Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình công nghiệp hoá ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 4
download
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện các chính sách kinh tế nhằm phát huy lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5, đánh giá thành công và hạn chế trong việc phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5, và rút ra những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình công nghiệp hoá ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ --------- TRẦN THỊ LAN HƯƠNG PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị HÀ NỘI - 2005
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ ------------ TRẦN THỊ LAN HƯƠNG PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 5.02.01 Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN HÀ VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á HÀ NỘI - 2005
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LỢI THẾ SO SÁNH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC KHAI THÁC LỢI THẾ SO SÁNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 7 1.1 Các lí thuyết về lợi thế so sánh 7 1.1.1 Lí thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo 7 1.1.2 Lí thuyết của Heshcher – Ohlin 9 1.1.3 Lí thuyết cầu tương hỗ của Stuart Mill 12 1.1.4 Một số lí thuyết truyền thống khác 13 1.2 Vai trò của việc khai thác lợi thế so sánh ở các nước đang phát 19 triển 1.2.1 Tầm quan trọng của việc phát huy lợi thế so sánh đối với phát triển 19 kinh tế ở các nước đang phát triển 1.2.2 Bối cảnh quốc tế hiện nay,những quan niệm bổ sung về lợi thế so 24 sánh CHƯƠNG 2: LỢI THẾ SO SÁNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 34 Ở CÁC NƯỚC ASEAN-5 2.1 Lợi thế so sánh chủ yếu ở các nước ASEAN-5 34 2.1.1 Điều kiện kinh tế ban đầu của ASEAN-5 khi tiến hành công nghiệp 34 hoá 2.1.2 Các lợi thế so sánh chủ yếu ở ASEAN-5 36 2.1.3 Lợi thế so sánh ở từng nước ASEAN-5 43 2.2 Chính sách của các chính phủ để tận dụng những lợi thế so sánh 52 trong giai đoạn 1970-1996 2.2.1 Chính sách công nghiệp hoá 552 2.2.2 Chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu 575 2.2.3 Chính sách đào tạo nhân lực 60
- 2.2.4 Chính sách phát triển khoa học công nghệ 63 2.2.5 Điều chỉnh chính sách phát huy lợi thế so sánh ở ASEAN-5 sau 69 khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 2.3 Tác động của việc tận dụng lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5 76 2.3.1 Tác động đối với tăng trưởng kinh tế 76 2.3.2 Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 76 2.3.3 Phát huy nội lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế 78 2.3.4 Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế 79 2.3.5 Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 81 2.3.6 Đánh giá những hạn chế của chính sách phát huy lợi thế so sánh 84 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ASEAN-5 TRONG PHÁT HUY LỢI THẾ SO SÁNH NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 90 3.1 Các điều kiện phát triển kinh tế và việc sử dụng lợi thế so sánh 90 nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam 3.1.1 Nhận thức về lợi thế so sánh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 90 3.1.2 Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam 97 3.1.3 Thách thức hiện nay trong việc phát huy lợi thế so sánh ở Việt Nam 101 3.2 Vận dụng bài học kinh nghiệm từ phát huy lợi thế so sánh của các 108 nước ASEAN-5 3.2.1 Kinh nghiệm về công nghiệp hoá bền vững để phát huy tốt nhất 108 những lợi thế so sánh 3.2.2 Kinh nghiệm xuất phát từ chính năng lực nội sinh 110 3.2.3 Kinh nghiệm từ sự thay đổi lợi thế so sánh trong từng giai đoạn 113 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN AICO Kế hoạch hợp tác công nghiệp ASEAN APEC Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân HDI Chỉ số phát triển con người RCA Lợi thế so sánh biểu hiện PPP Phương pháp đồng giá sức mua TFP Năng suất lao động tổng nhân tố WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới
- 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế, lợi thế so sánh là yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ưu thế sẵn có để trao đổi và bổ sung lẫn nhau nhằm đạt được sự huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế. Trong những thập kỷ qua, một số nước ASEAN là Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan, Philipin và Singapo (ASEAN-5) phát huy được những lợi thế so sánh của mình để thực hiện chính sách mở cửa và công nghiệp hoá. Nhờ tận dụng được những lợi thế so sánh về lao động đông và rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú và chưa được khai thác triệt để, đất đai màu mỡ và vị trí địa lý thuận lợi...và với mục đích thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, các nước ASEAN-5 đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8%/năm trong thập kỷ 70, 6%/năm trong thập kỷ 80, một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn bất cứ khu vực nào khác trên toàn thế giới. Nhờ đó, đã nâng cao được mức sống cho dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế hiện đại và thực hiện các chính sách kinh tế xã hội khác một cách hiêụ quả. Nhiều chuyên gia nghiên cứu quốc tế đã đánh giá các nước ASEAN-5 như những "con hổ" tạo nên sự "thần kỳ Châu Á". Tuy nhiên, ngoài những nét tương đồng của khu vực Đông Nam Á, lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 cũng có sự khác nhau, do vậy dẫn đến những công cụ chính sách thực hiện để phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước cũng có những khác biệt. Đó cũng là một trong những lý do giải thích cho sự chênh lệch tương đối về trình độ phát triển của các nước tính đến cuối thập kỷ 90. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh kinh tế quốc tế gay gắt như hiện nay, Singapo và Malaixia đã tìm được những lợi thế so sánh mới trong những ngành công nghiệp tập trung nhiều vốn, công nghệ và lao động có kỹ năng và đang mất dần những lợi thế so sánh truyền thống về lao động rẻ, trong khi đó các nước ASEAN khác vẫn chủ yếu nằm ở sự phát triển các ngành công nghiệp tập trung những lợi thế so sánh truyền thống và chưa tìm ra được những bước đi thích hợp
- 2 để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Sự khác biệt trong tận dụng lợi thế so sánh ở các nước và mức độ thành công của mỗi nước trong phát huy lợi thế so sánh là những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá cho các nước đi sau, trong đó có Việt Nam. Thực hiện mở cửa và cải cách kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá rút ngắn. Để thực hiện công nghiệp hoá "rút ngắn", việc tận dụng và phát huy những lợi thế so sánh đồng thời với tích luỹ và tạo dựng những lợi thế so sánh mới là rất cần thiết. Nghiên cứu những thành công và hạn chế trong việc phát huy những lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5 sẽ rất hữu ích để rút ra những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. Xuất phát từ những thực tế trên và với kiến thức đã được học, đề tài "Phát huy lợi thế so sánh trong quá trình công nghiệp hoá ở một số nước ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" sẽ mang tính cấp thiết đối với quá trình công nghiệp hoá tiếp theo của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, có rất nhiều học giả Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về các đề tài có liên quan đến luận văn dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể phân thành hai nhóm công trình nghiên cứu: a) của các học giả Việt Nam ; và b) của các học giả nước ngoài. Trong nhóm công trình thứ nhất, phải kể đến tác phẩm “ Công nghiệp hoá Việt Nam trong thời đại Châu Á - Thái Bình Dương” của tác giả Trần Văn Thọ (Nhà xuất bảnthành phố Hồ Chí Minh, năm 1997); “Vài khía cạnh kinh tế Việt Nam suy nghĩ từ kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hoá” của tác giả Nguyễn Anh Tuấn (Nhà xuất bản khoa học xã hội, năm 1996); “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát huy lợi thế so sánh. Kinh nghiệp của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á” của tác giả Đỗ Đức Định (chủ biên; Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1999); "Cạnh tranh kinh tế" của tác giả Trần Văn Tùng (Nhà xuất bản thế giới; năm 2004). Các tác phẩm này đã tập trung phân tích những chính sách và kinh nghiệm công nghiệp hoá của một số nền kinh tế Đông Á, trong đó có nhấn mạnh đến mô hình “đàn nhạn bay”, sự tận dụng nguồn tài nguyên và nhân
- 3 lực rẻ để phát triển thương mại và thu hút FDI của một số nước trong khu vực, sự khác nhau giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, thực trạng công nghiệp hoá và lựa chọn các sản phẩm xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, và những bài học, những biện pháp thiết thực rút ra từ các nước Châu Á mà Việt Nam nên tham khảo học tập. Một số giáo trình giảng dạy kinh tế quốc tế của Việt Nam như “ Quan hệ kinh tế quốc tế” của tác giả Võ Thanh Thu (xuất bản năm 2003); "Kinh tế học quốc tế" của tác giả Tô Xuân Dân (chủ biên) (xuất bản năm 1995); “Kinh tế học phát triển: những vấn đề đương đại” do nhà xuất bản khoa học xã hội phát hành năm 2003 đã đề cập đến những xu hướng chủ yếu của thời đại ngày nay, lợi ích của việc phát huy lợi thế so sánh đối với các nước đang phát triển, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, kinh nghiệm phát huy lợi thế so sánh của một số nước Châu Á trong thời gian qua. Các tác giả đều cho rằng thương mại theo hướng thúc đẩy xuất khẩu ở Đông Á cũng như ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như góp phần tăng cường sự hội nhập quốc tế của các nước. Về các thể loại báo, tạp chí, có rất nhiều tác giả đề cập đến việc phát huy lợi thế so sánh của một số nước Châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam. Điển hình là các bài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: một số kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Vũ Anh Tuấn; (tạp chí Cộng sản số 10/2004); “Áp dụng phương pháp phân tích lợi thế so sánh để nghiên cứu tiềm năng hội nhập kinh tế của các nước ASEAN và cơ hội cho Việt Nam: của tác giả Lê Hà Thanh (bài hội thảo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân); “Mô hình phát triển của ASEAN nhìn từ phía Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Quý (Tạp chí Nghiên cứu trao đổi, số 4/1999); “Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nước ta” của tác giả Lê Đăng Doanh (Tạp chí Cộng Sản số 5/1999);…. Nội dung các bài báo trên chủ yếu phân tích vai trò của công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, phân loại lợi thế so sánh động, lợi thế so sánh tĩnh, những kết quả tận dụng lợi thế so sánh, hướng đi cho Việt Nam trong thời kỳ đổi mới để phát huy lợi thế so sánh…. Trong các công trình nghiên cứu thuộc nhóm thứ hai, trước hết phải kể đến những bài viết của các tác giả như Matthias Busse “Do Labour Standard Affect
- 4 Comparative Advantage in Developing Countries” (2002); Mc Kinsey and Company “ASEAN Competitiveness Study: Preliminery Final Report” (2003); "Competitive versus Comparative Advantge" của tác giả J. Peter Neary (The Developing Economy; World Bank 2003). Những bài viết này đã phần nào đề cập những nguồn lực cơ bản của lợi thế so sánh ở các nước đang phát triển và các nước ASEAN, những lợi thế so sánh mới, sự khác nhau giữa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, việc tận dụng lợi thế so sánh động và tĩnh ở một số nước. Bên cạnh đó, những ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới (WB); Liên Hợp Quốc (UN)...đã cung cấp những số liệu cập nhật về các chỉ số cơ bản của lợi thế so sánh và công nghiệp hoá của các nước ASEAN. Tình hình nghiên cứu từ trước đến nay cho thấy chủ yếu các công trình nghiên cứu đều đi vào phân tích vai trò của thương mại quốc tế đối với các nước, hoặc một vài khía cạnh cụ thể nào đó của lợi thế so sánh như khai thác nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, sự màu mỡ của đất đai. Đặc biệt, chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chất bao quát toàn diện những khía cạnh, những vấn đề của lợi thế so sánh, những kết quả phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN, những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó, cũng như những bài học cụ thể cho các nước đi sau trong đó có Việt Nam. Vì lẽ đó, với việc lấy chiến lược phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5, những tác động cơ bản của nó đối với nền kinh tế các nước làm đối tượng nghiên cứu chính, luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện các chính sách kinh tế nhằm phát huy lợi thế so sánh ở các nước ASEAN-5, đánh giá thành công và hạn chế trong việc phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5, và rút ra những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích các lý thuyết về lợi thế so sánh, những thay đổi trong quan niệm về lợi thế so sánh trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- 5 - Những lợi thế cơ bản của các nước ASEAN-5, những tương đồng và khác biệt về lợi thế so sánh của các nước. - Những công cụ chính sách để thực hiện việc phát huy những lợi thế so sánh đó và tác động của nó đối với nền kinh tế của mỗi nước. Những nhìn nhận đánh giá mới về việc tận dụng lợi thế so sánh của các nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997. - Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chính sách của chính phủ các nước nhằm phát huy lợi thế so sánh: như chính sách lựa chọn sản phẩm xuất khẩu, chính sách thị trường, chính sách phát triển công nghệ, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách tài chính tiền tệ, phát triển thể chế.... Luận văn cũng tập trung nghiên cứu những tác động cơ bản của việc phát huy lợi thế so sánh đối vơí các nước ASEAN-5 như: tác động đến tăng trưởng GDP, giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, mở rộng quy mô kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.... Phạm vi nghiên cứu là 5 nước ASEAN gồm Singapo, Malaixia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia. Về không gian, luận văn tập trung nghiên cứu việc phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 kể từ năm 1970, khi các nước này bắt đầu chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Đối với Việt Nam, thời gian nghiên cứu để áp dụng kinh nghiệm phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 sẽ được tính từ năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách "Đổi mới" kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu các khoa học xã hội, tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế nhằm tìm ra những căn cứ, số liệu minh hoạ cho các luận điểm, đồng thời góp phần dự đoán cho giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp phân kỳ, nghiên cứu so sánh nhằm tìm ra những
- 6 nét đặc thù của các giai đoạn khác nhau. Đồng thời, hàng loạt các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị sẽ được sử dụng để minh hoạ thêm cho vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận văn Tác giả hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản sau: Thứ nhất, tóm tắt, đánh giá các lý thuyết chủ yếu về lợi thế so sánh, mối quan hệ giữa việc tận dụng lợi thế so sánh và phát triển kinh tế, chỉ ra những nhân tố mới của lợi thế so sánh. Thứ hai, phân tích mối quan hệ giữa chính sách phát huy lợi thế so sánh và kết quả tận dụng lợi thế so sánh của ASEAN-5 trong thời gian qua để đánh giá những mặt được và mặt chưa được khi thực hiện mục tiêu chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Thứ ba, những bài kinh nghiệm rút ra từ việc phát huy lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 cho Việt Nam trong. 6. Kết cấu luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lợi thế so sánh và vai trò của việc khai thác lợi thế so sánh ở các nước đang phát triển Chương 2: Lợi thế so sánh trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước ASEAN-5 Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của các nước ASEAN-5 trong phát huy lợi thế so sánh nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- 7 Chương 1 LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC KHAI THÁC LỢI THẾ SO SÁNH Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.1. Các lý thuyết về lợi thế so sánh Ngay từ giữa thế kỷ 16, trường phái trọng thương đã chú ý đến vai trò quan trọng của ngoại thương trong việc làm tăng của cải quốc gia. Đến thế kỷ 18, nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh Adam Smith đã đưa ra khái niệm lợi thế so sánh tuyệt đối để lý giải cho tầm quan trọng của ngoại thương. Ông cho rằng các nước trên thế giới buôn bán với nhau là vì họ khác nhau và vì họ cùng có lợi. Trên thế giới, các nước đều khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, tài nguyên, và sự khác nhau này buộc các nước phải chuyên môn hoá vào việc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Nước có khoáng sản thì tập trung chuyên môn hoá vào phát triển công nghiệp, còn nước có đất đai phì nhiêu thì tập trung vào sản xuất nông sản. Thông qua chuyên môn hoá, sản lượng của hai nước sẽ tăng lên, và thông qua trao đổi thương mại thì cả hai nước cùng có lợi. Quan điểm về lợi thế so sánh tuyệt đối chưa phản ánh đầy đủ sự khác biệt giữa các nước trong trao đổi thương mại, tuy nhiên quan điểm này đã mở đầu cho những lý thuyết khác nhau về lợi thế so sánh. Trên thực tế, ngoài sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên, địa lý, đất đai, các nước còn có sự khác nhau về năng suất lao động, dung lượng thị trường, các nguồn lực về con người, vốn…Các nhà kinh tế chính trị học sau Adam Smith đã giải thích sự khác biệt giữa các nước theo các tiêu chí bổ sung như trên. Điển hình là lý thuyết của David Ricardo, Heckscher – Ohlin, Stuart Mill… Chúng được coi là những lý thuyết truyền thống để phân tích những nhân tố cơ bản của lợi thế so sánh và lợi ích thương mại của việc khai thác và phát huy các lợi thế so sánh. 1.1.1. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Ra đời vào thế kỷ 19, lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo được coi là mô hình đơn giản nhất giải thích về các nhân tố cơ bản của lợi thế so sánh và lợi ích thu được từ trao đổi thương mại. Giả thiết của mô hình này gồm:
- 8 - Thế giới chỉ có hai quốc gia (Chẳng hạn là Trung Quốc và Việt Nam) và chỉ sản xuất hai mặt hàng (giấy và vải). Mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng. - Lao động (L) là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi nước, nhưng không di chuyển giữa các nước. - Công nghệ sản xuất ở hai nước là cố định. - Chi phí sản xuất (K) cố định, không có chi phí vận tải. - Thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước. Căn cứ vào giả thiết trên, so với Việt Nam, Trung Quốc sẽ có lợi thế tương đối trong sản xuất giấy và Việt Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất vải nếu như: {Lvải/Lgiấy }ở Trung Quốc > {Lvải/Lgiấy} ở Việt Nam hoặc: {Lvải Trung Quốc/Lvải Việt Nam} > {Lgiấy Trung Quốc/Lgiấy Việt Nam} thậm chí Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng trên, tức là: Lvải Trung Quốc < Lvải Việt Nam và Lgiấy Trung Quốc < Lgiấy Việt Nam Khi đó, trong trao đổi thương mại giữa hai nước, Trung Quốc sẽ có lợi nhiều hơn nếu xuất khẩu giấy sangViệt Nam, và Việt Nam sẽ có lợi nhiều hơn khi xuất khẩu hàng dệt may sangTrung Quốc. Có thể minh hoạ mô hình Ricardo bằng ví dụ sau đây: Trung Quốc Việt Nam Giấy (tấn/1 giờ công) 10 40 Vải (mét/1 giờ công) 15 20 Số liệu trên cho thấy Trung Quốc có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai mặt hàng bởi vì yêu cầu chi phí đầu tư vào cả hai mặt hàng đó đều thấp hơn nếu so sánh với Việt Nam. Tuy nhiên, nếu phân tích theo mô hình lợi thế so sánh tương đối của Ricardo, ta thấy Lgiấy Trung Quốc/Lgiấy Việt Nam bằng 10/40 và Lvải Trung Quốc/Lvải Việt Nam bằng 15/20. Do 10/40 < 15/20, nên Trung Quốc
- 9 được đánh giá là có lợi thế so sánh tương đối trong sản xuất giấy và Việt Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất vải. Việt Nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất vải và đem đổi vải lấy giấy củaTrung Quốc, bởi vì nếu không có sự trao đổi này, Việt Nam sẽ phải chi phí 40 giờ lao động thay vì 20 giờ lao động. Còn với Trung Quốc, mặc dù có lợi thế tuyệt đối cả hai mặt hàng nhưng vẫn chuyển lao động sang sản xuất giấy để thu lợi nhiều hơn. Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo vì vậy còn có tên gọi là lý thuyết lợi thế chi phí tương đối. Lý thuyết này đặt ra vấn đề là một sản phẩm có thể được sản xuất ở trong nước nhưng cũng có thể được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Nguyên tắc của lợi thế so sánh theo quan điểm của Ricardo là: một nước sẽ chuyên môn hoá vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ làm ra với chi phí tương đối thấp hơn các nước khác, và nhập khẩu hàng hoá mà họ sản xuất tương đối kém hiệu quả với chi phí tương đối cao hơn. Việc chuyên môn hoá dựa trên cơ sở lợi thế so sánh sẽ giúp các nước có điều kiện trao đổi hàng hoá với nhau và cả hai cùng có lợi. Thông qua mô hình Ricardo, chúng ta hiểu được rằng tại sao thương mại quốc tế lại xuất hiện và nó có tác động như thế nào đến lợi ích của các nước. Tuy nhiên, nếu so sánh với thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay, mô hình này còn nhiều hạn chế bởi: Thứ nhất, trên thực tế việc chuyên môn hoá sản xuất hoàn toàn mà mô hình đòi hỏi không thể xảy ra; Thứ hai, giả định về lao động không thể di chuyển tự do giữa các nước là phán đoán không đúng với thực tế ngày nay; Thứ ba, Ricardo đã bỏ qua vai trò lợi thế so sánh nhờ quy mô và mới chỉ để cập tới nhân tố cung hàng hoá, mà chưa chú ý tới nhân tố cầu hàng hoá. Các nhà kinh tế học đi sau đã khắc phục dần những hạn chế này của Ricardo. 1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của Heckscher – Ohlin Những phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh đã được hai nhà kinh tế học Thuy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin làm sáng tỏ thêm vào những năm 30 của thế kỷ 20. Nếu như Ricardo cho rằng chỉ có một yếu tố duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất (đó là chi phí lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng
- 10 hoá), thì Heckscher – Ohlin cho rằng: quan niệm lợi thế so sánh không chỉ gồm yếu tố lao động để sản xuất ra một hàng hoá mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như đất đai, vốn…Giả thiết của mô hình này là: - Chỉ có hai quốc gia tham gia vào quá trình sản xuất và trao đổi thương mại (chẳng hạn Trung Quốc và Việt Nam); chỉ có 2 loại hàng hoá (vải và giấy), và hai yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K). - Cả hai quốc gia sử dụng cùng một loại công nghệ sản xuất. - Hàng hoá vải sử dụng nhiều lao động và hàng hoá giấy được sử dụng nhiều vốn ở cả hai quốc gia. - Cả hai hàng hoá được sử dụng trong điều kiện tỷ lệ thu hồi theo quy mô là không đổi ở cả hai quốc gia. - Không có sự chuyên môn hoá sản xuất hoàn toàn ở hai quốc gia. - Sở thích của hai quốc gia là như nhau. - Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. - Có sự dịch chuyển linh hoạt của các yếu tố lao động và vốn trong phạm vi quốc gia nhưng không có sự dịch chuyển quốc tế. - Không xét chi phí vận tải, thuế nhập khẩu hoặc các trở ngại thương mại khác (thương mại tự do). - Toàn bộ tài nguyên được sử dụng triệt để ở cả hai nước. - Thương mại quốc tế giữa hai quốc gia được cân đối. Theo giả định trên, ngành dệt là ngành sử dụng nhiều lao động hơn, trong khi ngành giấy sử dụng nhiều vốn hơn nếu: (K/L) để sản xuất giấy > (K/L) để sản xuất vải Cho rằng, giá chi phí vay vốn (hay còn gọi là lãi suất) là (r) được tính bằng USD và tiền lương là (w) được tính bằng USD/giờ, Trung Quốc sẽ là nước dồi dào vốn hơn và Việt Nam dồi dào lao động hơn, nếu: (r/w) ở Trung Quốc < (r/w) ở Việt Nam Điều này có nghĩa là Trung Quốc (nơi có vốn tương đối rẻ, hay còn gọi là lãi suất tương đối thấp) sẽ có lợi thế so sánh trong sản xuất các hàng hoá sử dụng
- 11 nhiều vốn (chẳng hạn như giấy) và Việt Nam(nơi có vốn đắt hơn và khan hiếm hơn) sẽ có lợi thế trong sản xuất các hàng hoá sử dụng nhiều lao động (như dệt vải). Do vậy, khi quan hệ buôn bán với nhau, Trung Quốc sẽ xuất khẩu giấy và Việt Nam sẽ xuất khẩu vải. Theo Heckscher – Ohlin, ở cả Trung Quốc và Việt Nam, lao động và vốn được sử dụng để sản xuất ra các mặt hàng. Tiền lương được trả cho công nhân và lãi suất được trả cho việc sử dụng vốn. Như vậy, chi phí sản xuất vải và giấy ở mỗi nước hoàn toàn được xác định với các mức lương và lãi suất không đổi. Điều này sẽ làm tăng chi phí ở cả hai ngành sản xuất, nhưng mức độ bị ảnh hưởng lại khác nhau. Do ngành vải đòi hỏi nhiều lao động nên chi phí sẽ tăng cao hơn so với mức tăng của chi phí ngành giấy. Như vậy, một sự gia tăng về tiền lương so với lãi suất sẽ làm tăng chi phí sản xuất của mặt hàng đòi hỏi nhiều lao động (vải) so với mặt hàng đòi hỏi nhiều vốn (giấy). Do các yếu tố sản xuất được giả định là không di chuyển được giữa hai nước và lao động của Việt Nam không cạnh tranh với lao động của Trung Quốc nên tiền lương và lãi suất ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ không ngang bằng nhau. Do có sự khác biệt giữa các yếu tố sản xuất nên tiềm năng sản xuất của Việt Nam và Trung Quốc cũng khác nhau. Nếu Việt Nam có sự dồi dào tương đối về lao động (phản ánh ở tỷ lệ tiền lương/lãi suất thấp hơn), Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối hơn trong các hàng hoá sử dụng nhiều lao động so với Trung Quốc (có tỷ lệ tiền lương/lãi suất cao hơn). Dựa trên nguyên tắc trên, Heckscher – Ohlin đưa ra một định lý như sau: Một nước sẽ xuất khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó, và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và tương đối khan hiếm ở nước đó. Nói một cách vắn tắt, một nước tương đối giàu về lao động sẽ xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động và nhập khẩu hàng hoá sử dụng nhiều vốn. Trong ví dụ trên, Trung Quốc sẽ có lợi thế về giấy, còn Việt Nam sẽ có lợi thế về vải. Trung Quốc sẽ xuất khẩu giấy sang Việt Nam để đổi lấy vải.
- 12 So với Ricardo, Heckscher – Ohlin đã cho rằng không có yếu tố chuyên môn hoá hoàn toàn trong sản xuất hàng hoá. Các nước chỉ có sự khác nhau duy nhất là ở các nguồn lực – một nước có sự giàu có hơn về lao động nhưng lại khan hiếm hơn về vốn so với nước kia, trong khi có rất nhiều yếu tố giống nhau như nhu cầu hàng hoá, mức giá tương đối, công nghệ…Tuy nhiên, hạn chế của mô hình Heckscher – Ohlin là: trên thực tế hiện nay, cạnh tranh hoàn hảo là không thể xảy ra và sự thay đổi công nghệ đã khiến cho các quốc gia có những thay đổi khác nhau về lợi thế so sánh. Cũng giống như Ricardo, Heckscher – Ohlin cũng mới chỉ chú ý đến nhân tố cung tương đối của hàng hoá trên thị trường, mà chưa chú trọng đến sự thay đổi trong cầu tương đối, đặc biệt khi nó bị hạn chế bởi khả năng thu nhập của dân chúng, do vậy nó chưa sát với thực tiễn của thương mại quốc tế, mà ở đó thương mại được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. 1.1.3. Lý thuyết cầu tương hỗ của Stuart Mill Khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, nhà kinh tế học người Anh Stuart Mill (1806 - 1873) đã đưa ra lý thuyết cầu tương hỗ (hay cầu đối ứng), trong đó nhấn mạnh đến yếu tố cầu trong thương mại quốc tế. Ông cho rằng trong hoạt động trao đổi thương mại giữa hai nước, cung và cầu đều cần thiết, do vậy lợi thế so sánh không thể dựa trên chi phí so sánh mà dựa vào giá trị trao đổi. Dựa trên những lý luận mà Ricardo đã nêu ra, Stuart Mill cho rằng một nước nếu mà sản phẩm của mình có nhu cầu, được ưa chuộng ở nước ngoài, thì nước đó thu được nhiều lợi nhuận nhất trong trao đổi hàng hoá. Chẳng hạn, nếu sản phẩm giấy của Trung Quốc được dân chúng Việt Nam ưa chuộng, thì giá trị của nó sẽ tăng. Nhờ đó, Trung Quốc có thể mua được nhiều hàng dệt may ở Việt Nam hơn và ngược lại. Để trình bày quan điểm của Stuart Mill, có thể đưa ra một ví dụ sau đây: Với mức tiền lương như nhau, công nhân ở Trung Quốc và Việt Nam sản xuất như sau: Việt Nam Trung Quốc Vải (mét/1 giờ công) 5 10 Giấy (tấn/1 giờ công) 100 300
- 13 Việt Nam sẽ có lợi khi xuất khẩu vải sang Trung Quốc. Với 5 mét vải, Việt Nam mua được từ 100 đến 150 tấn giấy của Trung Quốc. Nếu bằng hoặc lớn hơn 150 tấn thì Trung Quốc sẽ từ chối không trao đổi giấy lấy vải của Việt Nam bởi vì như vậy họ sẽ tự sản xuất vải ở trong nước. 5 mét vải và số lượng từ 100 đến 150 tấn giấy chính là ranh giới để hai nước trao đổi hàng hoá với nhau. Lượng hàng trao đổi giữa hai nước có thể là nhiều hoặc ít tuỳ thuộc theo nhu cầu về sản phẩm của nước này ở nước kia. Lượng hàng đó trong thương mại quốc tế được biểu thị bởi cái tên gọi là đường cung. Đường cung là đường biểu diễn mô tả lượng hàng mà một nước muốn xuất khẩu để đổi lại một lượng hàng nhập khẩu từ nước kia. Nó xác định lợi ích nhiều hay ít hơn ở từng nước phụ thuộc vào đường cầu đối ứng. Chẳng hạn, người Trung Quốc thích vải của người Việt Nam hơn, họ sẽ sẵn sàng trao đổi một lượng giấy của mình lớn hơn để có vải, và trong trường hợp đó người Việt Nam có lợi. Còn ngược lại, nếu người Việt Nam thích giấy của người Trung Quốc hơn, họ sẵn sàng trao đổi vải nhiều hơn để lấy giấy, và người Trung Quốc có lợi. Nhìn chung, so với Ricardo, Stuart Mill đã làm nổi bật hơn lợi ích của thương mại quốc tế thông qua phân tích cung cầu hàng hoá. Tuy nhiên, hạn chế của ông là: ông vẫn chấp nhận nhiều giả thuyết cổ điển về lợi thế so sánh (thương mại quốc tế chỉ gồm hai nước, hai hàng hoá, không có sự thay đổi công nghệ, thương mại được thực hiện tự do…). Bên cạnh đó, thông qua phân tích cầu tương hỗ, Stuart Mill đi đến một kết luận là: trong thương mại quốc tế, nước nghèo thu lợi nhiều nhất, bởi vì nước giàu có nhiều tiền và nhiều ham muốn nên cầu của họ cao và họ sẵn sàng trả giá cao cho hàng hoá. Kết luận này là thiếu chính xác trong nền kinh tế hiện đại. 1.1.4. Một số lý thuyết truyền thống khác Nếu như Ricardo nghiên cứu quy luật lợi thế so sánh tương đối trên cơ sở đưa ra những giả thuyết đơn giản hoá của lý thuyết giá trị lao động, thì Haberler (1936) lại đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội để chứng minh cho quy luật lợi thế
- 14 tương đối. Haberler cho rằng: trên thực tế lao động không bao giờ có sự đồng nhất: những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau với mức lương khác nhau, năng suất lao động và trình độ tay nghề khác nhau. Hơn nữa, hàng hoá làm ra không chỉ bởi lao động mà còn bao gồm cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn, kỹ thuật. Việc so sánh hàm lượng lao động của các mặt hàng khác nhau sẽ đưa ra những nhận định sai lệch về giá trị tương đối, bởi vì việc sản xuất những mặt hàng đó đòi hỏi tỷ trọng khác nhau về các yếu tố sản xuất. Theo Haberler thì chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng các hàng hoá khác phải cắt giảm để nhường lại đủ các nguồn tài nguyên để sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất. Như vậy, nước nào có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó thì họ có lợi thế tương đối (lợi thế so sánh) trong việc sản xuất hàng hoá đó và không có lợi thế tương đối trong việc sản xuất hàng hoá thứ hai. Để chứng minh cho luận điểm này, Haberler giả định khi không có thương mại quốc tế, Trung Quốc phải bỏ đi 2/3 số đơn vị vải của mình để giành lại đủ các nguồn tài nguyên cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm giấy. Như thế chi phí cơ hội về giấy của Trung Quốc là 1 giấy = 2/3 đơn vị vải. Còn ngược lại chi phí cơ hội về giấy ở Việt Nam là 1 giấy = 2 vải. Như vậy, Trung Quốc có lợi thế tương đối trong việc sản xuất giấy còn Việt Nam có lợi thế tương đối trong việc sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế tương đối, Trung Quốc sẽ chuyên môn hoá sản xuất giấy, còn Việt Nam sẽ chuyên môn hoá sản xuất vải. Theo Haberler, chi phí cơ hội 1 giấy = 2 vải ở Việt Nam và 1 giấy = 2/3 vải ở Trung quốc luôn là một hằng số. Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí cơ hội rất ít khi là một hằng số. Hầu hết các quốc gia đều ở trong tình trạng chi phí cơ hội tăng dần. Bên cạnh lý thuyết lợi thế so sánh của Heckscher – Ohlin, nhà kinh tế học Paul Samuelson phát triển rộng lý thuyết này tạo nên một lý thuyết chung là lý thuyết Heckscher – Ohlin – Samuelson, viết tắt là H-O-S, hay còn gọi là lý thuyết cân bằng giá cả yếu tố. Theo quan điểm của Hẹckscher – Ohlin về sự cung ứng các yếu tố tài nguyên trong sản xuất hàng hoá, trong đó nước có nhiều
- 15 tài nguyên thiên nhiên và lao động sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có thể sử dụng các yếu tố có sẵn, tương đối nhiều và rẻ ở trong nước; đồng thời nhập khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất đòi hỏi rất nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó có ít và đắt (chẳng hạn như vốn), và ngược lại. Thống nhất với quan điểm đó, Samuelson đã đặt ra vấn đề: nếu một nước tăng sản xuất hàng hoá bằng cách sử dụng những yếu tố dồi dào (chẳng hạn như lao động), thì nhu cầu đối với yếu tố dư thừa đó sẽ tăng lên dẫn đến tăng giá các yếu tố (như tiền lương); đồng thời nhu cầu đối với yếu tố khan hiếm (chẳng hạn như vốn) sẽ giảm dẫn tới giảm giá của yếu tố (như lãi suất). Như vậy, giá của hai yếu tố có xu hướng xích lại gần nhau, có nghĩa là giá của các yếu tố có xu hướng hội tụ trong một quốc gia. Khuynh hướng đối lập này thậm chí có thể mở rộng ra đối với các quốc gia khác hoặc các đối tác thương mại khác liên quan đến vấn đề dư thừa hay khan hiếm tài nguyên. Từ cách đặt vấn đề như trên, mô hình H-O-S đưa ra một định lý như sau: Thương mại quốc tế sẽ đưa đến sự cân bằng thu nhập tương đối và tuyệt đối của các yếu tố thuần nhất giữa các nước. Do đó, thương mại quốc tế là một cách thay thế cho sự dịch chuyển quốc tế của các yếu tố. Điều đó có nghĩa là: thương mại quốc tế làm cho (w) tăng ở nước thứ nhất (nước có tiền lương thấp) và giảm ở nước thứ hai (nước có tiền lương cao). Do đó thương mại quốc tế làm giảm sự khác biệt về (w) giữa hai nước khi có ngoại thương. Tương tự, thương mại quốc tế làm giảm lãi suất (r) ở nước thứ nhất (nước có vốn đắt) và tăng ở nước thứ hai (nước có vốn rẻ), do đó làm giảm sự chênh lệch về lãi suất khi có ngoại thương. Đi xa hơn nữa, thương mại quốc tế không chỉ có khuynh hướng làm giảm sự khác biệt quốc tế về thu nhập của các yếu tố thuần nhất, mà còn dẫn đến sự cân bằng giá cả tương đối của các yếu tố khi tất cả các giả thiết được giữ vững. Thương mại quốc tế sẽ tiếp tục được mở rộng cho đến khi giá cả tương đối của hàng hoá được cân bằng hoàn toàn. Khắc phục giả thuyết của Ricardo về thương mại quốc tế chỉ thực hiện gồm hai nước, hai loại hàng hoá, vào năm 1965, nhà kinh tế học Balassa đã đưa ra
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn