSE và HNX.
- 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa xác suất lâm vào kiệt quệ tài chính và các yếu tố khi lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, đi vào trả lời cho các câu hỏi: Liệu ở Việt Nam có tồn tại mối quan hệ giữa xác suất lâm vào kiệt quệ tài chính và các yếu tố khi lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu? Nếu có tồn tại mối quan hệ này thì yếu tố nào trong cấu trúc vốn và tại sao yếu tố đó lại quan trọng trong việc giải thích xác suất lâm vào kiệt quệ tài chính doanh nghiệp? 1.3 Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính và yếu tố khi lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX giai đoạn 01/01/2007 đến 31/12/2012 gồm các chỉ số tài chính theo các báo cáo tài chính của công ty. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Với sự hỗ trợ của phần mềm kĩ thuật Stata, mô hình hồi quy Logistic, kiểm định Hosmer và Lemeshow và phương pháp đánh giá độ chính xác của mô hình Classification được sử dụng để xử lý số liệu các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX, từ đó đưa ra mô hình dự báo phù hợp về khả năng lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. 1.5 Ý nghĩa của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa khả năng lâm vào kiệt quệ tài chính và cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp hiệu quả.
- 3 1.6 Bố cục của đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1 : Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Trong chương này tác giả trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, tổng quan về phương pháp nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết. Trong chương này, tác giả tóm tắt các lý thuyết nền tảng về kiệt quệ tài chính, cấu trúc vốn tối ưu, dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính và các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa xác suất lâm vào kiệt quệ tài chính/phá sản và các yếu tố khi lựa chọn cấu trúc vốn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, giải thích việc lựa chọn các biến, trình bày kỹ thuật ước lượng được sử dụng trong bài nghiên cứu. Chương 4: Kết quả và thảo luận. Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, đưa ra các thảo luận. Chương 5: Kết luận. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trình bày kết luận về mối quan hệ giữa xác suất lâm vào kiệt quệ tài chính và các thành phần trong cấu trúc vốn tối ưu.
- 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Kiệt quệ tài chính Kiệt quệ tài chính xảy ra khi không thể đáp ứng các hứa hẹn với các chủ nợ hay đáp ứng một cách khó khăn. Đôi khi kiệt quệ tài chính đưa đến phá sản. Đôi khi nó chỉ có nghĩa là đang gặp khó khăn, rắc rối. Như chúng ta thấy, kiệt quệ tài chính rất tốn kém. Các nhà đầu tư biết rằng các doanh nghiệp có vay nợ có thể sẽ rơi vào tình trạng kiệt quê tài chính và họ rất lo ngại về điều này. Lo ngại này được phản ánh trong giá trị thị trường hiện tại của chứng khoán của các doanh nghiệp có vay nợ. Giá trị của doanh nghiệp có thể được phân thành ba phần: Giá trị doanh nghiệp = Giá trị nếu được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần+ PV( tấm chắn thuế)-PV(chi phí kiệt quệ tài chính) Như vậy giá trị doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với chi phí kiệt quệ tài chính. Chi phí kiệt quệ tài chính tuỳ thuộc vào xác suất kiệt quệ và độ lớn của chi phí phải gánh chịu nếu kiệt quệ tài chính xảy ra. 2.2 Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đang rơi vào kiệt quệ tài chính: Với môi trường kinh doanh quốc tế bất ổn như ngày nay, các nhà đầu tư muốn tìm những thước đo và chỉ số để phân loại các công ty có tình hình tài chính khỏe mạnh hay đang rơi vào kiệt quệ tài chính, chính bởi điều này đã làm các nhà làm luật nhận biết rằng cần phải soạn thảo luật phá sản và các nhà nghiên cứu kinh tế đưa ra những mô hình để đánh giá tình hình sức khoẻ của công ty. 2.2.1 Phân tích các chỉ số tài chính Wruck (1990) định nghĩa các công ty kiệt quệ tài chính là những công ty đang đối mặt với thành quả về tài chính giảm, đặc biệt là chỉ số ROA hoặc ROE âm, đây là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính và do năng lực quản lý nội bộ kém. Theo Bursa Malaysia (2001) định nghĩa các công ty kiệt quệ tài chính là những công ty có điều kiện tài chính không lợi. Phân loại của Bursa dựa trên bốn tiêu chí chủ yếu trong đó có chỉ tiêu vốn chủ sở hữu âm.
- 5 Haniffa và Cooke (2002) lại nhấn mạnh tầm quan trọng về khả năng sinh lợi của công ty và tỷ số đòn bẩy cao là những dấu hiệu để đánh giá công ty đang rơi vào kiệt quệ tài chính. Nghiên cứu của Parker et al. (2002) chỉ ra rằng công ty có doanh số đang sụt giảm thì gần như phải đối mặt với khó khăn về tài chính trong tương lai. Họ tranh luận rằng, doanh số sụt giảm có thể dẫn tới việc thanh toán các khoản nợ gặp khó khăn và cuối cùng có thể đẩy công ty đi tới kiệt quệ tài chính. Trong mô hình chỉ số z-score của Altman (1968) kết luận rằng chỉ số ROA có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số khác khi xác định tình trạng kiệt quệ tài chính của công ty. Beaver (1967) kết luận rằng chỉ số tiền so với tổng nợ là chỉ số xác định kiệt quệ tài chính tốt nhất. Dun và Bradstreet-D&B tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Mỹ và thấy rằng có một số lý do mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính như: lãi suất tăng cao, mức độ cạnh tranh kinh doanh trên toàn thế giới gia tăng, tỷ lệ đòn bẩy tăng cao, quy định của luật về dịch vụ tài chính lỏng lẻo. Các nghiên cứu về tình trạng lâm vào kiệt quệ tài chính và phá sản ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên các thị trường Mỹ, Anh, Canada và Úc (Star,1990) cho thấy các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, doanh nghiệp tư nhân dòng tiền mặt thường thấp, và thiếu quy trình kiểm soát hiệu quả làm cho doanh nghiệp trở nên nhạy cảm với kiệt quệ tài chính hơn là các doanh nghiệp lớn hơn, tồn tại lâu đời, và ổn định trên thị trường. Altman (1968) chỉ ra rằng độ tuổi của công ty cũng là một nhân tố quan trọng khi xem xét khả năng sinh lợi của công ty qua thời gian. Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng lãi suất tăng cao, lợi nhuận thấp, và tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao sẽ dễ dẫn doanh nghiệp lâm vào kiệt quệ tài chính. Tóm lại dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp đang rơi vào kiệt quệ tài chính dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trên bao gồm: Chỉ số ROA hoặc ROE âm (Wruck,1990); Vốn chủ sở hữu âm (Bursa Malaysia, 2001); Tỷ số khả năng sinh lợi giảm (Haniffa và Cooke, 2002);
- 6 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao (Haniffa và Cooke, 2002); Doanh số sụt giảm (Parker et al., 2002); Chỉ số tiền/tổng nợ sụt giảm (Beaver, 1967); 2.2.2 Phân tích sự thay đổi và ổn định các khoản mục trên báo cáo tài chính Thay vì thực hiện phân tích xu hướng các chỉ số tài chính của công ty, một phương pháp tương tự và ít tốn kém chi phí đó là quan sát định kỳ xem các khoản mục (trên báo cáo tài chính của công ty thay đổi như thế nào qua thời gian. Phân tích sâu hơn vào sự thay đổi các khoản mục của các chỉ số tài chính qua thời gian. Những công ty có tình hình hoạt động và tài chính khó khăn có thể được nhận diện thông qua phân tích định kỳ sự thay đổi của các khoản mục trên báo cáo tài chính của công ty đó (Polesie,1991). Theo Polesie (1999), khi những điều kiện của công ty thay đổi, chúng ta sẽ thấy rõ hơn các Giám đốc công ty hy vọng và không hy vọng vào đâu; khả năng tồn tại của công ty lúc đó phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực sẵn có của nó. Trong nghiên cứu của Polesie, Polesie quan sát 18 công ty trên thị trường Scadinavian thay đổi thế nào qua năm năm. Polesie thiết kế một danh mục xem xét các nguồn lực hoạt động và tài chính của các công ty, trong đó thể hiện các khoản mục trên báo cáo tài chính theo quý (gọi là mô hình theo quý). Mô hình theo quý của công ty được thực hiện hàng năm, trong đó các khoản mục trên báo cáo tài chính được phân tích cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi mất nhiều thời gian và thông tin thật chi tiết, rõ ràng, và cụ thể như vậy mới hiểu sâu hơn về các thay đổi trên báo cáo tài chính của công ty, ngược lại thì việc sử dụng phân tích đánh giá tương đối vẫn ưu tiên được sử dụng hơn. Mặc dù hạn chế như vậy, nhưng rõ ràng mô hình quý đưa đến bức tranh tổng thể chi tiết và (rõ ràng hơn về tình hình hoạt động và tài chính của công ty. 2.3 Nghiên cứu thực nghiệm về dự báo kiệt quệ tài chính Việc dự báo khả năng kiệt quệ tài chính doanh nghiệp đã được nghiên cứu rất nhiều ở các nước phát triển. Sự đa dạng của các mô hình đã được phát triển trong các học
- 7 thuyết mang tính học thuật sử dụng kỹ thuật như Mô hình xác suất tuyến tính; Mô hình Logistic; Mô hình Probit; Mô hình phân tích phân biệt (MDA). Mặc dầu các mô hình rất đa dạng, nhưng cộng đồng kinh tế và các nhà nghiên cứu thường phụ thuộc vào 2 mô hình chính là: mô hình Zscore của Atlman (1968) sử dụng kỹ thuật phân tích phân biệt và mô hình Oscore của Ohlson (1980) sử dụng kỹ thuật phân tích Logistic. 2.3.1 Dự đoán xác xuất kiệt quệ tài chính theo mô hình Zscore 2.3.1.1 Mô hình Atlman 1968 Atlman sử dụng kỹ thuật phân tích phân biệt trên cơ sở số liệu của 66 doanh nghiệp tại Mỹ. 66 doanh nghiệp này được phân thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 33 doanh nghiệp. Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính từ năm 1946 đến năm 1965. Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp không bị kiệt quệ tài chính và vẫn hoạt động bình thường đến năm 1966. Từ số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hiệu quả kinh doanh, 22 chỉ số tài chính được tính toán và phân thành 5 nhóm: thanh khoản, lợi nhuận, đòn bẩy, khả năng thanh toán và chỉ số hoạt động. Trong danh mục 22 chỉ số tài chính, có 5 chỉ số được lựa chọn để sử dụng vào mô hình dự đoán khả năng kiệt quệ tài chính dựa vào 4 tiêu chí: (1) quan sát ý nghĩa thống kê của phương trình nhiều biến; (2) đánh giá mức độ tương quan giữa các biến liên quan; (3) quan sát khả năng dự đoán chính xác của mô hình; (4) phán xét của chuyên gia phân tích. Và Altman thu được hàm phân biệt như sau: Z = 0.012 X1 + 0.014 X2 + 0.033 X3 + 0.006 X4 + 0.999 X5 Trong đó: X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Tổng tài sản X4 = GTTT của vốn chủ sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ X5 = Hệ số doanh thu/ Tổng tài sản Dựa vào kết quả tính toán giá trị của chỉ số Z, Altman phân chia các doanh
- 8 nghiệp thành 3 nhóm như sau: Nếu Z>2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1.81
- 9 khả năng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ dự đoán chính xác cho các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính là 96,2%, các doanh nghiệp không kiệt quệ tài chính là 89,7%. Rất nhiều phiên bản riêng của mô hình này đã được đưa ra. Nói chung, mô hình bao gồm 7 biến thường được gọi là mô hình “Zeta”. Các mô hình này được coi như là mô hình mở rộng của mô hình gồm 5 biến của Altman (1968). 2.3.1.3 Mô hình Ling Zhang, Jerome Yen và Atlman 2007 Nhóm 3 tác giả Ling Zhang, Jerome Yen và Atlman đã dựa trên mô hình Z score để xây dựng một mô hình đặc biệt gọi là mô hình Zchina score. Mô hình có tỷ lệ dự đoán chính xác cao và được sử dụng để xếp hạng các trái phiếu Trung Quốc. Dữ liệu bao gồm 120 doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm bao gồm các doanh nghiệp bị tuyên bố tài chính yếu kém trong năm 1998 hoặc 1999 và các doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt. Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước khi các doanh nghiệp bị công bố lâm vào tình trạng tài chính yếu kém được lựa chọn. 15 chỉ số tài chính được tính toán thuộc các khía cạnh như: lợi nhuận, khả năng thanh toán, thanh khoản, hiệu quả quản lí tài sản, tốc độ tăng trưởng và cấu trúc vốn. Việc lựa chọn 4 biến từ 15 biến được dựa vào các mô hình Z score trước đây. Kết quả thu được như sau: Z = 0.517 – 0.460 X6 + 9.329 X7 + 0.388 X8 + 1.158 X9 Trong đó: X6 là tỷ lệ nợ trên tài sản (tổng nợ/tổng tài sản) X7 là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân) X8 là tỷ lệ vốn lưu động ròng trên tổng tài sản (vốn lưu động ròng/tổng tài sản) với vốn lưu động ròng bằng tài sản ngắn hạn trừ nợ ngắn hạn X9 tỷ lệ thu nhập giữ lại trên tổng tài sản (thu nhập giữ lại/tổng tài sản) Phân loại doanh nghiệp tuân theo tiểu chuẩn sau: Nếu Z>0.9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, sức khỏe tài chính tốt. Nếu - 0.5
- 10 Nếu Z tổng tài sản và ngược lại; NITA = Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản;
- 11 FUTL = Quỹ hoạt động / tổng phải trả; INTWO = 1 nếu thu nhập ròng giảm trong 2 năm liên tiếp và ngược lại; CHIN = (NIt - NIt-1)/(│NIt│+│NIt-1│), NIt là thu nhập ròng. Theo các bài nghiên cứu trước đây và lý thuyết tài chính, Ohlson đề nghị tính chất của 9 biến trên tuân theo quy luật như sau: TLTA, CLCA, INTWO có tính chất đồng biến; SIZE, WCTA, NITA, FULT, CHIN có tính chất nghịch biến; OENEG không xác định. Ba mô hình được xây dựng gồm: mô hình thứ nhất là dự báo sự thất bại trong 1 năm, mô hình thứ hai là dự báo sự thất bại trong 2 năm, và mô hình thứ ba là dự báo sự thất bại trong 1 hoặc 2 năm. Sau đó Ohlson sử dụng phương pháp hồi quy Logistic để dự báo khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp cho mỗi mô hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy khả năng dự đoán chính xác của các mô hình là trên 90%. Việc phân loại doanh nghiệp dựa vào giá trị tính toán được của P (P là xác suất doanh nghiệp có nguy cơ kiệt quệ tài chính). Nếu P>0.5 doanh nghiệp bị phân vào nhóm rủi ro, có nguy cơ kiệt quệ tài chính và ngược lại. Mô hình Lau (1987). Lau (1987) đã sử dụng các doanh nghiệp Mỹ và mở rộng khái niệm mô hình Logistic bằng cách sử dụng 5 danh mục doanh nghiệp có sứa khỏe tài chính từ ổn định đến kiệt quệ tài chính và đóng cửa. Phương pháp luận này cho phép tính toán khả năng một doanh nghiệp sẽ dịch chuyển trong mỗi danh mục và “cho phép ước tính tốt hơn để lựa chọn hành động tài chính trong thực tế”. Mô hình Foreman (2003). Sau làn sóng kiệt quệ tài chính trong ngành công nghiệp viễn thông Mỹ, Foreman đã dựa trên dữ liệu từ thời kỳ lạc quan của năm 1999 để nghiên cứu sự thất bại của các doanh nghiệp trong ngành viễn thông này bằng phân tích hồi quy Logistic. Ông chứng tỏ rằng các tỷ lệ tài chính truyền thống liên quan đến lợi nhuận, cơ cấu vốn, và sức mạnh tăng trưởng tài chính gần như hoàn toàn giải thích các doanh nghiệp sẽ thất bại trong vòng 2 năm. Kế hoạch kinh doanh và khả năng thực hiện kém là những nguyên nhân gốc rễ của việc kiệt quệ tài chính. Tuy nhiên, vốn lưu động ròng lại trái ngược với các tài liệu, nghiên cứu trước và không có ảnh hưởng đến khả năng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp dựa vào lỗ hổng của luật pháp và quy định để đi đến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1459 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 834 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 399 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 231 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn