Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện Chính sách tín dụng đầu tư phát triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối với phát triển KTNT Hà Nôi thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐÀO THỊ THÚY HOA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐÀO THỊ THÚY HOA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LẠI NGỌC HẢI HÀ NỘI - 2013
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chính sách tín dụng CSTD Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Đầu tư phát triển ĐTPT Hội đồng nhân dân HĐND Kinh tế ngoại thành KTNT Ngân hàng NH Ngân hàng chính sách xã hội NHCSXH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Quỹ tín dụng nhân dân QTDND Sản xuất, kinh doanh SX, KD Tổ chức tín dụng TCTD Ủy ban nhân dân UBND Vốn ngân sách Nhà nước VNSNN
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 12 1.1 Cơ sở lý sở lý luận về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành 12 1.2 Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 31 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 53 2.1 Những quan điểm cơ bản hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội thời gian tới 53 2.2 Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới 73 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 98
- 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, cùng với bốn huyện ngoại thành cũ, Thành phố Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Khu vực KTNT giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, cũng như đối với việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 6/01/2012 "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020" Những năm qua, Thành ủy và Chính quyền các cấp Thành phố Hà Nô ̣i đã có nhiều chủ trương, biê ̣n pháp tích cực nhằm thúc đẩy kinh tế Hà Nội nói chung, khu vực ngoại thành nói riêng phát triển. Nhiều nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND Thành phố về phát triển Thủ đô, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế Thủ đô, trong đó có CSTD đầu tư phát triển. Tại các địa bàn thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, các quy định về hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội cùng với những quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng nhằm khuyến khích các hoạt động cho vay đầu tư các lĩnh vực của đời sống kinh tế Thủ đô, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành đã có những tác đô ̣ng mạnh đến các ngành, các lĩnh vực, các chủ thể kinh tế trên địa bàn Thành phố, thúc đẩy kinh tế toàn Thành phố bao gồm cả khu vực KTNT phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, sự tiếp cận các nguồn vốn ĐTPT của các chủ thể kinh tế vẫn gặp những khó khăn nhất định; hệ thống CSTD đầu tư phát triển đã có nhưng vẫn chưa phát huy hết vai trò tích cực đối với sự phát triển của kinh tế khu vực KTNT. Các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành (hộ kinh tế nông dân, các hợp tác xã, các chủ trang trại và một bộ phận các DNNVV đứng chân trên địa bàn
- 4 ngoại thành luôn phải đối diện với những khó khăn về vốn đầu tư phát triển, vốn cho sản xuất kinh doanh). Có nhiều nguyên nhân chi phối tình hình nói trên, trong đó có vấn đề về bản thân CSTD đầu tư phát triển, có vấn đề về chính sách tín dụng của các TCTD đứng chân trên địa bàn, có vấn đề về cơ chế tiếp cận CSTD đầu tư phát triển của các chủ thể vay vốn tín dụng ĐTPT... Tình hình đó ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực KTNT trong quá trình hiện thực hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về về "Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong 10 năm tới" và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Thủ Đô Hà Nội. Làm gì và làm như thế nào để các chủ thể kinh tế có những thuận lợi mới và dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ĐTPT để thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực ngoại thành, góp phần thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đang thực sự là vấn đề mang tính thời sự. Đề tài luận văn thạc sĩ "Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội" được lựa chọn xuất phát từ những lý do trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luâ ̣n văn CSTD đầu tư phát triển là một trong những nhân tố giữ vai trò chi phối quan trọng đối với diê ̣n mạo nền kinh tế của mô ̣t quốc gia hay mỗi địa phương. Những CSTD đầu tư phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn và những quy định về cho vay thuộc phạm vi của CSTD thông thoáng có vai trò quan trọng thúc đẩy các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh, tạo ra hiệu ứng thuận và ngược lại là hiệu ứng trái chiều đối với diện mạo kinh tế của của một ngành, một lĩnh vực, một vùng, hoặc một địa phương nhất định. Do có tầm quan trọng như vâ ̣y nên xung quanh vấn đề CSTD đầu tư phát triển luôn được các cơ quan khoa học và cá nhân các học giả đầu tư nghiên cứu.
- 5 Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luâ ̣n văn, ở tầm vĩ mô và cấp độ Thành phố, nhóm tác giả Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc , có công trình "Các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng", Nxb CTQG, Hà Nội -2002. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề chung về kinh tế - xã hội của nông thôn đồng bằng sông Hồng - nơi có Thủ đô Hà Nội giữ vai trò là trung tâm, là động lực phát triển đối với toàn bộ khu vực. Công trình đề cập nhiều thông tin giúp tác giả luận văn có nhận thức tổng thể về tầm vóc, vị thế của kinh tế Thủ đô cũng như hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng giúp tác giả có cách nhìn tổng thể khi xác định giải pháp cho các vấn đề thuộc đề tài luận văn nghiên cứu; Tác giả Chu Tiến Quang với công trình "Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng và giải pháp" , Nxb CTQG, Hà Nội - 2005. Tác giả của cuốn sách tập trung bàn về huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn. Đề tài chỉ bàn về "cái chung" nhưng có giá trị đối với tác giả luận văn trong nghiên cứu về vai trò của vốn đầu tư phát triển và CSTD đầu tư phát triển. Dưới góc đô ̣ các luâ ̣n văn luâ ̣n án kinh tế, trên bình diê ̣n nghiên cứu khu vực kinh tế nông thôn Hà Nô ̣i, tác giả Nguyễn Quốc Oánh (2012) với đề tài "Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội", luận án tiến sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012. Theo tác giả, Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm khoảng gần 80% tổng số hộ), trong đó hơn một nửa thuộc diện thu nhập thấp. Khoảng gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn; các số liệu khảo sát cho thấy thiếu vốn cho sản xuất là một vấn đề khó khăn của các hộ nông dân. Cần phải có một hệ thống tín dụng vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế cũng như đời sống ở nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội.
- 6 Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngoài sự có mặt của các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Chính sách xã hội và Quĩ tín dụng nhân dân còn có rất nhiều Ngân hàng Thương mại khác hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu là huy động tiết kiệm. Hoạt động của hệ thống đó tại khu vực nông thôn ngoại thành có sự khác biệt với các vùng nông thôn thuần túy khác cả về số lượng, cơ cấu, mức độ hoạt động và sự đa dạng các đối tượng tham gia thị trường. Tác giả đã tập trung luận giải về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, chỉ ra tính hợp lý và những bất cấp của hệ thống này đối với hoạt động tín dụng nông thôn ngoại thành, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức đó. Trước đó, năm 2006, tác giả Trần Trọng Tiến với đề tài "Phát triển kinh tế hô ̣ ở khu vực nông thôn Hà Nô ̣i và tác đô ̣ng của nó đối với chuẩn bị kinh tế cho thực hiê ̣n nhiê ̣m vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn hiê ̣n nay", luâ ̣n án tiến sĩ kinh tế, Học viê ̣n Chính trị, Hà Nội 2010. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ kinh tế chính trị, tác giả coi các hộ kinh tế ở khu vực nông thôn Hà Nội là một trong những thực thể phát triển kinh tế nông thôn, là chủ thể tạo ra tiềm lực kinh tế và kinh tế quân sự cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thuộc khu vực ngoại thành. Thông qua luận giải về những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và những tác động của quá trình đó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn nông thôn Hà Nội; thực trạng của quá trình đó thời gian qua là cơ sở cho việc đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội gắn với chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn thời gian tới. Một trong những giải pháp được tác giả đề cập và phân tích trong luận án là huy động các nguồn vốn trong đó có vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, coi đó là cơ sở để kinh tế hộ phát triển và là một
- 7 trong những điều kiện tạo ra thực lực kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn. Ở mảng vấn đề nghiên cứu kinh tế ngoại thành còn có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kim Cam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2010, với đề tài: "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở bốn quận, huyện phía tây Thành phố Hà Nội" Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất ở 4 quận huyện khu vực ngoại thành phía tây Thành phố Hà Nội, tác giả luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn phía tây thành phố theo hướng CNH, HĐH. Trong các giải pháp được đề xuất, vấn đề vốn cho giải quyết việc làm được nhìn nhận là đầu tư cho phát triển trong đó có vốn tín dụng, đã được tác giả đề cập ở những mức độ khác nhau. Xung quanh vấn đề huy đô ̣ng vốn, ở mảng này có mô ̣t số luâ ̣n văn thạc sĩ bàn về huy đô ̣ng vốn ở tầm khái quát hoặc tập trung vào cấp độ các địa phương: Tác giả Đỗ Thị Anh với đề tài "Huy đô ̣ng vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai hiê ̣n nay" Học viê ̣n chính trị - 2009. Luận văn trình bày khái quát hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn sự cần thiết phải huy động vốn cho CNH, HĐH nói chung và ở Đồng Nai nói riêng; chỉ ra vai trò quan trọng của việc huy động vốn cho các mặt phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và một số lĩnh vực khác. . . ; chỉ ra thực trạng cùng với những thành tựu, nguyên nhân kết quả đạt được và những mặt hạn chế; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Tác giả Lại Ngọc Thuâ ̣n với đề tài "Huy đô ̣ng vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hô ̣i nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiê ̣n nay", Học viê ̣n Chính trị – 2010.
- 8 Tác giả luận văn đã tập trung luận giải quan niệm vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; quan niệm và tính tất yếu của việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay; phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay, xác định nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Ở khía cạnh các vấn đề rộng và có liên quan khác, tiếp cận từ góc đô ̣ các tổng kết của các bô ̣, ngành; các bài đăng trên các báo, có: Báo cáo của Tổng cục Thống Kê, Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2002) về "Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001", Hà Nội. Ban chỉ đạo Trung ương (2006), có "Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản". Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có hai tài liệu quan trọng: "Một số chính sách tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn" (2008), và "Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg và giải pháp triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn" (2010). Trong hai công trình này, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đề cập tổng quát về chính sách tín dụng của chính ngân hàng này trong 10 năm qua được nhìn nhận như một bài học kinh nghiệm cho thời gian tới. Một công trình đáng chú ý khác là Liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm 2010 có phối hợp xây dựng văn bản "Thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông
- 9 dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam "Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ", song cũng chỉ giới hạn ở các quy định liên ngành về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ". Các báo điê ̣n tử, báo in đăng nhiều tin, bài phản ánh tình hình thực thi CSTD thời gian qua. Báo điện tử Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (13/6/2012), với bài "Cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiê ̣n CSTD với hô ̣ nghèo" và tiếp theo là bài "CSTD tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển" ngày 16/08/2012. Báo điê ̣n tử Sài Gòn onlie, ngày 8/8/2009, với bài "CSTD cần nhất quán". Trên Tuần báo Việt Nam nét điện tử ngày 4/6/2012, có bài "Thế cùng đường của nhóm lợi ích ngân hàng"? Các bài báo nói trên tập trung vào những vướng mắc cần tháo gỡ về CSTD cho các đối tượng trong khuôn khổ đề cập để giúp họ vươn lên trong sản xuất kinh doanh, hoặc thoát nghèo. Có thể thấy, mă ̣c dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước ở Trung ương và Thành phố Hà Nội nói về kinh tế liên quan đến phát triển Thủ đô, về CSTD, CSTD đầu tư phát triển, song nhìn tổng quát có thể thấy vấn đề CSTD đầu tư phát triển kinh tế với khu vực KTNT Thủ đô Hà Nội vẫn còn để ngỏ. 3. Mục đích và nhiê ̣m vụ nghiên cứu Mục đích Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSTD đầu tư phát triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối với phát triển KTNT Hà Nô ̣i thời gian tới.
- 10 Nhiêm ̣ vụ 1). Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của CSTD đầu tư phát triển trong cung ứng nguồn lực về vốn đầu tư phát triển thông qua kênh tín dụng cho khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội 2). Chỉ ra những biểu hiện về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 3). Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSTD đầu tư phát triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối với phát triển KTNT Hà Nô ̣i thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Chính sách tín dụng đầu tư phát triển theo nghĩa rộng dưới góc độ của kinh tế học chính trị. + Phạm vi nghiên cứu: giới hạn ở vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với khu vực ngoại thành Hà Nội với tính cách là một vấn đề của kinh tế chính trị học. Đề tài không đi vào từng loại hình tín dụng dưới góc độ kinh tế ngành, hay CSTD dưới góc độ học thuật. Đề tài cũng không nghiên cứu tín dụng thương mại, hoặc hoạt động tín dụng thuần túy mang tính chất nghiệp vụ chuyên môn của các TCTD. + Về không gian kinh tế: Từ sau khi Hà nội được mở rộng địa giới hành chính (Theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ ba, ngày 25/8/2008), Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Tuy nhiên, với vấn đề đang bàn luận ở đề tài này, khu vực KTNT Hà Nội chỉ tập trung vào khu vực nông thôn, ngoại thành nói chung, không bao gồm các khu công nghiệp, Thị xã Sơn Tây và các quận dù là các quận chỉ mới được thành lập như Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông. + Thời gian khảo sát đánh giá trong khoảng 5 năm trở lại đây.
- 11 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên quan điểm Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà Nô ̣i lần thứ XV, các nghị quyết của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nô ̣i liên quan đến CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế Thủ đô và khu vực ngoại thành Hà Nô ̣i nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bô ̣ Chính trị; đồng thời sử dụng số liệu khảo sát thực tế, tham khảo các tài liệu có liên quan và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên gia v.v… 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài được nghiên cứu thành công sẽ là mô ̣t đóng góp nhất định đối với các cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước trước hết là của Thành phố Hà Nội về CSTD đầu tư phát triển và của các TCTD trên địa bàn Thủ đô, có những biê ̣n pháp thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của CSTD đầu tư phát triển trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn; phát huy những tác động thuận chiều, hạn chế và khắc phục tối đa những tác động trái chiều, giúp các chủ thể kinh tế ngoại thành Hà Nội tiếp cận thuận lợi hơn đối với các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Luâ ̣n văn cũng có thể được dùng làm tài liê ̣u tham khảo trong giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Học viê ̣n Chính trị và các trường khác có chương trình học tâ ̣p về bô ̣ môn kinh tế chính trị. 7. Kết cấu của luâ ̣n văn Ngoài mở đầu, kết luâ ̣n, danh mục tài liê ̣u tham khảo và phụ lục, luâ ̣n văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
- 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý sở lý luận về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội (tín dụng đầu tư phát triển hiểu theo nghĩa rộng - huy động và cung ứng các nguồn lực về vốn cho đầu tư phát triển) là một vấn đề của khoa học kinh tế thuộc phạm trù kinh tế học chính trị, và là phạm trù phái sinh của hai phạm trù tín dụng và CSTD, đồng thời cũng là vấn đề phái sinh từ tính đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội. Do đó để có nhận thức đúng về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, cần bắt đầu từ các phạm trù và vấn đề liên quan. 1.1.1. Tín dụng, tín dụng đầu tư phát triển và chính sách tín dụng đầu tư phát triển * Tín dụng. Trong đời sống kinh tế nhân loại, tín dụng ra đời từ rất sớm. Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho tín dụng và hoạt đô ̣ng tín dụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và quá trình công nghiê ̣p hóa tư bản chủ nghĩa. Tín dụng ra đời làm cho các hoạt đô ̣ng huy động và sử dụng vốn tín dụng dưới chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển đa dạng (đặc biệt là hoạt động của các TCTD) góp phần thúc đẩy nhanh sự ra đời và tạo lập sự thống trị của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với đời sống kinh tế thuộc hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để phát triển kinh tế của một ngành, một vùng, một lĩnh vực ưu tiên nào đó, hay để tiến hành sản xuất, hoặc kinh doanh, dù là một tổ chức, một doanh
