intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam

Chia sẻ: SuSan Weddy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn là đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm này trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------*****------- NGUYỄN LÊ QUÝ HIỂN NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2005
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ -------*****------- NGUYỄN LÊ QUÝ HIỂN NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 5.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ DANH TỐN HÀ NỘI - 2005
  3. MỤC LỤC Mục lục. i Danh mục bảng biểu. iii Các chữ viết tắt iv Phần mở đầu. 1 Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và kinh nghiệm quốc tế 5 về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực 5 cạnh tranh. 1.1.1. Một số khái niệm. 5 1.1.2. Các cấp độ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực 8 cạnh tranh. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 12 1.1.4. Một số phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 19 của sản phẩm. 1.2. Một số kinh nghiệp quốc tế trong phát triển ngành công 24 nghiệp dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may xuất khẩu. 1.2.1. Tình hình công nghiệp dệt may và xuất khẩu sản phẩm dệt may 24 ở một số quốc gia. 1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm 28 dệt may đối với Việt Nam. Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may 32 Việt Nam trong thời gian qua 2.1. Tổng quan về ngành dệt may và tình hình xuất khẩu sản 32 phẩm dệt may của Việt Nam. 2.1.1. Quá trình phát triển và thực trạng ngành dệt may Việt Nam. 32 2.1.2. Vài nét về tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam. 42 2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt 44 Nam trong thời gian qua. 2.2.1. Về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 44 2.2.2. Về giá cả và chi phí. 46 i
  4. 2.2.3. Sự phát triển thị trường xuất khẩu. 50 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt 59 may Việt Nam thời gian qua. 2.3.1. Những điểm mạnh trong năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản 59 phẩm dệt may Việt Nam. 2.3.2. Những điểm yếu hay các vấn đề đặt ra trong năng lực cạnh 61 tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Chương 3 : Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao 75 năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thời gian tới 3.1. Bối cảnh hiện nay ảnh hưởng tới việc nâng cao năng lực 75 cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và thách thức mới của thị trường dệt may thế 75 giới. 3.1.2. Bối cảnh trong nước. 85 3.2. Một số dự báo chiến lược, tiềm năng phát triển và quan điểm 88 định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam những năm tới. 3.2.1. Dự báo đến năm 2005 - 2010. 88 3.2.2. Tiềm năng phát triển. 90 3.2.3. Một số quan điểm định hướng phát triển ngành dệt may Việt 91 Nam trong những năm tới. 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh 94 tranh xuất khẩu cho sản phẩm dệt may Việt Nam. 3.3.1. Những giải pháp từ phía Chính phủ. 94 3.3.2. Những giải pháp từ góc độ ngành và Hiệp hội Dệt may. 102 Phần kết luận. 106 Phụ lục 1: Thị trường xuất - nhập khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam v (2003 - 2004). Phụ lục 2: Một số chủng loại sản phẩm may mặc xuất khẩu Việt Nam. vi Phụ lục 3: Thị phần hàng may mặc của một số quốc gia xuất khẩu vào Nhật Bản. viii ii
  5. Danh mục tài liệu tham khảo ix iii
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Năng lực sản xuất của VINATEX. 37 Bảng 2 Năng lực sản xuất của toàn ngành dệt may. 37 Bảng 3 Năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may Việt Nam giai 38 đoạn 1997 - 2003. Bảng 4 So sánh một số chỉ số cơ bản của ngành dệt may trong nền 40 kinh tế giai đoạn 1997 - 2003. Bảng 5 Kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam giai 42 đoạn 1997 - 2004 Bảng 6 Các chủng loại sản phẩm may mặc xuất khẩu vào thị trường 45 Hoa Kỳ năm 2002. Bảng 7 Giá hàng xuất khẩu của một số quốc gia sang thị trường Nhật 47 Bản. Bảng 8 Giá cả một số sản phẩm may mặc nhập khẩu của Nhật Bản. 47 Đồ thị Phân bổ doanh nghiệp theo chi phí đơn vị cho các doanh 48 nghiệp mẫu. Bảng 9 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành may mặc Việt Nam. 51 Bảng 10 Mười quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Hoa Kỳ. 52 Bảng 11 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa kỳ. 53 Bảng 12 So sánh mức giá có MFN và không có MFN tại thị trường 55 Hoa Kỳ (năm 2001). Bảng 13 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vào Nhật Bản. 56 Bảng 14 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU. 57 Bảng 15 Xuất khẩu hàng dệt may vào một số quốc gia trong EU. 58 Bảng 16 Máy móc, trang thiết bị hiện tại của ngành dệt Việt Nam (2004). 63 Bảng 17 Tổng giá trị nhập khẩu trang thiết bị ngành dệt may Việt Nam. 64 Bảng 18 Chất lượng của nguồn cung ứng đầu vào trong nước theo 69 đánh giá của doanh nghiệp. Bảng 19 Mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 89 iv
  7. CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Tiếng Anh: ACT Agreement on Textile and Clothing Hiệp định Dệt may ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations EU European Union Liên minh Châu Âu GATT General Agreement on Tariffs & Trade Hiệp định chung về thuế quan & thương mại MFA Multi Fibre Arrangement Hiệp định Đa sợi WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 2. Tiếng Việt: DNNN Doanh nghiệp nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn VINATEX Tổng công ty Dệt May Việt Nam v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Với tốc độ tăng trƣởng trung bình là 23,8%/năm (1990-2000) và tốc độ tăng trƣởng năm 2004 là 19%, ngành dệt may Việt Nam đang là một trong những ngành có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhất. Với 92% sản phẩm sản xuất ra để phục vụ xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu đóng vai trò tối quan trọng trong phát triển ngành dệt may Việt Nam. Cùng với dầu thô, gạo, thủy-hải sản, các sản phẩm dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua cũng như định hướng cho thời gian tới (năm 2004: đóng góp 4,3 tỷ USD trong tổng số 26 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu). Tuy nhiên, do Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) nên Việt Nam sẽ không đƣợc hƣởng những ƣu đãi trong Hiệp định Dệt may (ATC) mang lại. Trong khi đó, các quốc gia là thành viên WTO đã thực hiện bãi bỏ hoàn toàn chế độ hạn ngạch (quota) đối với các sản phẩm dệt may cho các nƣớc trong Tổ chức. Đồng thời, trong số các thành viên WTO có một số quốc gia có năng lực phát triển và khả năng sản xuất cũng nhƣ sức cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may rất cao so với Việt Nam (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan...); trong khi đó sức sản xuất, khả năng cạnh tranh, khả năng quản lý, trình độ công nghệ... thậm chí cả tay nghề công nhân của ngành dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần đƣợc tháo gỡ (ngay cả khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO). Nhƣ vậy, ở thời điểm hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những khó khăn lớn nhất từ tham gia vào thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may thế giới. Nhận thức rõ vai trò trong xuất khẩu cũng nhƣ những thách thức đang đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam thời gian tới, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2001 "Phê duyệt chiến lƣợc phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010". Trong quyết định này, mục tiêu phát triển ngành dệt may Việt Nam là: "Phát triển ngành dệt may Việt Nam thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu..., tạo - 1-
  9. nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh...". Quyết định này thể hiện rõ chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đối với đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp dệt may cũng nhƣ định hƣớng sản xuất hƣớng tới xuất khẩu cho ngành này. Vậy, để triển khai thực hiện những chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Chính phủ (nâng gấp đôi kim ngạch xuất nhập khẩu - 8 đến 9 tỷ USD vào năm 2010; 75% nguyên phụ liệu sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu là sản phẩm nội địa...), và xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn nêu trên, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải triển khai đồng bộ một hệ thống các giải pháp để có thể giữ vững và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sau khi các quốc gia WTO bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với sản phẩm dệt may (01/01/2005) và sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO?... Một trong những đòi hỏi quan trọng đặt ra là cần xem xét, đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, khai thác lợi thế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Vì thế, đề tài: “Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam” là một đòi hỏi bức bách của thực tiễn hiện nay và trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam là một vấn đề đƣợc các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan và nhiều nhà kinh tế trong nƣớc và quốc tế quan tâm. Những năm gần đây đã có những công trình nghiên cứu và một số tài liệu đƣợc ấn hành liên quan đến vấn đề này, nhƣ: - Dự án JICA-NEU, 2001 "Tổng hợp kết quả điều tra, tìm hiểu về tình hình và chính sách phát triển công nghiệp dệt may Việt Nam". - Dự án JICA-NEU, 2001 "Công nghiệp dệt may Việt Nam: Chính sách phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế". - Tổng công ty Dệt may Việt Nam, 2000: "Chiến lƣợc "tăng tốc" phát triển ngành đệt may Việt Nam đến năm 2010". - Hitoshi Sakai - Viện nghiên cứu Nomura, 2000: "Định hƣớng cho kế hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020". - 2-
  10. - Hall Hill, Đại học Quốc gia Australia 1998: "Công nghiệp dệt may Việt Nam những thành công, những thách thức trong tƣơng lai". Ngoài ra còn có các bài viết đăng trên các báo, tạp chí. - TS Thân Danh Phúc, Nguyễn Anh Tuấn (Đại học Thƣơng mại) Nhân tố Trung Quốc với chiến lƣợc phát triển thị trƣờng nội địa ngành dệt may (Tạp chí Công nghiệp 7/2003). - Hiệp hội các Nghiệp đoàn tự do (ICFTU), 2004: "Dệt may Bangladesh "lách khe cửa hẹp""- New York Times (12/2004). Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam, nhƣng về cơ bản, các giải pháp, chính sách đƣa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam đã gặp phải những hạn chế nhất định do hoàn cảnh, điều kiện và thời điểm nghiên cứu; hoặc những giải pháp này chỉ mang tính chất đối sách, thậm chí chỉ mang tính đơn lẻ cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam hiện nay vẫn là một vấn đề cấp bách. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của Luận văn là đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm này trong thời gian tới. Mục đích này đƣợc triển khai thông qua một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may. Đánh giá thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - 3-
  11. * Đối tượng nghiên cứu: Dƣới góc độ kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam và chỉ đề cập đến những giải pháp, chính sách vĩ mô cho toàn ngành; không đi sâu vào những vấn đề có tính tác nghiệp trong hoạch định chính sách cũng nhƣ trong việc tổ chức thực thi chính sách đối với từng doanh nghiệp dệt may riêng lẻ. * Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam năm 1995 đến nay (năm đánh dấu những chuyển biến lớn trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là quan hệ thƣơng mại quốc tế của Việt Nam). Về không gian: Ngành dệt may ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của kinh tế chính trị, nhƣ: Phƣơng pháp Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể, nhƣ: Tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm; phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, phân tích dự báo… 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn: - Khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam từ năm 1995 đến nay, để từ đó thấy đƣợc những mặt còn tồn tại, hạn chế trong thời gian qua và một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau: - 4-
  12. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may. Chương 2: Thực trạng phát triển và năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam trong thời gian tới. - 5-
  13. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY Cạnh tranh là một hiện tƣợng vốn có của Kinh tế thị trƣờng - mô thức kinh tế mà mọi quốc gia muốn phát triển đều cần trải qua. Nhƣ vậy, có thể khẳng định cạnh tranh là một hiện tƣợng mà mọi quốc gia, dân tộc trên con đƣờng phát triển đều phải chấp nhận, nhận thức đúng về nó. Có nhiều cách tiếp cận, nhận thức về cạnh tranh; khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, cấp độ cạnh tranh; các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh cũng nhƣ hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh... 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1 Một số khái niệm. - Cạnh tranh. Khái niệm về cạnh tranh đã đƣợc các nhà nghiên cứu kinh tế của các trƣờng phái kinh tế khác nhau nghiên cứu, xem xét và phân tích dƣới nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu kinh tế Tƣ sản Cổ điển cho rằng: "Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng;... nó mang lại cho mỗi thành viên trong thị trƣờng một phần xứng đáng so với khả năng của mình...". Theo C.Mác, "cạnh tranh Tƣ bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành đƣợc những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch...". Trong nền kinh tế thị trƣờng, thuật ngữ cạnh tranh đƣợc dùng để chỉ cuộc đấu tranh quyết liệt, sống còn giữa các nhà sản xuất, cung cấp các chủng loại hàng hóa, dịch vụ với nhau; không phân biệt hình thức sở hữu về tƣ liệu sản xuất (nhà nƣớc, tập thể hay tƣ nhân...) với mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lấy phần thuận lợi hơn cho mình. Theo từ điển Cornu (Pháp), cạnh tranh đƣợc hiểu là "Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung - 6-
  14. ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo đƣợc hoặc để bị mất đi một lƣợng khách hàng thƣờng xuyên". "Chạy đua trên một thị trƣờng mà cấu trúc và sự vận hành của thị trƣờng đó đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu giữa một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những ngƣời sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ; các hàng hóa, dịch vụ này đƣợc tự do tiếp cận trong điều kiện các điều kiện kinh doanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc ƣu đãi do pháp luật mang lại". Khái niệm về cạnh tranh đƣợc đề cập đến trong Đại từ điển Kinh tế Thị trƣờng (Trung Quốc) với thuật ngữ "cạnh tranh hữu hiệu", "cạnh tranh có hiệu quả", "cạnh tranh giá cả", "cạnh tranh phi giá cả" và "cạnh tranh tiềm tàng". Trong Đại từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh đƣợc định nghĩa là sự "tranh đua giữa các cá nhân, tập thể có chức năng nhƣ nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình"; "cạnh tranh quốc tế" đƣợc hiểu là "cạnh tranh giành nguồn nguyên liệu và thị trƣờng tiêu thụ của sản phẩm trên thế giới". Cũng về khái niệm này, Từ điển Thuật ngữ Kinh tế cho rằng: "cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành đƣợc". Vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà sản xuất nhất thiết phải chiến thắng trong cạnh tranh hoặc chí ít là cùng phân chia một thị trƣờng có giới hạn với các đối thủ cạnh tranh của mình. Nhƣ vậy, rõ ràng là bản chất của cạnh tranh là nhằm tới tối ƣu hóa đầu vào (hạ thấp tối đa chi phí sản xuất) và tối đa hoá đầu ra (thu lợi nhuận cao nhất có thể). Một số nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam quan niệm rằng: Cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ và đó là con đƣờng, phƣơng thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế... Tóm lại, còn có nhiều nhìn nhận chƣa thật sự thống nhất về khái niệm cạnh tranh, song, xét về bản chất của nó thì cạnh tranh luôn đƣợc phân tích, nhìn nhận, đánh giá trong trạng thái động và đƣợc ràng buộc trong mối quan hệ so sánh một cách tƣơng đối. Theo cách nhìn nhận đó thì mọi nỗ lực mà các bên tham gia nhằm tìm kiếm, dành giật những lợi thế về mình đều đƣợc thống nhất - 7-
  15. diễn tả trong các khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Cạnh tranh bao hàm hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực thì cạnh tranh đã tạo động lực để các chủ thể vƣơn tới, đạt tới trạng thái tiến bộ hơn (năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lƣợng tốt hơn...) nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất có thể. Tuy nhiên, nếu cạnh tranh đƣợc tiến hành bằng các động thái tiêu cực thì sẽ trở nên kìm hãm sự hình thành và phát triển cái mới, mang lại một thực trạng cực đoan hơn và kết quả lại trái ngƣợc so với tích cực. Ngày nay, khái niệm cạnh tranh đang ngày càng trở nên phổ biến và đƣợc nhìn nhận dƣới khía cạnh tích cực nhiều hơn. Mặc dù đã nói tới cạnh tranh là có ngƣời thắng, kẻ bại và mục đích kích thích sự phát triển không phải là mục tiêu của các bên tham gia cạnh tranh song bản thân nó đã thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội. - Năng lực cạnh tranh. "Năng lực" đƣợc định nghĩa trong Đại Từ điển Tiếng Việt là: "Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì" hay "khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc". Cũng trong tài liệu này, "năng lực cạnh tranh" đƣợc hiểu là: "Khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trƣờng tiêu thụ". Một số nhà nghiên cứu cho rằng năng lực cạnh tranh chỉ có ý nghĩa trong quan hệ thƣơng mại và nó đƣợc mô tả qua các chỉ số đánh giá khác nhau. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác lại xem năng lực cạnh tranh bao gồm cả các điều kiện để triển khai hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tới điểm cuối cùng của quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ, là đảm bảo nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Ở Việt Nam, trong quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh đƣợc đề cập đến dƣới nhiều góc độ; sử dụng nhiều thuật ngữ để diễn tả khác nhau. Fafchamps cho rằng, khả năng cạnh tranh chính là khả năng của một doanh nghiệp có thể sản xuất ra một sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của sản phẩm ấy trên thị trƣờng. Theo đó, các doanh nghiệp có đủ điều kiện và khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng tƣơng tự với doanh nghiệp khác nhƣng chi phí thấp hơn thì đƣợc đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao hơn. - 8-
  16. Trong khi Randall cho rằng khả năng cạnh tranh chính là khả năng giành đƣợc và duy trì thị phần trên thị trƣờng với lợi nhuận nhất định thì Dunning lại đứng trên quan điểm vể khả năng cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để nhìn nhận về năng lực cạnh tranh khi ông nêu ra: Khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trƣờng khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó... Nhìn chung, hiện nay, các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng: Năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh là trình độ của công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trƣờng và duy trì đƣợc mức độ thu nhập thực tế của mình. Tuy xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận, đánh giá và xem xét song các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh đều liên quan đến hai khía cạnh là khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng và có lợi nhuận. Từ đó, chúng ta có thể lột tả bản chất khái niệm năng lực cạnh tranh. Đó là khả năng có thể nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận đƣợc. 1.1.2. Các cấp độ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh. - Cạnh tranh quốc gia. Cạnh tranh ở cấp quốc gia đƣợc đánh giá chính là năng lực cạnh tranh của nó và bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành từ các yếu tố vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trên quốc gia đó cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ có xuất xứ từ quốc gia đó trên thị trƣờng quốc tế. Theo đó, năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của ngƣời dân. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đƣa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh quốc gia là "khả năng đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tƣơng đối và các đặc trƣng kinh tế khác". WEF cũng đƣa ra tám nhóm yếu tố (bao gồm hơn 200 chỉ số) để xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia (trọng số của mỗi nhóm chỉ số có sự thay đổi nhất định qua các thời - 9-
  17. kỳ). Tám nhóm chỉ số đó là: (1) Độ mở của nền kinh tế; (2) Các chỉ số liên quan đến vai trò và hoạt động của Chính phủ; (3) Các yếu tố về tài chính; (4) Các yếu tố về công nghệ; (5) Các yếu tố về kết cấu hạ tầng; (6) Quản trị; (7) Các yếu tố về lao động; (8) Và các yếu tố về thể chế. Theo M.Porter "chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc gia bởi vì đây là nhân tố xác định cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một quốc gia xét về dài hạn". Cũng theo ông, chỉ số năng suất đến lƣợt mình lại phụ thuộc vào trình độ phát triển và tính năng động của các công ty. Do vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia lại phụ thuộc vào các yếu tố trong nền kinh tế quốc dân giữ vai trò quyết định cho phép các công ty sáng tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh trong một lĩnh vực cụ thể. Ông đƣa ra bốn nhóm các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh quốc gia là: (1) Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (nguồn lao động, tay nghề lao động, tài nguyên, vốn, tiềm năng về khoa học - công nghệ, hạ tầng cơ sở...). (2) Nhóm các điều kiện về cầu phản ánh bản chất của nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc đối với sản phẩm, dịch vụ của một ngành. (3) Nhóm các yếu tố về các ngành phụ trợ và các ngành có liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế. (4) Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lƣợc của công ty và của các đối thủ cạnh tranh. Với các đánh giá nhƣ vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ số luôn đƣợc các nhà đầu tƣ quốc tế quan tâm, xem xét trong quá trình lựa chọn địa điểm, lĩnh vực đầu tƣ. Hơn thế nữa, bản xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia còn có có ý nghĩa quan trọng đối với các chính phủ cũng nhƣ doanh nghiệp... - Cạnh tranh ngành. Năng lực cạnh tranh của ngành đƣợc định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và đƣợc đo bằng thị phần của sản phẩm, dịch vụ do ngành đó cung cấp trên thị trƣờng. Theo M.Porter, các yếu tố sau ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của một ngành là: (1) Những yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh; bao gồm các yếu tố sản xuất cơ bản (khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý) và - 10 -
  18. các yếu tố sản xuất mới (cơ sở hạ tầng, thông tin, trình độ lao động, khả năng nghiên cứu phát triển, bí quyết công nghệ...). Các yếu tố sản xuất cơ bản quyết định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành song các yếu tố sản xuất mới còn quan trọng hơn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng nhƣ toàn ngành. Không giống nhƣ yếu tố sản xuất cơ bản, các yếu tố sản xuất mới có đƣợc thông qua đầu tƣ của chính phủ, các ngành, các công ty.... Bên cạnh đó, những yếu tố sản xuất cơ bản thì mọi công ty đều có thể sở hữu và do đó rất khó tạo nên lợi thế cạnh tranh trong dài hạn; trong khi đó, những yếu tố sản xuất mới cần phải đƣợc đầu tƣ và duy trì thế mạnh nếu muốn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn (vì chúng khó có thể sao chép, rập khuôn). (2) Điều kiện của cầu: Các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất luôn phải cạnh tranh với các ngành sản xuất các sản phẩm thay thế khác. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngƣỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Khả năng lựa chọn về giá cả của các sản phẩm thay thế càng hấp dẫn thì ngƣỡng chặn trên đối với lợi nhuận của ngành càng cứng nhắc. Ngƣời mua tranh đua với ngành bằng cách bắt ép giá giảm xuống, chất lƣợng và các dịch vụ tốt hơn; làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau. Điều đó buộc các doanh nghiệp trong ngành phải coi các yêu cầu của khách hàng là trên hết và phải tìm mọi cách để đáp ứng tối đa có thể nhu cầu của họ thì mới thu đƣợc lợi nhuận. Vì vậy, nhu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và toàn ngành. Có thể khẳng định rằng, đặc tính của cầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các đặc tính của sản phẩm và tạo ra những áp lực để nâng cao chất lƣợng, gia tăng giá trị sử dụng và phát triển sản phẩm mới. (3) Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ: Với mỗi ngành sản xuất, sự hình thành và phát triển cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của nó luôn có sự phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ; không có ngành nào phát triển một cách độc lập, riêng biệt hoàn toàn (nông nghiệp phụ thuộc - 11 -
  19. vào các ngành sản xuất hoá học, thuốc bảo vệ thực vật...; công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các ngành nhƣ: nguồn nguyên, nhiên liệu, công nghiệp chế tạo máy móc...). Nếu những ngành liên quan và phụ trợ này phát triển mạnh mẽ thì sự phát triển của ngành cũng thuận lợi; khả năng cạnh tranh mới cao; nếu ngƣợc lại sẽ có tác động tiêu cực tới khả năng cạnh tranh cũng nhƣ sự phát triển của ngành. Nhƣ vậy, sự phát triển của một ngành còn bị tác động của rất nhiều ngành khác; giữa các ngành có sự liên quan tới nhau, sản phẩm của ngành này là yếu tố đầu vào của ngành kia và ngƣợc lại. Bên cạnh các nhóm yếu tố trên, cấu trúc thị trƣờng, mức độ cạnh tranh, chiến lƣợc của các chủ thể trong nội bộ ngành, của đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là vai trò của nhà nƣớc cũng là những yếu tố có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của ngành. Các nhóm yếu tố này sẽ có tác dụng tích cực trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh cho một ngành và chính phủ có ảnh hƣởng lớn đến các nhóm yếu tố đó. Các nhóm yếu tố này cũng là thƣớc đo về năng lực cạnh tranh cho một ngành, một doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần tập trung sản xuất các sản phẩm mà các yếu tố trên là thuận lợi hơn cả. Năng lực cạnh tranh của một ngành sẽ đƣợc nâng cao nếu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành đƣợc cải thiện. - Cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm: Có nhiều quan điểm khoa học cũng nhƣ cách tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; trong đó, tiêu biểu nhất có M.Porter, Oral Singer, Kettani... M.Porter cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào các yếu tố sau: Những đối thủ trong ngành, các đối thủ tiềm năng, các sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng. Ông đã đồ thị hóa mối liên kết giữa các yếu tố cấu thành này để tạo nên Mô hình hình thoi để chỉ ra các yếu tố chính tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng. Trong khi đó, Oral Singer và Tettani lại cho rằng: Có ba yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: Sự thành thạo về kỹ năng công nghiệp, chi phí liên quan tới kỹ năng và môi trƣờng kinh tế của công ty... - 12 -
  20. Tuy vậy, nhìn chung các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhận của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc và ngoài nƣớc. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm dịch vụ vì vậy còn có thể phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu là tổng hòa năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ấy; hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đo lƣờng qua lợi nhuận của doanh nghiệp, thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trƣờng và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đó. Với tƣ cách là tế bào cấu thành nên nền kinh tế thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo sở sỡ vững chắc và hình thành nên năng lực cạnh tranh của quốc gia và năng lực cạnh tranh quốc gia cũng chi phối tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ƣu thế cạnh tranh của một doanh nghiệp sản xuất so với đối thủ cạnh tranh của mình đƣợc thể hiện qua lợi thế về chi phí và lợi thế về sự khác biệt. Trong đó, lợi thế về chi phí thể hiện qua việc doanh nghiệp có khả năng tạo ra sản phẩm với chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế về sự khác biệt lại phụ thuộc vào mức độ khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho ngƣời tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hay nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trƣờng có thể chấp nhận mức giá cao hơn của đối thủ... Tóm lại, năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đƣợc hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thị trƣờng cạnh tranh một cách lâu dài và có ý nghĩa. Tuy có sự phân biệt tƣơng đối về khái niệm song, giữa các cấp độ cạnh tranh nêu trên có sự liên hệ mất thiết, gắn bó với nhau; giữa chúng có tác động qua lại, phụ thuộc, chế định nhau và có mối quan hệ nhân quả với nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao buộc phải bao gồm những - 13 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1