intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là trên cơ sở đánh giá công tác giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài Đức thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác này, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho người dân bị THĐ ở huyện Hoài Đức, Hà Nội trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN TIẾN TRÍ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN TIẾN TRÍ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, TP HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS MAI THỊ THANH XUÂN Hà Nội – 2013
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................... v MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT .................... 9 1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất và tác động của nó đến việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ................................................................................... 9 1.1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất trong quá trình CNH & ĐTH ........ 9 1.1.2 Tác động của việc thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân ........................................................................................... 12 1.2 Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ .............................................. 18 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ........................................................................................................... 18 1.2.2. Nội dung giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ...................... 21 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ........................................................................................................ 27 1.3.1 Giải quyết việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở Quận Long Biên (Hà Nội) .................................................................................................. 28 1.3.2 Giải quyết việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở TP Đà Nẵng ...... 32 1.3.3 Một số bài học rút ra cho huyện Hoài Đức ..................................... 36 Chương 2.THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC TỪ 2008 ĐẾN NAY ............ 38 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho nông dân tại huyện Hoài Đức ........................................................................................... 38 2.1.1. Những thuận lợi cơ bản ................................................................. 38 i
  4. 2.1.2 Những khó khăn. ............................................................................. 40 2.2. Thực trạng thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ tại huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến nay.......................................................... 41 2.2.1 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp và tác động của nó đến lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện ............................................................... 41 2.2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ giai đoạn 2008 - 2011 ...................................................................................................... 46 2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức ........................................................................................... 58 2.3.1 Những thành tựu cơ bản ................................................................. 58 2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân ...................................................... 61 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ...................................................... 69 3.1 Xu hướng biến động đất đai và lao động của huyện Hoài Đức đến năm 2020 ............................................................................................................. 69 3.1.1. Xu hướng biến động về đất đai ...................................................... 69 3.1.2. Xu hướng biến động về dân số và lao động ................................... 70 3.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ................... 71 3.2.1 Cần có tầm nhìn dài hạn trong quy hoạch đất đai để giảm thiểu tình trạng THĐ của nông dân. ........................................................................ 71 3.2.2 Vấn đề giải quyết việc làm phải đặt trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống. ...................................................................................................... 71 3.2.3 Giải quyết việc làm cho người lao động cần tập trung vào hướng nâng cao chất lượng lao động, đa dạng hóa trình độ đào tạo và ngành nghề đào tạo của người lao động. ..................................................................... 72 ii
