intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

41
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là các nhân tố thể chế theo quan điểm PCI tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VÕ THỊ THANH ĐÀN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VÕ THỊ THANH ĐÀN MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH VĂN THÔNG Hà Nội – 2011
  3. MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt………………………………………i Danh mục các bảng biểu ……………………………………………………ii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ……………………………………………...iii Chƣơng 1 : Môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài : Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phƣơng…………………..……………….……...10 1.1. Khái luận về môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài………….. 10 1.1.1. Khái niệm ………………………………………………….…………10 1.1.2. Các nhân tố tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ………………………………………………………………………...12 1.1.3. Các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI ..……………….………20 1.1.4. Vai trò của việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................................................................... 26 1.2. Một số kinh nghiệm về hoàn thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở một số địa phƣơng………………………………………….…...28 1.2.1. Kinh nghiệm của Bình Dương …………………………………..……28 1.2.2. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh.….………………………………..…...…. 29 1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa…………………………………… 30 1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nghệ An trong việc hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài………………………………..... 33 Chƣơng 2 : Thực trạng môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Nghệ An…………………………………………...………....…............…37 2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nghệ An và tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua……………………...…… 38 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài …………………………...... 38 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua…………..…..41 2.1.3. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua ....... ..48 i
  4. 2.2. Phân tích thực trạng môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Nghệ An thông qua các nhân tố thể chế PCI. ………...…………………52 2.2.1. Quan điểm phân tích và đánh giá……………………………………. 52 2.2.2. Phân tích các nhân tố thể chế qua kết quả khảo sát PCI 2006 - 2010 của tỉnh Nghệ An……………………………………………………………….. 55 2.3. Đánh giá thực trạng môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua……………………………………………. 80 2.3.1. Đánh giá chung………………………………………………………..80 2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Nghệ An……………………………………... 84 Chƣơng 3 : Giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới...........................................88 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính…………………………………………………………………………... 89 3.1.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và dễ kiểm soát……………………………………………………..90 3.1.2. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính……………………………. 92 3.2. Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội…………………...96 3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực………………………………………….. 98 3.4. Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến đầu tƣ…………………………. 101 3.4.1. Tuyên truyền, cung cấp thông tin về môi trường thu hút đầu tư của tỉnh.………………………………………………………………………103 3.4.2. Vận động xúc tiến đầu tư……………………………………………... 104 3.4.3. Cải thiện nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư……………. 105 3.4.4.Cải tạo nguồn quỹ và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư……. 106 KẾT LUẬN …………………………………………………………………..110 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...114 PHỤ LỤC ii
  5. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1 CBCC Cán bộ công chức 2 CCHCC Cải cách hành chính công 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 DN Doanh nghiệp 5 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 6 ĐVT Đơn vị tính 7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 GDP Tổng sản phẩm quốc dân Giấy chứng nhận quyền 9 GCNQSDĐ sử dụng đất 10 KKT Khu kinh tế 11 KCN Khu công nghiệp 12 ISO Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa 13 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 14 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh 15 UBND Ủy ban nhân dân 16 USD Đô la mỹ Dự án phát triển kinh tế do cơ quan 17 VNCI quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ Phòng thương mại và công nghiệp 18 VCCI Việt Nam 19 WTO Tổ chức thương mại quốc tế i
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang TT Tên biểu bảng Bảng 1.1 : Biến thể chế trong các nghiên cứu thực nghiệm về 1 hồi qui tăng trưởng các nước. 19 2 Bảng 1.2 : Trọng số của các chỉ số thành phần. 25 3 Bảng 2.1 : Thực hiện các chỉ tiêu kinh tế nghị quyết Đại hội 43 Đảng XVI(2005 - 2010). 4 Bảng 2.2: Thực hiện các chỉ tiêu văn hóa – xã hội nghị quyết 46 Đại hội Đảng XVI(2005 - 2010). Bảng 2.3 : Danh mục các dự án FDI 2006 – 2010 của tỉnh 5 49 Nghệ An Bảng 2.4: Dự đoán ảnh hưởng của các nhân tố lên môi trường 6 53 thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bảng 2.5: Điểm 10 nhân tố PCI tổng hợp của Nghệ An so với 4 7 57 tỉnh chọn lọc để nghiên cứu. Bảng 2.6: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố chi phí gia nhập 8 60 thị trường. 9 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát PCI nhóm nhân tố tiếp cận đất đai. 62 10 Bảng 2.8: Kết quả kháo sát PCI nhóm nhân tố tính minh bạch. 64 Bảng 2.9 : Kết quả kháo sát PCI nhóm nhân tố chi phí thời 11 64 gian. Bảng 2.10: Kết quả kháo sát PCI nhóm nhân tố chi phí không 12 70 chính thức. Bảng 2.11: Kết quả kháo sát PCI nhóm nhân tố tính năng động 13 72 của lãnh đạo. Bảng 2.12: Kết quả kháo sát PCI nhóm nhân tố dịch vụ hồ trợ 14 73 doanh nghiệp. Bảng 2.13: Kết quả kháo sát PCI nhóm nhân tố chất lượng đào 15 75 tạo lao động. 16 Bảng 2.14: Kết quả sát PCI nhóm nhân tố thiết chế pháp lý. 77 17 Bảng 2.15: Kết quả sát PCI nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng. 79 Bảng 2.16: Tổng hợp chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của 18 81 Nghệ An từ năm 2006 – 2010. ii
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ TT Tên hình vẽ Trang 1 Hình 1.1: Chỉ số PCI và sự thịnh vượng kinh tế. 27 Hình 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế 2 45 phân theo khuc vực kinh tế (%). 3 Hình 2.2: Sơ đồ hóa môi trường thu hút đầu tư. 52 4 Hình 2.3: Kết quả xếp hạng PCI 2010. 56 iii
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do cấp thiết của đề tài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”, là một đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và góp phần đưa đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung cấp về vốn mà còn được tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nghệ An là tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 291km về phía nam. Phía tây giáp biên giới nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu Thanh Thủy và Nậm Cắn. Theo đường 8, từ Thành phố Vinh đi Viêng Chăn - Lào chỉ mất 8 giờ ôtô. Nghệ An còn có bờ biển dài 82km, cảng Cửa Lò có khả năng tiếp nhận tàu 1 vạn tấn và 6 cửa lạch rất thuận lợi cho giao thương đường biển, đường sắt Bắc Nam, sân bay Vinh. Vị thế này đã tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Trong nhiều năm qua, với những chính sách, biện pháp sáng tạo, linh hoạt, tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu quan trọng trong thu hút FDI. Nguồn vốn FDI được thu hút và sử dụng ở tỉnh Nghệ An đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động và có tác động đáng kể tới phát triển khu vực kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trong thực tế thì vẫn còn rất nhiều tồn tại trong môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh, nhiều yếu tố còn kém hơn so với các tỉnh khác trong khu vực như Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Do vậy, Nghệ An vẫn 1
  9. là tỉnh chưa có thứ hạng cao về thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài . Vấn đề đặt ra là : Tại sao môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An lại kém hấp dẫn hơn so với hai tỉnh thành lân cận là Thanh Hóa và Hà Tĩnh ? Làm thế nào để cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới ? Xuất phát từ yêu cầu đó tôi đã chọn đề tài: “ Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Ở nước ta, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết xung quanh vấn đề này. Cụ thể như: - Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định (2007), Nghiên cứu đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài và giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định. Trong đề tài này, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân hạn chế trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Nam Định và xây dựng mục tiêu, định hướng đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI tại Nam Định đến năm 2010 tầm nhìn 2020, các tác giả đã đề xuất các phải pháp chung và những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nam Định. - Trần Hào Hùng (2006),“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách (PAB) số 4, Chương trình hỗ trợ quốc tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 2
  10. Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn còn hết sức hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như thế mạnh của Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm sút. Mặt khác, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực khác thì hiệu quả thực hiện các dự án trong lĩnh vực này cũng rất hạn chế. Do vậy, báo cáo nghiên cứu này được thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và nông thôn, đồng thời đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực này. - Lý Xuân Hưng (2008),“Môi trường đầu tư và vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai”, Đề tài khoa học, Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích thực trạng về môi trường đầu tư và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Đồng Nai, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của một số nước về thu hút FDI như Trung Quốc, Nhật Bản, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai. - Vũ Thị Lan ( 2008),“ Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học kinh tế Đà Nẵng. Trong đề tài này, tác giả đã hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về FDI, với ý nghĩa của nó trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Đồng thời phân tích, khái quát cũng như đánh giá được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình thực hiện FDI tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua, từ đó nêu lên 3
  11. những quan điểm giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. - Đỗ Lương Trường (2006), “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đồng Nai”, giải khuyến khích cấp Bộ về đề tài Nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trong đề tài này, tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng quát về thực trạng đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mà cụ thể là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất những ý kiến đóng góp trong việc hoàn thiện hệ thống pháp lý cũng như những giải pháp thiết thực cần thiết để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. - Trần Quang Nam (2006),“Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, 50(3). Trong bài báo này, trên cơ sở phân tích thực trạng môi trường thu hút FDI ở Bắc Ninh, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong môi trường FDI của tỉnh, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp bổ sung để cải thiện môi trường đầu tư nâng cao khả năng thu hút vốn FDI vào Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010. - Dương Thị Bình Minh & Nguyễn Thanh Thuỷ (2009), “Cải thiện môi trường đầu tư thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở một số nước Châu Á và các bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí kinh tế phát triển, (225). Trong bài viết này, hai tác giả đã áp dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để rút ra các bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh từ kinh nghiệm trong việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước 4
  12. ngoài của một số nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và nghiên cứu vận dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của thành phố. Nhìn chung, các công trình trên tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, thấy được sự cần thiết phải tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hiện nay và đều gợi ý những hướng đi, giải pháp nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư FDI. Song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một địa phương cụ thể theo hướng phân tích nhân tố thể chế theo quan điểm PCI. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích của đề tài. Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là các nhân tố thể chế theo quan điểm PCI tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI, phân tích kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương nổi bật (Bình Dương) và lân cận ( Thanh Hóa và Hà Tĩnh) để làm nền tảng cho phân tích chương 2 và trả lời câu hỏi : “Tại sao, trong những năm gần đây 5
  13. hoạt động thu hút vốn FDI của Nghệ An lại kém hơn so với hai tỉnh lân cận là Thanh Hóa và Hà Tĩnh? ”. - Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An thông qua kết quả khảo sát của PCI 2006 – 2010. - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu. Môi trường đầu tư là một vấn đề rộng, tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng phân tích các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI. Là đề tài thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu mặt kinh tế, xã hội và luật pháp của môi trường vĩ mô. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian : Nghiên cứu môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An theo hướng phân tích các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI. - Thời gian : Từ năm 2006 – nay Kế thừa các kết quả nghiên cứu PCI 2006 - 2010 của VCCI Việt Nam và các số liệu thống kê của các cơ quan hữu quan. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lý luận. Luận văn được nghiên cứu dựa trên các học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại; các quan điểm, chủ 6
  14. trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như các chủ trương, chính sách của tỉnh Nghệ An. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình triển khai các vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng đan xen phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện thực tế, cùng với phương pháp hệ thống, điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc những thông tin trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả trước. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng : - Phương pháp trừu tượng hóa khoa học. Luận văn sẽ sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình về môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. Giữa Nghệ An và các địa phương khác. Phân tích so sánh số liệu thống kê tương tự của các tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống với Nghệ An từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Nghệ An. - Phương pháp phân tích, thống kê . Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các địa phương có liên quan cũng như các thông tin về chính sách, chiến lược của tỉnh, luận văn tiến hành phân tích nhằm đưa ra những giải pháp. 7
  15. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp tất cả các phương pháp trên để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất có thể và đặc biệt là luận văn trích sử dụng từ bộ số liệu khảo sát xếp hạng PCI 2006 - 2010 của phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam, từ chương trình khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam do phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI). Trong đó có phần điều tra khá chi tiết các chỉ tiêu và nhân tố của tỉnh Nghệ An và 63 tỉnh thành khác của Việt Nam, do các doanh nghiệp trong từng tỉnh thành bình chọn và sưu tập thêm một số số liệu thống kê khác của các cơ quan, tổ chức thống kê của tỉnh Nghệ An để phân tích, đánh giá và rút ra nhận định riêng cho tỉnh Nghệ An. Từ đó rút ra một số giải pháp để nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, đó cũng chính là cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An. 6. Đóng góp mới của luận văn. - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt là các nhân tố thể chế theo quan điểm của PCI. - Từ việc nghiên cứu hoạt động cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Nghệ An. - Phân tích, đánh giá thực trang môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An, rút ra những thành tựu, hạn chế thông qua kết quả khảo sát PCI 2006 – 2010, cũng như chỉ rõ nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 8
  16. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba chương : Chương 1 : Môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài : cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số địa phương. Chương 2 : Thực trạng môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. Chương 3 : Giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 9
  17. Chƣơng 1 MÔI TRƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Khái luận về môi trƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. 1.1.1. Khái niệm. Môi trường nói chung được hiểu một cách đơn giản là một không gian hữu hạn bao quanh những sự vật hiện tượng, yếu tố hay một quá trình hoạt động nào đó như môi trường nước, môi trường văn hoá, môi trường sống, môi trường kinh doanh… Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực thi chính sách đổi mới mở cửa hội nhập với thế giới thì vấn đề môi trường đầu tư và hoàn thiện môi trường đầu tư được đặt ra là một giải pháp hữu hiệu cho nền kinh tế, và nó đã thực sự đem lại hiệu quả. Môi trường đầu tư là một thuật ngữ không phải mới mẻ nhưng đến nay vẫn có rất nhiều tranh luận về khái niệm này. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu về môi trường đầu tư: Theo Wim P.M.Vijverberg : Môi trường đầu tư bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp [19, tr 20]. Với khái niệm này, môi trường đầu tư được hiểu khá rộng. Một khái niệm hẹp hơn và chủ yếu liên quan chặt chẽ, gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh đó là môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể được hiểu là “ toàn bộ các yếu tố tự 10
  18. nhiên, kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến sự hình thành và phát triển kinh doanh” [19, tr 28]. Theo World Bank, 2004 : Môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù của địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất [33, tr 26]. Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm hai thành phần chính là chính sách của chính phủ (mềm) và các nhân tố khác liên quan đến qui mô thị trường và ưu thế địa lý (cứng). Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư. Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào đó. Riêng đối với môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là môi trường có thể thay đổi và chịu sự chi phối của Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, thay đổi khi nước tiếp nhận đầu tư ký kết hoặc gia nhập Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và địa phương. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được xác định theo hai cách tiếp cận sau: Thứ nhất, dựa vào các nhóm nhân tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư theo cách tiếp cận này bao gồm các nhóm yếu tố chính sau: khung chính sách đối với hoạt động FDI, nhóm nhân tố kinh tế, nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh. Thứ hai, dựa vào quy trình hình thành và hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các giai đoạn: thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp FDI. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài theo cách tiếp cận này được quan niệm là: “Tổng thể các yếu tố, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp nước đi đầu 11
  19. tư”. Các yếu tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị … ở nước tiếp nhận đầu tư. [19, tr30] Theo định nghĩa chung nhất, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư [26, tr 31]. Như vậy, môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp. Điều này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của nước chủ nhà, điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính - pháp lý, khả năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống thị trường... Các nhân tố trên có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư, nhất thiết phải quan tâm xử lý đồng bộ các nhân tố ảnh hưởng trên. 1.1.2. Các nhân tố tác động đến môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.1.2.1. Các nhân tố tác động hành vi đầu tư được tổng kết qua một số mô hình kinh tế. Nói một cách tổng quát, đầu tư là để mở rộng sản xuất và chiếm lĩnh thị trường, tăng lợi nhuận. Như vậy hành vi đầu tư của các nhà đầu tư trước hết phụ thuộc vào nhận định về cơ hội kinh doanh. Đứng trước một cơ hội kinh doanh, nhà đầu tư sẽ hoạch định một kế hoạch đầu tư. Để phân tích hành vi đầu tư của doanh nghiệp, có nhiều mô hình được phần lớn các nhà kinh tế tán thành như: mô hình hành vi đầu tƣ của doanh nghiệp tiếp cận theo theo nguyên lý gia tốc của Barro và Sala-i-martin, theo đó, đầu tư phụ thuộc dự đoán của doanh nghiệp về sản lượng thị trường trong tương lai, cách tiếp cận này coi trọng doanh số nhưng bỏ qua khía cạnh chi 12
  20. phí của tư bản. Mô hình đầu tƣ theo lý thuyết tân cổ điển của Solow cho rằng, doanh nghiệp sẽ dựa vào lợi nhuận để xác định đầu tư và đầu tư đạt tối ưu khi doanh thu biên của tư bản bằng chi phí đơn vị của tư bản và giá cả của sản phẩm cũng là một yếu tố tác động tới quyết định đầu tư, khi giá sản phẩm tăng sẽ kéo theo doanh thu tăng, nếu chi phí không đổi thì đầu tư có lợi và nhu cầu đầu tư lại phát sinh. Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas cho rằng một dự án đầu tư có thể không chỉ đem lợi cho bản thân nó mà còn đem lại lợi ích cho các dự án của các nhà đầu tư khác và toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là giúp phát triển vốn con người; và nhiều mô hình khác …[18, tr 18]. Qua các mô hình này có thể tổng kết một cách vắn tắt về các nhân tố có thể tác động tới hành vi đầu tư: 1. Sự thay đổi trong nhu cầu. Dự đoán về tăng nhu cầu sẽ làm tăng đầu tư. 2. Lãi suất. Chiều hướng tác động của lãi suất còn tuỳ thuộc vào đặc điểm thị trường tài chính và cấu trúc tài chính đặc trưng của các doanh nghiệp trong từng ngành. 3. Mức độ phát triển của hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính phát triển có tác động hỗ trợ cho đầu tư. 4. Đầu tư công cộng. Chiều hướng tác động còn tùy thuộc vào cấu trúc của đầu tư công cộng. 5. Khả năng về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực càng phát triển càng hỗ trợ cho đầu tư. 6. Các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết. 7. Tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ. 8. Mức độ ổn định về môi trường đầu tư, bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0