Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chất lượng thể chế, chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương
lượt xem 8
download
Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu: Tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của chất lượng thể chế là như thế nào? Yếu tố nào của thể chế nên được quan tâm nhiều hơn để giúp các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng tốt? Tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có gì khác biệt so với phần còn lại của thế giới?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chất lượng thể chế, chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRÍ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ, CHÌA KHÓA CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH TRÍ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ, CHÌA KHÓA CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI THỊ MAI HOÀI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Học viên Nguyễn Minh Trí
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu ..........................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................4 1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.4. Đóng góp của nghiên cứu.................................................................................4 1.5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU CÙNG CHỦ ĐỀ ..........................................................................................................6 2.1. Khung lý thuyết và phương pháp tiếp cận .......................................................6 2.2. Đo lường chất lượng thể chế ............................................................................8 2.3. Khảo lược các nghiên cứu cùng chủ đề .........................................................10 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................13 3.1. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................13 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................16 4.1. Kết quả bước 1 ...............................................................................................16 4.2. Kết quả bước 2 ...............................................................................................16
- ii 4.3. Kết quả bước 3 ...............................................................................................21 4.4. Kết quả bước 4 ...............................................................................................25 4.5. Kết quả bước 5 ...............................................................................................28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...........................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ADB: Asia Development Bank. - CC: Control of Corruption. - CPI: Corruption Perception Index. - CPIA: Country Policy and Institutional Assessment. - GDP: Gross Domestic Product. - GDPg: Gross Domestic Product growth rate. - GDPpc: Gross Domestic Product per capita. - GE: Government Effectiveness. - GII: Global Integrity Index. - ICRG: International Country Risk Guide. - NIE: New Institutional Economics. - Nhóm 1: các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. - Nhóm 2: các quốc gia OECD. - Nhóm 3: các quốc gia châu Phi hạ Sahara. - Nhóm 4: các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi. - Nhóm 5: các quốc gia châu Mỹ Latinh và Caribê. - Nhóm 6: các quốc gia châu Âu có mức thu nhập trung bình. - Nhóm A: các quốc gia có chất lượng thể chế thặng dư. - Nhóm B: các quốc gia có chất lượng thể chế thâm hụt. - Nhóm C: các quốc gia có chất lượng thể chế không thặng dư hay thâm hụt. - Nhóm 1-A: các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có chất lượng thể chế thặng dư. - OECD: Organization for Economic Co-operation and Development.
- - PEFA: Public Expenditure and Financial Accountability. - PSNV: Political Stability and Absence of Violence/Terrorism. - PwC: Pricewaterhouse Coopers. - RL: Rule of Law. - RQ: Regulatory Quality. - VA: Voice and Accountability. - WB: World Bank. - WDI: World Development Indicators. - WGI: World Governance Indicators.
- DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 1: Kết quả ước lượng phương trình (1). Bảng 2: Kết quả chia nhóm các quốc gia (A, B, C). Bảng 3.1: Giá trị VAtb, PSNVtb, GEtb và GDPtb trong giai đoạn 2010 – 2016. Bảng 3.2: Giá trị RLtb, RQtb, CCtb và GDPtb trong giai đoạn 2010 – 2016. Bảng 4.1: Kết quả ước lượng phương trình (2). Bảng 4.2: Kết quả ước lượng phương trình (2) tiếp theo. Biểu đồ: Biểu đồ 1.1: Đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho chỉ số Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VA). Biểu đồ 1.2: Đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho chỉ số Ổn định chính trị và không có bạo lực (PSNV). Biểu đồ 1.3: Đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho chỉ số Hiệu quả của chính phủ (GE). Biểu đồ 1.4: Đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho chỉ số Nhà nước pháp quyền (RL). Biểu đồ 1.5: Đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho chỉ số Chất lượng quy định (RQ). Biểu đồ 1.6: Đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho chỉ số Kiểm soát tham nhũng (CC).
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Trong phần mở đầu quyển sách “Asia’s rise in the 21st century” của McDonald và Lemco (2011) đã nhận định rằng, từ nhiều thế kỷ trước, châu Á đã phát triển trước châu Âu ở một số khu vực. Cho đến khoảng năm 1500, hai châu lục này bắt đầu phân kỳ và châu Á đã tụt lại phía sau. Phương Tây (bao gồm cả Bắc Mỹ) đã đi trước về cả kinh tế lẫn quân sự; được thúc đẩy bởi khuynh hướng toàn cầu hoá của người Iberia, Hà Lan, Pháp, Anh và hiện đang chiếm ưu thế là Mỹ. Tuy nhiên, điều đó đang thay đổi với sự hồi sinh vững chắc của các nền kinh tế châu Á kể từ nửa sau của thế kỷ XX. Sự nổi lên của Trung Quốc là một chất xúc tác đặc biệt trong quá trình này, sự phát triển trên cũng được đóng góp bởi những tiến bộ trong các nền kinh tế châu Á mới nổi khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan hay Indonesia. Theo báo cáo “The Long View: How will the global economic order change by 2050” tháng 02/2017 của PWC, châu Á đang là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và dự báo vào năm 2050 sẽ có 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới là các nền kinh tế châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Saudi Arabia, Pakistan, Iran, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam). Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á tháng 04/2018 (Asia Development Outlook, 2018) của ADB đã dự báo rằng: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt mức 6% trong năm 2018 và 5,9% năm 2019, giảm nhẹ so với mức tăng 6,1% đạt được trong năm 2017. Nếu không tính các nước công nghiệp hóa mới có mức thu nhập cao, thì tăng trưởng của khu vực này được dự báo đạt 6,5% trong năm 2018 và 6,4% năm 2019, so với mức tăng trưởng 6,6% năm ngoái. Những con số trên đều là khả quan nhất trong tất cả các khu vực trên thế giới, cho thấy vai trò dẫn đầu của kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn hiện tại.
- 2 Theo phần lời tựa quyển sách “Governance in Developing Asia: Public Service Delivery and Empowerment” được ADB và Edward Elgar đồng xuất bản (2015) cho rằng, không phải cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giai đoạn 1997 – 1998 hay cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một thập kỷ sau đó đã làm sụt giảm sự phát triển của khu vực châu Á. Việc các nền kinh tế đang phát triển một cách nhanh chóng mang đến những thách thức mới cho chính phủ; các hộ gia đình và doanh nghiệp mong đợi các dịch vụ công ngày càng tốt hơn, sự minh bạch hơn trong chính phủ và quyền của họ trong việc đưa ra các quyết định công. Hiệu quả về thể chế không tương xứng với hiệu quả về kinh tế của các quốc gia này. Trong các cuộc nghiên cứu giữa các bên liên quan của ADB luôn cho thấy quản trị quốc gia kém và tham nhũng là một trong năm mối quan tâm hàng đầu về phát triển. Qua các vấn đề được nêu trên, chúng ta thấy, dù được dự báo có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương vẫn còn gặp khá nhiều vấn đề liên quan đến thể chế và quản trị quốc gia. Các vấn đề này nếu không được cải thiện, có khả năng sẽ làm cản trở quá trình tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực, làm mất đi cơ hội cùng các quốc gia trên thế giới phát triển. Về học thuật, vấn đề liên quan đến thể chế và phát triển kinh tế đã được quan tâm từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Lý thuyết về thể chế của North (1990) đã khẳng định rằng, thứ nhất, thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chính quyền tốt và hạn chế tham nhũng. Thứ hai, những quốc gia có thể chế chính trị dân chủ và quyền tự do dân sự có lợi cho phát triển kinh tế. Thứ ba, những thành quả kinh tế đạt được to lớn hơn là do có môi trường kinh tế tự do hơn. Theo ông, chất lượng thể chế tốt sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tăng lợi nhuận và thúc đẩy đầu tư qua đó tác động đến tăng trưởng kinh tế. Rodrik và cộng sự (2004) chỉ ra rằng, cùng với địa lý và thương mại quốc tế, thể chế là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Haggard (2004) bằng một nghiên cứu ở khu vực Đông Á đã cho thấy rằng những thỏa thuận, sắp xếp về thể chế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở khu vực này.
- 3 Yildirim và Gokalp (2016) đã sử dụng 23 yếu tố về thể chế trong giai đoạn 2000 – 2011 cho 39 quốc gia đang phát triển cho thấy đa số các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Huang và Ho (2016) sử dụng 6 chỉ số WGI của 12 quốc gia Đông và Đông Nam Á trong giai đoạn 1996 – 2014 đã cho ra nhiều kết quả về mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế. Vianna và Mollick (2017) cũng đã sử dụng chỉ số tổng hợp của 6 chỉ số quản trị toàn cầu WGI để xem xét mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn 1996 – 2015. Đặc biệt, Quibria (2006) đã sử dụng đường tham chiếu quốc tế (international reference line) về thể chế để chia 29 quốc gia châu Á đang phát triển thành 2 nhóm (thặng dư và thâm hụt về thể chế) và cho thấy tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia thâm hụt về thể chế tốt hơn các quốc gia thặng dư về thể chế trong giai đoạn 1999 – 2003. Trong một nghiên cứu khác của Han và cộng sự (2014) cũng sử dụng đường tham chiếu quốc tế để chia các quốc gia trên thế giới thành 3 nhóm (thặng dư, thâm hụt và không thặng dư hay thâm hụt) và cho thấy có tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển ở châu Á, Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn 1998 – 2011. Từ việc sơ lược các nghiên cứu trước, chúng ta rút ra một số nhận xét như sau: (1) Các nghiên cứu trước chỉ mới xem xét trên một quốc gia hay một khu vực nhất định, chưa có nhiều sự so sánh so với phần còn lại của thế giới; (2) Phần lớn các bài viết tập trung vào sử dụng mô hình kiểm định, việc phân tích tác động của thể chế đến tăng trưởng kinh tế bằng đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia chưa thật sự được quan tâm. Qua những lý do thực tiễn và học thuật nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Chất lượng thể chế, chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương” để thực hiện nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
- 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu: (1) Tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương dưới tác động của chất lượng thể chế là như thế nào?; (2) Yếu tố nào của thể chế nên được quan tâm nhiều hơn để giúp các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng tốt? và (3) Tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có gì khác biệt so với phần còn lại của thế giới?. Qua đó đưa ra những khuyến nghị, hỗ trợ cho Chính phủ các quốc gia có thể bàn hành những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để kiểm tra tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu này được thực hiện trên khung lý thuyết về thể chế của North (1990) và phương pháp tiếp cận được xây dựng bởi Kaufmann và Kraay (2002) về đường tham chiếu quốc tế về thể chế. Cụ thể, tác giả sẽ sử dụng đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia cho từng chỉ số WGI để xem xét tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương và so sánh với phần còn lại của thế giới cho bộ dữ liệu 186 quốc gia (trong đó có 40 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương) trong giai đoạn 2010 – 2016. Bằng việc sử dụng kỹ thuật ước lượng GMM cho mô hình biến công cụ (IV), với biến công cụ chính là các chỉ số WGI. 1.4. Đóng góp của nghiên cứu Đóng góp của nghiên cứu thể hiện ở hai điểm: (1) Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế cho các nền kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có xem xét đến việc so sánh với các nền kinh tế và khu vực còn lại trên thế giới; (2) Dựa vào kết quả nghiên cứu để tìm ra chỉ số quản trị toàn cầu WGI nào nên được quan tâm nhiều hơn, giúp cho Chính phủ các quốc gia đưa ra các chính sách phù hợp hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
- 5 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn được kết cấu thành 05 chương như sau: + Chương 1: Giới thiệu. + Chương 2: Khung lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu cùng chủ đề. + Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. + Chương 4: Kết quả nghiên cứu. + Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
- 6 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ KHẢO LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU CÙNG CHỦ ĐỀ 2.1. Khung lý thuyết và phương pháp tiếp cận Theo Zhuang và cộng sự (2010), mối quan tâm của lý thuyết kinh tế cho vai trò của thể chế và quản trị quốc gia (cũng như địa lý, văn hóa,…) có thể được xem như một phần của việc tìm kiếm ra yếu tố quyết định cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Đã có những sự không đồng thuận vào cuối những năm 1980 về mô hình tăng trưởng tân cổ điển được giới thiệu vào năm 1956 bởi Solow và Swan. Mô hình Solow hay mô hình Solow - Swan là mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ. Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas. Ngay cả khi tích lũy vốn hoặc đổi mới công nghệ tạo ra những sự khác biệt đáng kể về sản lượng trên đầu người trong dài hạn, câu hỏi đặt ra là lý do tại sao một số quốc gia thành công trong khi những quốc gia khác lại thất bại trong việc thực hiện. North và Thomas (1973) chỉ ra rằng, các yếu tố: tích lũy vốn, đổi mới công nghệ, quy mô nền kinh tế, giáo dục,…không phải là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng, mà là hệ quả của tăng trưởng. Trong bối cảnh này, một dòng lý thuyết kinh tế mới đã nổi lên để giải quyết vấn đề trên, được gọi là kinh tế học thể chế mới (NIE), chủ yếu từ công trình của Douglass North (North và Thomas 1976; North 1981, 1990 và 2005). NIE cố gắng mở rộng kinh tế học tân cổ điển bằng cách kết hợp phân tích thể chế, tập trung vào vai trò của thể chế trong việc giải thích hiệu quả kinh tế trong dài hạn. North định nghĩa thể chế là "các quy tắc của trò chơi", nghĩa là các ràng buộc chính thức và không chính thức do con người tạo ra, hình thành các tương tác của con người. Các hình thức thể chế chính thức đề cập chủ yếu đến hiến pháp, các quy chế, quy tắc và quy định của chính phủ được cơ chế hóa và thực thi; quan trọng nhất là nhà nước có
- 7 quyền lực và khả năng cưỡng chế. Mặt khác, các hình thức thể chế không chính thức bao gồm các quy tắc về truyền thống, các quy tắc ứng xử và các cơ chế xã hội được thực thi thông qua quan hệ giữa các cá nhân. Một số nghiên cứu khác về kinh tế thể chế mới như Weingast (1993) lập luận rằng, một chính phủ đủ mạnh để bảo vệ tài sản và thực thi các thỏa thuận cũng đủ mạnh để tịch thu lại sự giàu có của các công dân của mình. Nghịch lý vốn có này cung cấp lý do cho sự minh bạch trách nhiệm giải trình; kiểm tra và cân bằng; và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức khác nhau như là một phần của các yêu cầu về trật tự và kiểm soát xã hội. Lauth (2005) xem xét cách thức các hình thức thể chế chính thức và không chính thức tương tác với nhau trong xã hội bằng cách phân biệt giữa ba loại mối quan hệ: bổ sung, khi các hình thức thể chế chính thức và không chính thức cùng tồn tại song song và củng cố, hỗ trợ lẫn nhau; thay thế, khi các hình thức thể chế chính thức đóng vai trò chủ thể và không chính thức thể hiện sự thiếu hiệu quả, hoặc ngược lại; và xung đột, khi hai hệ thống quy tắc không tương thích. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng, các hình thức thể chế không chính thức có thể giải thích một phần sự khác biệt giữa các quốc gia về hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Trong xu hướng phát triển của kinh tế học thể chế, Kaufmann và Kraay (2002) đã sử dụng đường tham chiếu quốc tế về thể chế để kiểm tra mối quan hệ giữa thể chế và tăng trưởng kinh tế. Theo đó, bằng việc thực hiện một hồi quy OLS đơn giản cho hai biến (chỉ số chất lượng thể chế và logarit tự nhiên thu nhập bình quân đầu người) ứng với tất cả các quốc gia được chọn và tại một năm t nhất định, đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia (đường hồi quy) được vẽ ra dựa trên kết quả hồi quy. Qua đó, các quốc gia được chia làm hai nhóm: thặng dư và thâm hụt về thể chế. Một quốc gia được phân loại là thặng dư về thể chế nếu điểm giá trị ước lượng của quốc gia này nằm phía trên đường tham chiếu được đo lường. Ngược lại, một quốc gia được phân loại là thâm hụt về thể chế nếu điểm giá trị ước lượng của quốc gia đó nằm phía dưới đường tham chiếu được đo lường. Sau khi các quốc gia được chia làm hai nhóm, hiệu suất tăng trưởng kinh tế trung bình được xác định
- 8 trong một quãng thời gian kể từ năm t để kiểm tra xem giá trị thể chế ban đầu có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế những năm tiếp theo hay không. Từ đó, để kiểm tra tác động của chất lượng thể chế đến tăng trưởng kinh tế, bài nghiên cứu này được thực hiện trên khung lý thuyết về thể chế của North (1990) và phương pháp tiếp cận được xây dựng bởi Kaufmann và Kraay (2002) về đường tham chiếu quốc tế về thể chế. 2.2. Đo lường chất lượng thể chế Cho đến giữa những năm 1990, hầu hết các nghiên cứu về thể chế được viết mà không có số liệu thích hợp vì vào thời điểm đó các yếu tố về thể chế được coi là không thể đo lường được. Barro (1991) đã sử dụng các biểu hiện liên quan đến bất ổn chính trị như những cuộc đảo chính, ám sát chính trị và các cuộc cách mạng để đại diện cho mối đe dọa đối với an ninh của chính phủ cầm quyền. Kaufmann (2003) thực hiện một nghiên cứu, trong đó, ông đã sử dụng tỷ lệ phần trăm số lượng tù nhân trên tổng dân số trong nỗ lực đo lường chất lượng các quy chế, quy định của pháp luật. Hiện nay, đã có nhiều chỉ số để đo lường chất lượng thể chế được công bố trên giới giới, ví dụ như: bộ chỉ số CPIA – đánh giá về thể chế và chính sách quốc gia, CPI – chỉ số nhận thức tham nhũng, GII – chỉ số liêm chính toàn cầu, PEFA – Chi tiêu công và Trách nhiệm giải trình tài chính, bộ chỉ số WGI – chỉ số quản trị toàn cầu hay bộ dữ liệu về thể chế được công bố bởi Tổ chức hướng dẫn quốc tế về rủi ro quốc gia (ICRG). Tương tự với phương pháp tiếp cận của Kaufmann và Kraay (2002) về đường tham chiếu quốc tế về thể chế và các bài nghiên cứu sau đó được thực hiện theo cách tiếp cận này, bài nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ số WGI để đo lường chất lượng thể chế nhằm kiểm tra tác động của thể chế đối với tăng trưởng kinh tế. Chỉ số Quản trị toàn cầu (WGI) được xây dựng và phát triển bởi Kaufmann, Kraay và Mastruzzi (2003, 2009); và được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hằng năm. Số liệu bao gồm 215 quốc gia từ năm 1996 trên sáu khía cạnh quản trị quốc gia và có
- 9 thang đo từ -2,5 (chất lượng thấp nhất) đến 2,5 (chất lượng cao nhất). 6 khía cạnh bao gồm: + Tiếng nói và trách nhiệm giải trình (VA), được đo lường theo mức độ công dân của một quốc gia có thể tham gia lựa chọn chính phủ của họ, cũng như quyền tự do ngôn luận, báo chí và tham gia các hiệp hội. + Ổn định chính trị và không có bạo lực (PSNV), được đo bằng khả năng chính phủ có thể bị bất ổn bởi các hành vi vi phạm hoặc bạo lực, bao gồm cả chủ nghĩa khủng bố; + Hiệu quả của chính phủ (GE), được đo lường bởi chất lượng của các dịch vụ công, năng lực của dịch vụ dân sự cùng với sự độc lập của nó từ những áp lực về chính trị, và chất lượng của việc xây dựng chính sách; + Nhà nước pháp quyền (RL), được đo lường theo mức độ đáng tin cậy của các cơ quan nhà nước và việc tuân thủ các quy tắc của xã hội, bao gồm chất lượng quyền sở hữu, cảnh sát và tòa án, cũng như nguy cơ tội phạm; + Chất lượng quy định (RQ), được đo lường bởi khả năng của chính phủ để cung cấp các chính sách và quy định giúp cho phép và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân; + Kiểm soát tham nhũng (CC), được đo lường theo mức độ quyền lực nhà nước bị lợi dụng để đạt được những mục đích cá nhân, bao gồm cả hình thức tham nhũng nhỏ và lớn. Mặc dù được sử dụng phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm, các chỉ số quản trị quốc gia dựa trên quan điểm chủ quan đã phải chịu nhiều phê bình khác nhau, với nhiều khuyến nghị cho rằng hãy sử dụng các chỉ số này một cách thận trọng hơn. Do sự ảnh hưởng rộng lớn của chúng, các chỉ số WGI đã dễ dàng bị xem xét một cách kỹ lưỡng. Kaufmann và Kraay (2008); Kaufmann, Kraay và Mastruzzi (2009) đã thừa nhận rằng, việc đo lường chất lượng quản trị quốc gia là khó khăn và các chỉ số quản trị có thể là không chính xác, các tác giả
- 10 tóm tắt những phê bình chính về những vấn đề liên quan đến bộ chỉ số này, bao gồm: (i) yếu tố liên quan đến sự so sánh theo thời gian và giữa các quốc gia, (ii) các thành kiến trong đánh giá của chuyên gia, (iii) các lỗi nhận thức tương quan, (iv) các vấn đề về định nghĩa và (v) dựa vào dữ liệu “chủ quan”. 2.3. Khảo lược các nghiên cứu cùng chủ đề Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa chất lượng thể chế và phát triển kinh tế. Mauro (1995) cho thấy, tham nhũng làm giảm đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Knack và Keefer (1995) cung cấp bằng chứng cho thấy mức thu nhập thấp hơn có thể được mong đợi trong các nền kinh tế trong đó những quyết định chính sách kinh tế và đầu tư công không hiệu quả và quyền tài sản không được bảo vệ. La Porta và cộng sự (1999) công nhận vai trò quan trọng của các thể chế cũng như lịch sử chính trị đối với hiệu quả kinh tế. Hall và Jones (1999) xem xét một bộ dữ liệu của 127 quốc gia và cho thấy rằng các chính sách của chính phủ xác định hiệu suất kinh tế lâu dài của đất nước. Acemoglu, Johnson và Robinson (2002) cho rằng việc mở rộng lãnh thổ của các quốc gia châu Âu ra nước ngoài từ thế kỷ 15 đã tạo ra một “sự đảo ngược thể chế” giữa các xã hội thuộc địa; những can thiệp này khuyến khích đầu tư vào những vùng, quốc gia nghèo hơn. Engerman và cộng sự (2002) thảo luận rằng, những thành kiến trong các con đường phát triển thể chế giải thích sự bất bình đẳng lâu dài ở châu Mỹ Latinh và châu Phi. Wilson (2016) phân tích dữ liệu cấp tỉnh từ thời kỳ cải cách sau Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và cho thấy mối quan hệ nhân quả tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và quản trị quốc gia, cho rằng chính quyền tỉnh có thể sử dụng tiềm năng tạo ra bởi tăng trưởng kinh tế để cải thiện quản trị. D’Agostino và cộng sự (2016) cung cấp bằng chứng từ bộ dữ liệu của 106 quốc gia cho rằng, sự tương tác giữa đầu tư và tham nhũng cũng như giữa chi tiêu quân sự và tham nhũng có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Các bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu WGI để kiểm tra mối quan hệ giữa quản trị quốc gia và tăng trưởng kinh tế cũng khá phổ biến. Meisel và Aoudia (2008), sử dụng WGI để kiểm chứng mối quan hệ giữa chất lượng thể chế với GDP
- 11 bình quân đầu người và hiệu quả của chính phủ cho 85 quốc gia. Tebaldi và Mohan (2010) sử dụng tám chỉ số về thể chế, bao gồm sáu chỉ số của WGI cho thấy rằng, một nền kinh tế với một chính phủ hiệu quả, kiểm soát tham nhũng tốt và hệ thống chính trị ổn định sẽ thúc đẩy một môi trường thuận lợi để tăng trưởng kinh tế cao hơn và giảm khoảng cách về thu nhập và nghèo đói. Alonso (2011) sử dụng các biến WGI trong mô hình chiết trung xem xét vai trò của chất lượng thể chế, địa lý, thương mại quốc tế và vốn con người như các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và khẳng định vai trò quan trọng của các thể chế đến tăng trưởng dài hạn. Gần đây hơn, Law và cộng sự (2013) sử dụng hai bộ dữ liệu khác nhau - cơ sở dữ liệu của WGI và cơ sở dữ liệu của Tổ chức hướng dẫn quốc tề về rủi ro quốc gia (ICRG), để nghiên cứu hiệu ứng ngưỡng cho mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng tài chính. Mặc dù các giá trị ngưỡng cho ra những giá trị khác nhau do các thang đo khác nhau của các cơ sở dữ liệu, nhưng kết quả chung là khá giống nhau, đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy cơ sở dữ liệu WGI cung cấp một thước đo tốt về chất lượng thể chế. Các nghiên cứu sử dụng đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia để kiểm tra mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế tuy còn khá hạn chế nhưng cũng đã có những sự hoàn thiện qua thời gian. Kaufmann và Kraay (2002) đã sử dụng đường tham chiếu từ 175 nước trong năm 2000–2001 để chia 26 quốc gia Mỹ Latinh và Caribê thành 2 nhóm thặng dư và thâm hụt về thể chế với cả 6 chỉ số WGI. Tiếp đó, tác giả sử dụng ước lượng OLS và IV cho thấy các quốc gia thặng dư về thể chế có hiệu quả tăng trưởng kinh tế tốt hơn các quốc gia thâm hụt về thể chế. Radelet và Steve (2004) đã thực hiện một nghiên cứu tương tự cho các quốc gia châu Phi bằng đường tham chiếu từ 159 quốc gia trong năm 2001–2002, nhưng kết quả lại cho thấy chất lượng quản trị quốc gia không tác động đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực này. Qua đường tham chiếu được xây dựng từ 151 quốc gia trong năm 2003, Quibria (2006) đã chia 29 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thành 2 nhóm. Kết quả dù cho thấy chất lượng thể chế có tác động đến hiệu quả kinh tế trong giai đoạn 1999–2003, nhưng các nước thâm hụt về thể chế lại các
- 12 tăng trưởng tốt hơn các nước thặng dư về thể chế. Trong bài viết này, tác giả sử dụng trung bình cộng 6 chỉ số WGI làm giá trị đo lường thể chế của các quốc gia. Gần đây hơn, Zhuang và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu từ 169 quốc gia trong năm 1998 để chia 36 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương thành 2 nhóm cho từng chỉ số WGI. Kết quả về hiệu quả kinh tế được đo lường trong giai đoạn 1998– 2008 cho thấy, các quốc gia thặng dư tương ứng với chỉ số quản trị quốc gia GE, RL và RQ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các quốc gia thâm hụt. Bên cạnh đó, các chỉ số VA, PSNV và CC lại không chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và tăng trưởng kinh tế. Trong một nghiên cứu được ADB công bố năm 2014, Han và cộng sự đã chia 215 quốc gia thành 6 nhóm (châu Á – Thái Bình Dương; các nước OECD; châu Phi hạ Sahara; Trung Đông – Bắc Phi; châu Mỹ Latinh và Caribê; và châu Âu có mức thu nhập trung bình), với từng chỉ số WGI, nhóm tác giả sử dụng đường tham chiếu quốc tế về quản trị quốc gia để chia từng nhóm quốc gia theo khu vực (6 nhóm) thành 3 nhóm (thặng dư, thâm hụt và không thăng dư hay thâm hụt) tại năm 1998. Hiệu suất kinh tế trung bình được đo lường trong giai đoạn 1998– 2011 cho thấy rằng, các chỉ số VA, GE, RQ, CC ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; PSNV, GE, CC ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi; và PSNV ở nhóm các nước OECD có tác động đến tăng trưởng ở các nhóm khu vực này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 407 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn