intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về Chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, và đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ sinh kế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- LƯƠNG NGỌC SỸ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------- LƯƠNG NGỌC SỸ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TÔ NGỌC THỊNH HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày và trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2020 Học viên Lương Ngọc Sỹ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Ban lãnh đạo khoa Sau đại học, các thầy - cô trường Đại học Thương mại Hà Nội; Huyện ủy- HĐND- UBND huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo, cán bộ Ban Dân vận Huyện uỷ Lục Ngạn và các ban, ngành thuộc Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tô Ngọc Thịnh - Trường Đại học Thương mại Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã luôn khích lệ động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình nghiên cứu trong thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm hướng dẫn, góp ý của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để Đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan............................................... 2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 6 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ................................................................................................................ 8 1.1. Khái luận về chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ........ 8 1.1.1. Một số khái niệm...................................................................................................... 8 1.1.2. Khung phân tích sinh kế bền vững .....................................................................12 1.1.3. Chu trình chính sách ............................................................................................14 1.1.4. Sự cần thiết và vai trò của các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số................................................................................................15 1.1.5. Phân cấp hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách ..................................16 1.2. Nội dung nghiên cứu về chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.................................................................................................................18 1.2.1. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng...................................................................18 1.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và đạo tạo nghề ....................19 1.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số............................20
  6. iv 1.2.4. Chính sách hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ .....................................21 1.2.5. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng ........................................................22 1.2.6. Chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .............................23 1.2.7. Các chính sách khác .............................................................................................24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số .........................................................................................................25 1.3.1. Các yếu tố khách quan..........................................................................................25 1.3.2. Các yếu tố chủ quan ..............................................................................................27 1.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững và bài học cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang .....................................................31 1.4.1. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế ...................................................................31 1.4.2. Bài học cho huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN LỤC NG ẠN, TỈNH BẮC G IANG ...............................................................................37 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ..........................................................................................................................37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................................37 2.1.2. Đặc điểm về dân cư ...............................................................................................38 2.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội .......................................................................................38 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................39 2.1.5. Việc tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương ..........................................40 2.1.6. Thực trạng phát triển kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ............................................................41 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang .............................................42 2.2.1. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................42 2.2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề ........................50 2.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số............................56
  7. v Nguồn: Ngân hàng Chính sách – xã hội huyện Lục Ngạn ......................................58 2.2.4. Chính sách hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ ......................................58 2.2.5. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng ........................................................60 2.2.6. Chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .............................63 2.2.7. Các chính sách khác .............................................................................................65 2.3. Đánh giá chung .........................................................................................................67 2.3.1. Thành công và nguyên nhân ...............................................................................67 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.........................................................................69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................................76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN LỤC NG ẠN, .................................77 3.1. Quan điểm, định hướng hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang .................................................................77 3.1.1. Quan điểm của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn trong hỗ trợ tạo sinh kế bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số.................................................................77 3.1.2. Định hướng hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đến năm 2025....................................................................79 3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ...................80 3.2.1. Giải pháp trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ........80 3.2.2. Giải pháp trong thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề ......................................................................................................................82 3.2.3. Giải pháp trong thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số................................................................................................................................83 3.2.4. Giải pháp trong thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.....................................................................................................................................84 3.2.5. Giải pháp trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế rừng .....................84
  8. vi 3.2.6. Giải pháp trong thực hiện chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................................................................85 3.2.7. Giải pháp trong thực hiện các chính sách hỗ trợ khác của nhà nước.........87 3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh B ắc Giang .......87 3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ......................................................................................87 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................................94 KẾT LUẬN .......................................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Khung sinh kế của DFID................................................................................ 12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu, tổ chức bộ máy của UBND huyện Lục Ngạn, ................... 39 tỉnh Bắc Giang .................................................................................................................. 39 Bảng 2.1: Hiện trạng đường bộ trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang....... 48 Bảng 2.2: Phát triển mạng lưới y tế cộng đồng trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................................... 49 Bảng 2.3: Phát triển giáo dục- đào tạo qua các năm tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang .................................................................................................................................. 52 Bảng 2.4: Số lượng đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số ............................................................................................................................... 53 Bảng: 2.5: Số lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số ......................................................................................................................................... 54 Bảng 2.6: Phát triển lực lượng lao động và đào tạo nghề tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................................... 55 Bảng 2.7: Kết quả Ngân hành Chính sách - xã hội cho vay trực tiếp - ủy thác qua tổ chức hội, đoàn thể huyện Lục Ngạn năm 2020 ............................................................ 58 Bảng 2.8: Phát triển trồng trọt tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang .......................... 59 Bảng 2.9: Phát triển chăn nuôi tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ......................... 60 Bảng 2.10: Phát triển kinh tế rừng tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang ................... 62 Bảng 2.11. Bảng tổng hợp thị trường tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn giai đoạn 2017 – 2019 ...................................................................................................... 63 Bảng 2.12: Hiện trạng phát triển Hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang .................................................................................................................................. 65
  10. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Số Chữ viết tắt Nguyên nghĩa TT Viết tắt của cụm từ: Build-Operate-Transfer (Xây dựng-Vận 1 BOT hành-Chuyển giao) 2 BHYT Bảo hiểm y tế 3 CSXH Chính sách xã hội 4 DTTS Dân tộc thiểu số Viết tắt của cụm từ: Department for International 5 DFID Development (Cục phát triển quốc tế) 6 DTNT Dân tộc nội trú Viết tắt của cụm từ: Gross Regional Domestic Product (Tổng 7 GRDP sản phẩm trên địa bàn hoặc kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất) GDNN - 8 Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên GDTX 9 HĐND Hội Đồng Nhân dân 10 HTX Hợp tác xã 11 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 12 NXB Nhà xuất bản 13 NTM Nông Thôn Mới 14 THPT Trung học phổ thông 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn Viết tắt của cụm từ: One commune, one product (Mỗi xã, 16 OCOP phường một sản phẩm) Viết tắt của cụm từ: Official Development Assistance (là một 17 ODA hình thức đầu tư nước ngoài) 18 UBND Ủy Ban Nhân dân Viết tắt của cụm từ: Institute of Development Studies (Viện 19 IDS Nghiên cứu Phát triển) Viết tắt của cụm từ: World Commission on Environment and 20 WCED Development (Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới)
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Các hoạt động sinh kế của người dân chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, con người... Do vậy, để sinh kế ổn định thì ngoài nỗ lực của người dân thì các chính sách hỗ trợ, giải pháp phát triển từ Nhà nước cũng rất quan trọng. Việt Nam là một nước nông nghiệp với 67,54% dân số sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm 47,55% lao động cả nước. Nông thôn là nơi cư trú, sinh sống của hầu hết dân tộc như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Thái....mỗi dân tộc có những cách mưu sinh, kiếm sống khác nhau nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và dựa vào các nguồn lực có sẵn như đất đai, rừng, sông... để người dân sinh sống. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ở khu vực miền núi khi chưa có yếu tố khoa học kĩ thuật phát triển thì những hộ có nhiều nguồn lực sẽ có cuộc sống đảm bảo hơn. Tuy nhiên, dân số ngày càng tăng, các nguồn lực từ tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Thực tế cho thấy, những người dân tộc miền núi luôn gặp khó khăn hơn vùng đồng bằng, đô thị: Nguyên nhân ngoài nguồn lực tự nhiên bị thu hẹp thì các yếu tố khoa học kĩ thuật của họ còn hạn chế. Nhưng nếu biết cách khai thác các nguồn lực của địa phương kết hợp với khoa học kĩ thuật, có các hoạt động sinh kế phù hợp thì hiệu quả sản xuất sẽ cao, kích thích được sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để có chiến lược cải thiện, phát triển sinh kế và phát triển sản xuất, rõ ràng cần phải có đầy đủ các thông tin về hiện trạng các hoạt động sinh kế cộng đồng, phân tích cơ cấu, tỷ lệ thu nhập trong các hoạt động sinh kế của cộng đồng. Đây được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cộng đồng.
  12. 2 Lục Ngạn là huyện miềm núi của tỉnh Bắc Giang với dân số hơn 22 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 49%, số hộ nghèo và cận nghèo của toàn huyện 3.789 hộ, chiếm 6,81% số hộ trong toàn huyện, trong đó số hộ nghèo là người dân tộc chiếm 89%. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc huyện Lục Ngạn, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vẫn chiếm tỉ lệ cao, sự thoát nghèo của người dân thiếu tính bền vững, trước những biến cố về thiên tai, dịch bệnh... những hộ vừa thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo trở lại. Để có thể giúp người dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn có thể vươn lên từ nội lực của chính mình thì cần phải có cái nhìn tổng thể về thực trạng sinh kế của người dân địa phương, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, cơ sở vật chất, hạ tầng...việc đánh giá hiệu quả của hoạt động sinh kế giúp ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với điều kiện của địa phương hay không. Qua đó đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân, góp phần phát triển kinh tế cho các hộ nông dân ở địa phương. Từ thực tế trên tôi lựa chọn đề tài:“Chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình, nhằm đánh giá việc thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững của Đảng và Nhà nước đang áp dụng tại địa phương. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến sinh kế, sinh kế bền vững, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số; đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
  13. 3 - Kỷ yếu hội thảo (2019), “Sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số”: Tại hội thảo, các đại biểu, các nhà khoa học đã có nhiều tham luận, trao đổi nhằm phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các ý kiến tập trung luận giải rõ hơn về nội hàm sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và việc vận dụng vào việc hoạch định chủ trương, đường lối phát triển sinh kế bền vững; những tác động của bối cảnh/tình hình mới đối với phát triển sinh kế bền vững; xác định lợi thế so sánh, đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức, định hướng về phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Đông Bắc; vai trò của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị- xã hội đối với phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Đông Bắc. Các ý kiến của đại biểu, các nhà khoa học đã đưa ra được nhiều giải pháp gắn chặt giữa lý luận và thực tiễn phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ ra những chính sách chưa phù hợp, những “kẽ hở” trong quá trình thực thi. Qua đó cho thấy, cách tiếp cận sinh kế bền vững cần phải gắn với kinh tế thị trường; kinh tế hộ gia đình gắn với nông, lâm nghiệp; du lịch phải gắn với văn hóa, phát huy tri thức, bản sắc địa phương với ứng dụng khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên - môi trường. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số phải thực sự trở thành chủ thể thực hiện sinh kế, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân theo hướng nâng cao khả năng ứng phó, thích ứng với bối cảnh mới, nhất là những tác động từ biến đổi khí hậu [18]. - Nguyễn Đăng Hiệp Phố (2016), “Tiếp cận lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên”: Luận văn tập trung nghiên cứu về các vấn đề sinh kế và khung sinh kế bề vững do Bộ phát triển Quốc tế Anh (DFID) đưa ra; dựa trên khung sinh kế DFID THS. Nguyễn Đăng Hiệp Phố đã tiếp cận lý thuyết khung sinh kế DFID trong nghiên cứu sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên là các loại tài sản của người Mạ dùng để đảm bảo sinh kế của mình. Qua đó tác giả đặt vấn đề nghiên cứu sinh kế của người Mạ trong bối cảnh và các thể chế, chính sách có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và sử dụng các tài sản sinh kế mà cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả sinh kế. Từ đó đưa ra các giải pháp để đảm bảo
  14. 4 sinh kế bền vững cho cộng đồng người Mạ trong vườn Quốc gia Cát Tiên [20]. - Nguyễn Gia Hùng (2020), “Nông thôn mới và sinh kế bền vững của cộng đồng đồng bào dân tộc Sán Dìu, thôn Ngọt, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”: Bài viết khảo sát những thay đổi tích cực về kinh tế - xã hội do Chương trình xây dựng Nông thôn mới mang lại từ tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững trong cộng đồng người Sán Dìu tại thôn Ngọt, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang một thôn đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Bắc Giang [16]. - Đinh Thị Giang (2017), “Thực hiện chính sách dân tộc – từ thực tiễn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi”: Tác giả đã tập trung nghiên cứu các lý luận về chính sách dân tộc của nhà nước và từ thực tiễn việc thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện chính sách dân tộc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương và trên địa bàn cả nước [10]. - Triệu Thanh Phượng (2014), “Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam – Qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn”: Trên cơ sở vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và từ thực trạng thực hiện chính sách dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn, tác giải đã đánh giá ưu điểm và phân tích những tác động cụ thể của chính sách dân tộc trên mọi lĩnh vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội tại tỉnh Lạng Sơn, qua đó đưa ra các kiến nghị đồng thời đề ra các giải pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, pháp luật về dân tộc [21]. Nhìn chung các công trình khoa học trên đều tập trung nghiên cứu các vấn đề về sinh kế bền vững dựa trên khung sinh kế bền vững DFID và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các vùng khác nhau trên đất nước; các công trình khoa học đều chỉ ra và nhận diện sinh kế bền vững và việc thực hiện chính sách dân tộc ở các vùng khác nhau. Đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính
  15. 5 sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở từng địa phương và giải pháp để đem lại sinh kế tốt nhất cho cộng động người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc nghiên cứu các chính sách của nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là chưa có công trình nghiên cứu do vậy còn tính mới, tính cấp thiết. Cũng chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình, nhằm nghiên cứu thực trạng các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang qua đó đưa ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ tạo sinh kế, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về Chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, và đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ sinh kế đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hai là: Phân tích thực trạng thực hiện các chích sách hỗ trợ sinh kế bền vững của Đảng và Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số đang áp dụng trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Từ đó, tìm ra được những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại của các chích sách hỗ trợ sinh kế bền vững của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Ba là: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao tính hiệu quả của các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  16. 6 Luận văn nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiêu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, trong đó giới hạn nghiên cứu về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Về thời gian: Các dữ liệu sử dụng trong luận văn được thu thập từ năm 2015 đến hết năm 2019. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu nghiên cứu liên quan được tìm kiếm trên thư viện, các sách báo, tạp chí, bài báo liên quan được đăng trên Internet… Các nghiên cứu khoa học đã được đăng ở các tạp chí trong và ngoài nước, luận văn đã được bảo vệ có liên quan đến sinh kế, sinh kế bền vững và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối đồng bào dân tộc thiểu số. Các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá nhiệm kỳ của cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đảng bộ tại địa phương. Ngoài ra còn có dữ liệu thống kê, đánh giá kết quả của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tại huyện Lục Ngạn liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu - Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang thông qua nhiều nguồn khác nhau như Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, Phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Phòng Dân Tộc Huyện, UBND huyện, Ngân Hàng Chính sách – xã hội huyện, Internet,...;
  17. 7 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích các báo cáo, tổng hợp số liệu liên quan đến chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; - Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu số liệu giữa các năm của chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 6. Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tế về chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng thực hiện các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
  18. 8 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái luận về chính sách sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu về nội dung của đề tài, ta cần đi sâu tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến chính sách, sinh kế, sinh kế bền vững, dân tộc, dân tộc thiểu số, khung phân tích sinh kế bền vững và một số chính sách hỗ trợ sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm về chính sách Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa… Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” [22] Như vậy, có thể hiểu chính sách là do Đảng và nhà nước đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó trong xã hội, trong một giai đoạn cụ thể, nhất định. Được thể hiên qua các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam; Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các văn bản quy phạm pháp luật. Chính sách dân tộc là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết các vấn đề đang còn tồn tại trong đồng bào dân tộc như: vấn đề xóa đói – giảm nghèo; phát triển kinh tế - xã hội; phát triển cơ sở hạ tầng; y tế; giáo dục; phát triển nguồn nhân lực… trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm thu hẹp khoảng các giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng khác trong cả nước.
  19. 9 - Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững Trong mỗi một cộng đồng người, hay của toàn xã hội loài người đều mong muốn ổn định đời sống, được đảm bảo về an ninh, được phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo với mục tiêu lâu dài và bền vững. Chính vì vậy sinh kế là hoạt động quan trọng trong đời sống con người và xã hội loài người nên khái niệm này rất được chú trọng và xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo các tác giả Lemons J., Westra L. và Robert H. Lavenda (2013:138) cho rằng “Sinh kết là phương thức cần thiết nhằm duy trì cuộc sống của một người” [30]. Như vậy sinh kế giúp đáp ứng các nhu cầu cần thiết của mỗi một con người trong đời sống hàng ngày, cũng chính là đảm bảo các nấc thang trong nhu cầu của cuộc sống. Thuyết nhu cầu của Maslow (1950). Theo Maslow con người sinh ra và tồn tại luôn cần có 5 nhu cầu cơ bản (1) Nhu cầu sinh lý (Không khí, thức ăn, chỗ ở…); (2) Nhu cầu an toàn (an toàn, được bảo vệ…); (3) Nhu cầu xã hội (tình cảm, tình yêu…); (4) Nhu cầu được tôn trọng (tự tôn trọng, được công nhận, có địa vị xã hội…); (5) Nhu cầu tự khẳng định (tự phát triển và thể hiện tiềm năng…) [19]. Lý thuyết của Maslow nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần đáp ứng được các vấn đề này chính là tạo ra được các sinh kế, sinh kế bền vững cho con người. Ủy ban Brundtland về Môi trường và Phát triển (hay Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển – WCED) (WCED 1987:2-5) vấn đề sinh kế, sinh kế bền vững, được trình bày như sau: Sinh kế là toàn bộ dự trữ và lưu chuyển đầy đủ về lương thực và tiền mặt nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản. An ninh là việc đảm bảo quyền sở hữu, hoặc quyền tiếp cận các nguồn lực, và các hoạt động tạo thu nhập, bao gồm cả nguồn dự trữ và tài sản nhằm bù đắp những rủi ro, giảm thiểu biến động, đáp ứng nhu cầu dự phòng. Sinh kế bền vững là việc duy trì và tăng cường việc tạo ra các nguồn lực trên cơ sở lâu dài. Một hộ gia đình có thể đảm bảo được vấn đề an ninh sinh kế bền vững theo nhiều cách thức khác nhau – thông qua việc sở hữu về đất đai, gia súc, cây trồng, qua quyền được chăn thả gia súc, đánh cá, săn bắn, hay quyền được
  20. 10 thu hoạch sản phẩm tự nhiên; qua quyền có việc làm ổn định với đảm bảo an sinh đầy đủ; hoặc qua nhiều hoạt động khác [32]. Cũng từ góc độ sinh kế hộ gia đình, hai nhà nghiên cứu là Robert Chambers và Gordon Conway (1992:6) đã phát triển khái niệm sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bao gồm toàn bộ năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, quyền lợi và quyền tiếp cận) và các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống. Sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đương đầu và phục hồi vượt qua áp lực và biến động, có thể duy trì và tăng cường được năng lực và tài sản, có thể tạo ra cơ hội bền vững cho thế hệ sau; và nó có thể tạo ra lợi ích dòng cho sinh kế của người khác ở cả cấp độ địa phương và cấp độ toàn cầu, ở cấp độ ngắn hạn và dài hạn [28]. Như vậy theo định nghĩa của Robert Chambers và Gordon Conway, sinh kế bao gồm ba thành tố đảm bảo cho cuộc sống bao gồm: năng lực (capabilities), tài sản (assets), và hoạt động (activities). Trong các thành tố cấu thành của sinh kế, yếu tố ‘tài sản’ (assets) là vấn đề còn có nhiều ý kiến cần được bổ sung làm rõ. Tài sản bao gồm cả vật thể và nguồn lực và phi vật thể như quyền lợi, quyền tiếp cận, mà con người sử dụng nhằm đảm bảo cuộc sống. Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies - IDS) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (Department for International Development - DFID) (1998:5), đã đưa ra khái niệm sinh kế và khung tiếp cận lý thuyết phân tích sinh kế bền vững, như sau: Sinh kế bao gồm toàn bộ năng lực, tài sản (bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống. Sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đương đầu và phục hồi vượt qua áp lực và biến động, có thể duy trì và tăng cường được năng lực và tài sản, trong khi không làm tổn hại đến nguồn lực tự nhiên [17]. Như vậy theo các tác giả thì việc tạo sinh kế, sinh kế bền vững cho một cộng đồng người là việc tạo ra và duy trì đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một cộng đồng người để có thể tồn tại, ổn định, phát triển và có thể đương đầu với các biến cố trong cuộc sống, đồng thời vẫn đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên được bảo vệ cùng phát triển với cộng đồng người. - Khái niệm về dân tộc:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2