intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Anh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

135
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trên cơ sở làm rõ những lý luận chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thực trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA IIÀ NỘI KHOA KINH TẾ PH Ạ M T H Ị T H Ơ I KHẢ NÃNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GlẢl PHÁP Chuyên ngành : Kinh tè chính trị Mã sô : 603101 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dản khoa học : TS. Hoàng T h ị Bích Loan ĐAI HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯVIỆN \ • V 'y . H à nội - 2006
  2. MỤC LỤC Mờ đ ầ u ..........................................................................................................................3 Chương l: K hả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - những vấn đề lý chung và kinh nghiệm quốc t ế ................................................................................. 6 1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường...........................................................6 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.........................................................................................6 1.1.2 Phân loại cạnh tranh.......................................................................................... 8 1.1.3 Công cụ cạnh tranh.......................................................................................... 12 1.1.4 V a i trò cửa cạnh tranh.............................................................................................15 1.2 Khả năng cạnh tranh của doanh n g h iệp......................................................... 16 1.2.1 Khái niệm về kha năng cạnh tranh.................................................................16 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khá năng cạnh tranh của doanh n sh iệ p ..... 18 1.2.3 Các chí tiêu đánh giá khá năns cạnh tranh của doanh nghiệp................... 25 1.3 Kinh nghiêm quốc tế trong việc nàng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.............................................................................................................. 27 Chương 2: Thự c trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. 2.1 Tổng quan về hệ thống các doanh nghiệp Việt N atn................................. 32. 2.1.1 Số lượng và cơ cấu các doanh nshiệp...........................................................32 2 .1.2 V ị trí vai trò của doanh nghiệp trong nềnkinh t ế ............................................ 35 2.2 Tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp Việt N a m ............. ...................... 38 2.2.1 Mỏi trường kinh doanh.................................................................................... 38 2.2.2 Các yếu tố đầu v à o ........................................................................................... 44 2.2.3 Chiến lược sản phẩm ........................................................................................ 55 2.3 Đánh giá c h u n g .................................................................................................59 2.3.1 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiêp Việt nam còn y ế u ................... 59 2.3.2 Nguyên n h â n .....................................................................................................61
  3. 1 Chương 3 : Nhũng giài pháp cơ bàn nhăm nàn" cao klià năng cạnli tranh của doanh nghiệp Việt Nam............................................................................................................66 3.1 Bối cảnh m ó i.................................................................................................. 66 3.2 iXhữỉỉg chính sách cùa Đấng và Nhà nước tác động tói khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .........................................................................................68 3.2.1 Chính sách về phát triển các loạihình doanh nehiệp....................................68 3.2.2 Chính sách cạnh tranh.................................................................................. 69 3.2.3 Chính sách hội nhập kinh tế quốc tê'............................................................... 70 3.3 M ột sô'giãi pháp CO' ban nhầm nâng cao kììả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ...................................................................................................................................... 71 3.3.1 Vé phía Nhà nước........................................................................................ 72 3.3.2 Về phía Doanh nghiệp............................................................................... 77 * Kết l u ậ n ............................................................................................................ 84 * Tài liệu tham khao........................................................................................... 85 * Phụ lục
  4. 3 MỞ ĐẦU ỉ. Tính cần thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế khách quan đối với mọi quốc gia. Xu thế này vừa đem lại những cơ hội, vừa chứa đựng những thách thức gay gắt dối với mỏi quốc gia dân tộc (trons đó trực tiếp là các doanh nghiệp). Việt Nam để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quá thì vấn đề có ý nghĩa sống còn hiện nay là phai nhanh chóng nâng cao khá năng cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và của các sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Nghị quyết 07- ND/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã xác định: “ Các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp khẩn trương sáp xếp lại và nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh, đảm bảo hội nhập có hiệu qua”. Theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, vào năm 2006 Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cũng năm 2006 hiệp định AFTA sẽ có hiệu lực đầy đủ đối với Việt Nam. Như vậy, nếu chúng ta không có sự chuẩn bị đầy đủ về điều kiện, chính sách, cơ chế... để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thi sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường. Việt Nam đã trải qua gán 20 năm đổi mới, mở của và hội nhập kinh tế, bước đầu đã thu được những thành tựu to lớn trên một số phương diện. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém. Theo Tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì khả năng cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đứng thứ 60/102 nưóc có số liệu thống kê. Đủy thực sự là một thách thức lớn, không dễ vượt qua đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với quá trinh hội nhập của nền kinh tế nước ta. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam : Thực trạng và giải pháp’ làm luận văn cao học.
  5. 4 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài đã có một số côn2 trình nshiên cứu như: - GS.TS Chu Văn Cấp: Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, 2003. - Vũ Khoan: Nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập thành công. Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, số 5/2002. - Nguyễn Quốc Dũng: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - TS Nguyễn Vĩnh Thanh : Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 327. - TS Đặng Thị Hiếu Lá : Nàng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số -ì c 335. Nhìn chung, các cổng trình nêu trên đã lập trung phân tích các vấn đề về: Lý luận chung về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lược cạnh tranh quốc gia, các quan điểm và giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. M ục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những lý luận chung về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thực trạng khá năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khá năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. - Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phản tích đánh giá thực trạng khả năn» cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua.
  6. 5 - Đề xuất một số giải pháp cơ hán nâng cao khá năng cạnh tranh của doanh nshiệp Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Vấn đề nghiên cứu: Doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Đối tượng nghiên cứu: kha năn2 cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. - Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 2000 đến nay. Luận văn hướng vào phân tích những chủ trương, chính sách, định hướng ỉớn và những giai pháp ớ tầm vĩ mô. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, logic và lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích kinh tế, đổng thời có kế thừa các kết qua nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài. 6. N hững đóng góp mói của luận văn - Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng, khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 7. Bô cục của luận vãn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương ỉ: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
  7. 6 CHƯƠNG 1 : KHẢ NÀNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH N G HIỆM QUỐC TÊ 1.1 Cạnh tran h của (loanh nghiệp trong nền kinh té thị trường Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, trong nền kinh tế này sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? do thị trường quyết định. Kiểu tổ chức kinh tế nay lổn tại ở các nước tư bản từ cuối thế kỷ 15 và nay là hình thức kinh tế chung của hầu hết các nước trên thế giới. Như vậy, nói tới kinh tế thị trường, về thực chất là nói tới cư chế thị trường. Cơ chế thị trường là một cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các quan hệ cơ bản của nền kinh tế vận động dưới sự chi phối của quy luật thị trường. Nhìn vào bất kỳ một nền kinh tế nào, dù là kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, Tày Âu, Nhật Ban hay kinh tế thị trường sơ khai như ở Việt Nam hiện nay, chúnơ ta đều thấy có những nhân tố cơ bản là cung cáu và giá cả. Kinh tế thị trường vận động dưới sự chi phối của các quy luật khách quan, mà trước tiên phải kế đến là quy luật cung cầu. Sự vận động của quy luật cung cầu đã chi phối sự hoạt dộng của những thành viên tham gia thị trường. Cạnh tranh là một nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và trở thành cơ chế nổi bật của kinh tế thị trường - cơ chế cạnh tranh. 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Kinh tế thị trường dược xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Nó luôn hùm chứa trong mình nhữnẹ thách thức đối với sự nhạy bén và sáng tạo của con người trong môi trường cạnh tranh. Dưới sự tác độns của quy luật cung cẩu, quy luật giá trị, các chủ thể kinh doanh đã cạnh tranh với nhau để cùng với bên kia của thị trường (người tiêu
  8. 7 dùng) xác định giá cả của hùng hoá. Dưới tác động cùa cạnh tranh, thị trường tự thân nó luôn phải giải quyết sự mâu thuần không ngừng vận độn2 giữa sở thích của người tiêu dùng và hạn chế kỹ thuật (giới hạn klìá năng sán xuàĩ). Do vậy, cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trườns. Nó chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường, nơi mà cung cầu là cốt vật chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. Ngày nay, hấu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh không những là môi trườns và động lực của sự phút triển nói chung, thúc đẩy sán xuất, kinh doanh phát triển và tăng năn2 suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn lù nhân tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Thực tế cho thấy cạnh tranh là một hiện tượns xã hội rất phức tạp và đòi hỏi được làm sáng tỏ ở nhiều tầng tiếp cận khác nhau về cạnh tranh. Theo Mác, “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những diều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”[ 24, tr. 27]. Thông qua cạnh tranh mà kích thích cải tiến kỹ thuật, lợp lv hoá sản xuất, phát minh ra kỹ thuật mới. Trong từ điển thuật ngữ kinh tế học (Nxb Từ điển bách khoa - Hà Nội, 2001) thì cạnh tranh “ là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, các tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”[ 26, tr. 22]. Trong từ điển kinh doanh (xuất bản tai Anh năm 1992): “Canh tranh ià sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”[ 26, tr .22]. Uỷ ban cạnh tranh công nshiệp của tổng thống Mỹ cho rằng : “Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ờ đó, dưới các điều kiện tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàn£ hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị
  9. 8 trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của nhân dân nước đó” [ l l . t r . 5]. Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu nhấn mạnh cạnh tranh là : “Khả năng nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay đổi của GDP trên đầu người theo thời gian” [ 11, tr. 5], Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có định nghĩa chung về cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia : “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” [ l l . t r .5]. Như vậy, khái niệm cạnh tranh được hiểu từ rất nhiều góc độ, song dưới góc độ kinh tế chính trị, ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau : "Cạnh tranh ỉà quan hệ kinh t ế mà ỏ đó các chủ thể kinh tể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẩn thủ đoạn đ ể đạt mục tiêu kinh tế của mình thông thường là chiếm lĩnh thị trưởng, qiành lấy khách hàng cũng như các điểu kiện sán xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ th ể kình tế trotìỸỊ quá trình cạnh tranh là tối đa ìioá lợi ích. Đấi với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với ììiịKỜi tiêu dùng là lợi ích tiêu dừng và sự tiện lợ i” [ 4, tr. 9] 1.1.2 Phân loại cạnh tranh * Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, có ba loại cạnh tranh : - Một là: Cạnh tranh ỵiữa những người bán và những người mua : là cuộc cạnh Iranh diễn ra theo luật “mua rẻ, bán đắt”. Những người bán muốn bán sản phẩm của minh với giá cao nhất, nsược lại những người mua lại có tham vọng mua được hàng hoá với aiá rẻ. Hai lực lượng này hình thành nên hai phía cung cầu trên thị trườns. Giá cả cuối cùna là giá thống nhất giữa người mua và người bán sau một quá trình mặc cá, mà theo đó hoạt động mua bán dược thực hiện.
  10. 9 - Hai là : Cạnh tranli giữa những người mua với nhau : là cuộc cạnh tranh dựa trên sự tranh đua trên cơ sở của luật cung cầu. Khi lượng cung một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua sẽ trở nên quyết liệt. Lúc đó, giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ tăng vọt, nhưng do hàng hoá khan hiếm nên người mua vẫn sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được thứ mà mình cần. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là giả cả của hàng hoá đem bán tăng lên. - Ba là : Cạnh tranh giữa những người bán với nhan : Đây là cuộc cạnh tranh mang tính gay go khốc liệt nhất và có ý nghĩa sống còn đối với người bán. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, thủ tiêu nhau để giành khách hàng và thị trường, làm cho giá cả của hàng hoá không ngừng giảm xuống và người mua sẽ được lợi. * Căn cứ vào mức độ, tính chất cạnh tranh trên thị trường, thì có : - Một là : Cạnh tranli hoàn hảo là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cá của một hàng hoá là không đổi trôna toàn bộ các nơi của thị trường, bởi vì có nhiều người mua và nhiều người bán, họ có sự thông tin đầy đủ về các điều kiện của thị trường. Vì vậy, một hãng cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có iý do gì để bán sản phẩm với mức giá rẻ hơn mức giá trên thị trường, hơn nữa nó cũng không thể tăng giá của mình lên cao hơn mức giá thị trường vì nếu thế, doanh nghiệp sẽ không bán được gì và người tiêu dùng sẽ đi mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn từ phía các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ còn cách thích ứng với giá trên thị trường và tìm mọi biện pháp giảm chi phí, sản xuất ra một lượng sản phẩm ở mức giới hạn mà ở đó chi phí bằng doanh thu cận biên để tối đa hoá lợi nhuận của mình. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sỗ không có những hiện tượng cung cáu giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính của doanh nghiệp. Vì vậy trong thị trường này, siá thị trường sẽ dẩn tới chi phí sản xuất [ 12, tr. 145-147],
  11. 10 - Hai là : Cạnh tranh không hoàn hảo : là hình thức cạnh tranh trên thị trường mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực để chi phối giá cả sản phẩm của mình trên thị trường tuỳ theo các mức độ cạnh tranh khác nhau. Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: + Cạnh tranh có tính độc quyền : Mỗi hãng đứng trước đường cầu dốc xuống. Nó mô tả một ngành trong đó mỗi hãng có thể ảnh hưởng đến phần thị trường của mình ở một mức nào đó bằng cách thay đổi giá cả của mình so với đối thủ cạnh tranh khác. Đường cẩu đối với nó không phải nằm ngang vì sản phẩm của các hãng khác nhau chỉ có thể thay thế cho nhau một cách có giới hạn. Những ngành cạnh tranh có tính độc quyền có sự khác biệt ở cùng một loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mặc dù sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể ; mỗi loại nhãn hiệu lại có uy tín, sự độc đáo khác nhau đối với người mua do nhiều lý do khác nhau như : khách hàng quen, gây được lòng tin từ Irước, sản phẩm có tên tuổi lâu đời trên thị trường. Trong thị trường này, người bán lôi kéo khách hàng về phía mình bằng nhiều cách như : quảng cáo, khuyên mại, phương thức thanh toán, phương thức bán h à n g ... + Độc quyền nhóm : là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra trên thị trường, ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền ; điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường này có nhiều trở ngại đo vốn dầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ. Thị trường độc quyền nhóm không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyêt định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn hay thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm và tác đụng của từng loại sản phẩm, cốt sao cho cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những doanh nshiệp nhỏ tham gia thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của các nhà độc quyền.
  12. 11 + Độc quyền thuần tuý : là hình thái đối lập hoàn loàn với cạnh tranh. Một nhà độc quyền là người cung ứng duy nhất hoặc phần lớn sản phẩm của ngành. Một hãng độc quyền thuần tuý cũng giống như các hãng khác, nó sẽ sản xuất sản lượng đem lại hiệu quả cao nhất (MC = MR) Sở dĩ có sự hình thành của các hình thái cạnh tranh không hoàn hảo là do trong quá trình làm tối đa hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp, cạnh tranh đã thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho việc phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy mà ở một số nước có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh giữa các nhà kinh doanh. * Căn cứ vào phạm vi ngành, thì có : - Một lả : Cạnh tranh trong nội bộ ngành : là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành: là các doanh nghiệp thường xuyên cải tiến kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường ) của từng loại hàng hoá. - Hai là : Cạnh tranh giữa các ngành : là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn. Biện pháp cạnh tranh : vốn kinh doanh tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác, tức là tự phát phân phối vốn kinh doanh vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
  13. 12 1.1.3 Công cụ cạnh tranh Trong thực tế, khi tiến hành cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ cạnh tranh khác nhau để nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần và đảm bảo mức thu nhập ngày càng cao, các công cụ đó thường là chất lượng sản phẩm, giá bán, hình thức tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ . * Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một trong những vũ khí lợi hại nhất để doanh níihiệp chiến thắng đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua chiếm lĩnh và xâm nhập thị trường. Theo quan niệm của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ( ISO) thì "Chất lượng sản phẩm ỉà một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo ra cho sản phẩm đó khả năng thoả mãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn"[32, tr.22]. Chất lượng sản phẩm nhấn mạnh vai trò thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng. Theo quan niệm xuất phát từ thị trường về việc tạo ra khả năng cho rằng: "Chất lượng sản phẩm là cung cấp những đặc điểm mà đối thủ cạnh tranh không có được". Sự khác biệt về cùng một loại sản phẩm của các hãng khác nhau không chỉ là vấn đề chất lượng sản phẩm mà còn là các dịch vụ đi kèm trợ giúp sau khi bán, về kiểu dáng, mẫu mã, bao bì cũng giữ vị trí quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, phải tạo ra sản phẩm có nhiều thuộc tính ít nhất là bằng hoặc là vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh, nếu bất cứ một yếu tố nào khiếm khuyết thì được đánh giá là chưa hoàn hảo. Chất lượng sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường, bởi nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp càng cao thì sản lượne hàng hoá được tiêu thụ tăng lên, dặc biệt khi trình độ phát triển của xã hội nsày càng cao, thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi các sản phẩm có chất lượn» cao về nội dung và hình thức. * Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm.
  14. 13 Giá bán sản phẩm (giá cả) làm một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh, thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường mới. Giá bán hàng hoá được hình thành thông qua quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, thông qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán để quyết định giá bán, giá mua cuối cùng mà cả hai bên có lợi. Để giá bán hàng hoá là một công cụ cạnh tranh quan trọng thì giá bán phải bằng hoặc nhỏ hơn giá bán sản phẩm cùng loại trên thị trường và đảm bảo đôi bên cùng có lợi. Trong quá trình hình thành và xác định giá bán sản phẩm của mình, các doanh nghiệp có thể tham khảo một số chính sách định giá sau: - Chính sách định giá thấp Theo chính sách này, doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường. Định giá thấp có thể chia làm 2 loại: + Định giá thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn cao hơn giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phẩm mới xâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần bán hàng nhanh, khối lượng lớn để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp này doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận nhưng thấp. + Định giá thấp hơn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sản phẩm. Trường hợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận nhưng bảo đảm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn, làm cơ sở cho chính sách giá cao. Chính sách giá cao Doanh nghiệp áp dụng mức giá bán sản phẩm cao hơn giá bán trên thị Irườns, và cao hơn giá thành sản phẩm. Chính sách này áp dụng cho sản phẩm mới tung ra trên thị trường, chưa có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội so sánh về giá, sau đó doanh nghiệp sẽ hạ dẩn đến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn thu được lợi nhuận.
  15. 14 Chính sách ổn định giá Khi áp dụng chính sách này, doanh nghiệp đã bỏ qua quan hệ cung cầu hàng hoá, chính sách này giúp cho doanh nghiệp tạo ra những nét độc đáo khác với đối thủ cạnh tranh, nó giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường. - Chính sách bán phá giá Chính sách này rất nguy hiểm, ít được các doanh nghiệp sử dụng. Nếu doanh nghiệp định sử dụng chính sách này thì phải phân tích rất kỹ những lợi, hại mà doanh nghiệp phải đối mặt. Chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều không có khả năng bán được và một số loại sản phẩm có đặc tính lý, hoá không để lâu được, sau khi bán xong phải nghĩ đến việc cải tiến hoặc đổi mới mặt hàng. Tóm lại, việc nghiên cứu và vận dụng chính sách định giá là một vấn đề rất phức tạp trong cơ chế thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có tính chủ động, sáng tạo cao mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. * Cạnh tranh bằng hình thức tiêu thụ hàng hoá Sau khi hàng hoá đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp với yêu cầu của thị trường thì vấn đề xác định đúng hình thức tiêu thụ cũng là vấn đề quan trọng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét về mặt hình thức, hàng hoá tiêu thụ trên thị trường đang có rất nhiều hình thức khác nhau như bán buôn, bán lẻ, trực tiếp, gián tiếp, mua bán qua điện thoại hoặc trên mạng Internet... v ề hình thức thanh toán cũng rất đa dạng và phong phú như tiền mặt, séc, trả góp, thậm chí khi cẩn thiết vẫn phải thanh toán bằng hiện vật miễn sao là tim điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng. Không để cho khách hàng phải chờ đợi và lo không đủ tiền, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh phải luôn coi trọns khách hàng. Song song với các hình thức bán hàng, phương thức thanh toán, các dịch vụ kèm theo như: đón khách, giao hàng, đổi hàng, dịch vụ vận chuyển và bảo hành, luôn luôn phải làm cho khách hàng hài lòng, không
  16. 15 VI lợi ích cá nhân của nhân viên mà làm mất lòng tin của khách hàng. Làm tốt các yếu tố trên, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.4 Vai trò của cạnh tranh Thế kỷ XVIII, Adam Smith, nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại Anh, đã thuyết minh vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đang ở giai đoạn hình thành. Ông cho rằng, cạnh tranh có thể phối hợp kinh tế một cách nhịp nhàng, có lợi cho xã hội. Nếu tự do cạnh tranh, các cá nhân chèn ép nhau, thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác, cạnh tranh thường tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Như vậy, cạnh tranh có thể khơi dậy sự nỗ lực chủ quan của con người, thúc đẩy lòng hăng say lao động và điều tiết việc phân phối yếu tố tư bản một cách hợp lý, từ đó làm tăng của cải của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể khác nhau cùng sản xuất một loại hàng hoá như nhau thì có những mức hao phí lao động cá biệt khác nhau. Tuy nhiên, giá cả đối với những hàng hoá đó là thống nhất vì cạnh tranh đã san bằng các hao phí lao động cá biệt đó thành giá trị thị trường ở mức tương đương với thời gian lao động xã hội cần thiết. Đồng thời cạnh tranh san bằng tỷ suất lợi nhuận của các ngành sản xuất khác nhau thành tỷ suất lợi nhuận binh quân, chuyển hoá giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất. Cho nên, cạnh tranh làm cho trong cùng một lĩnh vực sản xuất những người sản xuất bán hàng hoá của họ theo cùng những giá cả như rihau và trong những ngành sản xuất khác nhau, họ bán hàng hoá của họ theo những giá cả đảm bảo cho họ thu được một lợi nhuận như nhau. Như vậy, cạnh tranh có vai trò là phương thức giải quyết mâu thuẫn kinh tế giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dựa trên cơ sỏ' hoạt động của quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Cho tới nay, cạnh tranh vẫn được coi là một yếu lố trung tâm và không thể thiếu được Irons hệ thống kinh tế xã hội, nhất là khi quá trình hội nhập kinh
  17. 16 tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Không có nó thì không có nền kinh lế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có những vai trò sau đây : M ột là: Cạnh tranh kích thích nhiệt tinh lao động, kích thích người lao động nắm vững kỹ thuật công nghệ, thành thạo kỹ xảo, nâng cao khả năng sản xuất. H ai là: Thông qua quy luật cung cầu, cạnh tranh tạo ra khả năng nhanh nhạy trong việc đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bằng phương thức cạnh tranh kinh điển là cạnh tranh qua giá mà nhờ đó giá cả của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đựơc cải thiện theo hướng có lợi cho người tiêu dùng. Ba là: Khuyến khích áp dụng cống nghệ mới. Công nghệ mới có ý nghĩa là giảm chi phí sản xuất và các hãng áp dụng công nghệ mới có khả năng chiếm được phần lớn thị trường do bán rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Bốn là: Môi trường cạnh tranh là môi trường tạo sức ép buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, vốn, kinh nghiệm quản lý ...) để tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời cũng là môi trường nuôi dưỡng và đào tạo các nhà kinh doanh giỏi. Năm là: Tạo sự đổi mói nói chung, thường xuyên và liên tục để chống lại trì trệ, khắc phục suy thoái và vì vậy mang lại sức tăng trưởng kinh tế cao. 1.2 Khả năng cạnh tran h của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm Cho tới nay, vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm khả năng cạnh tranh ở cả cấp quốc gia lẫn ở cấp ngành/doanh nghiệp. Lý do cơ bán ở đây là ở chỗ có nhiều cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh. Đối với một số người, chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương mại. Trong khi đó, đối với nhữnơ người khác, khái niệm khả năng cạnh tranh lại bao gồm khả
  18. năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống cao cho các công dán trong nước. Kruman (1994) cho rằng khái niệm về khả năng cạnh tranh chỉ phù hợp với cấp độ công ty, đơn giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khả năng bù đắp chi phí của mình thì chắc chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản [11]. Còn như M. Porter, trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (1990) của mình đã cho rằng chỉ có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về khả năng cạnh tranh quốc gia. Bởi vì đây là yếu tố xác định cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước xét về dài hạn [ 27]. Fafchamps cho rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nshiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trườne. Theo cách hiểu này, doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn. Randall lại cho rằng, khả năng cạnh tranh là khả năng dành được và duy trì thị phần Irên thị trường với lợi nhuận nhất định. Dunning lập luận rằng, khả năng cạnh tranh là khả năng cung cấp sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó. Một quan niệm khác cho rằng, khả năng cạnh tranh là trình độ của doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường, đồng thời duy trì được mức thu nhập thực tế của mình. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) khi tiếp cận cạnh tranh với tính cách năng lực của một quốc gia đã cho rằng, khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởns cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác [11], Có thể thấy rằng, các quan niệm đều xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều có liên quan đến hai khía cạnh : chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận. -----------------—------ ------ 7 1 0 A I H O C w 'J ü C Ç lA HA Nv* ĨRUNG TAM THÒNG TIN THUVIÊN
  19. 18 Vì vậy khả năng cạnh tranh có thể hiểu là: khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Quan niệm này có thể áp dụng cho từng doanh nghiệp cũng như một quốc gia trong cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới và khu vực. 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ì .2.2.1 Các yếu tố về môi trường vĩ mô * Các yếu tố về mặt kinh tế - Chính sách tài khoá : việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế. - Chính sách tiền tệ : việc ngân hàng trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền cơ sở và số nhân tiền. ở đây khi xem xét cả hai chính sách ta thấy : Khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, các doanh nghiệp không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng. Tổng cầu ử mức rất thấp. Tinh trạng này cho thấy các doanh nghiệp dang có khả năng cạnh tranh rất thấp. Để tăng tổng cầu và tạo ra sự cạnh tranh sôi động trở lại cho các doanh nghiệp, Chính phủ có thể tăng chi tiêu (G), giảm thuế (T), hoặc Chính phủ có thể dùng chính sách mở rộng tài chính và nới lỏng tiền tệ. Khi đó tổng cầu và sản lượng sẽ tăng mạnh. Quá trình này cũng biểu hiện sự tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. (Ví dụ : khi Chính phủ tăng cung tiền (M), làm cho lãi suất (i) giảm, dẫn đến doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đầu tư, do đó sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường. Lúc này các doanh nghiệp phải cạnh, tranh ác liệt hơn và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên) [ 1]. - Chính sách thương mại : Việc theo đuổi một chính sách thương mại “mở cửa” (hay “đóng cửa”) cho phép doanh nshiệp có thể nâng cao khả năng cạnh
  20. 19 tranh (hay hạ thấp khả năng cạnh tranh) của mình. Bởi vì, đi kèm với một chiến lược chính sách cụ thể là cả một hệ thống những điều kiện (có thể là thuận lợi hay bất lợi) cho doanh nghiệp. Để thực hiện chính sách thương mại “ mở cửa” Chính phủ sẽ xây dựng một cơ chế tỷ giá thuận lợi cho xuất khẩu, hay ký các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Qua đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và nâng cao khả năng cạnh tranh. - Tốc độ tăng trưởng GDP mà cao điều đó có nghĩa là thu nhập của người dân được nang cao, sức mua tăng lên và doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này mà tăng khả năng cung ứng của mình lên ( số lượng, chất lượng, mẫu mã) sẽ có thể thu được một khoản lợi nhuận lớn. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thi trường * Các yếu tố về chính trị, luật pháp Các yếu tố này bao gồm các quy định về chống độc quyền, các luật thuế xuất nhập khẩu ... dồng thời cũng liên quan đến việc cải thiện các điều kiện thương mại và đầu tư. Yếu tố chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng có tính chất quyết định đến khả năng tiến hành đầu tư dài hạn cũng như ngắn hạn, bình đẳng cho các doanh nshiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. * Các yếu tố về văn hoá xã hội Mỗi tổ chức kinh tế đều hoạt động trong một môi trường văn hoá - xã hội nhất định và giữa doanh nghiệp với môi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nahiộp cấn và tiêu thụ những hàng hoá, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tất cả các giá trị chung của xã hội, các tập tục truyền thống, quan điểm sống, phong cách sống, tính tích cực tiêu dùns, tỷ lệ tăng dân số... đều là các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của thị trường và do đó ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau mà ở đó thị hiếu tiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0