Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam
lượt xem 3
download
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu về năng lực sản xuất giấy, bột giấy và khả năng tiêu thụ các sản phẩm giấy tại việt Nam trong những năm gần đây cũng như các nước khác trong khu vực và thế giới. Truy tìm nguyên nhân gây nên “cơn cảm cúm” kéo dài triền miên của ngành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHẠM XUÂN QUỐC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NĂM 2007
- LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY 1.1- Khái Niệm về chiến lược....................................................................................................... 4 1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp..................................... 4 1.1.2- Phân tích chiến lược ..................................................................................................... 5 1.1.3- Lựa chọn chiến lược..................................................................................................... 5 1.1.4- Thực hiện chiến lược.................................................................................................... 5 1.2- Chiến lược phát triển ngành .................................................................................................. 5 1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát ............................................................................ 5 1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành ................................................... 7 1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu ..................................................................... 8 1.3- Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh..................................................................................... 9 1.3.1- Lợi thế so sánh ............................................................................................................. 9 1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter ............................................. 10 1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh ........................ 11 1.3.4- Mô hình lợi thế cạnh tranh ......................................................................................... 11 1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu .................................................................................. 11 1.4.1- Các nhân tố tác động .................................................................................................. 11 1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo........................................... 12 1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng ...................................................... 13 1.5- Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển................................................................. 15 1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong ............................................................................... 15 1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô............................................................................ 16 Kết luận chương 1. ................................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM 2.1- Bối cảnh ra đời và phát triển ban đầu của ngành giấy Việt Nam........................................19 2.1.1- Thời kỳ Bắc thuộc ...................................................................................................... 19 2.1.2- Giai đoạn 1945-1954.................................................................................................. 20 2.1.3- Giai đoạn 1954-1975.................................................................................................. 20
- 2.1.4- Giai đoạn sau 1975 đến nay ....................................................................................... 21 2.2- Khái quát toàn cảnh ngành giấy .......................................................................................... 22 2.2.1- Về phân bố theo vùng địa lý ...................................................................................... 23 2.2.2- Về quy mô sản xuất.................................................................................................... 23 2.2.3- Về Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất ............................................................... 23 2.2.4- Về tổ chức .................................................................................................................. 24 2.2.5- Về sản xuất kinh doanh .............................................................................................. 24 2.3- Tình hình sản xuất và tiêu dùng giấy đến 2005 ..................................................................26 2.3.1- Thực trạng sản xuất và tiêu dùng giấy in và giấy viết................................................28 2.3.2- Giấy in báo ................................................................................................................. 30 2.4- Tình hình cung bột giấy và giấy năm 2005......................................................................... 31 2.4.1- Tình hình sản xuất giấy .............................................................................................. 31 2.4.2- Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy .............................................. 33 2.4- Sức ép khi nguyên – nhiên liệu cùng tăng giá..................................................................... 36 2.5- Những điều mà ngành giấy đã làm...................................................................................... 37 2.6- Bốn điểm yếu cơ bản của ngành giấy ................................................................................. 38 2.6.1- Lệ thuộc vào bột giấy nhập ngoại .............................................................................. 38 2.6.2- Sức cạnh tranh bấp bênh ............................................................................................ 39 2.6.3- Huy động vốn yếu và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ........39 2.6.4- Liên kết, hợp tác yếu .................................................................................................. 40 2.7- Số liệu ngành giấy và dự báo .............................................................................................. 41 2.8- Hệ số thời vụ của sản phẩm giấy in và giấy viết................................................................. 43 2.9- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Giấy Tân Mai .............................................. 45 2.10- Tương quan giữa tăng diện tích rừng trồng và sản lượng giấy in báo .............................. 46 2.11- Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy một số quốc gia - Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng.................................................................................................................. 48 2.11.1- Hiệp hội bột giấy và giấy Trung Quốc..................................................................... 48 2.11.2- Hiệp hội bột giấy và giấy Indonesia......................................................................... 50 2.11.3- Cấu trúc ngành công nghiệp bột giấy và giấy CHLB Nga....................................... 51 Kết luận chương 2. ................................................................................................................... 52 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU GIẤY VIỆT NAM 3.1- Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam........... 53 3.1.1- Về định hướng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam....................................53 3.1.2- Quan điểm phát triển.................................................................................................. 53
- 3.1.3- Mục tiêu phát triển ..................................................................................................... 54 3.2- Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu giấy.................................................. 55 3.2.1- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ........................................ 55 3.2.2- Chính sách hỗ trợ của nhà nước để phát triển vùng nguyên liệu giấy ....................... 56 3.2.3- Khai thác liên tục diện tích đất trồng rừng nguyên liệu giấy ..................................... 57 3.3- Nhóm giải pháp đồng bộ và hỗ trợ...................................................................................... 58 3.3.1- Định hướng quy mô nhà máy sản xuất bột giấy và sản xuất giấy.............................. 58 3.3.2- Liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước.................. 59 3.3.3- Nhận thức và tư duy, gắn mình vào phường hội........................................................ 60 3.3.4- Hiệp lực để cùng phát triển, liên kết với các tập đoàn mạnh nước ngoài .................. 61 3.3.5- Thị trường chứng khoán-nơi định giá giá trị doanh nghiệp và huy động vốn ........... 62 3.3.6- Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững................................................. 63 Kết luận đề tài........................................................................................................................... 66 Tài liệu tham khảo. Phụ lục.
- Giấy là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói không một lĩnh vực nào mà hoạt động của nó lại không cần sử dụng đến giấy. Xã hội công nghiệp càng phát triển thì nhu cầu về giấy càng tăng. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã làm cho giá trị của giấy trở nên hữu ích hơn cho con người và giá trị sử dụng của giấy theo đó càng trở nên đa dạng và phong phú. Trước nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm giấy trong nước, ngành giấy đã tận dụng tối đa khả năng hiện có để đáp ứng nhu cầu. Nhưng đáp ứng được bao nhiêu? Những gì diễn ra trong thực tế hàng chục năm qua là bằng chứng xác thực và sống động nhất không thể chối cãi là sức cạnh tranh của ngành giấy quả thực là yếu kém nhưng lại tồn tại trong một cơ thể khá hoành tráng. Hệ quả là “lực bất tòng tâm” mà cái giá phải trả là những đồng ngoại tệ được tích lũy trong nước vốn đã khiêm tốn, thay vì chi tiêu cho hoạt động nhập khẩu máy móc công nghệ cao thì chi mua bột giấy nước ngoài. Công nghệ lạc hậu, nguyên liệu chính sản xuất giấy là bột giấy, hóa chất tẩy trắng phần lớn đều nhập từ nước ngoài đã “đè” những doanh nghiệp giấy xuống về lượng lẫn chất. Như vậy, cái mà chúng ta mong muốn là làm thế nào để có thể đứng trên đôi chân của mình? Lật đổ vị thế cạnh tranh của giấy ngoại như thế nào? Muốn ngăn cản dòng chảy giấy ngoại vào Việt Nam, tự chủ về nguồn giấy cung cấp đủ cho thị trường nội địa, điều quan trọng là phải tự sản xuất lấy nguyên liệu bột giấy trên cơ sở tận dụng lợi thế so sánh. Từ năm 1998 đến nay, đã có một vài đột phá trong khâu tự cung nguyên liệu từ việc tăng diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy nhưng cơ chế quy hoạch và quản lý vùng đan chéo nhập nhằng của cấp có thẩm quyền (trung ương và địa phương) đã tạo ra một ma trận nhằng nhịt như mạng nhện khiến các doanh nghiệp giấy trong nước không tìm được lối ra. Khó khăn của người là cơ hội của ta! Hệ quả là giấy ngoại tràn vào Việt Nam với tốc độ và sản lượng không ngừng tăng lên. Thực trạng này nếu càng kéo dài thì tương lai của ngành giấy Việt Nam như ánh sao trên bầu trời xa thẳm vốn đã lu mờ sẽ nhòe dần và tắt lịm là không thể tránh khỏi. Tương lai phụ thuộc vào hành động của chúng ta hôm nay! Mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm giấy trong nước với nước ngoài đã lên đến đỉnh điểm với kết quả hiện tại đang nghiêng về sản phẩm nhập khẩu. Vị thế “đầu đàn” của sản phẩm giấy nhập khẩu sẽ còn tiếp diễn trong tương lai là điều chắc chắn cho đến khi Việt Nam thay đổi tư duy và hành động nhanh chóng trong tư thế không còn đường lùi. Thật phi lý và đau xót khi rừng Việt Nam được xem như một lợi thế so sánh nhưng
- chẳng khai thác được gì. Nạn cháy rừng, khai thác manh mún và cục bộ là thủ phạm “gọt” dần ngọn tháp lợi thế so sánh ấy. Một viễn cảnh thật ảm đạm về tài nguyên rừng! Phát triển ngành giấy phải bắt đầu từ đầu tư và khai thác tài nguyên rừng. Có gốc mới có ngọn. Những dự báo dựa trên dãy số liệu quá khứ thu thập được cho kết quả nhu cầu giấy sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Với thực trạng nền công nghiệp giấy hiện nay thì chúng ta sẽ khó thoát khỏi tình cảnh “ở trong rừng mà thiếu củi!”. Không trồng được rừng nguyên liệu thì ngành giấy Việt Nam mãi mãi lệ thuộc nước ngoài. Không tự chủ được nguồn nguyên liệu giấy thì cạnh tranh và phát triển được không? Đề tài: “Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam” nhằm tới mục đích nghiên cứu: -Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam. Theo đó, đề tài đề cập tới nhu cầu về giấy và khả năng cung ứng của doanh nghiệp giấy trong nước. Tình hình rừng nguyên liệu để sản xuất giấy ở góc độ cung cầu, tình hình bột giấy ngoại nhập. Tình hình cạnh tranh giấy nội và giấy ngoại trên thị trường nội địa. -Trên cơ sở tình hình thực tế của ngành giấy Việt Nam, đề tài nghiên cứu và đề xuất các chính sách, giải pháp chiến lược nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong tương lai khởi nguồn từ đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu giấy. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào phân tích một số chỉ tiêu về năng lực sản xuất giấy, bột giấy và khả năng tiêu thụ các sản phẩm giấy tại việt Nam trong những năm gần đây cũng như các nước khác trong khu vực và thế giới. Truy tìm nguyên nhân gây nên “cơn cảm cúm” kéo dài triền miên của ngành. Một vài công ty điển hình trong nước được đề cập tới trong đề tài này không nằm ngoài mục đích phác họa ở mức độ tương đối bức tranh tổng thể ngành giấy Việt Nam. Một trong những nội dung trọng tâm mà đề tài nhấn mạnh là vấn đề rừng nguyên liệu giấy vốn là cơ sở cho chiến lược phát triển vững chắc ngành công nghiệp giấy nước nhà. Từ đó, các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam được đề xuất với mong ước không xa ngành giấy Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc, bền vững. Đề tài được thực hiện dựa theo các phương pháp sau: -Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu: tập hợp các phương pháp dùng để thu thập, phân tích, trình bày và diễn giải dữ liệu. Phương pháp này giúp người ra quyết định và quản trị viên ra quyết định tốt hơn;
- -Phương pháp dự báo: dựa vào số liệu phản ánh tình hình thực tế hiện tại, quá khứ, căn cứ vào xu hướng phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học để dự đoán tình hình cơ bản sẽ xảy ra trong tương lai. Trong đề tài này, mô hình hồi quy tương quan được sử dụng để phân tích mối tương quan chặt chẽ giữa việc đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy với sản luợng. Đối với một số vấn đề quan trọng và phức tạp, nhất là khi dự báo dài hạn người ta thường sử dụng một số kỹ thuật dự báo rồi căn cứ vào độ lệch chuẩn để chọn lấy kết quả thích hợp. -Phương pháp suy luận và kết hợp ý kiến chuyên gia trong ngành giấy Việt Nam. Đề tài gồm có 66 trang, 27 bảng biểu và 8 sơ đồ có kết cấu như sau: - Lời mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam. Khái niệm về chiến lược, các chiến lược cạnh tranh và phát triển ngành, các phương pháp dự báo nhu cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển. - Chương 2: Thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam +Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại Việt Nam. +Nhu cầu tiêu dùng và khả năng cung ứng của doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy. +Tình hình quy hoạch và đầu tư vùng nguyên liệu giấy. +Những yếu kém và khó khăn mà doanh nghiệp giấy trong nước đang đối mặt. Dự báo xu hướng nhu cầu, khả năng tự cung, xuất và nhập khẩu giấy. +Định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam. +Môi trường ngành công nghiệp giấy Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam. Các giải pháp và kiến nghị chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam. - Kết luận đề tài.
- 1.1- Khái niệm về chiến lược. Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức. Chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực. Nội dung của chiến được thường được hoạch định xoay quanh các vấn đề như: • Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng). • Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)? • Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)? • Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)? • Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)? • Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? 1.1.1- Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp. Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau - trải dài từ toàn bộ doanh nghiệp cho tới từng cá nhân làm việc trong đó. Chiến lược doanh nghiệp - liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của người góp vốn. Đây là một cấp độ quan trọng do nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng hướng dẫn quá trình ra quyết định chiến lược trong toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược doanh nghiệp thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên bố sứ mệnh”. Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v.. Chiến lược tác nghiệp liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ công ty và từng bộ phận trong doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược tác nghiệp tập trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người,…
- Quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược”. Đó là các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên. Trên thực tế, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 phần được mô tả như sơ đồ 1. 1.1.2- Phân tích chiến lược. PHÂN TÍCH Phân tích chiến lược là phân tích về điểm CHIẾN mạnh về vị thế của doanh nghiệp và hiểu được LƯỢC những nhân tố bên ngoài quan trọng có thể ảnh hưởng tới vị thế đó. Lập kế hoạch bao gồm nhiều phương án chọn - kỹ thuật xây dựng LỰA THỰC CHỌN HIỆN nhiều viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong CHIẾN CHIẾN tương lai cho doanh nghiệp. LƯỢC LƯỢC Phân tích 5 lực lượng bằng các kỹ thuật Sơ đồ 1: Quá trình quản trị chiến lược. xác định các lực lượng có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành: ¾ Phân đoạn thị trường: kỹ thuật tìm kiếm cách xác định sự giống và khác nhau giữa các nhóm khách hàng hoặc người sử dụng. ¾ Ma trận chính sách định hướng: kỹ thuật tóm tắt lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trên những thị trường cụ thể. ¾ Phân tích đối thủ cạnh tranh: kỹ thuật và phân tích để tìm ra vị thế cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp. ¾ Phântích nhân tố thành công then chốt: kỹ thuật nhằm xác định những khu vực mà một doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn để cạnh tranh thành công. ¾ Phân tích ma trận SWOT: một kỹ thuật ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những vấn đề then chốt nảy sinh từ việc đánh giá môi trường bên trong tác động của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. 1.1.3- Lựa chọn chiến lược. Quá trình này liên quan tới việc hiểu rõ bản chất các kỳ vọng của những nhà góp vốn (nguyên tắc cơ bản) để xác định được các tùy chọn chiến lược, sau đó đánh giá và chọn lựa các tùy chọn chiến lược. 1.1.4- Thực hiện chiến lược. Khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ sau đó là chuyển nó thành hành động trong tổ chức. 1.2- Chiến lược phát triển ngành. 1.2.1- Các chiến lược cạnh tranh tổng quát.
- Để tồn tại trong môi NGUỒN CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH trường cạnh tranh, công ty phải tạo ra được lợi thế cạnh Chi phí thấp nhất Khác biệt hóa tranh. Lợi thế cạnh tranh được thể hiện dưới hai hình PHẠM Rộng CHI PHÍ THẤP KHÁC BIỆT HÓA VI thức cơ bản: chi phí thấp CẠNH hoặc khác biệt hóa. Kết hợp TRANH TẬP TRUNG DỰA TẬP TRUNG DỰA hai hình thức cơ bản này của Hẹp VÀO CHI PHÍ THẤP VÀO KHÁC BIỆT NHẤT HÓA lợi thế cạnh tranh với phạm vi hoạt động của công ty sẽ hình thành nên ba chiến lược Sơ đồ 2: Các chiến lược cạnh tranh cơ bản. cạnh tranh tổng quát như sau: 1.2.1.1- Chiến lược chi phí thấp. Mục tiêu của công ty Chiến lược Chiến lược Chiến lược chi phí thấp khác biệt hóa tập trung theo đuổi chiến lược cho phí thấp nhất là vượt trội đối thủ Khác biệt hóa Thấp cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm (chủ yếu là giá cả) Cao Thấp hoặc cao sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất. Chiến lược Thấp Phân khúc này có các ưu điểm: thị trường Thấp Cao (một hoặc một vài phân khúc) Thứ nhất, do chi phí Bất kỳ thế mạnh thấp, công ty có thể bán sản Thế mạnh Quản trị sản xuất Nghiên cứu và nào (tùy thuộc vào phát triển, Bán phẩm với giá thấp hơn đối đặc trưng và nguyên liệu hàng và Markrting chiến lược CP thấp hay khác biệt hóa) thủ cạnh tranh mà vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận. Sơ đồ 3: Chiến lược cạnh tranh và các yếu tố nền tảng Thứ hai, nếu xảy ra chiến tranh giá cả và các công ty cạnh tranh chủ yếu ở khía cạnh giá cả khi ngành kinh doanh đi vào giai đoạn trưởng thành, công ty có chi phí thấp hơn sẽ chịu đựng với sự cạnh tranh tốt hơn. Thứ ba, công ty dễ dàng chịu đựng được khi có sức ép tăng giá của nhà cung cấp. 1.2.1.2- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Mục tiêu của chiến lược này là đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể. Chính khả năng này đã cho phép công ty định giá “vượt trội” cho sản phẩm, tăng doanh thu và đạt tỷ
- suất lợi nhuận trên trung bình. Sản phẩm càng độc đáo, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, nguy cơ bị cạnh tranh càng thấp, khả năng thu hút khách hàng càng lớn. 1.2.1.3- Chiến lược tập trung. Khác với hai chiến lược trên, chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trường nào đó, được xác định thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm. Công ty có thể thực hiện chiến lược tập trung thông qua hai phương thức chi phí thấp hay khác biệt hóa. Theo đó, chỉ tập trung vào thị trường đã chọn, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Sự khác biệt sản phẩm trong chiến lược tập trung ở mức cao hay thấp tùy thuộc vào việc công ty theo con đường chi phí thấp hay khác biệt hóa. 1.2.2- Chiến lược đầu tư và các giai đoạn phát triển ngành. Mỗi giai đoạn phát VỊ THẾ CẠNH TRANH triển của ngành chứa đựng Mạnh Yếu những cơ hội và đe dọa khác Phôi thai Xây dựng thị phần Xây dựng thị phần nhau nên có những ảnh CÁC hưởng khác nhau đến chiến GIAI Tăng trưởng Tăng trưởng Tập trung lược đầu tư phát triển ngành. ĐOẠN PHÁT Cạnh tranh Tập trung hay thu Chẳng hạn sự cạnh tranh là ác ác liệt Mở rộng thị phần hoạch/thanh toán TRIỂN liệt nhất trước khi ngành bước CỦA Trưởng thành Duy trì và giữ vững Thu hoạch hay thanh vào giai đoạn trưởng thành NGÀNH lợi nhuận toán/từ bỏ trong khi không quan trọng Tập trung thu hoạch Thay đổi, thanh toán Suy thoái hay giảm thiểu đầu tư hay từ bỏ lắm ở giai đoạn ban đầu. Trong giai đoạn mới Sơ đồ 4: Chiến lược đầu tư ứng với các giai đoạn phát triển của à h hình thành còn phôi thai, tất cả các công ty - mạnh và yếu - đều chú trọng năng lực cạnh tranh và chính sách phát triển sản phẩm, thị phần cho riêng mình. Do vậy, chiến lược đầu tư thích hợp là chiến lược xây dựng nhằm mục đích xây dựng thị phần, tạo lợi thế cạnh tranh. Giai đoạn này, công ty cần lượng vốn đầu tư lớn để xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển, thiết lập lợi thế cạnh tranh. Ở giai đoạn tăng trưởng, công ty có nhiệm vụ quan trọng nhất là củng cố vị trí, chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh ác liệt sắp tới. Do đó, chiến lược đầu tư thích hợp sắp tới là chiến lược tăng trưởng, với mục đích duy trì vị thế cạnh tranh trong điều kiện thị trường đang tăng trưởng nhanh, xuất hiện nhiều đối thủ mới. Bên cạnh việc giữ vững thị trường đã có, công ty còn cố gắng mở rộng thị trường, nhằm tăng thị phần. Đây là giai đoạn công ty cần “dò tìm” thế mạnh của mình, đưa ra chiến lược cạnh tranh thích hợp.
- Ở giai đoạn cạnh tranh ác liệt, mức cầu sẽ tăng chậm và cạnh tranh về giá cả hoặc tính năng sản phẩm trở nên quyết liệt. Các công ty mạnh sẽ cố gắng đầu tư mạnh hơn nhằm thu hút, lôi kéo khách hàng từ các công ty yếu hơn. Nói cách khác, mục tiêu là duy trì và tăng trưởng thị phần. Chẳng hạn, với chiến lược chi phí thấp, việc đầu tư nhằm giám sát, hạ thấp chi phí là vấn đề sống còn – công ty có thể tồn tại nếu chiến tranh giá cả xảy ra. Hoặc với công ty mạnh có chiến lược khác biệt hóa trên diện rộng, đầu tư có thể hướng vào việc xây dựng năng lực marketing, dịch vụ hậu mãi, hay đa dạng hóa sản phẩm. Đến giai đoạn trưởng thành, nhịp độ tăng trưởng đã chậm lại, trong ngành đã hình thành các nhóm chiến lược khác nhau. Chiến lược đầu tư giờ đây tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh trong ngành và lợi thế cạnh tranh của một công ty. Tuy nhiên, nếu sự đầu tư không mạnh lắm, các công ty có thể theo hướng “hưởng thụ” kết quả đầu tư ở giai đoạn trước: giảm tỷ lệ tái đầu tư, tăng phần lợi nhuận giành cho cổ đông. Chiến lược này có thể kéo dài khi sự cạnh tranh còn ổn định. Ở giai đoạn suy thoái của ngành, mức cầu về sản phẩm đã giảm, công ty có thể bị mất năng lực phân biệt do xuất hiện công nghệ mới, hiệu quả hơn. Trước tình huống này, công ty có thể sử dụng những chiến lược đầu tư khác nhau. Đầu tiên, công ty có thể thực hiện chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nào đó hoặc chiến lược giảm thiểu đầu tư. Với chiến lược tập trung, công ty cố gắng củng cố sản phẩm và thị trường, làm cho vị thế cạnh tranh tốt hơn: giới hạn lại phạm vi sản phẩm, sắp xếp lại hướng đầu tư nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Điều đó cho phép công ty tồn tại trong điều kiện ngành đang suy thoái. 1.2.3- Chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu: về thực chất là chiến lược chi phí thấp. Nó có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước. Bất kỳ tổ chức nào, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực gì, việc xác định cho mình những bước đi trong tương lai là điều kiện cơ sở bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức mình. Hoạch định chiến lược nguồn nguyên liệu giấy là cơ sở chắc chắn cho một ngành giấy Việt Nam trong tương lai mạnh hay tiếp tục phụ thuộc yếu tố nước ngoài. Muốn đủ sức cạnh tranh với giấy ngoại, trước hết giấy Việt Nam phải không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Có đứng vững mới đi được, biết đi rồi mới biết chạy và tiếp đến là bay. Không tự mình sản xuất lấy nguyên liệu giấy thì đừng mơ tưởng hảo huyền tới việc cạnh tranh với giấy ngoại. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu giấy Việt Nam là điều kiện cơ sở bảo đảm Việt Nam tự đáp ứng được nhu cầu căn bản về giấy trong nước, sau đó là cạnh tranh với nước ngoài trên thị trường thế giới. Cơ sở xây dựng và thực hiện chiến lược dựa trên những khía cạnh sau:
- -Nhu cầu về bột giấy nhập khẩu trong thực tế tăng qua các năm. Quy mô nhà máy tăng lên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự ra đời của các nhà máy mới làm tăng lượng cầu về nguyên liệu bột giấy, khiến giá bột giấy nhập khẩu không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp sản xuất bột giấy nước ngoài nhân cơ hội này mà làm giá. Các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước vẫn biết điều này nhưng không còn cách nào khác là đành chấp nhận mua vào, làm cho giá bán tăng lên. -Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu về giấy tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Giá trị sử dụng của giấy trước đây chỉ bó hẹp trong phạm vi phục vụ học tập, nghiên cứu, văn hóa thì nay nó đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực mới như hội họa, trang trí, bao gói, ẩm thực,… -Nước ta có một nguồn tài nguyên rừng dồi dào, trải rộng dọc chiều dài của đất nước. Do chính sách quản lý và trồng rừng còn nhiều yếu kém mà hàng chục năm qua, rừng bị tàn phá một cách vô tội vạ. Tuy nhiên, trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của rừng vốn là nguồn tài nguyên quý giá, nhà nước đã dần khắc phục những yếu kém trong quản lý, bảo vệ và khai thác lợi ích từ tài nguyên rừng thông qua hệ thống văn bản pháp lý. Đây là cơ sở pháp lý để củng cố và phát triển rừng trồng nguyên liệu giấy, bảo đảm một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về lĩnh vực này. Trên cở sở đó, tiến hành khai thác và tạo lập vị thế cạnh tranh của ngành giấy. *Cơ sở pháp lý và chính sách vĩ mô của nhà nước đối với chiến lược phát triển vùng nguyên liệu giấy. -Quyết định 160/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/9/1998 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp giấy đến năm 2010. -Quyết định số 07/2007/QĐ-BCN của Bộ trưởng Công nghiệp ngày 30/01/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. -Luật bảo vệ môi trường năm 2005. 1.3- Lợi thế so sánh và Lợi thế cạnh tranh. 1.3.1- Lợi thế so sánh (LTSS): Lý thuyết về lợi thế so sánh được David Ricardo (1772-1823) đề ra, xuất phát từ sự chênh lệch tương đối của chi phí sản xuất. Ông cho rằng, sức sản xuất của hai nước khác nhau, một nước cho dù không sản xuất được hàng hóa có chi phí tuyệt đối thấp, chỉ cần sản xuất ra hàng hóa có chi phí tương đối thấp thì có thể tiến hành buôn bán với nước khác và làm cho mậu dịch của hai bên đều có lợi. Ví dụ như Bồ Đào Nha sản xuất một đơn vị rượu vang cần 80 giờ, sản xuất một đơn vị vải len cần 90 giờ; nước Anh sản xuất một đơn vị rượu vang cần 120 giờ, sản xuất một đơn vị vải len cần 100 giờ. Về sản xuất hai mặt hàng đó, Bồ Đào Nha đều ở vào địa vị có lợi tuyệt đối. Nếu Bồ Đào Nha xuất khẩu rượu vang sang nước Anh, đổi lấy vải len vẫn có lợi. Bởi vì một đơn vị rượu vang của Bồ
- Đào Nha chỉ có thể đổi được 0,89 đơn vị vải len của Anh, nếu đem rượu vang xuất sang nước Anh thì có thể đổi được 1,2 đơn vị vải len, nhiều hơn 0,31 đơn vị so với sản xuất trong nước. Nước Anh có thể dùng vải len để đổi lấy rượu vang của Bồ Đào Nha, bởi vì nước Anh sản xuất một đơn vị vải len của Anh chỉ có thể đổi được 0,83 đơn vị rượu vang, nếu xuất sang Bồ Đào Nha thì có thể đổi được 1,125 đơn vị rượu vang, tức nhiều hơn 0,295 đơn vị. Lý thuyết này của David Ricardo được xây dựng trong điều kiện các yếu tố sản xuất, nhất là tư bản, không thể tự do lưu thông giữa các nước. Như vậy, lợi thế so sánh là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế, khi các quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hoặc những mặt hàng có lợi lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi. 1.3.2- Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter(1). Trong tác phẩm Lợi thế cạnh tranh, Michael đề ra lý luận về chuỗi giá trị là nguồn gốc cơ bản của LTCT. Theo đó, LTCT về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua và giá trị đó vượt quá chi phí mà xí nghiệp bỏ ra. Theo lý luận này thì thông tin, nhân tố kích thích, sức ép cạnh tranh; doanh nghiệp chủ lực; thể chế, công trình hạ tầng; năng lực quan sát và kỹ năng củ con người đều có tác dụng trong việc nâng cao năng suất sản xuất của một quốc gia. Điều đó đồng nghĩa với các công ty của mỗi nước phải kiên trì nâng cao năng suất ngành bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Chỉ đi theo con đường đó, công ty mới có thể tham gia vào cạnh tranh quốc tế. Ngược lại nếu không có cạnh tranh quốc tế thì năng suất nước này không thể gây ảnh hưởng đối với năng suất của nước khác. Nhưng nền thương mại và đầu tư quốc tế đã tạo ra cơ hội nâng cao năng suất của tất cả các nước, đồng thời cũng tạo sức ép cho các công ty lớn duy trì năng suất cao. Do vậy, mỗi nước có thể chuyên kinh doanh những ngành mà các doanh nghiệp nước mình có năng suất cao hơn, và nhập khẩu những hàng hóa, dịch vụ do đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài sản xuất mà trong nước chỉ có thể sản xuất với năng suất thấp, từ đó có thể nâng cao năng suất bình quân trong nước. Mặt khác, khi một nước trực tiếp tham gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn về năng suất đối với mỗi ngành trong nước ấy không còn là tiêu chuẩn trong nước mà là tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó thúc ép các công ty trong nước vừa phải cạnh tranh với nhau, vừa phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. (1) Michael Porter laø nhaø khoa hoïc noåi tieáng veà quaûn lyù cuûa Myõ, giaùo sö ñaïi hoïc Harvard kieâm coá vaán cuûa nhieàu coâng ty lôùn vaø caùc toå chöùc chính phuû treân theá giôùi. OÂng laø moät trong nhöõng nhaân vaät coù uy tín veà saùch löôïc caïnh tranh quoác teá. Naêm 1983, Porter laøm vieäc trong UÛy ban veà khaû naêng caïnh tranh cuûa toång thống Myõ Ronal Reagan. OÂng laø ngöôøi ñaàu tieân ôû ñaïi hoïc Harvard môû ra moân hoïc chieán löôïc caïnh tranh, lôïi theá caïnh tranh. Trong lónh vöïc lyù luaän caïnh tranh oâng ñaõ xuaát baûn caùc cuoán saùch : Chieán löôïc caïnh tranh naêm 1980, Lôïi theá caïnh tranh naêm 1985, Lôïi theá caïnh tranh quoác gia naêm 1990 vaø Daãn chöùng veà chieán löôïc caïnh tranh naêm 1992. Cuoán saùch cuûa oâng ñaõ ñöôïc giaùm ñoác cuûa 500 coâng ty lôùn vaø caùc nhaø phaân tích chöùng khoaùn coi nhö kinh thaùnh.
- 1.3.3- Vài dẫn chứng về quan hệ giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh: *Dẫn chứng quan hệ giữa lợi thế so sánh (LTSS) và lợi thế cạnh tranh ( LTCT). Â Một quốc gia khi phát triển ngành mà nảy sinh quan hệ kinh tế đối ngoại thì LTSS và LTCT cũng sẽ tác động vào hoạt động kinh tế đối ngoại. Bất cứ nước nào, dẫu là nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng không thể có LTCT quốc tế ở tất cả các ngành, do đó phải tận dụng LTSS. Â Một nước có những ngành có LTSS thì thường dễ hình thành LTCT. Nói cách khác, LTSS có thể trở thành nhân tố nội sinh của LTCT, thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc tế của những ngành đó tăng lên. Â LTSS của một ngành phải được thể hiện thông qua LTCT của ngành ấy. Trái lại, ngành không có LTSS thường khó hình thành và bảo vệ LTCT quốc tế. LTSS và LTCT thường nương tựa vào nhau. Â Bản chất của LTSS và LTCT đều là so sánh về năng suất trên bình diện quốc tế. Nhưng khác nhau ở chỗ: lý luận về LTSS nhấn mạnh việc so sánh năng suất giữa các ngành khác nhau của quốc gia, còn lý luận về LTCT thì đặt nặng năng suất giữa các ngành giống nhau của các nước. 1.3.4- Moâ hình lôïi theá caïnh tranh. Naêng löïc caïnh tranh Lôïi theá caïnh tranh Khaû naêng caïnh tranh Vò theá caïnh tranh (Competitive Advantage) (Competitive Possibilities) (Competitive Position) Moâi tröôøng beân ngoaøi Sơ đồ 5: Mô hình lợi thế cạnh tranh. Chiến lược phát triển ngành được xây dựng dựa trên cơ sở nào, quy mô tới đâu, nhằm tới mục tiêu gì,… một công cụ không thể thiếu khi tiến hành thiết lập chiến lược là dự báo nhu cầu và áp dụng một số mô hình toán học. 1.4- Một số phương pháp dự báo nhu cầu. 1.4.1- Các nhân tố tác động:
- *Các nhân tố chủ quan: còn gọi là nhân tố bên trong nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm: chất lượng thiết kế, cách thức phục vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm, giá bán,... là những nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng chủ động điều chỉnh kiểm soát. *Các nhân tố khách quan: quan trọng nhất là thị trường, bao gồm: cảm tình của người tiêu dùng, quy mô dân cư, sự cạnh canh, các nhân tố ngẫu nhiên. Ngoài ra còn phải xét tới môi trường kinh tế bao gồm: luật pháp, tăng trưởng và phát triển kinh tế, chu kỳ kinh doanh, lạm phát và thất nghiệp, chính sách tài chính và tiền tệ, chính sách thu hút FDI, toàn cầu hóa,... Các nhân tố khách quan trên doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng nhất thiết phải nắm vững khi tiến hành dự báo. Thiết kế Nhân Nhu Phục vụ khách hàng tố cầu bên Chất lượng trong Giá cả Cảm giác của người tiêu dùng Nhân Quy mô dân cư tố bên Sự cạnh tranh ngoài Nhân tố ngẫu nhiên Luật pháp Môi Thực trạng nền kinh tế trường kinh Chu kỳ kinh doanh tế Các chính sách của Chính phủ Thời gian Sơ đồ 6: Các nhân tố tác động dự báo nhu cầu. 1.4.2- Tác động của chu kỳ sống của sản phẩm đối với dự báo: Chu kỳ sống của sản phẩm là một nhân tố quan trọng cần được xem xét kỹ trong quá trình dự báo nhất là đối với dự báo dài hạn. Các doanh nghiệp không thể bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của mình với một mức độ hoặc số lượng không đổi trong một thời gian dài. Đó là do tác động của chu kỳ sống của sản phẩm gây ra. Phần lớn các sản phẩm được chấp nhận trên thị trường có chu kỳ sống trải qua 4 giai đoạn như sơ đồ 7 bên dưới. Khi một sản phẩm nào đó được phổ biến trên thị trường, nó bắt đầu nổi tiếng thì có nghĩa là sản phẩm đó đã đạt đến thời kỳ phát triển. Lúc này các đối thủ cạnh tranh chắc chắn đang tìm cách giành lấy một phần thị trường của sản phẩm đó. Điều này làm cho sản phẩm đó nhanh chóng đi vào giai đoạn chín muồi, hầu hết các sản
- phẩm đều không thể tồn tại mãi mãi. Sau giai đoạn chín muồi, nhu cầu về sản phẩm này ngày càng giảm dần cho đến lúc chấm dứt hẳn. Các sản phẩm đang nằm trong hai giai đoạn đầu (Introduction, Growth) cần dự báo hơn là các sản phẩm đã nằm trong hai giai đoạn sau (Maturity, Decline). Doanh thu, Development Introduction Growth Maturity Decline Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Thời gian R&D Giới thiệu Tăng trưởng Chín muồi Suy tàn Sơ đồ 7: Chu kỳ sống của sản phẩm Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống, ta chưa có đủ số liệu thậm chí không có số liệu. Vì vậy phương pháp dự báo trong giai đoạn này thường dựa vào điều tra thực tế trên thị trường, dựa vào nhận xét, phán đoán của các chuyên gia hoặc phân tích các sản phẩm tương tự khác. Trong các giai đoạn sau, ta ngày càng có nhiều số liệu hơn nên có thể sử dụng phương pháp thống kê để dự báo và kết quả khả quan hơn. Trong giai đoạn suy thoái mặc dù nguồn số liệu thống kê rất dồi dào nhưng thường chúng không giúp ích gì cho việc dự báo suy giảm. Lúc này ta lại phải sử dụng phương pháp điều tra thị trường, phương pháp chuyên gia hay phân tích các sản phẩm tương tự như đã làm trong giai đoạn đầu. 1.4.3- Một số phương pháp dự báo theo khuynh hướng. 1.4.3.1- Phương pháp dự báo theo khuynh hướng có xét đến biến động thời vụ. Đối với một số mặt hàng, nhu cầu thị trường có tính chất biến đổi theo thời vụ trong năm. Nguyên nhân có thể do điều kiện thời tiết, địa lý hoặc do tập quán của người tiêu dùng ở từng vùng có khác nhau (như Tết, hội, lễ,...). Chẳng hạn như nhu cầu giấy viết định lượng 58 g/m2, 60 g/m2, 70 g/m2 dùng sản xuất tập vở học sinh tăng rất cao vào dịp tháng 6, 7 và 8 hàng năm (cho mùa tựu trường), giấy tráng phấn như giấy Couché, giấy Bristol dùng in lịch vào những tháng cuối năm, giấy Duplex dùng làm hộp bánh trung thu vào các tháng 6 và 7 hàng năm,...
- Dự báo nhu cầu đối với mặt hàng này ta cần khảo sát mức độ biến động của nhu cầu theo thời vụ bằng cách tính chỉ số thời vụ (còn gọi là chỉ số mùa) trên cở sở dãy số thời gian đã điều tra được. Chỉ số thời vụ được tính theo công thức sau: yi Is = yo Trong đó: - Is : chỉ số thời vụ. - yi : số bình quân của tháng/quý cùng tên. - yo : số bình quân chung của tất cả các tháng/quý trong dãy số. 1.4.3.2- Mô hình hồi quy tuyến tính. Trong thực tế, đại lượng dự báo còn có thể bị tác động bởi nhiều nhân tố. Chẳng hạn sản lượng lúa theo các năm thay đổi tùy theo lượng phân bón đã sử dụng trong các năm đó, hoặc như doanh thu của một sản phẩm phụ thuộc vào chi phí quảng cáo, doanh thu của một căn tin phụ thuộc vào mức lương của công nhân, sản lượng bột giấy phụ thuộc vào diện tích rừng trồng cây nguyên liệu giấy... Nói cách khác, đại lượng phân bón, chi phí quảng cáo, mức lương của công nhân, diện tích rừng trồng cây nguyên liệu giấy là những đại lượng mà ta cần dự báo cho các năm sau. Trong đề tài này, mối liên hệ nhân quả giữa 2 biến định lượng : diện tích rừng trồng cây nguyên liệu giấy (x) và sản lượng bột giấy (y) không thể biểu diễn được dưới dạng một hàm số chính xác mà chỉ có thể biểu diễn gần đúng với dạng một tương quan tuyến tính. Y Y Y (a) không có liên hệ X (b) Liên hệ tuyến X (c) Liên hệ tuyến X tính thuận tính nghịch Hình (a) các chấm đại diện cho các cặp giá trị thực tế quan sát được (x,y) phân tán ngẫu nhiên, và không có mối liên hệ giữa hai biến. Hình (b) thì mối quan hệ đó gần như tuyến tính và cùng chiều. Hình (c) thể hiện mối liên hệ tuyến tính và có chiều nghịch. -Hệ số tương quan r (pearson Correlation Coefficient): dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (khoảng cách hay tỷ lệ). n ∑ ( xi – x )( xi – x ) i= 1 r = (-1 ≤ r ≤ 1) (n -1) SxSy
- Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 thì hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ (khi các điểm phân tán xếp thành một đường thẳng thì trị tuyệt đối của r = 1). Khi đường thẳng dốc lên như hình b thì r mang giá trị dương và khi đường thẳng dốc xuống như hình c thì r mang giá trị âm. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính. -Hồi quy tuyến tính: Nếu kết luận được là 2 biến có liên hệ tương quan tuyến tính chặt chẽ với nhau qua hệ số tương quan r, thì có thể mô hình hóa quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích - y) và biến kia là biến độc lập (hay biến giải thích - x). Mô hình được xây dựng từ dữ liệu mẫu có dạng : ^ =B +B X Y o 1 i Trong đó: -Xi là giá trị quan sát thứ i của biến độc lập. ^ là giá trị dự đoán (hay giá trị lý thuyết) thứ i của biến phụ thuộc, dấu mũ đại -Yi diện cho giá trị dự đoán. -Bo và B1 là hệ số hồi quy được xác định bằng phương pháp bình phương bé nhất. 1.5- Các Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển. 1.5.1- Các yếu tố môi trường bên trong: Mục tiêu đầu tiên của công ty là phục vụ quyền lợi và thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt của thị trường chiến lược đã chọn sẵn. Để thực hiện được các công việc này, công ty tự liên kết với một số người cung ứng và trung gian để tiếp cận khách hàng chiến lược. Hệ thống người cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, công chúng tạo thành các yếu tố của môi trường vi mô. 1.5.1.1- Người cung ứng: bao gồm các công ty và cá nhân cung cấp nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ để sản xuất hàng hóa dịch vụ. Cung ứng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có: Machines - Máy móc Manpower – Nhân lực 5M Materials – Nguyên vật liệu Money – Tiền Management – Quản lý 1.5.1.2- Khách hàng: doanh nghiệp tự liên kết với người cung ứng và trung gian để có thể cung cấp hiệu quả sản phẩm thích hợp cũng như các dịch vụ cho thị trường mục tiêu của mình. Thường có 5 dạng thị trường khách hàng phổ biến như sau:
- -Thị trường người tiêu thụ: cá nhân, hộ gia đình. -Thị trường công nghiệp: các tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ vì mục đích lợi nhuận hay để hoàn thành các mục đích của mình. -Thị trường bán lại: các tổ chức mua hàng hóa để bán lại kiếm lời. -Thị trường phi lợi nhuận, chính phủ: chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận mua hàng hóa, dịch vụ để sản xuất dịch vụ công cộng hay chuyển các hàng hóa này cho người khác dùng. -Thị trường quốc tế: người mua ở nước ngoài, gồm người tiêu thụ, sản xuất, bán lại và các chính phủ. 1.5.1.3- Đối thủ cạnh tranh: doanh nghiệp thường phải đối phó với hàng loạt đối thủ. Cách tốt nhất để nắm được toàn bộ sự cạnh tranh là biết được quan điểm của khách hàng. Trong nền công nghiệp, doanh nghiệp tập trung chú ý đến các nhãn hiệu cạnh tranh mà quên khai thác các cơ hội để mở rộng toàn bộ thị trường hoặc ít ra chống rò rỉ. Sự cần thiết phải hiểu, duy trì trong suy nghĩ 5C là quan trọng trong chiến lược cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường. Cụ thể là: Customer - Khách hàng. Communication - Truyền thông cho khách hàng cái hơn. 5C Competitor - Lợi thế so với đối thủ. Core Value - Lợi ích cốt lõi của sản phẩm. Change - Thấy trước và thích nghi với sự thay đổi. 1.5.1.4- Công chúng: là những nhóm người có quyền lợi thực tế và hiển nhiên tác động đến công ty. Công chúng có thể làm thỏa mãn hay ngăn cản khả năng công ty hoàn thành mục tiêu. Các công chúng mà công ty thường gặp phải là: Công chúng tài chính (ngân hàng, nhà đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm ảnh hưởng đến vốn của công ty), chính quyền, nội bộ,… 1.5.2- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: 1.5.2.1- Môi trường kinh tế: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP, GNP và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người là cơ sở để dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. Thứ hai, lãi suất và xu hướng của nó trong nền kinh tế tác động đến tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư. Sự tác động đó ảnh hưởng khá mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn vay để mở
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 17 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn