intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở làm rõ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm cho người lao động trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực này và phát huy khả năng tạo lập việc làm của nó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------------------- Nguyễn Thị Hoàng Nhung KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2009
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------------------- Nguyễn Thị Hoàng Nhung KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG Hà Nội - 2009
  3. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 6 1.1 Khu vực kinh tế tư nhân: khái niệm và đặc điểm 6 1.1.1. Khái niệm khu vực kinh tế tư nhân 6 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân 8 1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong tăng trưởng kinh tế và mở 10 rộng việc làm 1.2.1. Vai trò của kinh tế tư nhân trong tăng trưởng và phát triển kinh tế 10 1.2.2. Kinh tế tư nhân và vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động 13 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và khả năng mở rộng việc làm của nó 16 1.3.1. Quan niệm và thái độ xã hội đối với kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân 16 1.3.2. Hệ thống pháp luật 17 1.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng khác 18 1.4. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân theo hướng tạo việc làm cho người lao động ở một số nước trên thế giới 20 1.4.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 20 1.4.2. Kinh nghiệm Ấn Độ 26 1.4.3. Kinh nghiệm Đài Loan 29 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VIỆC LÀM TRONG KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 31 2.1. Tổng quan về sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 31
  4. 2.1.1. Sự tiến triển về quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế tư nhân 31 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong những năm đổi mới 35 2.2. Tác động của sự phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam đối với việc giải quyết việc làm cho người lao động 42 2.2.1. Tương quan giữa tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân và tăng trưởng việc làm 42 2.2.2. Tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân: phân tích theo ngành và lĩnh vực của nền kinh tế 48 2.2.3. Tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân: phân tích theo tiêu chí vùng, miền 54 2.3. Đánh giá chung 59 2.3.1. Tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân: những khía cạnh tích cực 59 2.3.2. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân 60 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 63 3.1. Một số quan điểm về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong 63 giải quyết việc làm cho người lao động 3.1.1. Quan điểm chung về kinh tế tư nhân trước thách thức hội nhập 63 quốc tế 3.1.2. Quan điểm nhằm phát huy khả năng mở rộng việc làm thông qua 66 sự phát triển kinh tế tư nhân 3.2. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư 70 nhân trong giải quyết việc làm cho người lao động
  5. 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân 70 3.2.2. Hoàn thiện các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân 71 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế tư nhân 75 3.2.4. Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 76 3.2.5. Ưu tiên những ngành có lợi thế để phát triển và sử dụng nhiều lao động tạo ra việc làm 78 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 87
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC Diễn đang Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐH - CĐ Đại học - Cao đẳng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GSO Tổng cục thống kê HTX Hợp tác xã ISIC Mã ngành chuẩn phân loại quốc tế MOLISA Bộ Lao động Thương binh và xã hội NXB Nhà xuất bản ODA Viện trợ phát triển chính thức XHCN Xã hội chủ nghĩa WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Phần trăm tham gia của các thành phần kinh tế trong GDP 22 của Trung Quốc Bảng 2.1: Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp 36 Bảng 2.2: Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phân theo thành 37 phần kinh tế Bảng 2.3: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế 40 Bảng 2.4: Tốc độ tăng bình quân của các doanh nghiệp 43 Bảng 2.5: Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 phân theo thành 45 phần kinh tế Bảng 2.6: Lao động của các doanh nghiệp 46 Bảng 2.7: Lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp tư nhân 50 chia theo ngành kinh tế Bảng 2.8: Tốc độ tăng trưởng lao động theo khu vực sản xuất 51 Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo vị thế doanh nghiệp của khu vực kinh 52 tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội Bảng 2.10: Tiền lương, thu nhập bình quân của các doanh nghiệp tính 53 theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.11: Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và vùng 55 lãnh thổ năm 2007 Bảng 2.12: Tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân chia theo vùng 56 lãnh thổ Bảng 2.13: Tăng trưởng lao động theo địa phương 57 Bảng 2.14: Số lượng và tốc độ phát triển số cơ sở, lao động của các cơ sở 58 sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp phân theo vùng
