intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây, chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết, luận văn đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp mới góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ MỴ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ MỴ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH QUANG TY XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, các kết quả đạt được là mang tính độc lập. Tôi xin cảm ơn các đơn vị, tổ chức hữu quan đã giúp đỡ, cung cấp hệ thống thông tin được sử dụng trích dẫn trong luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Đinh Quang Ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thống kê; Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi có cơ sở để nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
  5. MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt……………………………………………..…i Danh mục bảng biểu…………………………………………….......….ii PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn...................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2 4. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ......................................................................................... 4 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ................................................................................... 4 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ..................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 11 1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế..................................................................... 11 1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành ........................................................................... 13 1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .................................................... 15 1.2.1.4. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành................................15 1.2.2. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ...................................................................................................... 16 1.2.2.1. Cơ cấu GDP............................................................................................. 17 1.2.2.2. Cơ cấu lao động xã hội .......................................................................... 17 1.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế .......................................... 18 i
  6. 1.2.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu .......................................................................... 18 1.2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .. 19 1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất.......................................... 20 1.2.3.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất ............................................ 26 1.2.3.3. Các nhân tố thuộc cơ chế chính sách và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ....................................................................................................................... 28 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH VĨNH PHÚC .............................................................................. 29 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 29 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên ........................................................... 38 1.3.3. Một số vấn đề rút ra có giá trị tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc.......... 43 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................... 45 2.1. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn .............................. 45 2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. ... 45 2.1.2. Phương pháp logic kết hợp lịch sử ..................................................... 45 2.1.3. Phương pháp trừu tượng hóa .............................................................. 46 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ....................................................... 46 2.1.5. Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin....................... 46 2.1.6. Phương pháp phân tích - tổng hợp và so sánh - đối chiếu ........... 47 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ........................................ 49 2.3. Các công cụ được sử dụng.......................................................................... 49 Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 .............................................. 50 3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN.................................. 50 ii
  7. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 50 3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 50 3.1.1.2. Địa hình.................................................................................................. 51 3.1.1.3. Khí hậu ................................................................................................... 52 3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 52 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 54 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014.........................55 3.2.1. Cơ cấu giá trị ............................................................................................. 55 3.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô................................................................... 55 3.2.1.2. Cơ cấu nội bộ trong từng ngành........................................................... 63 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế ...................... 84 3.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế……………………………85 3.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu………………………………………………….87 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC...................................... .88 3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân..................................................................... .88 3.3.1.1. Thành tựu ................................................................................................ .88 3.3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu ..................................................... .89 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................... .93 3.3.2.1. Hạn chế ................................................................................................... .93 3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế ........................................................... .95 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN 2030 ....................................................... .97 4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC ................................... .97 iii
  8. 4.1.1. Bối cảnh mới của đất nước và ảnh hưởng ...................................... .97 4.1.2. Điểm xuất phát mới về kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc ...................... .99 4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC ... .99 4.2.1. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản .................................... .99 4.2.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu .............................................................. 103 4.2.2.1. Nhóm giải pháp dài hạn .................................................................... 103 4.2.2.1.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh .................................................................... 103 4.2.2.1.2. Tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo hướng bền vững ........... 109 4.2.2.1.3. Đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thể chế thuận lợi hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh ................... 112 4.2.2.1.4. Tăng cường phối hợp phát triển giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ............................................................ 114 4.2.2.1.5. Đầu tư phát triển mạnh khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 115 4.2.2.2. Nhóm giải pháp ngắn hạn và trung hạn .............................................. 116 4.2.2.2.1. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển, trong đó ưu tiên ngành sử dụng nhiều lao động, đồng thời lựa chọn hợp lý những phương hướng phát triển đột phá trong các ngành gắn với lợi thế so sánh của tỉnh…................... 116 4.2.2.2.2. Tạo đột phá phát triển trong từng ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. 120 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................ 123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 124 iv
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4 KHCN Khoa học công nghệ 5 NXB Nhà xuất bản i
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 2014.........................................................................................................30 Bảng 1.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 –2014.………………………………………………...…………..31 Bảng 1.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế của tỉnh HưngYên giai đoạn 2007 –2010……………………………………………………….........38 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014……………………………………………………………….......56 Bảng 3.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014…………………………………………….……………......57 Bảng 3.3: Tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015………………………………………………………...……60 Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2006 – 2014………………………………64 Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014.....................................................................................66 Bảng 3.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014...................................................................................68 Bảng 3.7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014…………………………………………………………………...…….....69 Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 –2014……………………………………………………………...…….72 Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014……………………………………………………...……………….....74 ii
  11. Bảng 3.10: Cơ cấu toàn ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014……………………………………………………………..77 Bảng 3.11: Cơ cấu ngành công nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 –2014...78 Bảng 3.12: Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành dịch vụ của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 -2014…………………….......................................................................82 Bảng 3.13: Hiện trạng nguồn lao động và cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 -2014…………………………………………….……….............84 Bảng 3.14: Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014………………………………………………………….....86 iii
  12. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự hưng thịnh hay thất bại trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc đáng kể vào chiến lược phát triển của quốc gia ấy, và ở đó vấn đề bao trùm là xây dựng và phát triển nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Điều này đòi hỏi phải xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Để có được cơ cấu kinh tế hợp lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, vấn đề này thường được nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Mỗi sự tiến bộ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phương, ở các ngành sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân chuyển sang một cơ cấu hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao hơn. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những vấn đề lớn đang đặt ra là: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh chuyển dịch như thế nào và có điểm gì khác biệt so với các địa phương khác trong nước? Vĩnh Phúc cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phù hợp với lợi thế và đặc điểm của mình, với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế thị trường trong khu vực và trên thế giới?... Là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với những tiềm năng vốn có và vị trí chiến lược quan trọng, trong những năm đổi mới vừa qua, Vĩnh Phúc đã và đang đi vào quỹ đạo chung của cả nước, 1
  13. chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đạt được những thành tựu đáng kể, có đóng góp nhất định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vậy, quá trình này cũng không ít hạn chế. Vì thế nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” là rất cần thiết. * Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc và định hướng phát triển tương lai 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây, chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết, luận văn đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp mới góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu; từ đó hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. - Phân tích, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình này. - Đề xuất một số giải pháp mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển của Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
  14. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian: Luận văn chỉ giới hạn khảo cứu, phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu và nội bộ các ngành đó (gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014; định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Đánh giá, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân tương ứng. - Đưa ra một số đề xuất mới về quan điểm, phương hướng và hệ thống giải pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014 Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030 3
  15. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà sản xuất kinh doanh… quan tâm dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Ở nước ta, trong những năm đổi mới vừa qua, đã có nhiều công trình dưới dạng sách chuyên khảo, bài báo khoa học trên các tạp chí, luận văn, luận án… nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất quan trọng đối với đề tài luận văn. Dưới đây xin tổng quan về những công trình có quan hệ gần với luận văn. 1. Bùi Tất Thắng, 2006, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, HN: Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách này trình bày lí luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta; phân tích thực trạng giai đoạn trước năm 2005, từ đó đã đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. 2. Bùi Tất Thắng và Bùi Huyền Linh, 2013, Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, HN, Nxb Khoa học xã hội. Trong công trình này, các tác giả đã đề cập và luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và ứng dụng khoa học dự báo kinh tế, đề xuất mô hình dự báo kinh tế cho Việt Nam, đưa ra dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và một số hàm ý chính sách. 3. Bùi Tất Thắng và các cộng sự, 1997, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam, 4
  16. HN,Nxb Khoa học xã hội. Ở đây, các tác giả đã trình bày về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong một số mô hình công nghiệp hoá, chỉ ra khá rõ những nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá. 4. Công Văn Dị, 2008, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6, trang 40 – 45. Tác giả đã đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Việt Nam từ năm 1986 đến 2006: chuyển đổi theo hướng tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế… Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành: nâng cao chất lượng các quy hoạch có liên quan đến cơ cấu ngành; tăng cường huy động vốn đầu tư; … 5. Đặng Kim Oanh, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, trang 39 – 41. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày đặc điểm vùng đất Vĩnh Phúc và những vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây theo hướng CNH, HĐH. Từ kết quả đạt được về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Đặng Thị Kim Oanh, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn trình bày đặc điểm vùng đất Vĩnh Phúc và phân tích khá hệ thống những vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây theo hướng CNH, HĐH. Từ kết quả đạt được về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, rút ra một số bài học kinh nghiệm có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Đinh Thị Minh Lệ, 2002, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn 5
  17. trình bày những vấn đề lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và thực tiễn Đông Á. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ đổi mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. 8. Đỗ Hoài Nam, 1995 – 1996, Những biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp nhà nước, thực hiện tại Viện Kinh tế học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Đề tài luận giải một số vấn đề cơ bản về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Phân tích thực trạng chuyển dịch ngành của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước ở giai đoạn trước năm 1996. Đề xuất các biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng điểm, mũi nhọn của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005. 9. Đỗ Hoài Nam, 1996, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, HN, Nxb Khoa học Xã hội. Cuốn sách trình bày một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu ngành trong các nền kinh tế. Đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tác động đến chuyển dịch cơ cấu của các nước đi sau trong khu vực. 10. Lê Hiếu, 2008, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa công bố trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 146, trang 14 - 18.Trong bài viết này, tác giả đã khái quát những nét cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện những năm gần đây, gắn với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong tiến trình CNH, HĐH và quá trình hội nhập, tập trung ưu tiên phát triển bền 6
  18. vững nông nghiệp, nông thôn. Tác giả nêu một số định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong giai đoạn tới: Đảm bảo tỉ lệ lao động 50% và công nghiệp dịch vụ 50%; ngành nông lâm: trồng trọt chiếm 60%, chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản lượng toàn ngành… 11. Lê Thị Hồng Khuyên, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc; giới thiệu những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc trong quá trình đổi mới từ năm 1990 đến năm 2008. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp bao gồm: các giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tạo môi trường chính trị, xã hội, pháp lí thuận lợi và ổn định; hoàn thiện công tác qui hoạch, kế hoạch; khai thác kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng thị trường…) và các giải pháp tập trung phát triển trong từng khu vực như: khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác; khu vực ngành công nghiệp chế biến; khu vực ngành dịch vụ và xây dựng…nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. 12. Lương Minh Cừ và cộng sự, 2012, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách giới thiệu khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ đó, tập trung nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mô 7
  19. hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh: Đánh giá hiện trạng và các giải pháp đã áp dụng, đề xuất chuyển đổi khu vực kinh tế và mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tái cấu trúc doanh nghiệp... 14. Nguyễn Cúc và cộng sự, 1997, Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của những tác động kinh tế của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề xuất những giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả tác động kinh tế của Nhà nước nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 15. Nguyễn Đình Dương, 2006, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020, luận án tiến sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô đến năm 2020. 16. Nguyễn Huy Cường, 2009, Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, luận án tiến sĩ kinh tế, thực hiện tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị gắn với việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh 8
  20. tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 17. Nguyễn Ngọc Thanh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong quá trình đổi mới, công bố trên Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 284, trang 39 - 45. Tác giả đã trình bày tổng quan về cơ cấu kinh tế ngành và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới: Ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới. 18. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: hiện trạng thời kỳ 1990 – 2005 và triển vọng đến năm 2015, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, trang 22- 37. Trong bài viết, tác giả đã khái quát hiện trạng cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ 1990 – 2005, trong đó đi sát vào vấn đề việc làm, dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2015 trên các mặt: dân số; cung lao động; việc làm theo ngành kinh tế, loại hình công việc, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. 19. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, công bố trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, trang 3 - 11. Ứng dụng phương pháp phân tích định lượng, tác giả đã đánh giá tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế và thông qua tác động của quá trình này tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Đưa ra hai biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động xã hội: Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tập trung đào tạo và đào tạo lại cho lao động nông nghiệp. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2