  5. 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức ....................................................................... 72 3.3.1 Hoàn thiện quy hoạch đất đai và quản lý tốt kinh phí đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ................................................................................ 72 3.3.2 Phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm thu hút lao động nông thôn, trước hết là những người bị thu hồi đất. ................................................... 73 3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nghề cho nông dân. .............. 77 3.3.4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất và giải quyết việc làm cho người bị THĐ. .................................................................... 79 3.3.5 Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm ngoài nước cho người lao động. ....................................................................................... 82 3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường lao động đi đôi với tổ chức hiệu quả sàn giao dịch việc làm vệ tinh. .................................................. 83 KẾT LUẬN ................................................................................................. 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 88 iii
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CCN Cụm công nghiệp 2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 ĐTH Đô thị hóa 4 KCN Khu công nghiệp 5 KCX Khu chế xuất 6 KĐT Khu đô thị 7 GQVL Giải quyết việc làm 8 THĐ Thu hồi đất 9 UBND Ủy ban nhân dân iv
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp 43 1 2.1 sang phi nông nghiệp của các xã từ (2008 – 2011) 2 2.2 Số hộ và diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 44 3 2.3 Kinh phí đền bù của các xã 46 4 2.4 Kết quả đào tạo nghề 2008 - 2011 49 Việc làm của lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 52 5 2.5 của 12/14 xã điều tra của huyện Hoài Đức 6 2.6 Cơ cấu việc làm của lao động sau khi thu hồi đất 53 7 2.7 Thời gian cần thiết để tìm được việc làm 54 8 2.8 Tình trạng việc làm 55 9 2.9 Nhu cầu làm thêm 55 10 2.10 Thu nhập bình quân / 1 người/ tháng 56 11 2.11 Mức sống của hộ trong vùng 57 12 3.1 Quy hoạch sử dụng đất của Hoài Đức đến năm 2020 68 13 3.2 Dự báo biến động về dân số và lao động 69 v
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, nên sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp(CCN), các khu chế xuất(KCX) và đô thị diễn ra nhanh chóng là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy, làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn, trước hết là làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và cơ cấu đất đai, lao động, việc làm, thu nhập nói riêng. Về lâu dài, sự thay đổi này mang tính tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đến lượt nó, quá trình CNH, HĐH sẽ có tác động tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, đồng thời giảm nhẹ sức lao động cơ bắp của người nông dân. Tuy nhiên, trước mắt sự phát triển các KCN, KCX và đô thị cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho nông dân các vùng có đất bị thu hồi. Đó là: sự mất dần diện tích đất nông nghiệp và hậu quả của nó là hàng ngàn nông hộ không hoặc thiếu đất sản xuất, tăng tỷ lệ thất nghiệp. Thêm vào đó, việc sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích, dẫn đến lãng phí, đôi khi còn gây hậu quả xã hội không lường. Sự tăng lên về giá tiêu dùng do sự tập trung của nhiều lao động; các vấn đề xã hội nảy sinh ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập một cách ổn định cho lao động nông thôn nói chung và cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp nói riêng, đang là vấn đề có tính chất thời sự ở nhiều địa phương hiện nay. Huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Trong 1
  9. những năm qua, diện tích đất nông nghiệp giảm với tốc độ ngày càng nhanh do chuyển mục đích sử dụng sang công nghiệp, dịch vụ và giao thông vận tải. Do đó, tại đây tình trạng nông dân bị thu hồi đất không tìm được việc làm là phổ biến, khiến cho hàng ngàn lao động bị thất nghiệp, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có chính sách và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, hỗ trợ công ăn, việc làm ổn định cho họ. Nghiên cứu đề tài “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức” tác giả mong muốn được góp phần giải quyết các câu hỏi: Tác động của thu hồi đất đến việc làm và đời sống của người dân như thế nào? Tình hình thu hồi đất và giải quyết việc làm của huyện Hoài Đức những năm qua ra sao? Còn những vấn đề gì đặt ra đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian tới? Và giải quyết các vấn đề đó bằng cách nào? 2. Tình hình nghiên cứu Thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất là vấn đề mang ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn có các công trình chủ yếu sau: - Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất theo hướng "ly nông bất ly hương" của tác giả Nguyễn Sáng, đăng tải trên báo điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, số ra ngày 9 tháng 1 năm 2007. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra một bức tranh tổng quan về tình hình thu hồi đất của toàn huyện Hoài Đức trong thời gian qua. Theo bài báo này quy hoạch đến năm 2010, huyện Hoài Đức có đến 50% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện bị thu hồi, kéo theo đó là một số lượng lớn nông dân mất việc làm. Trên cơ sở đánh giá về chính sách đào tạo nghề của huyện về những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, tác giả đưa ra định hướng cần đẩy mạnh công tác dạy nghề để giải quyết việc làm cho nông dân bị mất 2
  10. đất theo hướng “ly nông bất ly hương”. Như vậy, bài viết của tác giả Nguyễn Sáng mới chỉ dừng lại ở định hướng chưa đưa ra những giải pháp cụ thể. -“Hướng đi hiệu quả cho nông dân mất đất”, của Thiên Tú,(báo điện tử kinh tế và đô thị ngày 1 tháng 7 năm 2011). Trong công trình này tác giả đã nêu ra được thực trạng thu hồi đất của xã Di Trạch (huyện Hoài Đức) trong những năm qua, đồng thời tác giả đã đưa ra hướng đi mới cho nông dân bị thu hồi đất. Xã Di Trạch vốn là một vùng thuần nông, chủ yếu là cấy lúa và hoa màu. Song những năm gần đây, do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, Di Trạch bị thu hồi trên 80% diện tích đất nông nghiệp. Do đó, nhu cầu việc làm của người nông dân là rất lớn. Nắm bắt nhu cầu đó, xã Di Trạch đã nhạy bén vận động người dân chuyển sang trồng cây cảnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt giải quyết việc làm cho người nông dân trung niên, là đối tượng khó xin việc trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên công trình này chỉ giải quyết một phần nhỏ trong lực lượng lao động là nông dân mất đất. - “Nhà nông không… đất”. của tác giả Thế Vũ, đăng trên tạp chí điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tác giả đã phân tích về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm của nông dân bị thu hồi đất từ đó đánh giá những vấn đề đặt ra. Tác giả khẳng định, trong thời gian qua tốc độ thu hồi đất tại xã An Khánh diễn ra nhanh, do đó tác động mạnh đến việc làm và đời sống của nông dân ở Xã (tới hơn 90% đấ t sản xuấ t nông nghiê ̣p của xã đã bị thu hồi để chuyển sang làm các dự án công nghiệp, đô thị). Viễn cảnh “nhà nông không đất” đã hiển hiện khi tại 4/5 thôn, người dân đã không còn đất canh tác; nhiều hộ dân không có việc làm và phải lo chạy ăn từng bữa. 3
  11. Khi không còn làm nông nghiệp nữa , mỗi ngày có hàng ngàn lao đô ̣ng của xã An Khánh đi theo các kíp thợ xây dựng hoặc đi buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ trong nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, số người tự xoay sở tìm việc như trên cũng chưa bõ bèn gì so với số lao động của xã An Khánh đang thiế u viê ̣c làm hiện nay. Việc người dân làm nông nghiệp không còn đất canh tác không phải là chuyện riêng của một xã, một huyện nữa. Cơn lốc đô thị hóa đã khiến cho đất nông nghiệp thu hẹp với tốc độ ngày càng nhanh, đặc biệt là đối với các xã, phường vùng ven đô. Một số vấn đề đặt ra đối với nông dân và chính quyền địa phương mà tác giả chỉ ra là: Người nông dân sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích, những giải pháp của thành phố và chính quyền địa phương vẫn chưa đạt được kết quả cao. Như vậy, trong công trình nghiên cứu này tác giả đã có những đánh giá xác thực về vấn đề thu hồi đất, việc làm và chính sách giải quyết việc làm của chính quyền địa phương. Cung cấp tư liệu cần thiết cho các công trình nghiên cứu có hệ thống sau này. -“Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông dân huyện Hoài Đức và giải quyết việc làm” khoá luận tốt nghiệp của tác giả Khuất Văn Thành, trường Đại học Nông nghiệp I, năm 2007. Trong đề tài này tác giả đã nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề thu hồi đất của nông dân huyện Hoài Đức. Đầu tiên đưa ra những vấn đề lý luận về lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn; Vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp và đô thị hóa, tác động của phát triển khu công nghiệp và đô thị hóa tới việc làm của khu vực nông thôn. Nghiên cứu về giải quyết việc làm của một số địa phương và trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệp cho huyện Hoài Đức. 4
  12. Bài viết đã đã đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt còn hạn chế như: số lao động việc làm cao và xu hướng tăng lên; Khả năng tạo mở việc làm từ các dự án còn ít, lao động tự tạo việc làm còn ít. Rút ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan như: Do công tác quy hoạch, ban hành và thực hiện chính sách; Về phía người dân do trình độ học vấn và trình độ chuyên môn còn thấp, những nguyên nhân về nhận thức… Tác giả cũng đã đưa ra định hướng và giải pháp có tính khả thi trong việc giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất: Hoàn thiện việc quy hoạch đất đai và quản lý tốt kinh phí trong đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tổ chức đào tạo nghề cho nông dân, tăng cường các hoạt động hỗ trợ để khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm và phát triển sản xuất, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, tăng cơ hội việc làm ngoài nước cho người lao động... Mặc dù trong đề tài này tác giả đã nghiên cứu vấn đề một cách có hệ thống, song thực tiễn trong thời gian gần đây đã có nhiều biến động mạnh mẽ về kinh tế - chính trị - xã hội làm cho những giải pháp này không còn phù hợp hoặc không phát huy được những hiệu quả mà tác giả mong đợi. -“Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận Long Biên – Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Như Trang, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012. Luận văn đã làm rõ tính tất yếu của thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH và Đô thị hóa; sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất; trên cơ sở phân tích thực trạng thu hồi đất và giải quyết việc làm trên địa bàn quận Long Biên tác giả đã đưa ra những giải pháp tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở Quận này. - “Thực trạng thu nhập đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu 5
  13. cầu công cộng và lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước (2005) của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sau khi phân tích đánh giá thực trạng thu nhập, đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi ở 7 tỉnh/TP: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Kinh, Cần Thơ, Bình Dương. Đề tài đề xuất các quan điểm, phương hướng giải pháp và các điều kiện giải quyết thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia những năm tới Như vậy, tuy đã có khá nhiều công nghiên cứu về vấn đề thu hồi đất và giải quyết việc làm cho nông dân. Trong đó có một số công trình nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện phù hợp với bối cảnh đầy biến động về kinh tế xã hội hiện nay. Đó là khoảng trống tri thức cần được tiếp tục bổ sung và làm rõ. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích Mục đích của luận văn là trên cơ sở đánh giá công tác giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Hoài Đức thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác này, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho người dân bị THĐ ở huyện Hoài Đức, Hà Nội trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lao động, việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân bị THĐ. - Đánh giá thực trạng công tác giải quyết việc làm vùng thu hồi đất trên 6
  14. địa bàn huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến năm 2011. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân trong vùng có đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển các công nghiệp, đô thị…, tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các hộ có đất thu hồi, những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân trong những vùng thu hồi đất. 4.2 Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Hoài Đức Tuy nhiên, để rút ra bài học cho huyện Hoài Đức, luận văn cũng nghiên cứu vấn đề này trên một số địa phương khác có điều kiện tương đồng với huyện. + Phạm vi thời gian từ năm 2008 đến nay (khi Hà Tây nhập vào Hà Nội) 5. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgic và nghiên cứu so sánh - Các phương pháp phân tích chủ yếu: phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp 7
  15. 6. Đóng góp mới của luận văn - Xuất phát từ đặc thù của địa bàn nghiên cứu đưa ra cách nhìn mới về vấn đề việc làm của nông dân ở vùng thu hồi đất - Đúc rút kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở một số địa phương có thể áp dụng cho huyện Hoài Đức - Phân tích thực trạng của thu hồi đất và giải quyết việc làm ở Huyện Hoài Đức từ 2008 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất ở huyện Hoài Đức trong thời gian tới 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Chương 2. Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở huyện Hoài Đức từ 2008 đến nay Chương 3. Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. 8
  16. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất và tác động của nó đến việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 1.1.1. Tính tất yếu của việc thu hồi đất trong quá trình CNH & ĐTH Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, nên sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp(CCN), các khu chế xuất(KCX) và đô thị diễn ra nhanh chóng . Theo đó, một bộ phận khá lớn đất thổ cư, đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng, phục vụ cho yêu cầu của sự phát triển chung. Điều đó có ý nghĩa là việc THĐ đối với các hộ nông dân trong vùng qui hoạch là tất yếu, do: Thứ nhất, trong quá trình CNH,HĐH cần phải có mặt bằng xây dựng các cơ sở sản xuất CN, khu CN, khu chế xuất, khu kinh tế mở nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong khi đó, diện tích đất trống không còn nên muốn phát triển hệ thống sản xuất CN thì không thể không chuyển một bộ phận diện tích nhất định đất đai nông nghiệp cho việc tạo lập mặt bằng triển khai hoạt động sản xuất này. Thứ hai, do nằm trong một cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế có quan hệ tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, nên sự phát triển sản xuất CN, tất yếu phải phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng như sân bay, bến cảng, hệ thống đường giao thông, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, liên lạc, bưu chính, viễn thông, hệ thống thủy lợi và phát triển đô thị. Điều này đòi hỏi phải mở rộng diện thu hồi đất đã và đang đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để chuyển sang phát 9
  17. triển sản xuất CN, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân và phát triển đô thị. Trên thực tế, chỉ tính 15 năm kể từ khi bắt đầu thành lập các KCN đến cuối năm 2006, cả nước đã có 135 KCN và KCX với tổng diện tích đất tự nhiên trên 30.000 ha, thu hút 4.516 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có 124 cụm CN hoặc KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập, với tổng diện tích hơn 6.500 ha. Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 8/2005 đến năm 2015 và định hướng năm 2020 cả nước có khoảng 80.000 ha đất dành cho KCN và KCX. Để có được một diện tích đất nêu trên cho phát triển KCN và KCX, Nhà nước phải tiến hành thu hồi đất từ những chủ đang sử dụng vào các hoạt động khác, trong đó chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Việc làm này là cần thiết trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Thứ ba, việc thu hồi đất nông nghiệp, nông thôn cho phát triển CN, dịch vụ, xây dựng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng là cần thiết không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ yêu cầu CNH, HĐH và ĐTH mà còn từ chính yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của khu vực nông thôn. Việc phát triển sản xuất CN không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mới, ổn định hơn để người lao động có thu nhập cao hơn so với làm việc trong nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang CN, dịch vụ và thành thị mà còn tạo ra những điều kiện mới để mở rộng thị trường cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Những sản phẩm được tạo ra từ CN sẽ là những yếu tố sản xuất và hàng tiêu dùng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân nông thôn. Nhờ phát triển CN mà người dân nông thôn có thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, cung cấp các nguyên vật liệu cho CN và hàng nông sản cho những người làm CN. 10
  18. Thu hồi một phần đất nông nghiệp chuyển sang sản xuất CN còn tạo ra điều kiện thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp. Bởi vì sự phát triển của các cơ sở CN đòi hỏi phải mở rộng nguồn cung cấp về nguyên liệu, nhất là đối với các ngành CN chế biến nông sản cho sản xuất và lương thực, thực phẩm cho người lao động trong các cơ sở CN. Thị trườn nông sản được mở rộng hơn khi chưa có các cơ sở CN. Cầu về nông sản tăng lên, làm cho giá nông sản tăng, tỷ suất lợi nhuận và thu nhập của người nông dân tăng lên. Đây là điều kiện để họ tích lũy vốn, đổi mới công nghệ sản xuất, chăm lo hơn đến việc sản xuất, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp, kích thích sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, tăng hiệu quả. Những năm gần đây nhờ phát triển công nghiệp và việc hình thành các KCN, KCX đã chuyển được hàng triệu lao động nông nghiệp sang công nghiệp, người lao động đã có thu nhập khá hơn so với khi làm nông nghiệp, mức sống vật chất và tinh thần của cá nhân và gia đình họ đã được nâng lên. Theo thống kê tổng diện tích đất đai năm 2003 của cả nước có 33.104.200 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.531.800 ha, đất lâm nghiệp có rừng 12.402.200 ha, đất chuyên dùng 1.669.600ha, đất ở 460.400 ha, còn 8.867.400 ha đất chưa sử dụng.Bình quân từ năm 1996 đến năm 2003, đất chuyên dùng tăng 52.545 ha/năm. Theo báo cáo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn 20 năm đổi mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thì chỉ trong giai đoạn 2001 – 2005, cả nước đã có 366.440 ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, trong đó có 15.383 ha chuyển sang xây dựng KCN, KCX và 24.173 ha xây dựng các cụm CN vừa và nhỏ [11,tr.2]. Đất chuyên dùng tăng lên chủ yếu là do xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất CN, các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia. Kể từ khi thực hiện đường lối 11
  19. đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta, việc thu hồi đất cho phát triển CN càng được tăng cường. 1.1.2 Tác động của việc thu hồi đất đến việc làm và giải quyết việc làm cho nông dân 1.1.2.1 Những tác động tích cực Thứ nhất, một bộ phận nông dân có cơ hội chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, với mức thu nhập cao hơn. Việc THĐ để xây dựng các KCN, KĐT chính là điều kiện và thời cơ tốt để chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp, khu vực có năng suất lao động thấp sang công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao. Nông dân trước khi bị thu hồi đất, chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, thường có mức sống thấp so với cư dân thành thị. Theo kết quả điều tra, giai đoạn 1996 – 2006, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người ở khu vực nông thôn là 2,7%(so với thành thị là 8,8%) . Như vậy, thu nhập của dân cư nông thôn chỉ bằng 54,6% thu nhập bình quân của dân cư thành thị, lại còn có xu hướng giảm dần ( năm 2008 chỉ còn 47,4% so với dân thành thị) [19,tr.78]. Thu nhập của lao động nông thôn khoảng 4 triệu đồng/người/năm (năm 2000) ; và tăng lên 12,2 triệu đồng/người/năm (năm 2008). So với bình quân của tất cả các ngành kinh tế năm 2008 là 32,9 triệu đồng/người/năm, thì mức chênh lệch giữa hai bộ phận dân cư đã lên tới 2,7 lần [12,tr.34]. Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm 73,5% (năm 2006), so với kết quả đạt được ước tính mỗi lao động có thu nhập 5,5 triệu đồng/năm ; lao động ngành thủy sản có thu nhập cao hơn khoảng 30,5 triệu đồng ; công nghiệp ở nông thôn có tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên sau khi thu hồi đất, nhiều nông dân đã chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là số lao động trẻ, lao động đã qua đào tạo. Nếu sau khi thu hồi đất chỉ giải quyết được 13% số lao động của địa phương 12
  20. vào làm việc ở các KCN thì 1ha công nghiệp sẽ có 10,01 lao động địa phương (1ha đất công nghiệp thu hút 77 lao động). Như vậy, số dư thừa lao động nông nghiệp vẫn là lao động nông nhàn, không được đào tạo, có độ tuổi cao hoặc một số ít không chấp nhận làm việc ở các KCN. Việc làm cho nông dân bị mất đất ở một số tỉnh thành trong cả nước sau khi các KCN hoạt động như sau : Ở tỉnh Hưng Yên theo quy hoạch sẽ có 19 KCN, hiện đã thu hồi 1.134,81 ha/6.550 ha cần thu hồi. Và hiện đã có 4 KCN hoạt động, thu hút khoảng 19.500 lao động, trong đó lao động địa phương là 11.000 người. Với diện tích thu hồi trên có 24.180 lao động cần việc làm (tức đã giải quyết được 45% lao động có đất bị thu hồi) [5,tr.38] Tỉnh Bình Dương, đã có 28 KCN, với diện tích 8.929,13ha, trong đó có 23 KCN đã hoạt động. Tổng số lao động đang làm việc tại các KCN Bình Dương là 222.416 người. Số người đang độ tuổi lao động của tỉnh là 800.000 người, dân số nhập cư là 50%. Vậy có thể ước tính lao động địa phương được thu hút là 111.208 người và với diện tích thu hồi trên ước tính cần giải quyết cho 140.000 lao động chuyển đổi. Tỉnh Bắc Ninh, tính đến tháng 10/2011, có 15 KCN, diện tích thu hồi là 5.961 ha. Trong đó có 10 KCN đang triển khai xây dựng, hiện tại có 259 doanh nghiệp đã hoạt động, đã giải quyết việc làm cho 72.210 lao động, lao động địa phương là 33.197 người (chiếm 46% tổng số việc làm từ KCN), 1ha công nghiệp thu hút 12,11 lao động, số lao động cần chuyển sang phi nông nghiệp khoảng hơn 127 nghìn người. Nhiều KCN Bắc Ninh đang được xây dựng, chưa đi vào hoạt động, số lao động thu hút dự kiến sẽ tăng nhanh trong những năm tới. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0