- 13 nghiệp, hay một cá nhân đều cần có vốn. Tín dụng là một kênh đáp ứng được nhu cầu đó. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thông qua tác phẩm Tư bản, C.Mác đã chỉ ra sự vâ ̣n đô ̣ng của tiền với tính cách là tư bản trong quá trình lưu thông của tư bản công nghiê ̣p, tư bản thương nghiê ̣p và thực hiê ̣n sự vâ ̣n đô ̣ng này như mô ̣t vâ ̣n đô ̣ng riêng, biến tư bản này thành tư bản kinh doanh tiền tệ [24, Ph.II, tr.9-239]. Theo C.Mác, trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản luôn có: "Một bộ phận nhất định của tư bản phải thường xuyên tồn tại dưới hình thái tiền tích trữ, dưới hình thái tư bản - tiền tệ tiềm thế, tức là: dự trữ các phương tiện mua và các phương tiện thanh toán, hoặc là tư bản chưa sử dụng, tồn tại dưới hình thái tiền, đang chờ được đem sử dụng..."[24, Ph.I, tr.481]. Nhà tư bản có thể cho tư bản khác vay khoản tư bản - tiền tệ tiềm thế đó để đầu tư phát triển, hoặc sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Nghĩa là một khoản tiền dưới dạng tư bản của của người này có thể được một tư bản khác sử dụng vào các mục đích làm tăng lợi nhuận của tư bản. Như vậy, trên thực tế, luôn có mô ̣t bô ̣ phâ ̣n tư bản bị chia thành "tư bản sở hữu và tư bản chức năng", tức là tư bản thuô ̣c về số người này, nhưng lại làm chức năng của số người khác. Ở đó một số nhà tư bản trao tiền của mình cho nhà tư bản kinh doanh tiền tệ (các tư bản ngân hàng) trong mô ̣t thời hạn nhất định và khi hết hạn thì lại thu về, cộng thêm mô ̣t số tăng thêm nhất định - lợi tức. C.Mác gọi tư bản sinh lợi tức đó là tư bản cho vay. Tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản tiền tê ̣ tách rời ra hoạt động. C.Mác viết “Tư bản cho vay mà các ngân hàng nắm trong tay là do nhiều nguồn đưa đến. Trước hết, ngân hàng là những thủ quỹ của các nhà tư bản công nghiệp, cho nên nó tập trung được số tư bản - tiền tệ mà mỗi nhà sản xuất và mỗi thương nhân hiện đang giữ trong tay làm quỹ dự trữ, hay vừa nhận được dưới hình thái thanh
- 14 toán. Như thế là những số vốn này được chuyển thành tư bản - tiền tệ để cho vay” [24, tr.615]. Hình thức huy động tiền nhàn rỗi để cho vay đó là tín dụng. * Tín dụng đầu tư phát triển Sử dụng các nguồn lực để có ngày càng nhiều lợi nhuận luôn là mục tiêu theo đuổi của bất cứ chủ đầu tư nào. Để việc huy động và sử dụng các nguồn lực về vốn hiện đang nhàn rỗi đó một cách có hiệu quả, các chủ đầu tư, các tập đoàn tư bản thường hướng dòng vốn đi vay được đầu tư vào những ngành, vùng, lĩnh vực ưu tiên phát triển có khả năng sinh lời cao. Do đó mà xuất hiện tín dụng đầu tư phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển là sự huy động các nguồn lực về vốn để cho vay đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển về sức sản xuất mới (hoặc cho trước mắt, hoặc cho lâu dài, hoặc ở một ngành, một vùng, một lĩnh vực nào đó, thậm chí đối với một hoạt động nhất định nào đó) để tạo ra một năng lực sản xuất mới.. Trong tín dụng đầu tư phát triển có tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, có tín dụng đầu tư phát triển của xã hội. Ở nước ta hiện nay, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (cả của nhà nước trung ương và nhà nước cấp địa phương) là nhà nước huy động vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài, để đầu tư cho các dự án ưu tiên của quốc gia, hay một vùng lãnh thổ, hoặc hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực cần khuyến khích phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được nhà nước hỗ trợ với chính sách ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của nhà nước, trong đó nguồn chính thức được thực hiện thông qua Ngân hàng phát triển Việt Nam, các gói hỗ trợ được thực hiện thông qua các ngân hàng khác do NHNN chỉ định.
- 15 Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ở nước ta bao gồm: tín dụng đầu tư chính thức (nhà nước hỗ trợ, ưu đãi cấp tín dụng, hoặc cho vay ưu đãi cho các dự án, chương trình phát triển) và tín dụng bán chính thức (nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các gói tín dụng được tung ra do các tình huống có vấn đề của nền kinh tế, hoặc để "giải cứu", hoặc kích thích phát triển một lĩnh vực nào đó; song song với tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước. Theo đó, tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước bao gồm; tín dụng bán chính thức (tín dụng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong hoặc ngoài nước), tín dụng chính thức của TCTD và tín dụng phi chính thức - tín dụng tư nhân Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, có đặc điểm là nhà nước chỉ tài trợ (hỗ trợ, ưu đãi) cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; và chỉ có hình thức tín dụng trung, dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế; không vì mục tiêu lợi nhuận và được ủy thác cho một tổ chức tín dụng đầu tư là Ngân hàng phát triển Việt Nam; các quy định cụ thể về tín dụng đầu tư phát triển thể hiê ̣n trong các văn bản của pháp luật. Tín dụng đầu tư phát triển của xã hội (tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước - tín dụng đầu tư phát triển khác - để phân biệt với tín dụng đầu tư phát triển nhà nước), một dạng thức rất phổ biến ở khu vực nông thôn, là tín dụng của các tổ chức tín dụng phi chính phủ (NGOs), tín dụng của tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...) và nguồn tín dụng đầu tư phát triển của các TCTD (các NHTM, các QTDND là dạng thức tín dụng huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các chủ thể kinh tế vay, có
- 16 trường hợp là nguồn vốn tín dụng đầu tư của tư nhân cho các thể nhân vay) để đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh. * Chính sách tín dụng đầu tư phát triển Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là hệ thống các biện pháp, chính sách, quy định do Nhà nước (trung ương, hoặc địa phương - tùy theo cấp) ban hành; hoặc do chính các tổ chức tín dụng quy định nhằm khuyến khích các hoạt động cho vay đầu tư phát triển vào lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoặc trực tiếp phát triển các năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên các địa bàn nhất định. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là bộ phận hợp thành của chính sách tín dụng nói chung, là phạm trù phái sinh của chính sách tín dụng khi mục đích của chính sách là hướng vào sự đầu tư phát triển. Ở nước ta, để phát triển kinh tế, hoặc tạo năng lực mới về sự phát triển của một vùng, một ngành, một lĩnh vực nào đó nhà nước cần phải bỏ vốn đầu tư hoặc bằng các con đường khác thúc đẩy các tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động cho vay đầu tư, do đó cần có những quy định, chế tài để bảo đảm nguồn vốn bỏ ra được đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, trong nhiều trường hợp, nguồn vốn đó có thể còn được thu hồi sau một chu kỳ đầu tư nhất định. Trên cơ sở chính sách động viên các nguồn lực trong nước và tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, Nhà nước chủ trương thực hiện CSTD đầu tư phát triển nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các vùng miền các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đối tượng chính sách xã hô ̣i... cần được ưu tiên đầu tư phát triển, được tiếp câ ̣n nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện CNH, HĐH đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- 17 Như vậy có thể thấy, CSTD đầu tư phát triển là tổng thể các quy định về hoạt đô ̣ng tín dụng đầu tư phát triển (của Nhà nước, hoặc các TCTD) nhằm hướng tới việc phát huy vai trò của vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế, và tính hiệu quả của vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế trong tiếp cận, sử dụng chúng vào mục đích đầu tư phát triển hoặc mục đích nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế nước ta, nếu phân CSTD thành các cấp độ, có thể hình dung chính sách tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là CSTD cấp đô ̣ quốc gia để khu biệt với CSTD cấp độ các TCTD. Ở cấp đô ̣ CSTD cấp quốc gia, CSTD phản ánh mối quan hê ̣ về lợi ích giữa mô ̣t bên là nhà nước đại biểu cho lợi ích quốc gia (hoặc địa phương với, cô ̣ng đồng dân cư thuộc địa phương) với bên còn lại là các chủ thể kinh tế - các đối tượng được hưởng chính sách đầu tư phát triển được vay vốn. CSTD đầu tư phát triển cấp độ quốc gia phản ánh tâ ̣p trung và sâu sắc sự thống nhất giữa tính chính trị và tính kinh tế trong mỗi chính sách. Chính sách tín dụng cấp đô ̣ quốc gia bao hàm trong đó cả CSTD nhà nước trung ương và của các địa phương. Các địa phương cũng có những khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng trong phạm vị địa phương. Chẳng hạn, ở cấp độ cấp Nhà nước trung ương, để thúc đẩy sự phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Chính phủ đã có Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, theo đó quy định các TCTD được tổ chức và hoạt động theo quy định của "Luật các tổ chức tín dụng"; các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật; các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước, cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh
- 18 doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản....kinh doanh trên địa bàn nông thôn [10]. Ở cấp độ nhà nước địa phương, đó là Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội "Về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội" nhằm phát triển kinh tế khu vực ngoại thành [41. tr.2], được ban hành ngay sau khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, Ở cấp đô ̣ CSTD cấp quốc gia, ngoài CSTD của nhà nước, còn có CSTD của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì nó phục vụ lợi ích chung của quốc gia, của xã hội các tổ chức này cũng có các nguồn lực riêng được cung ứng cho các chủ thể kinh tế vay để đầu tư phát triển. Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế đất nước tại các thời điểm nhạy cảm khác nhau, Chính phủ có những gói tín dụng hỗ trợ cho một nhóm, một số nhóm đối tượng cụ thể nhằm kích thích sự phát triển, hay giúp tiêu thụ sản phẩm cho các DN trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Trong mấy năm qua, chính phủ có các gói tín dụng hỗ trợ như: gói tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2009); gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2012) và gói tín dụng hỗ thợ thị trường bất động sản (2013). Để vốn tín dụng đến tay nhà đầu tư, Nhà nước tái cấp vốn và ủy thác cho một, hoặc một số ngân hàng thực hiện. Dạng thức CSTD nói trên là CSTD bán chính thức Để CSTD đầu tư phát triển của nhà nước đi vào thực tiễn phải thông qua hoạt động tín dụng của một hoặc một số TCTD nhất định và việc thực hiện các CSTD như vậy liên quan chặt chẽ đến CSTD của các TCTD. Khi các TCTD tiến hành huy động và cho vay vốn tín dụng đầu tư để các chủ thể kinh tế thực hiện đầu tư hoặc tiến hành sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ chiến lược, các chính sách hoặc kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của nhà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn