intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài hướng đến mục tiêu đề ra các chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành trái cây có múi của tỉnh nhằm đem lại lợi ích lớn hơn cho các chủ thể trong cụm ngành và góp phần thực hiện mục tiêu gắn hoạt động sản xuất công nghiệp với nền nông nghiệp vốn có của tỉnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ KIM CHI CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH TRÁI CÂY CÓ MÚI TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN THỊ KIM CHI CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH TRÁI CÂY CÓ MÚI TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. JONATHAN PINCUS THẦY PHAN CHÁNH DƯỠNG TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
  3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu nhất trong thời gian tôi theo học ở Chương trình. Xin chân thành cảm ơn thầy Jonathan Pincus đã cung cấp những kiến thức bổ ích và hướng dẫn cho tôi phương pháp tìm kiếm thông tin hiệu quả phục vụ cho việc thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phan Chánh Dưỡng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Xin trân trọng cảm ơn thầy Vũ Thành Tự Anh đã gợi mở ý tưởng để tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh chị ở các đơn vị có liên quan đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin về đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Kim Chi
  5. iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Vĩnh Long là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Đồng bằng Sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu – một vị trí lý tưởng cho việc phát triển các vườn cây ăn quả. Trong đó cam sành Tam Bình và bưởi Năm Roi Bình Minh là hai đặc sản từng tạo được tên tuổi ở thị trường trong nước. Những năm gần đây bưởi Năm Roi Bình Minh cũng đã vươn đến thị trường nước ngoài. Tuy nhiên cho đến nay thị trường của hai sản phẩm này không những không được mở rộng mà còn có khả năng bị thu hẹp do khả năng cạnh tranh của hai sản phẩm này ngày càng yếu trong một thị trường ngày càng phong phú, đa dạng với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới. Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 xác định đưa Vĩnh Long phát triển theo hướng nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và theo đó, diện tích trồng hai loại cây có múi này không ngừng được mở rộng. Để thực hiện mục tiêu tìm lại thị trường cho hai sản phẩm đặc sản của tỉnh cũng như gắn công nghiệp chế biến với sản xuất nông nghiệp như quy hoạch của tỉnh đã đề ra, việc xây dựng cụm ngành trái cây có múi hoàn toàn cần thiết để tận dụng các tương tác trong cụm ngành nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hướng đến việc xây dựng cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long, tác giả đã sử dụng mô hình các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Michael E. Porter được điều chỉnh bởi Vũ Thành Tự Anh để phân tích năng lực cạnh tranh hiện tại. Kết quả phân tích cho thấy cụm ngành chưa phát triển đồng bộ và đầy đủ, còn yếu ở nhiều khâu và thiếu nhiều chủ thể, đặc biệt ở nhóm ngành hỗ trợ và liên quan. Trong số các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp yếu nhất; quy mô địa phương, môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật và trình độ phát triển của cụm ngành chỉ ở mức trung bình. Từ góc độ nhà nước, tác giả nhận định chính quyền địa phương có thể tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật để từ đó tạo ra những ảnh hưởng giúp cải thiện các yếu tố khác. Tác giả cũng nhận định thương hiệu sẵn có, đội ngũ nông dân nhiều kinh nghiệm và tích cực trong hoạt động trồng trọt cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa địa phương với các viện, trường trong khu vực là những điểm mạnh của cụm ngành; tập quán sản xuất, trình độ lao động và sự thiếu liên kết giữa các tỉnh cùng trồng cây có múi trong khu vực là điểm yếu. Chỉ khi các chủ thể trong cụm ngành có thể phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để khai thác những thuận lợi về tự
  6. iv nhiên và nhu cầu của thị trường, giải quyết vấn đề thiếu vốn và thiếu nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất hàng hóa với quy mô lớn thì cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long mới có thể phát triển mạnh và bền vững. Từ kết quả phân tích này, tác giả đã đề ra một lộ trình gồm hai giai đoạn phát triển cho cụm ngành trái cây có múi của tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn đầu với mục tiêu tập trung khai thác thị trường trong nước trên cơ sở tận dụng những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương để xây dựng một cụm ngành tương đối đầy đủ và một vùng nguyên liệu rộng lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Giai đoạn thứ hai cụm ngành sẽ hướng đến mục tiêu xuất khẩu dựa trên sự khác biệt của sản phẩm. Cùng với lộ trình này, sáu nhóm giải pháp cũng đã được tác giả đề ra: Thứ nhất, tập trung đào tạo và nghiên cứu để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nâng cao tri thức cho cụm ngành; thứ hai, đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể hoạt động; thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương để hỗ trợ cho các tác nhân trong cụm ngành; thứ tư, hỗ trợ về tín dụng, cơ sở vật chất, phương tiện sản xuất cho các chủ thể yếu thế trong cụm ngành trong giai đoạn đầu khi chưa xuất khẩu; thứ năm, hỗ trợ thông tin và thị trường cho các doanh nghiệp thông qua các kênh quan hệ chính thức và ngoại giao của chính quyền địa phương và thứ sáu, liên kết với các vùng lân cận để hình thành vùng nguyên liệu có quy mô đủ lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất công nghiệp. Bên cạnh sáu nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương, các chủ thể khác trong cụm ngành cũng cần nhận định lại vai trò, vị trí của mình và đặt ra các chiến lược hoạt động hiệu quả, phối hợp đồng bộ với các tác nhân khác trong cụm ngành, có như vậy các chính sách khi được thực thi mới đem lại hiệu quả tối ưu.
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. ii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................... iii MỤC LỤC .............................................................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................................vi DANH MỤC PHỤ LỤC ...................................................................................................... vii CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh ................................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 3 1.3. Khung phân tích ....................................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.5. Phạm vi đề tài ........................................................................................................... 5 1.6. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH TRÁI CÂY CÓ MÚI TỈNH VĨNH LONG ....................................................................................... 6 2.1. Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương................................................................. 7 2.2. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ............................................................. 10 2.3. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp .......................................................... 14 2.4. Nhận diện các nhân tố chủ chốt tác động đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................... 29 CHƯƠNG 3 – KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................................................. 31 3.1. Đề xuất lộ trình phát triển cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long ................. 31 3.2. Kiến nghị chính sách .............................................................................................. 32 CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN .................................................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 38 PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 40
  8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 – Diện tích, năng suất cam và bưởi của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010, quy hoạch đến năm 2020 .............................................................................................................. 1 Hình 1.2 – Sản lượng bưởi xuất khẩu của Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa .................... 2 Hình 2.1 – Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long .............................................................................................................................. 6 Hình 2.2 – Bản đồ giao thông tỉnh Vĩnh Long ...................................................................... 9 Hình 2.3 – Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2011 ..................................................................... 13 Hình 2.4 – Môi trường kinh doanh của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long theo mô hình kim cương của Việt Nam ............................................................................................. 14 Hình 2.5 – Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI 2010-2011 của tỉnh Vĩnh Long ..................... 15 Hình 2.6 – Sơ đồ cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long ............................................. 21 Hình 3.1 – Lộ trình phát triển cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long ......................... 31 Hình 3.2 – Các giải pháp nhằm phát triển cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long ...... 32
  9. vii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Danh sách các đối tượng được phỏng vấn ........................................................ 40 Phụ lục 2 – Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ nông dân ............................................................... 41 Phụ lục 3 – Bảng câu hỏi phỏng vấn thương lái .................................................................. 43 Phụ lục 4 – Kết quả phỏng vấn nông dân ............................................................................ 45 Phụ lục 5 – Kết quả phỏng vấn thương lái ........................................................................... 47 Phụ lục 6 – Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh ........................................................... 49 Phụ lục 7 – Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2000-2010 của tỉnh Vĩnh Long (giá so sánh 1994) ................................................................................................................ 50 Phụ lục 8 – Xu hướng tiêu thụ nước cam ép tại Mỹ ............................................................ 50 Phụ lục 9 – Lượng tiêu thụ nước cam ép của các nước ....................................................... 51 Phụ lục 10 – Vai trò của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong ngành công nghiệp trái cây có múi Florida ......................................................................................................... 52
  10. 1 CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh Vĩnh Long là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp với 81,5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh là đất tốt phù hợp cho nông nghiệp 1; bên cạnh đó nông nghiệp Vĩnh Long còn hưởng được lợi thế về nguồn nước ngọt dồi dào từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu của dòng Cửu Long, chế độ thủy văn bán nhật triều tạo thuận lợi cho việc tưới tiêu; thời tiết, khí hậu thuận lợi cũng là những điều kiện lý tưởng để Vĩnh Long phát triển mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Tính đến năm 2010, hơn 26% diện tích đất tự nhiên được dùng để trồng cây ăn trái, trong số đó tỷ lệ vườn cam chiếm hơn 18%, vườn bưởi chiếm khoảng 20% 2. Quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2010-2020 diện tích trồng cam tăng thêm 3,7 nghìn ha và diện tích trồng bưởi tăng thêm 2,5 nghìn ha, trong khi tổng diện tích trồng cây ăn trái chỉ tăng thêm 5,8 nghìn ha 3. Điều này cho thấy tỉnh đã xác định cam và bưởi là hai trong số những mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, và tỉnh cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho các hộ dân trồng cam, bưởi trên địa bàn. Hình 1.1 – Diện tích, năng suất cam và bưởi của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005-2010, quy hoạch đến năm 2020 Năng suất (tấn/ha) DT (ha) 25 10000 20 8000 15 6000 10 4000 5 2000 0 0 2005 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 Diện tích cam Diện tích bưởi Năng suất cam Năng suất bưởi Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011). 1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011). 2 Tác giả tính toán theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011). 3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011).
  11. 2 Cam sành Tam Bình và bưởi Năm Roi Bình Minh là hai trong số những đặc sản mà ngành nông nghiệp Vĩnh Long đã xây dựng được tên tuổi. Đặc biệt bưởi Năm Roi Bình Minh là mặt hàng nông sản đã xây dựng được thương hiệu để xuất khẩu. Với những lợi thế này, lẽ ra hoạt động sản xuất và kinh doanh trái cây có múi ở Vĩnh Long phải đạt được những bước tiến đáng kể, tuy nhiên thực tế lại không như vậy. Được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đầu tiên vào năm 2002, đến năm 2008 Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa đã xây dựng được vùng nguyên liệu bưởi đạt chứng nhận GlobalGap mở đường cho việc xuất khẩu bưởi vào thị trường châu Âu, nhưng qua ba năm sản lượng xuất khẩu bưởi Năm Roi của hợp tác xã này ngày càng giảm. Hình 1.2 – Sản lượng bưởi xuất khẩu của Hợp tác xã Bưởi Năm Roi Mỹ Hòa tấn 600 600 500 400 300 180 200 100 36 0 2009 2010 2011 Nguồn: Quốc Dũng và Kim Phụng (2011). Về phía cây cam sành, nhãn hiệu hàng hóa đã được cấp cho cam sành Tam Bình từ năm 2003, nhưng sau 8 năm, thương hiệu cam sành Tam Bình chẳng những không phát triển mà còn mất dần tên tuổi ngay tại thị trường trong nước. Vấn đề đặt ra là: vì sao hai đặc sản này lại mất dần sức cạnh tranh? Trong số những nguyên nhân này, nhà nước có thể tác động vào những khâu nào để nâng cao sức cạnh tranh cho hai đặc sản này? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp địa phương có những chính sách phù hợp để khôi phục lại thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hai loại trái cây có lợi thế của tỉnh. Khi đó bài toán đầu ra cho hai mặt hàng này sẽ dễ giải quyết hơn, đảm bảo nguồn tiêu thụ ổn định để nông dân trồng cam, bưởi yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó việc phát triển một cụm ngành hoàn thiện với các hoạt động chế biến sẽ giúp khai thác dược tính của các phụ phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho cam, bưởi theo định
  12. 3 hướng “tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trồng cây ăn trái cho chất lượng và năng suất cao, cùng với việc phát triển công nghiệp chế biến để gia tăng giá trị, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản của địa phương” mà tỉnh đã đặt ra 4. Tuy nhiên cho đến nay địa phương chưa có nghiên cứu nào giải quyết vấn đề này. Trong một nền kinh tế, việc tập trung các tác nhân tham gia trực tiếp hay có ảnh hưởng đến một ngành, một lĩnh vực cụ thể trong một khu vực địa lý được kết nối bởi những sự tương đồng và tương hỗ - gọi là cụm ngành - sẽ tạo ra tác động liên kết và tác động lan tỏa giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong cụm ngành 5. Dựa trên cơ sở lý luận này, tác giả nhận định rằng việc hình thành một cụm ngành trái cây có múi phát triển đầy đủ và đồng bộ trên cơ sở tận dụng các lợi thế sẵn có của địa phương sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy tác giả chọn cụm ngành trái cây có múi là đối tượng nghiên cứu với mục tiêu đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành này. Bên cạnh đó tác giả cũng mong muốn đề tài này sẽ đóng góp một mô hình cho các cụm ngành trái cây có thế mạnh khác, phục vụ cho định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng đến mục tiêu đề ra các chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành trái cây có múi của tỉnh nhằm đem lại lợi ích lớn hơn cho các chủ thể trong cụm ngành và góp phần thực hiện mục tiêu gắn hoạt động sản xuất công nghiệp với nền nông nghiệp vốn có của tỉnh. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Năng lực cạnh tranh hiện tại của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long như thế nào? Những nhân tố chủ chốt nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long? Nhà nước phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long? 4 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (2011). 5 Porter (1998).
  13. 4 1.3. Khung phân tích Sử dụng mô hình các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh 6 đề tài sẽ phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành hiện tại theo các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương và năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp. Trong năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp, môi trường kinh doanh sẽ được phân tích theo mô hình kim cương gồm: bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh, các nhân tố đầu vào, các điều kiện cầu, các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan 7. Từ đó tác giả xác định các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành để đề ra kiến nghị chính sách phù hợp cho từng nhóm tác nhân trong cụm. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo phiếu phỏng vấn với mẫu 200 hộ nông dân, 14 thương lái, 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã hoạt động trong cụm ngành, 2 trường đại học và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành 8 là nguồn thông tin quan trọng giúp tác giả hình thành nên những nhận định ban đầu về trình độ phát triển hiện tại của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, mẫu 200 hộ nông dân được phân bố trên địa bàn hai huyện Tam Bình và Bình Minh, chủ yếu ở các ấp có diện tích vườn tập trung. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên trong danh sách nông dân trồng cam, bưởi do từng ấp giới thiệu, rải đều cho các vườn có diện tích từ 2.000m2 đến hơn 10.000m2 và tuổi của cây từ mới trồng, đang có thu hoạch cho đến cây sắp lão hóa. Bình quân mỗi ấp có 10 hộ được phỏng vấn, đạt tỉ lệ khoảng 1/20 tổng số hộ trồng cam, bưởi trong ấp. Hình thức phỏng vấn trực tiếp, thông tin của từng hộ nông dân được tác giả ghi nhận trên phiếu phỏng vấn 9. Kết quả có 70 hộ trồng cam, 86 hộ trồng bưởi, 44 hộ trồng cả cam và bưởi được phỏng vấn, trong đó 101 hộ thuộc huyện Tam Bình và 99 hộ thuộc huyện Bình Minh. Về kết quả phỏng vấn thương lái, 14 thương lái được tác giả lựa chọn ngẫu nhiên trong số các thương lái hoạt động trong cụm ngành do nông dân và chính quyền địa phương giới thiệu. Hình thức phỏng vấn trực tiếp, thông tin cuộc phỏng vấn được tác giả ghi nhận trong 6 Porter (1998), Vũ Thành Tự Anh và các đồng sự (2011). 7 Ketels và các đồng sự (2010). 8 Xem Phụ lục 1. 9 Xem Phụ lục 2 và Phụ lục 4.
  14. 5 10 phiếu phỏng vấn . Ngoài ra tác giả cũng tìm hiểu thêm tình hình kinh doanh cam sành Tam Bình và bưởi Năm Roi Bình Minh tại chợ nông sản đầu mối Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh – một trong các điểm tiêu thụ lớn hai sản phẩm của cụm ngành. Tuy nhiên do số lượng thương lái được phỏng vấn tại chợ này không nhiều và nội dung phiếu phỏng vấn chưa được các thương lái trả lời đầy đủ nên kết quả phỏng vấn không được tác giả tổng hợp và sử dụng trong việc phân tích. Trên cơ sở tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn kết hợp với số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính để rút ra các ý kiến đánh giá, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành. 1.5. Phạm vi đề tài Cụm ngành mà đề tài phân tích giới hạn ở hai sản phẩm trái cây đặc sản truyền thống của tỉnh: cam sành Tam Bình và bưởi Năm Roi Bình Minh, tương ứng với phạm vi hai huyện Tam Bình và Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long. Hai đặc sản này tuy hiện tại có nhiều điểm khác nhau như khâu đóng gói, bảo quản và khả năng xuất khẩu, nhưng tác giả dự đoán hai sản phẩm này sẽ tìm được hướng đi chung để nâng cao giá trị gia tăng, đem lại lợi ích cho các chủ thể trong cụm ngành. 1.6. Kết cấu luận văn Cấu trúc luận văn gồm bốn chương. Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài. Nội dung chính của luận văn tập trung ở hai phần: phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành trái cây có múi ở chương 2 và đề xuất khuyến nghị chính sách ở chương 3. Cuối cùng sẽ là phần kết luận. 10 Xem Phụ lục 3 và Phụ lục 5.
  15. 6 CHƯƠNG 2 – PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH TRÁI CÂY CÓ MÚI TỈNH VĨNH LONG Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong một cụm ngành là kết quả tổng hòa của ba nhóm tác nhân: lợi thế tự nhiên, năng lực cạnh tranh vĩ mô và năng lực cạnh tranh vi mô 11. Mô hình này đã được điều chỉnh ở hai điểm để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam: quy mô địa phương được bổ sung vào các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương; hạ tầng kỹ thuật được phân tích cùng môi trường kinh doanh như là một trong ba yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp 12. Hình 2.1 – Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của cụm ngành trái cây có múi tỉnh Vĩnh Long Nguồn: Lấy từ Vũ Thành Tự Anh và các đồng sự (2011), Hình 1, trang 9. 11 Porter (1998). 12 Vũ Thành Tự Anh và các đồng sự (2011).
  16. 7 2.1. Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương 2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất: Nằm ở hạ lưu sông Mêkông, giữa hai nhánh sông chính của dòng Cửu Long – sông Tiền và sông Hậu, mỗi năm Vĩnh Long lại được bồi đắp bởi một lượng phù sa dồi dào làm cho đất đai ngày càng màu mỡ, đặc biệt là sau mùa lũ. Đất phù sa màu mỡ, đất líp… có chất lượng tốt của Vĩnh Long chiếm tỷ lệ 81,5% diện tích đất tự nhiên, cao nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây là lợi thế cho tỉnh trong việc phát triển các vườn cây đặc sản. Tuy nhiên, tương tự nhiều nơi trên cả nước, đất đai ở Vĩnh Long có diện tích nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả của việc ứng dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp không cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát triển nền sản xuất hàng hóa lớn. Tài nguyên nước: Nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Cửu Long thông qua hệ thống kênh rạch khá dày đảm bảo cho Vĩnh Long luôn đủ nước phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp. Chế độ bán nhật triều hỗ trợ tích cực cho việc tưới tiêu và giúp giảm chi phí sản xuất trong việc bơm nước. Vào mùa lũ, Vĩnh Long không bị ngập cao như một số tỉnh khác trong vùng, ngược lại lũ còn mang theo một lượng lớn phù sa bồi đắp cho đất. Tuy nhiên những năm gần đây đỉnh lũ dâng cao, vì vậy trong các đợt triều cường vừa qua một số hộ trong khu vực đê bao vẫn bị nước tràn bờ làm ngập vườn ảnh hưởng đến cây trồng. Với đà thay đổi này nếu địa phương không kịp thời nâng cấp đê bao ngăn lũ,vườn cây có múi của Vĩnh Long có thể bị ảnh hưởng trong những năm tiếp theo. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học không theo đúng hướng dẫn đã làm giảm chất lượng nguồn nước, có khả năng gây ra ô nhiễm trầm trọng nếu chính quyền địa phương không sớm có biện pháp tác động kịp thời. Vấn đề xâm nhập mặn, nước biển dâng chưa phải là một thách thức với Vĩnh Long trong tương lai gần. Nếu kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra là chính xác, tức đến năm 2030 mực nước biển sẽ dâng lên 17cm, với hệ thống đê bao được gia cố, tỉnh vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Đây cũng là một lợi thế cho vùng nguyên liệu trái cây có múi của tỉnh Vĩnh Long nếu so với các vùng đất trồng cây có múi của các tỉnh lân cận có cao độ thấp hơn. Khí hậu thời tiết: Khí hậu nhiệt đới gió mùa nhiều nắng với nền nhiệt độ khá ổn định tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các vườn cây có múi. Tuy nhiên lượng mưa tập trung từ
  17. 8 tháng 7 đến tháng 9 âm lịch có thể góp phần làm tăng đỉnh lũ, gây thiệt hại cho các vườn cây ở những nơi hệ thống thủy lợi chưa tốt. 2.1.2. Vị trí địa lý Nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, phía Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long có nhiều thuận lợi về mặt giao thông. Theo hướng Bắc- Nam, Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A, hai chiếc cầu lớn là cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành đã phá vỡ thế cô lập của Vĩnh Long với những tỉnh khác. Theo hướng Đông- Tây, các trục quốc lộ 53, 54, 57 và 80 giúp nối liền Vĩnh Long với Trà Vinh, Đồng Tháp, Bến Tre, hỗ trợ cho giao thông nội vùng (Hình 3.2). Cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Tây Nam, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương đã được đưa vào sử dụng góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Vĩnh Long đến thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế phía Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để những hoạt động giao thương bằng đường bộ giữa Vĩnh Long và thành phố Hồ Chí Minh phát triển. Về đường thủy, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên (chi nhánh của sông Tiền), hợp với trục sông Măng cùng mạng lưới sông rạch đan xen, Vĩnh Long có nhiều thuận lợi trong quá trình thông thương bằng đường thủy với các tỉnh trong khu vực và quốc tế theo hướng thông ra biển Đông và ngược lên Campuchia. Nhờ những lợi thế này, Vĩnh Long có thể khai thác một thị trường tiêu thụ nội địa khá lớn cho các sản phẩm từ trái cây có múi và có khả năng mở rộng vùng nguyên liệu cho cụm ngành từ các tỉnh lân cận. Tuy nhiên khi trình độ của cụm ngành chưa phát triển thì các tỉnh lân cận với diện tích trồng cây có múi sẵn có chính là những đối thủ cạnh tranh của cụm ngành.
  18. 9 Hình 2.2 – Bản đồ giao thông tỉnh Vĩnh Long Nguồn: Công ty Cổ phần Tin học – Bản đồ Việt Nam (2010).
  19. 10 2.1.3. Quy mô địa phương Tỉnh Vĩnh Long gồm 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh với 107 xã, phường, thị trấn. Diện tích toàn tỉnh là 1496,81km2 13, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất vùng ĐBSCL. Đến năm 2010 tuy Vĩnh Long có mật độ dân số cao thứ hai trong khu vực ĐBSCL nhưng quy mô 14 dân số của tỉnh chỉ xếp thứ mười trong khu vực với 1026,5 nghìn người . Với quy mô này, Vĩnh Long gặp nhiều hạn chế trong quá trình phát triển cụm ngành trái cây có múi do không có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. Tháng 4/2010, thị xã Vĩnh Long được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh. Điều này tạo thuận lợi cho quá trình tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động thương mại ở địa phương, góp phần quảng bá hai đặc sản này trên thị trường nội địa. Bên cạnh thành phố Vĩnh Long, tỉnh đang thực hiện đề án thành lập thị xã Bình Minh trên cơ sở huyện Bình Minh hiện tại. Nếu đề án này được duyệt, cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương này cũng phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cụm ngành trái cây có múi, đặc biệt ở các khâu chế biến, bảo quản và xuất khẩu với giá trị gia tăng cao tập trung trên địa bàn huyện Bình Minh. 2.2. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 2.2.1. Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục Môi trường chính trị, an ninh xã hội ổn định đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cụm ngành trái cây có múi của tỉnh. Tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính được cải cách theo hướng tinh gọn, hiện đại hơn đem lại nhiều thuận lợi cho các chủ thể trong quá trình hoạt động kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong bộ máy chính quyền như cải cách hành chính còn chậm so với yêu cầu, năng lực của cán bộ công chức ở một số nơi chưa đồng đều làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy. Về đội ngũ lao động: Năm 2010 lực lượng lao động của tỉnh là 604.095 người, trong đó 15 352.033 người làm trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản . Đến cuối năm 2011 tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật đạt 35% 16. Nhìn chung chất lượng lao động 13 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long (2011). 14 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011). 15 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long (2011). 16 Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long (2011).
  20. 11 còn thấp, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, vẫn còn trường hợp bằng cấp chưa thể hiện đúng chất lượng lao động. Về văn hóa: Qua 12 năm thực hiện chỉ thị 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và “Xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng”, phong trào này đã đi vào đời sống. Quán triệt chỉ thị 01, người dân tích cực chủ động phối hợp với nhà nước nâng cấp, cải tạo bộ mặt của địa phương, hỗ trợ nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân từ nông thôn đến thành thị. Hệ thống y tế đã được tỉnh đầu tư nhưng nhìn chung đội ngũ y bác sĩ vẫn còn thiếu và trang thiết bị tại các trạm y tế xã còn hạn chế, dịch vụ y tế chất lượng cao chưa phát triển. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ bác sĩ trên một vạn dân chỉ đạt 4,9. Đây là một con số còn quá khiêm tốn so với nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân hiện nay. Trong giai đoạn 2007-2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đã giảm từ 22,9% xuống còn 18,8%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin năm 2010 đạt 97,3% 17. Điều này thể hiện được phần nào những nỗ lực của ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ lao động trong tương lai. Nhìn chung, tuy trình độ của đội ngũ lao động còn yếu, nhưng các yếu tố về văn hóa, xã hội, y tế của tỉnh đã từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ lao động nói riêng và người dân tỉnh Vĩnh Long nói chung, giúp người dân yên tâm hơn khi tập trung phát triển kinh tế. 2.2.2. Các thể chế, chính sách kinh tế Giá trị tổng sản phẩm theo giá so sánh 1994 và tổng sản phẩm bình quân đầu người trên địa bàn không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2005-2010 18. Tuy nhiên giá trị này vẫn còn thấp so với bình quân chung của cả nước. Về chính sách tài khóa: Vĩnh Long là tỉnh được giữ lại 100% nguồn thu của địa phương để chi quản lý qua ngân sách nhà nước. Năm 2012, dự toán chi ngân sách tỉnh dành hai khoản chi lớn nhất cho đầu tư xây dựng cơ bản (14,58%) và giáo dục, đào tạo và dạy nghề (10,05%); ngoài ra 81,68% dự toán chi từ nguồn thu xổ số kiến thiết của tỉnh cũng được 17 Xem Phụ lục 6. 18 Xem Phụ lục 6.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0