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1: Tốc độ tăng GDP của Ấn Độ 1991 – 2005 27 Hình 2.1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế 39 Hình 2.2: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế 41 Hình 2.3: Cơ cấu lao động làm việc tại các doanh nghiệp theo thành 47 phần kinh tế 2000-2006 Hình 2.4: Lao động có việc làm chia theo ngành và khu vực kinh tế 49 Hình 2.5: Cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế 60
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm cho người lao động là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến và luôn mang tính thời sự ở mọi quốc gia, bởi vì đảm bảo việc làm là một trong những yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì vấn đề việc làm cho người lao động là hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Giải quyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” [10, tr.210]. Việt Nam là một quốc gia có lực lượng lao động động đông đảo, có tốc độ gia tăng hàng năm cao thì sức ép việc làm hiện nay đang là vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, trong khi đó khả năng tạo việc làm từ khu vực kinh tế nhà nước không lớn và có xu hướng đứng yên. Vì thế nếu chỉ thông qua các doanh nghiệp nhà nước thì không bao giờ tạo đủ việc làm cho người lao động. Theo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong các nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân có lợi thế và vai trò quyết định trong việc mở rộng việc làm, giải quyết thất nghiệp. Vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam gần đây đang được nhìn nhận lại và có sự phát triển nhanh chóng, đồng thời dường như khu vực này đang có những đóng góp tích cực đến tăng trưởng kinh tế chung và mở rộng việc làm cho người lao động nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố kìm hãm sự phát triển của khu vực này và khả năng tạo lập việc làm của nó. Điều đó đòi hỏi phải làm sáng tỏ: khu vực kinh tế tư nhân thực tế đóng vai trò như thế nào trong việc tạo lập và mở rộng việc làm trong nền kinh tế thị trường? Tại -1-
  10. sao nó có thể đóng được vai trò như vậy? Ở Việt Nam, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã đóng góp như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm? Những bất cập và giải pháp tháo gỡ nào cần được đề xuất? Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Khu vực kinh tế tư nhân với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về khu vực kinh tế tư nhân và vấn đề việc làm cho người lao động đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở các góc độ khía cạnh khác nhau. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài mà tác giả luận văn được biết có thể phân thành hai nhóm sau:  Thứ nhất, nhóm các đề tài đi sâu vào nghiên cứu sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam: - Đinh Thị Thơm (CB, 2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề, NXB Khoa học xã hội. - Nguyễn Văn Tuất, Đặng Danh Lợi (2006), Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Thế giới, Hà Nội. - Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, NXB Lao động, Hà Nội. - Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ năm 2000 - 2001, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Hữu Thắng (1999), Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. -2-
  11. - Phương Hữu Việt (2002), Phát triển các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Các công trình trên tập trung nhiều vào các khía cạnh liên quan trực tiếp đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Đóng góp của khu vực này đối với lĩnh vực tạo lập việc làm chỉ được khảo cứu và đề cập sơ sài bên cạnh những đóng góp khác.  Thứ hai, nhóm các đề tài tập trung vào vấn đề giải quyết thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động: - Nguyễn Thị Thơm (CB, 2006), Thị trường lao động Việt Nam, thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Đinh Đăng Định (CB, 2004), Một số vấn đề về lao động - việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, NXB Lao động, Hà Nội. - Phạm Quang Vinh (1996), Một số vấn đề về việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội. - Tạ Đức Khánh (1996), Doanh nghiệp tư nhân (nhỏ và vừa) với vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ, Hà Nội. - Bùi Anh Tuấn (1999), Tạo việc làm cho người lao động qua vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. Như vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong lĩnh vực tạo lập việc làm ở Việt Nam chưa được chú ý trong các công trình nghiên cứu và đó là lý do để luận văn lựa chọn chủ đề nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm cho người lao động trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, luận văn đề -3-
  12. xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực này và phát huy khả năng tạo lập việc làm của nó. Nhiệm vụ của luận văn: - Làm rõ về mặt lý thuyết vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc giải quyết việc làm của người lao động. - Phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc phát huy khả năng giải quyết việc làm của khu vực kinh tế tư nhân. - Luận giải thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và ảnh hưởng của nó đến tạo lập việc làm ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc giải quyết việc làm trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân Việt nam trong lĩnh vực gải quyết việc làm. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và khả năng tạo lập việc làm trong thời gian từ năm 2000 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở lấy phương pháp biện chứng duy vật làm phương pháp luận tổng quát, trong quá trình nghiên cứu, luận văn chú trọng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: lô gíc kết hợp với lịch sử; phân tích kết hợp với tổng hợp; phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ thực trạng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ở Việt Nam. Qua đó, góp phần làm rõ hơn vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân trong giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường nói chung. -4-
  13. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm phát huy khả năng của khu vực tư nhân trong việc mở rộng việc làm cho người lao động ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về khu vực kinh tế tư nhân và vấn đề giải quyết việc làm Chƣơng 2: Tình hình việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến nay Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy việc làm của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian tới -5-
  14. CHƢƠNG 1 KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1. Khu vực kinh tế tƣ nhân: khái niệm và đặc điểm 1.1.1. Khái niệm khu vực kinh tế tư nhân Hiện nay trong giới nghiên cứu đang có nhiều cách lý giải khác nhau về khu vực kinh tế tư nhân. Có người cho rằng, “kinh tế tư nhân” đồng nghĩa với “kinh tế tư bản tư nhân”. Có người lại đồng nhất kinh tế tư nhân với kinh tế ngoài quốc doanh, theo đó một doanh nghiệp hay công ty… sẽ được coi là ngoài quốc doanh nếu như tư nhân làm chủ trên 50% vốn đầu tư. Hiện nay, niên giám của Tổng cục Thống kê nước ta vẫn thường dùng khái niệm “ngoài quốc doanh”, ví dụ trong Niên giám thống kê năm 2002, Tổng cục Thống kê đã xếp các loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh gồm: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp. Riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại được tách riêng. Quan điểm khác lại cho kinh tế có 100% vốn nước ngoài cũng nằm trong kinh tế tư nhân (nếu thuộc sở hữu tư nhân). Còn theo quan điểm hiện nay được Đảng ta nêu ở Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, tháng 3-2002 thì: “kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân” [12, tr.55]. Theo cách phân chia thành phần kinh tế trong Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam thì nền kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay gồm 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, theo quan niệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thì kinh tế -6-
  15. tư nhân được hiểu theo góc độ hẹp bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Nếu xét về nguồn gốc thì 2 loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân có chung một nguồn gốc, đó là sở hữu tư nhân. Tuy nhiên phải thấy rằng tính chất và trình độ của kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân là khác nhau, nhưng chúng có mối liên hệ với nhau. + Kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có quy mô nhỏ hơn các loại hình doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chủ yếu dựa vào sức lao động của chính họ. Kinh tế cá thể, tiểu chủ tồn tại độc lập dưới hình thức: xưởng thợ gia đình, công ty tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ, hộ làm kinh tế trang trại, hoặc tham gia liên doanh, liên kết với các loại hình kinh tế khác. + Kinh tế tư bản tư nhân: đây là loại hình kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của một hay nhiều chủ, có sử dụng lao động làm thuê, hoạt động một cách độc lập, trong đó chủ thể tư bản đồng thời là chủ doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân thường được nhận thức theo cách xác định của Luật doanh nghiệp (ban hành cuối năm 1999) gồm có: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh được thành lập theo Luật doanh nghiệp. Như vậy, do chưa có sự thống nhất chung nên ta vẫn có thể hiểu khái niệm kinh tế tư nhân qua hai cấp độ khác nhau: Theo cấp độ khái quát nhất: Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Theo cấp độ hẹp hơn: Kinh tế tư nhân gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Từ hai cách hiểu trên, chúng ta đi đến một nhận thức mang tính khái -7-
