intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của nghành hàng không Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Luận văn làm rõ thực trạng, khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của nghành hàng không Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ Vũ Thị Trang Nhung Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của nghành hàng không Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà nội - 2006
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ Vũ Thị Trang Nhung Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của nghành hàng không Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Mã Số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Phương Thảo Hà nội - 2006
  3. MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 03 Chương 1 :Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải 08 hành khách của ngành hàng không 1. Đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không 08 2. Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải 13 hành khách của ngành hàng không 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng 15 không 2.1.1. Các nhân tố chủ quan 15 2.1.2. Các nhân tố khách quan 18 2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng 21 không 2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá dịch vụ vận tải hành khách 21 2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá dịch vụ vận tải bổ trợ đi kèm 25 3. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không một số quốc gia 30 trên thế giới 3.1. Dịch vụ vận tải hành khách của một số quốc gia ChâuÁ 30 3.2. Dịch vụ vận tải hành khách của cộng đồng Châu Âu (EU) 32 3.3. Dịch vụ vận tải hành khách tại khu vực Bắc Mỹ 34 3.4. Kinh nghiệm rút ra cho ngành hàng không Việt Nam 37 Chương 2 : Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành 40 hàng không Việt nam 1. Khái quát về ngành hàng không Việt Nam 40 1.1. Mô hình tổ chức hoạt động của ngành hàng không Việt Nam 40 1.2. Thị trường vận tải hàng không Việt Nam 48 1.2.1. Đặc điểm kinh doanh vận tải hàng không 48 1.2.2. Các yếu tố cơ bản của thị trường vận tải hàng không và các bộ phận tham gia quá trình vận 53 tải hành khách 57 1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam 2. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành 58 hàng không Việt nam 2.1. Tải cung ứng - sản lượng vận chuyển, hệ số sử dụng ghế 58 1
  4. 2.2. Các dịch vụ vận tải bổ trợ đi kèm 63 2.3. Giá cước vận tải hành khách 66 2.4. Thị phần vận tải hành khách 67 2.5. Chi phí và lợi nhuận vận tải hành khách 69 3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không 72 Việt nam Chương 3 :Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của 77 ngành hàng không Việt nam 1. Bối cảnh của ngành hàng không Việt nam trong xu thế mở cửa và hội nhập 77 1.1. Bối cảnh quốc tế 77 1.2. Bối cảnh trong nước 79 2. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không 81 Việt Nam 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng 85 không Việt nam 3.1. Các giải pháp vĩ mô của chính phủ và của ngành hàng không 85 3.2. Các giải pháp vi mô của doanh nghiệp vận tải 97 Kết Luận 109 Tài liệu tham khảo 110 2
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài Hàng không dân dụng là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, sự phát triển và lớn mạnh của ngành hàng không dân dụng luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, với đời sống và mức thu nhập của người dân. Ngành hàng không dân dụng Việt nam có lịch sử phát triển gần nửa thế kỷ, nhưng do đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt, kinh tế kém phát triển, thu nhập quốc dân còn thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nên thực sự ngành hàng không dân dụng chưa có được sự phát triển một cách rõ nét. Từ năm 1990 trở lại đây khi ngành xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, ngành hàng không dân dụng Việt nam khởi sắc phát triển, từng bước hoà nhập vào sự phát triển chung của hàng không dân dụng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới Tuy nhiên, những gì mà ngành Hàng không Việt Nam làm được còn quá nhỏ bé so với nhu cầu mà sự phát triển kinh tế đòi hỏi và chưa phát huy hết được tiềm năng to lớn của đất nước. Vì vậy, để ngành Hàng không Việt Nam có được bước phát triển tốt trong những năm tới thì vấn đề cấp thiết và cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện mở cửa kinh tế, để bảo đảm cho ngành phát triển ổn định vững chắc, đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế. Thực tế những năm qua cho thấy mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận tải song ngành Hàng không Việt Nam vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần giải quyết : tình trạng lạc hậu, thiếu hụt về số lượng của đội tàu bay, chất lượng dịch vụ chưa cao v.v… đã khiến cho thị phần vận tải còn khiêm tốn. Đặc biệt là trên tuyến đường bay quốc tế hiện đang diễn biến hết sức phức tạp và đang tồn tại nhiều hãng hàng không có tiềm lực khác nhau hoạt động trong khuôn khổ vừa liên kết, vừa cạnh tranh gay gắt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần và sản lượng vận tải của toàn ngành. Đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành Hàng không Việt Nam” nhằm góp phần phân tích thực trạng tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách, từ đó tìm ra phương hướng và những giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận chuyển hành khách của ngành Hàng không Việt Nam. 3
  6. 2- Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm xây dựng và quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải hành khách của ngành Hàng không Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tập trung đề cập một khía cạnh và phạm vi nhất định do vậy việc phân tích một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Trong các nghiên cứu đó đáng chú ý nhất có : - Cục hàng không dân dụng Việt Nam (2002), “ Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh vận tải hành khách của ngành hàng không” - Th.S Nguyễn Ngọc Trâm (2003), “ Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines ” luận văn Thạc sĩ kinh tế. - Cục hàng không dân dụng Việt Nam (2003), “ Đánh giá chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của ngành hàng không ”. - Viện Khoa học hàng không (2005), “ Thị trường dịch vụ vận tải hàng không và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt ”. - Icao (2000), “ những khuyến cáo của tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế”. - Công ty tư vấn Skytrax - Anh( 2005), “ Đánh giá xếp hạng dịch vụ vận chuyển hành khách của các hãng hàng không trên thế giới”. Trên cơ sở đúc kết, tham khảo ý kiến của các đề tài, tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành Hàng không nhằm làm rõ nhu cầu, những khó khăn thách thức mà ngành hàng 4
  7. không Việt Nam đang gặp phải, đánh giá thực trạng cạnh tranh đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành Hàng không Việt Nam. 3- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của Luận văn làm rõ thực trạng, khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian tới. Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Làm rõ một số vấn đề chung về ngành hàng không; - Đánh giá thực trạng ngành hàng không Việt Nam từ năm 1995 đến nay; - Trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất những giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không Việt Nam. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không. * Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ vận tải hành khách của ngành Hàng không Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Đây được coi là mốc thời gian mà ngành hàng không có sự chuyển biến mạnh mẽ. - Về không gian: Ngành Hàng không Việt Nam - Về nội dung: Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu dịch vụ vận tải hành khách của ngành Hàng không như là một nhân tố góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh của một ngành dịch vụ của Việt Nam. Luận văn sẽ chỉ đề cập đến những giải pháp, chính sách mang tính vĩ mô cho toàn ngành và sẽ không đi sâu vào những vấn đề có tính tác nghiệp trong hoạch định chính sách cũng như 5
  8. trong việc tổ chức thực thi chính sách đối với từng lĩnh vực, từng Hãng hàng không riêng lẻ. 5- Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ các nội dung đã đề ra trong Luận văn, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích dự báo và sử dụng dữ liệu thứ cấp trong quá trình nghiên cứu. 6- Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn - Làm rõ vai trò, đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không. - Phân tích kinh nghiệm phát triển vận tải hành khách của ngành hàng không một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành hàng không Việt Nam. - Khái quát hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không. - Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải hành khách của ngành hành không từ năm 1995 đến nay trên các khía cạnh mạnh, yếu và những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu. - Trên cơ sở phân tích các vấn đề trên, đề xuất các giải pháp phù hợp thực tiễn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ hành khách của ngành Hàng không. 7- Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: 6
  9. CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM. 7
  10. CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG. 1. Đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không Dịch vụ là vô hình, chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi khách hàng chứ không phải người cung ứng - người bán. Khách hàng đánh giá chất lượng một dịch vụ được cung ứng, thông qua đánh giá các dịch vụ cụ thể được phục vụ và qua cảm giác chủ quan của mình. Kinh doanh vận tải hành khách là một ngành kinh doanh đặc biệt bởi vì sản phẩm hàng hoá của nó không lưu giữ được. Hành khách đã đặt giữ chỗ trên một chuyến bay nhưng không thực hiện chuyến bay, hãng vận chuyển vẫn phải thực hiện chuyến bay mặc dù chuyến bay vẫn còn nhiều chỗ trống. Hãng vận chuyển vẫn phải chi phí cho các chỗ trống đó như phí hạ cất cánh, phí đỗ tàu bay, phí an ninh an toàn cho chuyến bay.... Trong khi đó hành khách không bị phạt hay bất cứ thiệt hại về kinh tế nào khi không thực hiện chuyến bay đã đặt chỗ. Các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay cũng không thể cắt lại được như đồ uống, báo chí v.v... được cung cấp theo một cơ số nhất định. Thậm chí hãng hàng không vẫn phải thực hiện chuyến bay khi không có hành khách nào để có máy bay nối chuyến các chặng tiếp theo. Hay khi có khả năng hủy được chuyến bay (vì lý do thương mại) thì hãng hàng không phải bố trí cho hành khách đi trên các chuyến bay khác hoặc phải bồi thường cho hành khách vì đã hủy chuyến bay đó. Dịch vụ vận tải hành khách nói chung đã xuất hiện từ rất lâu và có một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế càng phát triển thì các ngành dịch vụ cũng ngày một phát triển, đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không. Dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không có những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ nói chung đồng thời cũng có những đặc điểm đặc thù riêng của ngành. 1.1. Dịch vụ vận tải hành khách bao gồm một dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ trợ đi kèm. 8
  11. Dịch vụ cơ bản là hoạt động dịch vụ tạo ra giá trị thoả mãn lợi ích cốt lõi của người tiêu dùng, là mục tiêu tìm kiếm của người mua. Dịch vụ cơ bản quyết định bản chất của dịch vụ nhờ đó nó quy định dịch vụ là loại này chứ không phải loại khác. Dịch vụ cơ bản của ngành hàng không là vận chuyển hành khách bằng máy bay từ điểm đầu đến điểm cuối hành trình. Dịch vụ đi kèm là những dịch vụ phụ, thứ sinh hoặc các khâu độc lập của dịch vụ được hình thành nhằm mang lại giá trị phụ thêm cho khách hàng. Dịch vụ đi kèm có thể nằm trong hệ thống của dịch vụ cơ bản làm tăng thêm lợi ích cốt lõi như an toàn, an ninh hàng không hoặc có thể là những dịch vụ độc lập mang lại lợi ích phụ thêm như các dịch vụ phục vụ hành khách trước, trong và sau chuyến bay. Việc phân biệt dịch vụ thành dịch vụ cơ bản và dịch vụ đi kèm nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dịch vụ và bản chất của chúng. Trên thực tế thì các dịch vụ này luôn đan xen và hòa quyện với nhau đặc biệt là đối với ngành vận tải hàng không ngày nay, khi các dịch vụ đi kèm là rất cần thiết và không thể thiếu được. Các hãng hàng không sẽ không thể phát triển vận tải hành khách nếu không có các hệ thống đặt giữ chỗ tự động, dịch vụ đặt chỗ, bán vé cùng với các dịch vụ phục vụ hành khách trước, trong và sau chuyến bay v.v... 1.2. Dịch vụ vận tải hành khách có đặc tính không hiện hữu. Đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ nói chung. Với đặc điểm này cho thấy dịch vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ vẫn mang nặng tính vật chất. Ví như chúng ta không thể cầm lấy dịch vụ vận tải nhưng máy bay vận tải là vật chất. Tính không hiện hữu được biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ. Nhờ đó mà người ta có thể xác định được mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn hảo và các mức độ trung gian giữa dịch vụ và hàng hoá hiện hữu. Trên thực tế từ hàng hoá hiện hữu tới dịch vụ phi hiện hữu có các mức độ khác nhau: Hàng hoá hiện hữu hoàn hảo, bao gồm hàng hoá hiện hữu khi tiêu dùng phải có dịch vụ đi kèm để tăng sự thoả mãn. Tiếp đến là dịch vụ chủ yếu, được thỏa mãn thông qua sản phẩm hàng hoá hiện hữu. Cuối cùng là dịch vụ hoàn hảo, hoàn toàn không hiện hữu; Dịch vụ vận tải hành khách được đánh giá ở mức độ dịch vụ chủ yếu. Tính không hiện hữu của dịch vụ gây rất nhiều khó khăn cho quản lý hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ, khó khăn cho marketing dịch vụ và cho việc nhận biết dịch 9
  12. vụ. Vì vậy để đánh giá chất lượng dịch vụ nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải tiêu chuẩn hoá và đánh giá được dịch vụ bằng các chỉ tiêu định lượng được. Ví dụ để đánh giá mức độ đạt tiêu chuẩn an toàn chuyến bay thì 100% các chuyến bay thực hiện đều phải an toàn. 1.3. Dịch vụ vận tải hành kháchcó đặc tính không tách rời. Đặc tính không tách rời thể hiện sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ cụ thể không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống, đều từ cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành. Một sản phẩm dịch vụ cụ thể gắn liền với cấu trúc của nó và là kết quả của quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc đó. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu dùng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ cho chính mình. Từ đặc điểm trên cho thấy việc sản xuất cung ứng dịch vụ không được tuỳ tiện, trái lại phải rất thận trọng. Phải có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình sản xuất mới có thể thực hiện được. 10
  13. Sơ đồ hệ thống cung cấp dịch vụ vận tải hành khách ngành hàng không 11
  14. Đặt vé Đến Sbay Đăng ký Ghi D.mục chờ Kiểm tra vé LTT vé Hành lý Nhận phiếu gửi Hành lý Đăng hành lý kýgửi Trả vé và phiếu gửi hành lý Đưa hành lý gửi lên máy Phòng chờ Các dịch vụ máy bay miễn phí Lên máy Hướng dẫn Hướng dẫn an bay ghế ngồi toàn bay Bay Thực hiện dịch Phi hành đoàn vụ trên không vận hành bay Xuống máy Trả hàng bay KHÁCH HÀNGHÃNG HÀNG KHÔNG 1.4. Dịch vụ vận tải hành kháchkhông thể tồn kho, cất trữ được. 12
  15. Đặc tính không thể tồn kho cất trữ làm cho việc mua bán và tiêu dùng sản phẩm bị giới hạn bởi thời gian. Do đó làm mất cân đối quan hệ cung cầu cục bộ giữa các thời điểm khác nhau trong ngày, trong tuần hoặc trong tháng. Đặc tính này của dịch vụ quy định sản xuất và tiêu dùng dịch vụ phải đồng thời, trực tiếp, trong một thời gian giới hạn. Nếu không tuân thủ điều đó sẽ không có cơ hội mua bán và tiêu dùng chúng. Hiện nay để hạn chế các khó khăn đem lại do đặc tính này các Hãng hàng không bán vé cho hành khách xa ngày trước ngày bay hàng năm, hàng tháng, hay hàng tuần đồng thời áp dụng các mức giá vé khác nhau cho nhiều đối tượng hành khách, ưu tiên hành khách đặt chỗ và mua vé sớm để tối ưu hoá doanh thu trên từng chuyến bay và lấp đầy khách khi máy bay cất cánh. Bên cạnh đó còn áp dụng nhiều hình thức bán và khuyến mại linh hoạt khác như bán vé vào giờ chót tại sân bay, ưu tiên các khách hàng thương gia, các khách hàng lớn v.v ... 1.5. Dịch vụ vận tải hành kháchmang tính quốc tế cao. Với nhu cầu đa dạng có thể đi đến bất cứ nước nào trên thế giới của hành khách thì không phải bất cứ hãng hàng không nào cũng có đường bay tới nước đó, đặc biệt là đi/ đến các điểm nội địa của một nước chỉ có các hãng hàng không của quốc gia đó mới được phép khai thác ( Quy định quốc tế của IATA về vận chuyển hành khách). Trong hoạt động hàng không quốc tế các hãng hàng không luôn cạnh tranh lẫn nhau nhưng để đáp ứng các nhu cầu của hành khách thì các hãng hàng không cũng buộc phải liên minh và liên kết với nhau trong đó chú trọng các dịch vụ phục vụ hành khách. Bởi vậy khi hành khách ra nước ngoài, đi trên nhiều hãng vận chuyển của các quốc gia khác nhau sẽ cảm nhận được sự phong phú của dịch vụ bởi các dịch vụ cụ thề của từng hãng là khác nhau nhưng chúng lại tương đối thống nhất và theo các quy định quốc tế. Tùy theo độ dài, ngắn của chuyến bay và hạng dịch vụ đã mua, hành khách sẽ được phục vụ chu đáo. Đặc biệt là các dịch vụ trên không như suất ăn, đồ uống, các dịch vụ giải trí ... luôn được cung cấp đầy đủ, theo cơ số ghế của máy bay phù hợp với số đông hành khách. 1.6. Dịch vụ vận tải hành kháchcó tính an toàn và an ninh hàng không. Hơn bất cứ các phương tiện vận chuyển nào bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt, vận tải hành khách bằng đường hàng không có tính an toàn cao. Dù vận chuyển hành khách trên các tuyến đường bay nội địa hay quốc tế cũng đều đáp ứng 13
  16. các đièu kiện về an toàn an ninh hàng không, đặc biệt các tuyến bay quốc tế phải đáp ứng các điều kiện an ninh quốc gia như các điều kiện về xuất nhập cảnh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ v.v ... 2. Các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không Vấn đề cạnh tranh kinh tế, về mặt lý luận, từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước Các Mác và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã đề cập đến. Ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế có sự thay đổi về tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh và độc quyền. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực trong nền kinh tế thị trường. Trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh’’. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãnh phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau. Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Đảng ta khẳng định cần phải: “Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Thuật ngữ “cạnh tranh” được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ cạnh tranh kinh tế (Economics Competition) - một dạng cụ thể của cạnh tranh. Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các quy luật thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu. Do cách tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau, nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất đề thu được lợi nhận siêu ngạch về phía mình. Cạnh tranh còn là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không quyết định bản chất kinh tế - xã hội của các chế độ xã hội. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi bản chất kinh tế - xã hội của 14
  17. những chế độ xã hội đó. Với các quan niệm như trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. Cạnh tranh mang lại các lợi ích: - Đảm bảo và đáp ứng sở thích của người tiêu dùng nghĩa là sản phẩm hàng hóa phải ổn định ở mức giá hợp lý, thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng. - Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Cạnh tranh tạo ra sức ép, buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. - Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới do đó mang lại sự tăng trưởng kinh tế. Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái niệm: Sức mạnh cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Rõ ràng, các khái niệm trên đều có quan hệ với cạnh tranh, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong thực tế, thì sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh được sử dụng như là những khái niệm đồng nghĩa. Một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường thì phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường, đó chính là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng đạt và có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở nhiều mặt. Các doanh nghiệp phải luôn luôn đưa ra các phương án, các giải pháp tối ưu nhất để giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành, giá bán, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt bộ máy, mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường. 15
  18. Chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận. Thị phần càng lớn thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, chính điều này đã phản ánh được quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Qua đó ta cũng có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ưu thế cũng như những điểm mạnh, điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện tất yếu của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành kinh tế hoạt động trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không 2.1.1. Các nhân tố chủ quan Được hiểu là các nguyên nhân phát sinh từ các nhân tố nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp vận chuyển, như do sự mắc lỗi hay do sơ suất của hệ thống cung ứng dịch vụ và đội ngũ nhân viên phục vụ. Đa số các nhân tố chủ quan là những nhân tố nếu được nhận dạng có thể có những giải pháp hữu hiệu khắc phục. Một số nhân tố chủ quan bao gồm: 2.1.1.1. Chính sách, chiến lược: Trong bất cứ ngành kinh doanh dịch vụ nào, chiến lược phát triển sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chiến lược, đặc biệt là trong kinh doanh vận tải hàng không đó là vấn đề mấu chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành hàng không. Trong quá khứ các hãng hàng không không coi trọng việc xây dựng chính sách, chiến lược. Họ nhận được sự tài trợ từ phía chính phủ trong bất cứ điều kiện kinh doanh nào. Ngày nay, mọi việc đã thay đổi khi mà ngành hàng không đã được tư nhân hóa. Những hãng hàng không có chiến lược phát triển sản phẩm xây dựng phù hợp với nhu cầu thị trường là những hãng hàng không không ngừng lớn mạnh. Có thể lấy Singapore Airlnes làm ví dụ. Hành khách luôn chọn lựa Singapore Airlines ngay cả khi họ không đi và đến Singapore, bởi chất lượng dịch vụ vận tải của Singapore Airlines được Skytrax - một công ty tư vấn hàng đầu tại Anh chuyên thực hiện việc điều tra đánh giá về chất lượng các 16
  19. hãng hàng không trên thế giới - đánh giá là số 1 trong các hãng hàng không trên thế giới. Ngược lại những hãng hàng không đưa ra những chính sách, chiến lược sai lầm thì sẽ suy yếu nhanh chóng, phải rút lui khỏi thị trường đang khai thác thậm chí là phá sản doanh nghiệp. Điển hình là Skytrain, một hãng hàng không của Anh ra đời năm 1977 chỉ khai thác một đường bay và đã đưa ra chính sách giảm giá mạnh trên tuyến đường London- New York xuống 118 bảng Anh cho mỗi hành khách khiến cho các hãng cạnh tranh trực tiếp với Skytrain đã đại hạ giá đến mức làm cho hãng này phải phá sản sau khi vận chuyển được 2 triệu lượt khách. Dịch vụ vận tải hành khách hàng không là loại hình dịch vụ tổng hợp. Có thể nói thực hiện một chuyến bay nhà vận chuyển đồng thời cung ứng cho hành khách nhiều dịch vụ. Mỗi dịch vụ có những tác động khác nhau đến bức tranh chất lượng dịch vụ của hãng hàng không. Do vậy, trong quá trình hoạch định chiến lược, các nhà kinh doanh vận chuyển hàng không phải cân nhắc phát triển loại hình dịch vụ nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Chính sách chiến lược của ngành vận tải hàng không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế của từng thị trường. 2.1.1.2. Khả năng tài chính: Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quan trọng nó quyết định cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành hàng không. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách của ngành hàng không sử dụng phương tiện đặc thù là máy bay, nên đòi hỏi nhà vận chuyển phải đầu tư vốn lớn. Nếu khả năng tài chính yếu thì không thể trang bị được các tàu bay hiện đại có khả năng bay xa, có sức chuyên chở hành khách lớn do đó khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, các tàu bay hiện đại thường có các ghế ngồi rộng rãi, các tiện nghi hiện đại như hệ thống máy, màn hình phục vụ các chương trình giải trí, các biển báo trên tàu bay cho hành khách mà các máy bay thế hệ cũ không có nên chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ cũng như hình ảnh của hãng hàng không trong mắt khách hàng. Ngoài ra, khả năng tài chính còn tác động đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Người lao động được đào tạo nghiệp vụ, được trả lương phù hợp với công việc và công sức lao động sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn và ngược lại nếu nhận được mức lương không phù hợp hay không cạnh tranh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và dẫn đến hiện tượng chảy máu chất 17
  20. xám mặc dù tiền lương chỉ là một trong những điều kiện giữ chân người lao động làm việc cho các doanh nghiệp nhưng đó là một tiêu thức quan trọng hàng đầu. Các hãng hàng không muốn phát triển dịch vụ vận tải hành khách đều phải căn cứ vào khả năng tài chính của mình. Các hãng non trẻ luôn lựa chọn phát triển các loại sản phẩm dịch vụ mà các hãng lớn chưa chú trọng hoặc chưa có đồng thời phù hợp với khả năng tài chính của mình do đó sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường. 2.1.1.3. Trình độ tổ chức quản lý: Để chuyến bay thực hiện an toàn hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Sự phối hợp khai thác hợp lý giữa các nguồn lực lại (để có thể tạo ra chất lượng dịch vụ) phụ thuộc vào nhận thức sự hiểu biết về quản lý chất lượng, trình độ xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu, kế hoạch chất lượng của đội ngũ quản lý. Việc quản lý ở mọi khâu, mọi bộ phận phải được tuân thủ theo các qui trình qui định thống nhất của các hãng hàng không và theo thông lệ quốc tế. Hàng không là ngành ứng dụng công nghệ hiện đại, để quản lý và khai thác tối đa công dụng của các trang thiết bị đòi hỏi các nhà quản lý phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Với mạng đường bay vươn tới nhiều quốc gia trên thế giới, tùy theo điều kiện tại từng quốc gia, từng thị trường mà các nhà tổ chức quản lý tiến hành tổ chức khai thác thị trường. 2.1.1.4. Trình độ nhận thức, thái độ của nhân viên phục vụ: Ngành hàng không là một ngành tiêu biểu trong việc ứng dụng và khai thác tiên bộ của khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng sử dụng và khai thác lại là con người. Nhân tố con người tác động tới tất cả các khâu trong quá trình sản xuất. Dịch vụ vận tải hành khách của ngành hàng không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức của nhân viên. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ này ngành hàng không cần chú trọng tới việc nâng cao trình độ của nhân viên. 2.1.1.5. Hệ thống cung ứng các dịch vụ phục vụ cho quá trình hoạt động của Hãng HK: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0