intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

48
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này là một nỗ lực nhằm tìm ra nguyên nhân căn bản của lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2003 đến nay và từ đó đi đến gợi ý chính sách nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách

  1. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... 3 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ............................................................................. 4 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẠM PHÁT 1.1. Khái niệm về lạm phát ............................................................................. 12 1.2. Thước đo lạm phát ................................................................................... 13 1.3. Quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát .......................... 16 1.4. Các giải pháp để kiềm chế lạm phát ........................................................ 23 1.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiềm chế lạm phát và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. ........................................................................... 24 CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY 2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2003 đến nay ............................................................................................................ 31 2.1.1. Những thành tựu kinh tế đạt được trong giai đoạn 2003 đến nay .... 31 2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong nền kinh tế vĩ mô Việt Nam ............ 36 2.2. Diễn biến, tác động và nguyên nhân lạm phát giai đoạn 2003-2007 ....... 39 2.2.1. Diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2003-2007 ................. 39 2.2.2. Những tác động của lạm phát ........................................................... 43 1
  2. 2.2.3.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 -2007 ................ 46 2.3. Các giải pháp kiềm chế lạm phát Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn 2003 – 2007 và hệ quả .................................................................................... 68 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 73 CHƯƠNG 3: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 3.1. Nhận diện lại bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam ............................... 75 3.1.1 Bối cảnh thế giới ................................................................................ 75 3.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam................................................................. 77 3.1.3. Quan điểm định hướng cho giai đoạn hiện nay ............................... 79 3.2. Một số kiến nghị....................................................................................... 80 3.2.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát cấp thời ....................................... 80 3.2.2. Các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong dài hạn .......... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 2
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người tính bằng VND và tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm của Việt Nam Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm Bảng 2.4: Tỷ lệ chi ăn uống, hút trong chi tiêu cho đời sống (%) Bảng 2.5: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 2003-2007 Bảng 2.6 : Chỉ số phát triển diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm (năm trước = 100%) Bảng 2.7: Điều chỉnh giá xăng dầu của Việt Nam từ năm 2003 -2007 Bảng 2.8: Vốn đầu tư phát triển, cơ cấu và hiệu quả đầu tư Bảng 2.9: Thu, chi ngân sách Nhà nước, 2003-2007 Bảng 2.10: Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ qua các năm gần đây Bảng 2.11: Một số chỉ số của thị trường cổ phiếu chính thức 3
  4. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 1.1: Mẫu hình đường tổng cung và tổng cầu Đồ thị 2.1: Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, 2003-2007 (tỷ USD) Đồ thị 2.2: Các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2003 - 2007 Đồ thị 2.3: Hệ số chênh lệch giàu nghèo giữa nhóm người giàu (20% dân số có thu nhập cao nhất ) và nhóm người nghèo (20% dân số có thu nhập thấp nhất) Đồ thị 2.4: Cơ cấu rỏ hàng hóa dịch vụ tính chỉ số giá tiêu dùng hiện nay của Việt Nam Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng, 2003-2007 Đồ thị 2.6: Sự tăng, giảm giá của các ngoại tệ mạnh và VNĐ so với USD trong năm 2007 Đồ thị 2.7: Tăng trưởng cung tiền, tín dụng và lạm phát 2004- 2007 4
  5. LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sau một thời gian dài “trầm lắng” thì từ cuối năm 2003 đến nay, vấn đề lạm phát lại trở nên sôi động, trở thành tiêu điểm của những cuộc tranh luận kéo dài giữa các học giả trong, ngoài nước và các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt năm 2007 – một năm sau ngày Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) bên cạnh việc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8,48%) thì tỷ lệ lạm phát của chúng ta cũng đạt 12,63% - mức cao nhất kể từ 11 năm trở lại đây, và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực. Tỷ lệ lạm phát cao những năm gần đây đặt ra nhiều câu hỏi về nguyên nhân của lạm phát; và chắc chắn, theo suy nghĩ của nhiều nhà kinh tế và công chúng, nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây không giống nguyên nhân lạm phát của những năm 1980 và đầu những năm 1990. Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến những thành qủa của tăng trưởng kinh tế xã hội và vấn đề kiềm chế lạm phát trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Để lý giải nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 đến nay, đã có nhiều quan điểm và những ý kiến khác nhau được đưa ra. Một số ý kiến thiên về quan điểm của trường phái trọng tiền (monetarist) cho rằng, lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không khác gì với lạm phát những năm 1980 và Ngân hàng Trung ương là người phải chịu trách nhiệm. Một số ý kiến khác lại thiên về quan điểm của trường phái cơ cấu (Structuralist), cho rằng lạm phát ở Việt Nam là do tăng chi phí sản xuất mà nó bắt nguồn từ các yếu tố khách quan bên ngoài cho nên lạm phát là điều tất yếu và không đáng lo ngại. 5
  6. Vậy thực chất nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua là ở đâu? Chính sách nào có thể kiểm soát lạm phát cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Việc tìm ra nguyên nhân cốt lõi của lạm phát sẽ là tiền đề để có thể đưa ra những chính sách kiểm soát lạm phát hữu hiệu. Bởi ổn định lạm phát ở mức vừa phải là một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2.Tình hình nghiên cứu Lạm phát là một phạm trù kinh tế chứa đựng nội hàm phức tạp và là một căn bệnh tiềm ẩn đối với mọi nền kinh tế. Lạm phát là một vấn đề lớn, và phức tạp nên mỗi khi xuất hiện nó đòi hỏi nhiều tâm trí và sức lực của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giải pháp kiềm chế và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả do nó gây ra. Đã có không ít những nghiên cứu về vấn đề lạm phát ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu rất rộng, bao gồm: các mối quan hệ tác động qua lại như lạm phát và chính sách tiền tệ; lạm phát và chính sách tài khóa; quan hệ của lạm phát với tăng trưởng kinh tế, quan hệ của lạm phát tới phúc lợi xã hội và sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư….. Các nghiên cứu về chủ đề này có thể chia làm hai nhóm, dựa theo những quan điểm khác nhau lý giải nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thứ nhất là theo quan điểm của trường phái tiền tệ, cho rằng nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam không có nguyên nhân gì khác là do lượng cung tiền quá lớn vượt xa so với cầu tiền của nền kinh tế. Có thể kể ra đây công trình nghiên cứu của 6
  7. tác giả Nguyễn Cao Đức (2006), “Các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận tiền tệ”, trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (335), tr3-16; tác giả Châu Đình Phương (2005), “Lạm phát tiền tệ - một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong điều kiện kinh tế vĩ mô ở giai đoạn hiện nay”, trên tạp chí Kinh tế và dự báo, (3), tr18-20, bằng những bằng chứng thực nghiệm tác giả đã chỉ ra sự gia tăng của biến số tổng phương tiện thanh toán (M2) có ý nghĩa quan trọng với sự gia tăng của lạm phát. Tác giả đã chỉ ra rằng chính việc tăng cung tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là nhân tố đáng kể dẫn đến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. Việc tăng cung tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách đã tạo ra sự mất cân đối giữa tổng phương tiện thanh toán (M2) so với tổng sản phẩm quốc nội. Và trong khi hệ thống tài chính còn chưa phát triển, và nền kinh tế còn được coi như nền kinh tế tiền mặt thì điều này sẽ làm giảm khả năng ứng phó với các cú sốc và khả năng giảm thiểu bớt ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực từ các cú sốc này của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thứ hai là theo quan điểm của trường phái cơ cấu, trường phái này cho rằng do sự tăng trưởng của nguồn cung không theo kịp với sự tăng trưởng của cầu đã gây ra sự mất cân đối trong cung cầu. Sự thiếu hụt của nguồn cung đã đẩy giá cả tăng cao, và sự tăng cao của giá cả trong thời gian dài đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát. Những người theo trường phái cơ cấu chỉ rõ sự mất cân đối của cung cầu thể hiện ở sự mất cân đối giữa xuất khẩu với nhập khẩu (thường là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu), sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước (thường là chi lớn hơn thu), …và chính những mất cân đối trong nền kinh tế này, cộng với những tác động của nhân tố bất lợi của thị trường thế giới, và sự hậu thuẫn của mở rộng tiền tệ quá mức trong nước là nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. Đây là quan điểm được rất nhiều người ủng hộ. Với những công trình tiêu biểu có thể kể đến là Lê Huy Trọng (2004), “Tăng trưởng và lạm phát”, Tạp chí thuế Nhà 7
  8. nước; Lê Quốc Lý ( 2005), “Kiềm chế lạm phát bằng đẩy mạnh sản xuất, phát triển thương mại”, Tạp chí Ngân hàng… Các nghiên cứu nói trên đã có những đóng góp thiết thực nhất định cho quá trình tìm hiểu và hoạch định chính sách kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và những cách tiếp cận khác nhau nên không thể tránh khỏi những ý kiến không đồng nhất. Hơn nữa, những nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau lại đưa ra những nhận định và ngụ ý khác nhau. Để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, việc xem xét tình hình nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam thời gian qua là không thể thiếu. Các bài nghiên cứu của các tác giả đã mô tả tình trạng và nguyên nhân lạm phát của Việt Nam trong các thời kỳ dựa theo các cách tiếp cận khác nhau. Và đều đã đưa ra những lý lẽ khá thuyết phục. Tuy nhiên, hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì luồng vốn và hàng hoá vào ra nền kinh tế thay đổi nhanh và liên tục. Do vậy, nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong điều kiện mới này đã có nhiều thay đổi so với thời gian trước đó. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam hiện nay là tổng hợp của các yếu tố nội tại trong nền kinh tế và những biến động bất lợi của thị trường quốc tế. Các công trình nghiên cứu trước đã chưa xem xét thấu đáo yếu tố mới này như là một nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu Sau một thời gian duy trì mức lạm phát thấp thì từ cuối năm 2003 đến nay mức lạm phát lại có xu hướng tăng cao qua các năm, việc tìm ra nguyên nhân sự tăng cao của lạm phát sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc hoạch định chính sách vĩ mô. Luận văn này là một nỗ lực nhằm tìm ra nguyên nhân căn bản của lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2003 đến nay và từ đó đi đến gợi ý 8
  9. chính sách nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo. Do đó, mục đích chính của luận văn là đi trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: - Động thái và diễn biến của lạm phát từ năm 2003 đến nay. - Nguyên nhân của lạm phát thời kỳ 2003 đến nay. - Tác động của lạm phát đến nền kinh tế. - Những gợi ý chính sách để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu diễn biến và các khía cạnh của lạm phát ở Việt Nam từ 2003 đến nay trong mối quan hệ qua lại với một loạt các chỉ số vĩ mô quan trọng như: đầu tư và thu chi NSNN, sản xuất và thương mại, tiền tệ và tín dụng, lãi suất…. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lạm phát ở Việt Nam từ năm 2003 đến nay. Từ phân tích đánh giá lạm phát qua các thời kỳ, để đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoạch định chính sách kiềm soát lạm phát trong giai đoạn hiện nay và thời gian tiếp theo. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở xác định tác động của vấn đề lạm phát đến các chỉ số vĩ mô quan trọng, và những động lực của phát triển kinh tế khác, nghiên cứu này trước hết sẽ khảo cứu và cập nhật những lý luận về nguyên nhân gây ra lạm phát. Nghiên cứu sử dụng rộng rãi các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh dựa trên những phân tích số liệu. Luận văn sử dụng mô hình đường tổng cung và tổng cầu để giải thích nguyên nhân của lạm phát nhằm nâng cao độ tin cậy của những phân tích và đánh giá. Ngoài ra, luận văn còn đánh giá các tác động của các yếu tố có liên quan đến lạm phát trong các thời kỳ (Đầu tư 9
  10. và thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ tín dụng, sản xuất thương mại, xuất nhập khẩu…) dựa trên những số liệu được tổng hợp từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, báo cáo thường niên của Bộ Kế hoạch và đầu tư, IMF….. 6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài Vấn đề lạm phát không phải là vấn đề mới, nhưng lại luôn tạo được sự quan tâm chú ý của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà quản lý mỗi khi nó xuất hiện. Bởi mỗi lần xuất hiện thì lạm phát thường để lại những hậu quả rất lớn và làm phai mờ những thành tựu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên lạm phát xuất hiện ở những giai đoạn khác nhau lại bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau và ứng với đó là những giải pháp kiểm soát tương ứng. Và do đó các biện pháp kiểm soát lạm phát đưa ra chỉ có ý nghĩa tạm thời nhằm giải quyết vấn đề cấp bách tại thời điểm đó. Nguyên nhân gây ra lạm phát trong giai đoạn hiện nay đã khác trước rất nhiều, những chính sách kiềm chế lạm phát cũng đòi hỏi có sự biến đổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế. Luận văn cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về lạm phát ở Việt Nam trong suốt thời kỳ từ cuối năm 2003 đến nay, tiến hành phân tích cái được và chưa được của các chính sách mà Nhà nước đã thực hiện nhằm kiểm soát lạm phát. Luận văn cũng đánh giá tính tính khả thi và triển vọng của các biện pháp mà nhà nước đã thực hiện để kiểm soát lạm phát trong thời gian qua và từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát trong bối cảnh mới hiện nay ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục tài liệu tham khảo đề tài gồm ba chương: 10
  11. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát Chương 2: Lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến nay Chương 3: Gợi ý một số giải pháp và chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm pháp trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam 11
  12. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẠM PHÁT Trong chương mở đầu này tác giả sẽ khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát như: khái niệm, thước đo, các quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát ….để từ đó có cơ sở cho những phần tiếp theo của luận văn. 1.1. Khái niệm về lạm phát Một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận và khá phổ biến là định nghĩa cho rằng: “Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung hay là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá”1. Phân tích sâu hơn về định nghĩa này cần chú ý rằng: lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong cả nền kinh tế tức là sự thay đổi mức giá của một hàng hóa gắn trong mối quan hệ với sự thay đổi mức giá của những hàng hóa khác. Thêm nữa, sự thay đổi của giá cả chung phải diễn ra liên tục qua một thời kỳ dài, tức là sự gia tăng giá cả không phải chỉ diễn ra trong một ngày, một tuần, hay một tháng. Theo như định nghĩa này thì trong thực tế dù có bất kỳ sự tăng giá của một mặt hàng riêng lẻ nào đó thì chưa thể gọi là lạm phát, khi giá của một vài hàng hóa khác lại giảm và mức giá chung không tăng. Hơn nữa, cho dù mức giá chung có tăng nhưng chỉ tăng trong một thời gian ngắn (chẳng hạn như dịp lễ tết nhu cầu tăng cao nên dẫn đến giá cả tăng lên) nhưng sau đó lại giảm và ổn định thì cũng không được gọi là lạm phát. Chỉ có thể kết luận nền kinh tế có lạm phát khi hội đủ hai đặc điểm là mức giá chung tăng lên và tăng liên tục trong một thời gian dài. 1 N.Gregory Mankiw (1997), Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội, (2), tr155. 12
  13. Với mục đích nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến nay, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa về lạm phát nói trên, điều đó sẽ cho tác giả cơ sở để lý giải sự tác động của lạm phát tới các chỉ số vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế trong thời gian lạm phát xảy ra. 1.2. Thước đo lạm phát Tỷ lệ lạm phát có thể tính theo công thức: Pt  Pt _ 1 Lt = Pt _ 1 Trong đó: - Lt: tỷ lệ lạm phát giai đoạn t - t: là giai đoạn tính lạm phát - Pt: tổng giá cả giai đoạn t - Pt-1:tổng giá cả giai đoạn t-1 - (t và t-1 là hai giai đoạn kế tiếp nhau) Có một số phương pháp tính tổng mức giá, phổ biến có thể kể đến đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giảm phát GDP, chỉ số hàng hóa bán lẻ (RPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số hàng hóa bán buôn (WPI). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số quan trọng mà các nước thường lấy để đo tỷ lệ lạm phát và được xem là để đo lường chi phí liên quan đến rổ hàng hóa cụ thể mà hộ gia đình điển hình mua trong thời gian là một năm. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của rổ hàng hóa trong nhiều năm khác nhau so với giá của rổ hàng hóa trong năm gốc. Về mặt tính toán chỉ số giá tiêu dùng CPI được tính như sau: n  PitQio i 1 CPI = n  PioQio i 1 13
  14. Trong đó: Pit: là giá hàng hóa sản phẩm trong giai đoạn t Pio: là giá hàng hóa sản phẩm trong giai đoạn cơ sở Qio: là tổng lượng hàng hóa sản phẩm i (i=1 đến n) trong giai đoạn cơ sở (rổ hàng hóa được ấn định đối với một năm cơ sở và Q là trọng số, n là tổng số sản phẩm) Công thức trên cho thấy việc tính chỉ số CPI không phải là cộng tất cả các giá cả lại và chia cho tổng khối lượng hàng hóa mà là cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng của nó trong rỏ hàng hóa, dịch vụ của các hộ gia đình. Như vậy, chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hóa tiêu dùng. Cách tính chỉ số giá tiêu dùng có một số nhược điểm, đầu tiên có thể nhận thấy đó là chỉ số này có mức độ bao phủ giới hạn do sử dụng trọng số cố định trong tính toán. Mức độ bao phủ của chỉ số này chỉ giới hạn đối với một số hàng hóa tiêu dùng và trọng số cố định dựa vào tỷ phần chi tiêu đối với một số hàng hóa cơ bản của các hộ gia đình mua vào năm gốc. Với mức bao phủ giới hạn và trọng số cố định, chỉ số này không phản ánh được sự biến đổi trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng cũng như thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng cho những hàng hóa khác nhau theo thời gian. Thêm nữa nó cũng không phản ánh được đầy đủ sự cải thiện chất lượng sản phẩm và sự cải tiến kỹ thuật sản xuất. Để khắc phục những nhược điểm của cách tính chỉ số giá tiêu dùng, một số quốc gia đã sử dụng chỉ số giảm phát GDP. Chỉ số giảm phát GDP là tỷ lệ của GDP danh nghĩa trên GDP thực tế. Nó biểu thị chi phí để mua hàng hóa được sản xuất ra ở hiện tại so với chi phí để mua hàng hóa đó trong năm cơ sở. Chỉ số giảm phát GDP được coi là chỉ số giá phản ánh bình quân giá cả của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Do vậy, chỉ số này có thể nói là toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI vì nó bao quát hết các 14
  15. loại hàng hóa và dịch vụ, và trọng số tính toán được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của loại hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng. Chỉ số này được dùng để tính giảm phát GDP danh nghĩa và tính GDP thực tế. Có thể tính chỉ số giá giảm phát GDP theo công thức sau: n GDPdn  PitQit i 1 LGPD = = n GDPt  PioQio i 1 Trong đó: LGDP: là chỉ số giá giảm phát GDP Qit: là lượng hàng hóa, sản phẩm i (i = 1 đến n) trong giai đoạn t Qi0: là lượng hàng hóa, sản phẩm i(i= 1 đến n) trong gian đoạn gốc Pit: là giá của hàng hóa, sản phẩm i trong giai đoạn t Pi0: là giá của hàng hóa, sản phẩm i trong giai đoạn gốc Có thể thấy về mặt khái niệm, chỉ số giảm phát GDP là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính toán tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có một số nhược điểm đó là không thể hiện sự biến động tỷ giá hối đoái, từ đó không phản ánh trực tiếp sự biến động trong giá hàng hóa nhập khẩu. Thêm nữa chỉ số này cũng không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa khi tính toán tỷ lệ lạm phát và chỉ số này không phản ánh được sự biến động của giá cả trong từng tháng. Trong những năm qua, Việt Nam sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính tỷ lệ lạm phát. Mặc dù không phải là chỉ tiêu hoàn hảo nhưng chỉ số giá tiêu dùng CPI không quá tồi để phản ánh lạm phát, và hiện nay rất nhiều nước sử dụng chỉ số này để đo lường lạm phát. 15
  16. 1.3. Quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát Trong phần này tác giả đi điểm qua lại một số lý thuyết tiêu biểu giải thích nguyên nhân của lạm phát, và đi xây dựng mẫu hình tổng cung tổng cầu để làm cơ sở lý thuyết cho giải thích vấn đề lạm phát ở Việt Nam trong những phần tiếp theo. Theo lời phát biểu nổi tiếng của Milton Friedman - một đại diện tiêu biểu của trường phái tiền tệ, lạm phát có nguyên nhân tiền tệ: “Lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi là hiện tượng tiền tệ”. Thực ra, Friedman xem lạm phát là hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên thì đằng sau hiện tượng tiền tệ đó là vô số các nguyên nhân. Irving Fisher (1911) - một đại diện tiêu biểu cho các nhà kinh tế học cổ điển đã cho rằng thu nhập danh nghĩa của nền kinh tế (PY: trong đó P là mức giá tổng quát, Y là GDP thực tế của nền kinh tế) và lượng tiền (M) là có quan hệ ổn định, và được dự đoán thông qua phương trình định lượng MV=PY. Trong đó V là vận tốc lưu thông của tiền, và ở đây V được giả định là ổn định. Mối quan hệ giữa lượng tiền (M) và mức giá tổng quát (P) được thiết lập trên cơ sở giả định thêm rằng (1) lượng tiền tệ (M) là biến ngoại sinh chỉ phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương; (2) GDP thực tế (Y) khá ổn định và không phụ thuộc và các yếu tố phi tiền tệ; và (3) tiền chủ yếu được sử dụng để giao dịch, tức là nó chỉ có một chức năng là trung gian trao đổi. Với những giả định như vậy, từ phương trình MV=PY có thế đi đến một kết luận rằng cung tiền quyết định đến giá cả chung trong nền kinh tế, khi cung tiền tăng thì giá cả chắc chắn sẽ tăng. Và cung tiền tăng liên tục trong thời gian dài thì có nghĩa là giá cả trong nền kinh tế cũng tăng liên tục và lúc đó hiện tượng lạm phát xuất hiện. Cách giải thích này là khá đơn giản nhưng đã chứa đựng một cơ sở giải thích nguyên nhân gây ra lạm phát - đó là sự gia 16
  17. tăng của cung tiền trong khi những yếu tố khác trong nền kinh tế lại khá ổn định. Lý thuyết kinh tế của Keynes đã tạo ra một cuộc cách mạng về lý thuyết – chống lại lý thuyết cổ điển khi cho rằng cầu không nhất thiết bằng cung. Keynes đã giả định rằng chẳng hạn do tâm lý bi quan vì sự bất ổn của nền kinh tế trong tương lai sẽ làm cho cầu hiện tại giảm sút. Sự giảm sút của cầu làm cho lượng tồn kho tăng và các nhà máy sản xuất phải thu hẹp sản xuất cho tới khi cung cầu gặp nhau ở mức cân bằng thiểu dụng (mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng toàn dụng nhân công). Để nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, Keynes cho rằng cần phải thực hiện các chính sách để kích cầu trong nền kinh tế như: thực hiện chính sách tài khóa mở rộng thông qua tăng cầu tiêu dùng của Chính phủ, hoặc thực hiện giảm thuế. Trên cơ sở giả thiết đầu tư không nhạy cảm đối với sự biến động của lãi suất, Keynes cho rằng in thêm tiền và tăng tín dụng không làm thay đổi cầu. Ông cho rằng lạm phát là do cầu vượt quá mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế và thặng dư cầu không phải là do thặng dư cung tiền mà là do việc đẩy mạnh tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn thì việc chi tiêu của chính phủ và giảm thuế là không thể thực hiện trong một thời gian kéo dài, và cuối cùng phải thừa nhận rằng lạm phát là do tăng cung tiền. Tự bản thân chính sách tài khóa không thể gây nên lạm phát nếu không có sự tiếp ứng của Ngân hàng Trung ương. Lý thuyết cầu tiền của M.Friedman – một đại diện tiêu biểu của trường phái trọng tiền đã bảo vệ cho lý thuyết lạm phát của các nhà kinh tế học cổ M điển. Theo như lý thuyết cầu tiền của M.Friedman thì cầu tiền thực tế ( ) có P mối quan hệ phụ thuộc ổn định với một số biến như cổ tức, lãi suất trái 17
  18. phiếu,lãi suất thị trường, mức lãi suất kỳ vọng và thu nhập thường xuyên. 2 Bằng những bằng chứng thực tế, M.Friedman chỉ ra rằng cầu tiền thực tế không nhạy cảm với sự biến động của lãi suất nhưng lại rất nhạy cảm với thu nhập thường xuyên. Tuy nhiên thu nhập thường xuyên lại khá ổn định cho nên cầu tiền thực tế cũng là khá ổn định, lúc này sự thay đổi của lượng tiền sẽ quyết định sự thay đổi của mức giá tổng quát. Đến tận những năm 1970, hầu hết các nhà kinh tế khi nghiên cứu về chu kỳ kinh tế thường tập trung nghiên cứu về phía cầu và ít khi bàn đến phía cung như các cú sốc về công nghệ, tăng việc làm, tăng chi phí đầu vào….Chính sự tách bạch này làm cho mô hình kinh tế vĩ mô thời kỳ đó tở nên bất lực khi dự đoán những tác động thay đổi đối với sản lượng, giá cả khi có những điều kiện kinh tế thay đổi. Hai nhà kinh tế học nhận giải Nobel 2004 là Kydland và Prescott đã chỉ ra rằng việc tăng giá có thể do cú sốc về phía cung gây ra, sự tăng giá của các đầu vào làm cho chi phí sản xuất tăng cao và điều đó dẫn tới sự suy giảm tổng cung của nền kinh tế, và kết quả là giá cả tăng cao. Song trong trường hợp này lạm phát chỉ xảy ra khi có sự đáp ứng lại của cú sốc cung thông qua phát hành tiền, nếu không nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng. Như vậy có thể khẳng định lại lời phát biểu của Milton Friedman: Lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi là hiện tượng tiền tệ. Tuy nhiên, nguyên nhân nào đứng đằng sau hiện tượng này thì cần phải chỉ rõ ở đây. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ sử dụng mô hình đường tổng cung và tổng cầu để làm d 2 M  Theo lý thuyết cầu tiền của M.Friedman thì:  P  = L ( Yp , re – rm , rb – rm , µe - rm ). Trong đó,   d M   P  là cầu tiền thực tế trong nền kinh tế, còn r e, rm, rb, lần lượt là cổ tức, lãi suất thị trường và lãi suất trái   phiếu. Yp là thu nhập thường xuyên, và µe là mức lạm phát kỳ vọng . 18
  19. cơ sở lý thuyết giải thích nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2003– 2007. Mẫu hình đường tổng cung và tổng cầu được xây dựng dựa phần nhiều vào lý thuyết của Mishkin (1984). Đồ thị 1.1: Mẫu hình đường tổng cung và tổng cầu 3 Mức giá AS AS3 A’’ AS2 D’ B’ A’ AS1 B A D AD3 A0 AD2 AD1 AD0 Yn Ym GDP thực Trên đồ thị AS1, AS2 , AS3...và AD1, AD2, AD3.. lần lượt là các đường tổng cung và tổng cầu trong ngắn hạn. Và AS là đường tổng cung trong dài hạn, đường này là đường thẳng đứng và nằm tại mức sản lượng Yn tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (mức sản lượng Yn còn được gọi là mức sản lượng toàn dụng nhân công). Trục hoành thể hiện tổng sản lượng và dịch vụ được sản xuất ra của nền kinh tế, thường được đại diện bởi GDP khi giá cố định. Trục tung biểu diễn mức giá của nền kinh tế, được đại diện bởi chỉ số 3 Phạm Sỹ An, Trần Thị Kim Chi (2008), “Lạm phát Việt Nam năm 2007, thực trạng và đề xuất chính sách” Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 359, tr3-13. 19
  20. giá tiêu dùng CPI. Ban đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm A là giao điểm của đường tổng cung AS1 và đường tổng cầu AD1. Trước hết chúng ta xem xét tại sao cú sốc cung lại liên quan đến hiện tượng tiền tệ và từ đó dẫn đến lạm phát. Khi giá các nguyên vật liệu đầu vào của nền kinh tế tăng lên sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, từ đó dẫn đến sản lượng của nền kinh tế giảm. Trên đồ thị sự suy giảm của sản lượng thể hiện ở sự dịch chuyển của đường tổng cung sang trái AS1 sẽ dịch chuyển đến AS2 và điểm cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu khi đó là điểm B. Tại đây ta có thể thấy rằng mức giá cao hơn mức ban đầu của nền kinh tế khi ở điểm A, và sản lượng thấp hơn mức sản lượng ở mức toàn dụng nhân công. Nếu chính phủ không dùng chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ can thiệp vào nền kinh tế thì đường tổng cầu vẫn là đường AD1 và lúc đó tỷ lệ thất nghiệp tăng. Tỷ lệ thất nghiệp cao, mức sản lượng ở dưới mức sản lượng tiềm năng sẽ tạo ra áp lực đẩy AS2 phải quay về AS1; sở dĩ như vậy là vì tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ làm giảm tiền lương và do đó làm tăng cầu lao động, tăng hoạt động sản xuất và từ đó làm tăng sản lượng. Kết quả cuối cùng là, nếu chính phủ không có bất kỳ sự can thiệp nào vào nền kinh tế thì trong tương lai nền kinh tế sẽ tự trở lại vị trí cân bằng tại điểm A. Tuy nhiên, tại điểm B, khi mà đường tổng cung dịch chuyển từ AS 1, đến AS2 do cú sốc cung các nhà lập chính sách cho rằng để nền kinh tế đi từ điểm B đến điểm A cần một thời gian dài. Như vậy thì tình trạng thất nghiệp sẽ kéo dài, từ đó tạo ra áp lực buộc chính phủ phải có chính sách can thiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thất nghiệp. Chính phủ có 2 cách để thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp đó là sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Giả sử chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để can thiệp vào nền kinh tế, nhằm giảm thất nghiệp và tăng sản lượng do cú sốc từ mặt cung Chính phủ thực hiện mở rộng cung tiền. Lúc này, đường tổng cầu sẽ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2