  16. quát chung về kinh tế tư nhân như sau: Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân. Trong đó các chủ thể của nó tự chủ tiến hành sản xuất kinh doanh vì lợi ích trực tiếp của cá nhân, hay tập thể cá nhân hoạt động dưới những hình thức kinh tế khác nhau, dù có thuê hay không thuê lao động. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, lấy số liệu, luận văn sẽ đề cập đến khu vực kinh tế tư nhân với nghĩa là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp và tách riêng khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân Trong sự phân loại các loại hình kinh tế của V.I. Lênin không có tên kinh tế cá thể, tiểu chủ. Đây chỉ là cách gọi riêng của Việt Nam. “Kinh tế cá thể, tiểu chủ” và “kinh tế tư nhân” (được hiểu đồng nghĩa với kinh tế tư bản tư nhân) đã trở thành đối tượng của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm 1958 đến năm 1985. Việc đặt trung tâm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự chiến thắng của chủ nghĩa xã hội trước con đường tư bản chủ nghĩa, đã trực tiếp chuyển loại hình kinh tế trên, từ vấn đề kinh tế, trở thành vấn đề chính trị. Quan điểm này trên thực tế đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp. Thực ra cách tiếp cận lâu nay của chúng ta chia kinh tế tư nhân ra nhiều loại hình kinh tế (thường được gọi là thành phần kinh tế) là hướng theo mục đích làm rõ kết cấu quan hệ sản xuất, theo góc độ quan hệ sở hữu giữa các tầng lớp, các giai cấp, để từ đó có những đối sách cụ thể về mặt chính trị đối với từng thành phần kinh tế. Cách chia này lại mang tính chất định tính, rất khó nêu ra một tiêu chí cụ thể và chính xác cho mỗi loại hình kinh tế. Hiện nay trên thế giới người ta thường sử dụng một số tiêu chí để phản ánh quy mô và phân biệt ranh giới giữa các loại doanh nghiệp: cực nhỏ, nhỏ, vừa và lớn. -8-
  17. Nhìn chung các nước đều sử dụng các tiêu chí rất khác nhau để chỉ quy mô các loại doanh nghiệp. Mặt khác, các tiêu chí này thường được thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh lịch sử nhằm phù hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế - xã hội. Với lý do trên, chúng tôi cho rằng, không thể có một tiêu chí chính thức nhằm phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ với kinh tế tư bản tư nhân. Bởi nếu định ra một tiêu chí như vậy sẽ là chủ quan, không khoa học, thiếu tính thuyết phục và dẫn đến những cuộc tranh luận vô tận về nó. Thực tế cho thấy, cũng như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân tuy có nhiều trình độ phát triển khác nhau nhưng cũng không nên chia cắt nó theo những góc độ khác nhau để có sự phân biệt đối xử giữa chúng. Bản chất chung của khu vực kinh tế tư nhân chính là sở hữu tư nhân. Dù là kinh tế cá thể, tiểu chủ hay kinh tế tư bản tư nhân thì giữa chúng cũng có điểm chung là, đều dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và về các nguồn lực sản xuất. Như vậy, không cần thiết phải sử dụng khái niệm “thành phần kinh tế”, mà thay vào đó chỉ nên dùng khái niệm “khu vực kinh tế”. Theo đó, trong nền kinh tế nước ta hiện nay có hai khu vực kinh tế cơ bản là “khu vực kinh tế nhà nước” và “khu vực kinh tế tư nhân”… Cũng có thể hiểu và gọi các khái niệm trên bằng các khái niệm có chung một nội dung, nhưng gọn hơn là: “kinh tế nhà nước” và “kinh tế tư nhân”… Nếu sử dụng cách tiếp cận “khu vực kinh tế” và sử dụng một số khái niệm nêu trên, chúng ta sẽ gặp được nhiều thuận lợi sau đây: - Khắc phục được tính trừu tượng, tính phi định lượng của cách tiếp cận thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê chính xác hơn và quản lý thông thoáng hơn. - Tránh được sự phân biệt đối xử, sự thành kiến mặc cảm, cổ vũ sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế, tạo tâm lý yên tâm phấn khởi, tạo niềm tin cho -9-
  18. các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước. - Phù hợp với cách phân định khu vực kinh tế của các nước, tạo thuận lợi cho việc hội nhập và tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế của nước ta. - Tránh được việc tranh luận không có hồi kết về sự phân định ranh giới giữa hai loại hình kinh tế: cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. - Khi không cần phải sử dụng khái niệm “thành phần kinh tế tư bản tư nhân”, thì việc tranh luận về vấn đề “đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân” cũng không cần thiết phải đặt ra nữa. Bởi nó cũng rất khó giải quyết như việc ta đang tìm tiêu chí cụ thể cho việc phân định ranh giới giữa hai loại hình kinh tế trong khu vực kinh tế tư nhân vậy. Song cũng cần có những quy định cần thiết cho những đảng viên làm chủ doanh nghiệp ở quy mô lớn và tương đối lớn. 1.2. Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong tăng trƣởng kinh tế và mở rộng việc làm 1.2.1. Vai trò của kinh tế tư nhân trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tiễn hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của nước ta cho thấy sự tái lập và phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc cơ cấu nền kinh tế quốc dân, từ một nền kinh tế đơn sở hữu thành một nền kinh tế đa sở hữu, nhiều thành phần. Từ đó đã tạo ra cơ sở để chuyển nền kinh tế nước ta từ mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc tái lập và phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã khơi dậy và huy động được tiềm lực nội sinh của các tầng lớp nhân dân vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, kinh tế vùng, kinh tế nhiều thành phần, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thêm hàng hóa xuất khẩu, tăng thu ngân sách, tăng thêm thu nhập cho nhân dân, xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình chính trị, xã hội của đất nước. - 10 -
  19. Sự tái lập và phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn thúc đẩy khu vực kinh tế nhà nước phải tự đổi mới để vươn lên khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Sự tác động đó được thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: - Sự xuất hiện các chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ hoạt động trên thương trường đã đẩy lùi dần tình trạng độc quyền của các chủ thể thuộc khu vực kinh tế nhà nước, tăng thêm đối tác cạnh tranh làm cho nền kinh tế quốc dân trở nên phong phú và sống động hơn. - Kinh tế tư nhân phát triển đương nhiên các hình thức sở hữu của nền kinh tế đa dạng hơn, sự phân công lao động xã hội tất yếu sẽ diễn ra và cả hai nhân tố đó sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, thị trường được mở rộng, các quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh phát huy tác dụng tạo sức ép đẩy lùi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp vốn đã ăn sâu trong tiềm thức xã hội, đặc biệt là trong doanh nghiệp nhà nước tạo nên sự ỷ lại, trì trệ, kém hiệu quả của khu vực này và của cả nền kinh tế. - Sự có mặt của các loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội mà luật pháp không cấm đã tạo ra một áp lực thực sự buộc các doanh nghiệp nhà nước phải vươn lên đổi mới và chỉnh đốn một cách toàn diện thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Trước hết nó đòi hỏi khu vực doanh nghiệp nhà nước phải được sắp xếp lại. Chỉ giữ những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực có vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc dân như: công nghiệp quốc phòng, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, xuất nhập khẩu,… Số còn lại được tiến hành cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê… Các doanh nghiệp được phân tách rõ thành hai loại hình - 11 -
  20. hoặc sản xuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, hoặc hoạt động vì mục đích công ích. Việc sắp xếp này không những không làm cho khu vực doanh nghiệp nhà nước mất đi vai trò, vị trí của mình mà thực sự còn làm cho nó mạnh lên trên nhiều mặt như: huy động được nguồn vốn của nhân dân để đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng doanh nghiệp; tập trung vốn của nhà nước để đầu tư vào ngành chiến lược; phát huy được quyền làm chủ của người lao động, tiếp thêm sức sống cho doanh nghiệp, nhờ vậy đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể: năm 1991 cả nước có trên 12.800 doanh nghiệp nhà nước nắm đến 70% giá trị tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân, nhưng chỉ đóng vào GDP được 31,07%, nộp ngân sách nhà nước khoảng 33%. Sau 10 năm sắp xếp lại đến cuối năm 2000, số doanh nghiệp nhà nước chỉ còn lại trên 5.000 đơn vị, nhưng đã đóng góp vào GDP gần 39,0%, nộp ngân sách 39,2% và chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đi đôi với việc sắp xếp lại, các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện chấn chỉnh tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới thiết bị máy móc, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Sự phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân với hàng chục triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể và trên 152.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước, hoạt động dưới nhiều hình thức và hàng ngàn doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, y tế, văn hóa phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động để thích ứng với xu thế phát triển nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn, trước đây các doanh nghiệp này chỉ tiến hành giao dịch với 12.800 doanh nghiệp nhà nước, nay phải giao dịch với hàng chục triệu đầu mối khác nhau. Hoặc trước đây trong quan hệ giao dịch kinh tế với doanh nghiệp nhà nước nếu có sự cố gì xảy ra thì đã có nhà nước hỗ trợ nên các doanh nghiệp trên cũng chẳng quan tâm lắm - 12 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2